Nội dung Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật được biên tập lại từ 04 nguồn chính: https://vbpl.vn/; www.congbao.hochiminhcity.gov.vn; https://congbao.chinhphu.vn/ và https://www.ipvietnam.gov.vn /

218 DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG【Nghị định 15/2020/NĐ-CP và Sửa đổi năm 2022】

 Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bảnthẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau đây:
    • a) Bưu chính;
    • b) Viễn thông, bao gồm: kinh doanh dịch vụ viễn thông; thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ; quy hoạch, thiết kế, xây dựng, sử dụng công trình viễn thông; quy hoạch, quản lý và sử dụng tài nguyên viễn thông, Internet; quản lý chất lượng và dịch vụ viễn thông;
    • c) Tần số vô tuyến điện;
    • d) 3 Công nghệ thông tin, bao gồm: phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; đầu tư, mua sắm; chống thư rác, tin nhắn rác; mạng xã hội, trang thông tin điện tử, trò chơi điện tử trên mạng, trò chơi điện tử công cộng;
    • đ) Giao dịch điện tử;
    • e) 4 An toàn thông tin mạng.
  2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đó để xử phạt.

Điều 2. Đối tượng bị xử phạt

  1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
  2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này bao gồm:
    • a) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử;
    • b) Đại lý cung cấp dịch vụ: bưu chính; viễn thông; trò chơi điện tử trên mạng;
    • c) Đại lý Internet là tổ chức;
    • d) 6 Đại diện, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài; chi nhánh của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
    • đ) Điểm cung cấp dịch vụ: viễn thông; trò chơi điện tử công cộng;
    • e) Điểm truy nhập Internet công cộng;
    • g) Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động;
    • h) Đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phát thanh, truyền thanh, truyền hình sử dụng tần số vô tuyến điện;
    • i) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp sử dụng tần số vô tuyến điện;
    • k) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài sử dụng tần số vô tuyến điện;
    • l) Nhà đăng ký tên miền;
    • m) Đơn vị vận hành hệ thống thông tin;
    • n) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
    • o) Các tổ chức khác không phải là cơ quan nhà nước vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định này.

Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. Hình thức xử phạt chính:
    • a) Cảnh cáo;
    • b) Phạt tiền.
  2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
    • a) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng đối với giấy phép: Bưu chính, Giấy phép Viễn thông, Giấy phép thiết lập mạng viễn thông, Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, Giấy phép thiết lập mạng xã hội, Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, Giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
    • b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
    • c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
    • d) Trục xuất.
  3. 7 Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
    • a) Buộc nộp lại tổng số tiền tương đương tổng số tiền đã được nạp vào tài khoản chính của bộ xác định thuê bao (SIM), trường hợp không thể xác định chính xác, số tiền phải nộp lại trên mỗi SIM được áp dụng theo công thức: 100.000 đồng nhân với số tháng vi phạm;
    • b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế;
    • c) Buộc thu hồi số thuê bao, đầu số, kho số viễn thông, tài nguyên Internet, tên miền, địa chỉ Internet (IP), số hiệu mạng (ASN); mã, số cung cấp dịch vụ; tên định danh; sản phẩm an toàn thông tin mạng;
    • d) Buộc hoàn trả bưu gửi, địa chỉ IP, ASN, tên miền;
    • đ) Buộc nộp lại phí sử dụng tần số trong thời gian sử dụng tần số không có giấy phép hoặc sử dụng sai nghiệp vụ, phương thức phát; chứng chỉ vô tuyến điện viên;
    • e) Buộc thanh toán đầy đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng tài nguyên Internet;
    • g) Buộc thu hồi kinh phí đã chi không đúng;
    • h) Buộc hủy kết quả đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; kết quả thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; kết quả đấu giá quyền sử dụng tài nguyên internet;
    • i) Buộc nộp lại văn bản cho phép thực hiện hoạt động gia công, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng;
    • k) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật; đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật;
    • l) Buộc nộp lại Giấy phép; Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng; Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp;
    • m) Buộc nộp lại văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính;
    • n) Buộc tái xuất sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu;
    • o) Buộc hủy bỏ thông tin cá nhân;
    • p) Buộc hoàn trả cước thu không đúng;
    • q) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép do vi phạm quy định pháp luật.

Điều 4. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: bưu chính và giao dịch điện tử đối với cá nhân là 40.000.000 đồng.

2.8 Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.

3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

4. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm của tổ chức; đối với hành vi vi phạm của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền bằng 1/2 thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức.

5.9 Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là 01 năm trừ các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 9; điểm b khoản 1 Điều 46; các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 51; các khoản 2 và 3 Điều 64; khoản 1 Điều 67; các khoản 2 và 3 Điều 68; các khoản 2 và 3 Điều 69; các khoản 2 và 3 Điều 70; điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định này có thời hiệu xử phạt là 02 năm.

Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

6.10 Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ hành vi vi phạm quy định tại các Điều 7 và 8; các khoản 1 và 2 Điều 9; điểm c khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều 11; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 13 và hành vi “không gắn dấu hợp quy theo quy định trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường” quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 51 Nghị định này thì bị xử phạt một lần và áp dụng tình tiết tăng nặng.

Điều 4a. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính11

1. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Phần thứ tư Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Nghị định này.

2. Tạm giữ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, tên miền quốc tế phân bổ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Cung cấp, truyền đưa, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;

b) Cung cấp, truyền đưa thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, không phù hợp với lợi ích của đất nước, gây ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại truyền thông lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền, kích động khủng bố, bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội;

c) Cung cấp, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

d) Cung cấp, truyền đưa các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

đ) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung vi phạm quy định của pháp luật;

e) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam) có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thực hiện tạm giữ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, tên miền quốc tế phân bổ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

_Xem toàn bộ văn bản>>>>【Nghị định 15/2020/NĐ-CP và Sửa đổi năm 2022

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét