Chương V
CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM
Điều 15. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam
1. Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Luật gia Việt Nam, do Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam triệu tập theo nhiệm kỳ 5 năm.
Đại hội có thể được tổ chức bất thường khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên đề nghị.
Đại hội được tổ chức hợp lệ khi có trên 2/3 (hai phần ba) số đại biểu được triệu tập có mặt.
2. Đại hội đại biểu toàn quốc có những nhiệm vụ sau đây:
a) Thảo luận báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội về kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua; quyết định phương hướng hoạt động của Hội nhiệm kỳ tới;
b) Quyết định việc bổ sung, sửa đổi và thông qua Điều lệ Hội;
c) Thảo luận, góp ý kiến vào Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương Hội;
d) Quyết định số lượng Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra;
đ) Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Trung ương Hội;
e) Thông qua nghị quyết Đại hội;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đại hội quyết định.
3. Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc phải được trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu được triệu tập có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
Điều 16. Ban Chấp hành Trung ương Hội
1. Ban Chấp hành Trung ương Hội do Đại hội bầu trong số các hội viên của Hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
Ban Chấp hành Trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương Hội:
a) Lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội;
b) Quyết định những chủ trương và biện pháp để thực hiện Nghị quyết của Đại hội; quyết định chương trình hoạt động cả nhiệm kỳ và hàng năm của Hội;
c) Quyết định số lượng Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội và số lượng các Phó Chủ tịch Trung ương Hội; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban, Phó Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Hội; bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Ủy viên Ban Kiểm tra Trung ương Hội; miễn nhiệm, bãi nhiệm Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Kiểm tra Trung ương Hội;
d) Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
đ) Quyết định việc triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam;
e) Ban hành quy tắc đạo đức hội viên Hội Luật gia Việt Nam;
g) Quy định nguyên tắc, chế độ quản lý, sử dụng nguồn tài chính của Hội; quyết định mức hội phí.
3. Ban Chấp hành Trung ương Hội mỗi năm họp một lần, có thể họp bất thường khi có trên 1/2 (một phần hai) số Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội hoặc 1/3 (một phần ba) số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội yêu cầu.
Điều 17. Ban Thường vụ Trung ương Hội
1. Ban Thường vụ Trung ương Hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và các Ủy viên do Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu trong số các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội do Ban Chấp hành Trung ương Hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ Trung ương Hội cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ Trung ương Hội:
a) Ban Thường vụ Trung ương Hội là cơ quan điều hành hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Hội giúp Ban Chấp hành Trung ương Hội triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Hội; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Hội; chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết của Đại hội, nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi được giao;
b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành Trung ương Hội;
c) Phân công Ủy viên Ban Thường vụ phụ trách từng lĩnh vực hoạt động của Hội;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung ương Hội. Quyết định thành lập, giải thể các cơ quan của Trung ương Hội bao gồm: Văn phòng, các ban và các tổ chức chuyên môn khác; thành lập, giải thể các tổ chức, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
đ) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các Ban và các tổ chức chuyên môn;
e) Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Trung ương Hội;
g) Xem xét, quyết định kết nạp hội viên của Chi hội Luật gia trực thuộc Trung ương Hội;
h) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Tổng thư ký, cấp trưởng, cấp phó Văn phòng, các ban chuyên môn và các đơn vị trực thuộc Trung ương Hội;
i) Quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể Chi hội Luật gia trực thuộc Trung ương Hội và công nhận Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc Trung ương Hội;
k) Quyết định và chỉ đạo công tác báo chí, xuất bản của Hội theo quy định của pháp luật;
l) Quyết định việc ký kết, gia nhập các tổ chức luật gia khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật;
m) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế của các tổ chức do Trung ương Hội thành lập;
n) Xét và quyết định khen thưởng, kỷ luật theo thẩm quyền;
o) Thực hiện nhiệm vụ khác do Ban Chấp hành Trung ương Hội giao.
3. Ban Thường vụ Trung ương Hội ba tháng họp một lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số Ủy viên Ban Thường vụ.
Điều 18. Ban Thường trực Trung ương Hội
1. Ban Thường trực Trung ương Hội gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch chuyên trách, Tổng Thư ký.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường trực Trung ương Hội:
a) Giúp Ban Thường vụ điều hành công việc giữa hai kỳ họp Ban Thường vụ và xử lý công việc hàng ngày của Hội;
b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ khi được Ban Thường vụ ủy quyền;
c) Chuẩn bị các nội dung hội nghị Ban Thường vụ;
d) Thực hiện chế độ chính sách đối với những người làm việc tại Hội phù hợp với quy định của pháp luật;
đ) Quản lý cơ quan Trung ương Hội theo quy định của pháp luật, Điều lệ này và Quy chế của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội.
Điều 19. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội
1. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu trong số các Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội. Chủ tịch Hội là đại diện pháp nhân của Hội, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ Hội, Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội;
b) Chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội về mọi hoạt động của Hội; chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội, tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực Trung ương Hội;
c) Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực Trung ương Hội;
d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực Trung ương Hội ký các văn bản của Hội;
đ) Chủ tài khoản, quản lý tài chính và tài sản của Hội;
e) Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền cho một Phó Chủ tịch chuyên trách.
3. Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hội phân công hoặc ủy quyền. Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội.
1. Tổng Thư ký do Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu trong số các Ủy viên Ban Thường vụ Hội, hoạt động chuyên trách.
2. Tổng Thư ký giúp việc Ban Thường trực Trung ương Hội điều hành công việc của cơ quan Trung ương Hội, có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
a) Đại diện cho Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội trong quan hệ giao dịch hàng ngày;
b) Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của Văn phòng và các tổ chức chuyên môn của Hội;
c) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của Hội; theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của Hội và chuẩn bị báo cáo của Hội trước Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Trung ương Hội;
d) Tổ chức xây dựng các quy chế, quy định khác của Hội trình Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực;
đ) Quản lý, theo dõi các hồ sơ, tài liệu về tổ chức, hoạt động của Hội;
e) Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội phân công.
3. Giúp việc Tổng Thư ký có Phó Tổng Thư ký.
_Xem toàn bộ văn bản>>>>【Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam 2020】
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét