Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29. Quy định chuyển tiếp
1. Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm theo quy định của Pháp lệnh Giám định tư pháp và Nghị định số 67/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giám định tư pháp thì không bổ nhiệm lại.
2. Các đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 25, giám định viên tư pháp được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này tiếp tục được hưởng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; chế độ phụ cấp ưu đãi nghề và các chế độ phụ cấp khác hiện có cho đến khi có quy định mới thay thế.
3. [16](được bãi bỏ)
4. [17](được bãi bỏ)
5. Quy định về phí giám định, tư pháp ở từng lĩnh vực giám định tư pháp tiếp tục được thực hiện cho đến khi quy định cụ thể về chi phí giám định tư pháp được ban hành, thay thế.
Điều 30. Hiệu lực thi hành[18]
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2013.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực có trách nhiệm tạo điều kiện cần thiết cho việc thành lập và hoạt động của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực theo đề nghị của Bộ Y tế.
3. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này./.
BỘ TƯ PHÁP Nơi nhận: | XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2021 |
[1] Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.”
[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
[3] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
[4] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
[5] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
[6] Cụm từ “cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” được thay thế bằng cụm từ “cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
[7] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
[8] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
[9] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
[10] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
[11] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
[12] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
[13] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
[14] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
[15] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
[16] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
[17] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
[18] Điều 3 của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 quy định như sau:
“Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét