Nội dung Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật được biên tập lại từ 04 nguồn chính: https://vbpl.vn/; www.congbao.hochiminhcity.gov.vn; https://congbao.chinhphu.vn/ và https://www.ipvietnam.gov.vn /

218 DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

CHƯƠNG I - GIẤY TỜ TƯ PHÁP【Công ước La Hay năm 1965】

 CHƯƠNG I - GIẤY TỜ TƯ PHÁP

Điều 2

  • Mỗi Nước ký kết chỉ định Cơ quan Trung ương của mình thực hiện nhiệm vụ nhận yêu cầu tống đạt từ các Nước ký kết khác và tiến hành tống đạt theo quy định từ Điều 3 đến Điều 6 của Công ước này.
  • Cơ quan Trung ương của mỗi nước được tổ chức phù hợp với pháp luật của nước mình.

Điều 3

Điều 4

Điều 5

  • Cơ quan Trung ương của nước nhận tống đạt tự mình hoặc thu xếp một cơ quan thích hợp thực hiện việc tống đạt bằng một trong các phương pháp sau:
    • a) Bằng phương pháp được quy định bởi pháp luật nước mình áp dụng cho việc tống đạt giấy tờ trong nước, hoặc
    • b) Bằng một phương pháp khác do bên đề nghị tống đạt yêu cầu, trừ trường hợp phương pháp đó không phù hợp với pháp luật của nước mình.
  • Tuỳ thuộc vào phương pháp được quy định tại khoản (b) Điều này, việc tống đạt có thể được tiến hành khi người được tống đạt tự nguyện nhận.
  • Trong trường hợp giấy tờ được tống đạt theo các phương pháp kể trên, Cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu giấy tờ phải được lập thành văn bản, được dịch sang một trong những ngôn ngữ chính thức của nước nhận tống đạt.
  • Một phần của đơn yêu cầu sẽ tóm tắt nội dung của các giấy tờ tống đạt theo mẫu ban hành kèm theo Công ước này cũng được tống đạt cùng với các giấy tờ đó.

Điều 6

Điều 7

Điều 8

Điều 9

Điều 10

  • Với điều kiện nước nhận tống đạt không phản đối, Công ước này không ảnh hưởng tới:
    • a) Việc tự do gửi giấy tờ tư pháp trực tiếp đến các đương sự ở nước ngoài thông qua đường bưu điện,
    • b) Việc tự do của các viên chức tư pháp, viên chức hoặc những người có thẩm quyền của nước ban hành các giấy tờ đó thực hiện tống đạt giấy tờ tư pháp trực tiếp thông qua các viên chức tư pháp, viên chức và những người có thẩm quyền của nước nhận tống đạt,
    • c) Việc tự do của bất cứ cá nhân nào có liên quan đến thủ tục tư pháp để thực hiện tống đạt giấy tờ tư pháp trực tiếp thông qua các viên chức tư pháp, viên chức và những người có thẩm quyền khác của nước nhận tống đạt.

Điều 11

Điều 12

Điều 13

Điều 14

Điều 15

  • Trong trường hợp giấy triệu tập hoặc giấy tờ tương đương phải được chuyển ra nước ngoài với mục đích tống đạt theo quy định của Công ước này và bị đơn đã vắng mặt thì phán quyết sẽ không được tuyên trừ khi xác định được rằng:
    • a) Giấy triệu tập đã được tống đạt theo phương pháp được pháp luật nước nhận tống đạt quy định cho việc tống đạt giấy tờ trong lãnh thổ nước mình, hoặc
    • b) Giấy triệu tập đã được chuyển đến bị đơn hoặc nơi cư trú của bị đơn bằng biện pháp khác theo quy định trong Công ước này, và các trường hợp này việc tống đạt hoặc chuyển giao đã được thực hiện vào thời điểm đủ để bị đơn có thời gian bào chữa.
  • Bất kể quy định kể trên của Điều này, mỗi Nước ký kết được tự do tuyên bố rằng thẩm phán có thể đưa ra phán quyết kể cả trong trường hợp chưa nhận giấy xác nhận tống đạt hoặc chuyển giao những đã thực hiện đầy đủ các điều kiện sau:
    • a) Giấy tờ đã được chuyển bằng một trong những biện pháp được quy định trong Công ước này,
    • b) Đã quá một thời hạn nhất định tuỳ vào sự quyết định của thẩm phán trong trường hợp cụ thể nhưng không ít hơn 6 tháng kể từ ngày các giấy tờ được gửi đi,
    • c) Không nhận được bất cứ một giấy chứng nhận nào mặc dù đã nỗ lực cần thiết để đạt được giấy chứng nhận này từ phía cơ quan có thẩm quyền của Nước nhận tống đạt.
  • Trong trường hợp khẩn cấp, thẩm phán có thể quyết định các biện pháp tạm thời hoặc các biện pháp khác ngoài những quy định nêu trên.

Điều 16

  • Trong trường hợp một giấy triệu tập hoặc một giấy tờ tương đương được chuyển ra nước ngoài nhằm mục đích tống đạt theo quy định của Công ước này và bản án được tuyên chống lại một bị đơn mà người đó không có mặt tại phiên tòa, thẩm phán có thẩm quyền kéo dài thời hạn kháng cáo cho bị đơn nếu đáp ứng các điều kiện sau:
    • a) bị đơn, không do lỗi của mình, không biết giấy tờ có quy định thời hạn để tự bảo vệ, hoặc không biết bản án quy định thời hạn để kháng cáo, và
    • b) bị đơn đã có những trả lời phản hồi ban đầu về nội dung vụ kiện.
  • Người nộp đơn kiến nghị chỉ được giải quyết trong thời hạn hợp lý tính từ ngày bị đơn được biết về bản án đó.
  • Mỗi Nước ký kết có thể tuyên bố về việc người nộp đơn kiến nghị sẽ không được giải quyết nếu việc kiến nghị đó được thụ lý sau khi đã hết thời hạn được tuyên bố, nhưng thời hạn đó không ngắn hơn 1 năm tính từ ngày ra phán quyết.
  • Điều này không áp dụng đối với phán quết liên quan đến tình trạng hoặc năng lực pháp luật của cá nhân.

_Xem toàn bộ văn bản>>>>【Công ước La Hay năm 1965

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét