Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Nghị định này quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm,
việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
trên đường thủy nội địa.
2. Đối với hoạt động vận chuyển các chất phóng xạ,
ngoài việc thực hiện Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định của pháp
luật về năng lượng nguyên tử.
3. Đối
với hoạt động vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tiền chất thuốc
nổ, pháo thực hiện theo quy định của pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ
hỗ trợ, tiền chất thuốc nổ và pháo.
4. Đối với hoạt động vận chuyển các loại hàng hóa nguy
hiểm phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng của lực lượng vũ trang thực hiện theo
quy định của Nghị định này và do Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng tổ chức thực hiện.
5. Đối với các hàng hóa nguy hiểm là chất thải nguy
hại, ngoài quy định của nghị định này còn phải tuân thủ quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường.
6. Đối với trường hợp có quy định khác nhau giữa Nghị
định này với quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử, vũ khí, vật liệu
nổ, công cụ hỗ trợ, tiền chất thuốc nổ, pháo, bảo vệ môi trường, phòng cháy và
chữa cháy thì thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử, vũ
khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tiền chất thuốc nổ và pháo, bảo vệ môi
trường, phòng cháy và chữa cháy.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
1. Nghị định này áp dụng với tổ chức, cá nhân Việt Nam
và nước ngoài liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ và trên đường thủy nội địa trên lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng những
quy chế, biện pháp đặc biệt đối với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong
các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống
dịch bệnh, thiên tai, địch họa;
b) Hàng hóa quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế
không ký kết điều ước quốc tế liên quan tới Việt Nam.
Điều 3. Giải thích
từ ngữ
Trong Nghị định này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng
khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe
con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
2. Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có
chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả
năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an
ninh quốc gia.
3. Người vận tải là tổ chức, cá nhân sử dụng phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ hoặc phương tiện thủy nội địa để thực hiện vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm.
4. Người thuê vận tải là tổ chức, cá nhân giao kết hợp
đồng vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ hoặc trên đường thủy nội địa với
người vận tải.
5. Người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm là tổ chức, cá nhân
thực hiện việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ hoặc trên phương tiện thủy nội địa hoặc tại kho, bãi lưu giữ hàng hóa
nguy hiểm.
6. Người nhận hàng hóa nguy hiểm là tổ chức, cá nhân
có tên nhận hàng ghi trên giấy vận tải (vận chuyển) hàng hóa nguy hiểm.
7. Người điều khiển phương tiện là người lái phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ hoặc thuyền viên, người lái phương tiện thủy
nội địa.
8. Người áp tải là cá nhân do người thuê vận tải (hoặc
chủ hàng) sử dụng để thực hiện nhiệm vụ áp tải hàng hóa nguy hiểm trong suốt
quá trình vận chuyển.
9. Người thủ kho là người chịu trách nhiệm chính trong
việc quản lý tình trạng, số lượng của tất cả các hàng hóa từ lúc chuyển vào kho
cho đến lúc hàng hóa đó xuất đi khỏi kho.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét