Nội dung Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật được biên tập lại từ 04 nguồn chính: https://vbpl.vn/; www.congbao.hochiminhcity.gov.vn; https://congbao.chinhphu.vn/ và https://www.ipvietnam.gov.vn /

218 DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG【Nghị định 162/2013/NĐ-CP và Sửa đổi năm 2017, 2022】

 Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt; các biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảothềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Nhóm hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định này, bao gồm:
    • a) Vi phạm các quy định về quản lý vùng biển, đảo thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
    • b) Vi phạm các quy định về hàng hải ngoài vùng nước cảng biển;
    • с) Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển.
  3. Đối với các vi phạm hành chính trên đảo, quần đảo Việt Nam thì áp dụng các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử lý. Đối với vi phạm hành chính được phát hiện trong nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tếthềm lục địa của đảo, quần đảo Việt Nam thì áp dụng xử phạt tương ứng với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.

Điều 1a. Đối tượng áp dụng[2]

  1. Tổ chức, cá nhân Việt Namtổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên các vùng biển, đảo thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
  2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
    • a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
    • b) Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
    • c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác;
    • d) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp;
    • đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
  3. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.

Điều 1b. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa nước của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[3]

  1. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020.
  2. Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định trong Nghị định này là các hành vi liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức phải thực hiện theo một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật nhưng hết thời hạn đó cá nhân, tổ chức vẫn chưa thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 13; Điều 20; khoản 2 Điều 22; điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 23 Nghị định này.
  3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định trong Nghị định này là các hành vi vi phạm không thuộc khoản 2 Điều này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  • Xâm phạm vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hành vi của cá nhân, tổ chức nước ngoài sử dụng, điều khiển tàu thuyền hoặc phương tiện khác hoạt động trong vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng thực hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 3[4]. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và nguyên tắc xử phạt

  1. Mức phạt tiền tối đa trong quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng, đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.
  2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
  3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần đối với cá nhân.
  4. [5] Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhiều lần trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Nghị định này được coi là tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng trong Nghị định này bao gồm:

  1. [6] Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  2. Buộc người, tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  3. Buộc tàu ngầm và phương tiện đi ngầm phải hoạt động nổi trên mặt nước.
  4. Buộc treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc cờ quốc tịch theo quy định.
  5. Buộc di dời về vùng hoạt động cho phù hợp với cấp tàu.

_Xem toàn bộ văn bản>>>>【Nghị định 162/2013/NĐ-CP và Sửa đổi năm 2017, 2022

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét