Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về công tác bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, gồm các nội dung:
a. Xây dựng, ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
b. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
c. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; xây dựng nội dung chương trình huấn luyện, đào tạo về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
d. Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
đ. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ cho công tác bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
e. Thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm đến các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
2. Tổ chức công tác bảo vệ đối với những công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thuộc Bộ Công an quản lý theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Tổ chức công tác bảo vệ đối với những công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng quản lý theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện quản lý nhà nước đối với các công trình thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.
3. Phối hợp với Bộ Công an, các cơ quan, tổ chức quản lý công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia bố trí lực lượng, phương tiện thích hợp để phát hiện, ngăn chặn từ xa mọi hành vi xâm hại công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Điều 21. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Lập danh mục, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp quản lý gửi Hội đồng thẩm định của Bộ Công an để thẩm định, trình Chính phủ.
2. Cử người tham gia Hội đồng thẩm định và tổ chức thực hiện những yêu cầu của cơ quan thẩm định trong quá trình thẩm định.
3. Thực hiện hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ bảo vệ của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện các quy định bảo vệ công trình thuộc quyền quản lý của mình.
5. Tạo điều kiện cho chủ đầu tư, đơn vị quản lý khai thác sử dụng công trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, an toàn công trình.
6. Tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia cho cán bộ, nhân viên, người lao động làm việc tại công trình. Tổ chức thực hiện các nội dung phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
7. Xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Lập danh mục, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do địa phương mình trực tiếp quản lý, gửi Hội đồng thẩm định của Bộ Công an để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Cử người tham gia Hội đồng thẩm định và tổ chức thực hiện những yêu cầu của cơ quan thẩm định trong quá trình thẩm định.
3. Thực hiện hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ bảo vệ của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thuộc quyền quản lý của địa phương mình; tham gia quản lý và bảo vệ công trình thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý và công trình do các tổ chức, cá nhân đầu tư tại địa phương.
5. Tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công chức và nhân dân địa phương nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Tổ chức thực hiện các nội dung phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
6. Xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
_Xem toàn bộ văn bản>>>>【Nghị định 126/2008/NĐ-CP】
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét