Nội dung Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật được biên tập lại từ 04 nguồn chính: https://vbpl.vn/; www.congbao.hochiminhcity.gov.vn; https://congbao.chinhphu.vn/ và https://www.ipvietnam.gov.vn /

218 DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG【Nghị định 14/2018/NĐ-CP】

 Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết các hoạt động thương mại biên giới quy định tại Điều 53 và Điều 54 Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân, cư dân biên giới; các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa quy định trong điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước có chung biên giới.

2. Hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu và quá cảnh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thương nhân, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại biên giới.

2. Các cơ quan, tổ chức quản lý và điều hành hoạt động thương mại biên giới.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại biên giới.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nước có chung biên giới là nước có chung đường biên giới đất liền với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân LàoVương quốc Cam-pu-chia.

2. Cửa khu khác và nơi mở ra cho qua lại biên giới cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định của pháp luật về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

3. Cư dân biên giới thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:

a) Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại xã, phường, thị trấn hoặc khu vực địa giới hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quc gia trên đất liền.

b) Người có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới.

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau:

“3. Cư dân biên giới thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này là công dân Việt Namnơi thường trú tại xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền.”

4. Chợ biên giới bao gồm chợ hoặc khu, điểm chợ biên giới, chợ cửa khu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu nằm trên địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc khu vực hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với biên giới quốc gia trên đất liền, đồng thời có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân và cư dân biên giới.

5. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới

1. Hoạt động thương mại biên giới được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới.

2. Phương thức thanh toán

a) Thanh toán qua ngân hàng.

b) Thanh toán bằng tiền mặt.

c) Thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu (phần chênh lệch thanh toán qua ngân hàng).

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Phương thức thanh toán

a) Thanh toán qua ngân hàng;

b) Thanh toán bù trừ giữa hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu (phần chênh lệch thanh toán qua ngân hàng);

c) Thanh toán bằng tiền mặt chỉ áp dụng đối với hoạt động mua bán, trao đi hàng hóa của cư dân biên giới.”

3. Bổ sung Điều 4a vào sau Điều 4 như sau:

“Điều 4a. Tiêu chuẩn hàng hóa trong hoạt động thương mại biên gii

Hàng hóa trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân, cư dân biên giới phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốccác điều kiện khác theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.”



_Xem toàn bộ văn bản>>>>【Nghị định 14/2018/NĐ-CP 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét