CHƯƠNG III - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Mỗi Nước ký kết có thể chỉ định cơ quan có thẩm quyền khác ngoài Cơ quan Trung ương và quyết định phạm vi thẩm quyền của cơ quan đó.
- Tuy nhiên, người nộp đơn trong tất cả các trường hợp có quyền gửi yêu cầu trực tiếp đến Cơ quan Trung ương.
- Các nước liên bang tự do chỉ định nhiều Cơ quan Trung ương.
Công ước không ngăn cản sự thỏa thuận giữa bất cứ hai hoặc nhiều nước ký kết để miễn trừ:
- a) việc lập thành 2 bộ hồ sơ tài liệu tống đạt theo như quy định của đoạn 2 Điều 3,
- b) các đòi hỏi về ngôn ngữ quy định tại đoạn 3 Khoản b Điều 5 và Điều 7,
- c) các quy định của đoạn 4 Khoản b Điều 5,
- d) các quy định của đoạn 2 Điều 12.
- a) việc chỉ định các cơ quan có thẩm quyền, theo quy định Điều 2 và Điều 18,
- b) việc chỉ định cơ quan có thẩm quyền chứng nhận giấy xác nhận tống đạt theo Điều 6,
- c) việc chỉ định cơ quan có thẩm quyền nhận giấy tờ chuyển giao qua kênh lãnh sự, theo quy định tại Điều 9.
- Tương tự như trên, mỗi Nước ký kết cũng thông báo cho Bộ Ngoại giao Hà Lan trong trường hợp cần thiết về việc:
- a) phản đối việc sử dụng các biện pháp chuyển giao theo quy định tại Điều 8 và Điều 10,
- b) ra các tuyên bố theo quy định tại đoạn 2 Điều 15 và đoạn 3 Điều 16,
- c) tất cả các thay đổi liên quan đến việc chỉ định, phản đối và tuyên bố kể trên.
- Trong trường hợp các Bên của Công ước này đồng thời là thành viên của một hoặc cả hai Công ước về tố tụng dân sự ký tại LaHay ngày 17 tháng 7 năm 1905 và 1 tháng 3 năm 1954, Công ước này thay thế các quy định từ Điều 1 đến Điều 7 của hai Công ước nêu trên.
- Công ước này không ảnh hưởng tới việc nộp đơn theo Điều 23 của Công ước về tố tụng dân sự ký tại Lahay ngày 17 tháng 7 năm 1905 và Điều 24 của Công ước về tố tụng dân sự ký tại Lahay ngày 1 tháng 3 năm 1954.
- Tuy nhiên, các điều này chỉ được áp dụng nếu các phương pháp liên lạc tương tự như các phương pháp quy định trong Công ước này.
- Công ước này được mở để các đại diện các nước ký tại Phiên họp thứ 10 Hội nghị Lahay về Luật Tư pháp quốc tế.
- Công ước cần phải được phê chuẩn, văn kiện phê chuẩn được lưu tại Bộ Ngoại giao Hà Lan.
- Công ước này có hiệu lực sau sáu mươi ngày kể từ ngày lưu chiểu văn kiện phê chuẩn thứ ba theo quy định tại đoạn 2 của Điều 26.
- Công ước có hiệu lực với các nước ký kết sau sáu mươi ngày kể từ ngày nộp văn kiện phê chuẩn.
- Bất cứ nước nào không có đại diện tại Phiên họp thứ 10 của Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế đều có thể gia nhập Công ước này sau khi Công ước có hiệu lực theo quy định tại đoạn 1 của Điều 27. Văn kiện gia nhập phải được lưu chiểu tại Bộ Ngoại giao Hà Lan.
- Công ước có hiệu lực đối với nước gia nhập nếu sau 6 tháng kể từ ngày Bộ Ngoại giao Hà Lan thông báo việc gia nhập mà không có bất cứ sự phản đối nào từ phía các nước đã phê chuẩn Công ước.
- Trong trường hợp này, Công ước có hiệu lực đối với Nước gia nhập kể từ ngày đầu tiên của tháng kế tiếp khi hết thời hạn 6 tháng được đưa ra ở đoạn trên.
- Bất cứ nước nào, tại thời điểm ký, phê chuẩn hoặc gia nhập, có thể tuyên bố Công ước này được mở rộng đối với mọi lãnh thổ mà họ có trách nhiệm trong các mối quan hệ quốc tế, hoặc một trong số đó. Tuyên bố như vậy sẽ có hiệu lực kể từ ngày Công ước có hiệu lực đối với nước liên quan.
- Sau thời điểm đó, những sự mở rộng như trên cần được thông báo cho Bộ Ngoại giao Hà Lan.
- Công ước có hiệu lực đối với những vùng lãnh thổ mở rộng sau 60 ngày kể từ ngày thông báo được chuyển theo quy định tại khoản nêu trên.
- Công ước này có giá trị 5 năm kể từ ngày có hiệu lực theo quy định tại Khoản 1 của Điều 27, đối với cả các Nước phê chuẩn cũng như các nước gia nhập.
- Nếu không có yêu cầu bãi bỏ, Công ước sẽ tự động duy trì hiệu lực 5 năm một khi hết thời hạn kể trên.
- Bất cứ sự bãi ước nào đều phải thông báo cho Bộ Ngoại giao Hà Lan ít nhất 6 tháng trước thời điểm kết thúc 5 năm giá trị của Công ước.
- Cũng có thể thông qua sự bãi ước này để giới hạn một phần lãnh thổ nhất định không áp dụng Công ước này.
- Việc bãi ước chỉ ảnh hưởng tới nước đã thông báo. Công ước vẫn có hiệu lực với các Nước ký kết khác.
- a) các nước ký và phê chuẩn theo Điều 26;
- b) thời điểm Công ước này có hiệu lực theo quy định của đoạn thứ nhất của Điều 27;
- c) việc gia nhập của các nước theo quy định tại Điều 28 và thời điểm việc gia nhập đó phát sinh hiệu lực;
- d) những mở rộng theo quy định của Điều 29 và thời điểm sự mở rộng đó phát sinh hiệu lực;
- e) các sự chỉ định, phản đối và tuyên bố theo quy định của Điều 21;
- f) việc bãi ước theo quy định tại Khoản 3 của Điều 30.
- Để làm bằng, các đại diện dưới đây có thẩm quyền, đã ký Công ước này.
_Xem toàn bộ văn bản>>>>【Công ước La Hay năm 1965】
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét