Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua.
2. Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 65/2025/QH15 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
3. Hội đồng nhân dân, các cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện) kết thúc hoạt động từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Điều 52. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số luật và nghị quyết có liên quan
1. Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 7 của Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 như sau:
“3. Chính phủ thực hiện việc phân định ranh giới quản lý hành chính trên biển đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã tại các địa phương có biển; giao các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam cho các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương quản lý; xác lập địa giới đơn vị hành chính đối với các khu vực bãi bồi do bồi đắp tự nhiên và khu vực lấn biển.”.
2. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2024/QH15, Luật số 55/2024/QH15, Luật số 57/2024/QH15 và Luật số 58/2024/QH15 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 9 như sau:
“a) Quyết định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố hoạt động chuyên trách; quyết định số lượng, tên gọi, phạm vi lĩnh vực phụ trách của các Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố;”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 1 Điều 14 như sau:
“a) Căn cứ vào yêu cầu công tác, khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân Thành phố được quyền phân cấp cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện một cách liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình; phân cấp cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của mình để tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc quản trị đơn vị và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công;
b) Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân Thành phố có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể;”.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 15 như sau:
“2. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố được ký hợp đồng có thời hạn với người đáp ứng các điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn dùng chung trong cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố”.
d) Bãi bỏ các điều 8, 11, 12, 13, điểm d khoản 4 Điều 9, các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 14.
Nội dung liên quan đến chế độ trách nhiệm, việc bảo đảm điều kiện thực hiện, việc sử dụng hình thức văn bản, con dấu khi thực hiện phân cấp, ủy quyền thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Bãi bỏ các điều, khoản tại các Nghị quyết sau đây:
a) Bãi bỏ Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;
b) Bãi bỏ khoản 2, khoản 3 Điều 9 và Điều 10 của Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh;
c) Bãi bỏ Điều 7 và Điều 8 của Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng;
d) Bãi bỏ khoản 2 Điều 6 của Nghị quyết số 137/2024/QH15 ngày 26 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An;
đ) Bãi bỏ Nghị quyết số 169/2024/QH15 ngày 30 tháng 11 năm 2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.
Điều 53. Tổ chức chính quyền địa phương tại phường thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2021 - 2026
1. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, chính quyền địa phương tại các phường hình thành trên cơ sở sắp xếp các phường thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng đang thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo quy định của Luật Thủ đô, Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 và Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường.
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân phường quy định tại khoản 1 Điều này được xác định như sau:
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026 được xác định làm đại biểu Hội đồng nhân dân của phường theo quy định tại khoản 4 Điều 54 của Luật này và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 - 2026 của các xã, thị trấn được sắp xếp với phường để hình thành phường;
b) Trường hợp không có đại biểu Hội đồng nhân dân phường hoặc số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được xác định theo quy định tại điểm a khoản này không đủ, thì Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố được chỉ định thêm nhân sự không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân làm đại biểu Hội đồng nhân dân để hình thành Hội đồng nhân dân lâm thời ở phường, bảo đảm có ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 30 của Luật này để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường theo quy định của Luật này cho đến khi Hội đồng nhân dân phường nhiệm kỳ 2026 - 2031 được bầu ra.
3. Việc chỉ định các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phường thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 203/2025/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Chậm nhất là ngày 01 tháng 3 năm 2027, các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy định khác có liên quan của chính quyền địa phương các cấp phải được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm phù hợp với tổ chức đơn vị hành chính, các nguyên tắc và các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp quy định tại Luật này.
Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, để kịp thời thực hiện tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã theo quy định tại Luật này và đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho chính quyền địa phương trong một số lĩnh vực ưu tiên, cấp bách, giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương và điều chỉnh các quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương để thống nhất áp dụng trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và định kỳ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trường hợp liên quan đến luật, nghị quyết của Quốc hội thì báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
2. Trong thời gian cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được tiếp tục thực hiện cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
3. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kế thừa các thỏa thuận quốc tế do Ủy ban nhân dân cấp huyện ký kết trước ngày 01 tháng 7 năm 2025; chịu trách nhiệm thực hiện việc điều chỉnh, cập nhật tên gọi mới của đơn vị hành chính trong các thỏa thuận quốc tế do Ủy ban nhân dân cấp huyện ký kết trước ngày 01 tháng 7 năm 2025.
4. Khi chính quyền địa phương cấp huyện kết thúc hoạt động theo quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật này thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác định các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026 được bầu hoặc đang thực hiện nhiệm vụ đại biểu ở phần địa giới hành chính thuộc đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp hoặc được cơ quan có thẩm quyền điều động, bố trí công tác tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở đơn vị hành chính cấp xã đó để làm đại biểu của Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 - 2026 của đơn vị hành chính cấp xã tương ứng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp để hình thành đặc khu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này kết thúc hoạt động kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
6. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp có thể nhiều hơn số lượng so với quy định. Chậm nhất là 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, số lượng và việc bố trí lãnh đạo, quản lý ở đơn vị hành chính sau sắp xếp được thực hiện theo quy định.
7. Chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2025, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện phải hoàn thành việc bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu, tài chính, ngân sách, trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất khác có liên quan cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan, không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các Tổ công tác để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức việc bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu, tài chính, ngân sách, trụ sở, tài sàn, cơ sở vật chất quy định tại khoản này.
8. Các công việc, thủ tục hành chính, các đơn thư khiếu nại, tố cáo (sau đây gọi là công việc, thủ tục) của các cơ quan thuộc chính quyền địa phương cấp huyện đang giải quyết cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nếu đến thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2025 mà vẫn chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 nhưng sau đó phát sinh vấn đề liên quan cần giải quyết thì cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hoặc chính quyền địa phương cấp xã mới hình thành sau sắp xếp nơi phát sinh công việc, thủ tục có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan để tiếp tục giải quyết bảo đảm không làm gián đoạn công việc, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp; trường hợp nội dung công việc, thủ tục có liên quan đến từ 02 đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành sau sắp xếp trở lên hoặc có nội dung phức tạp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định tại điểm g khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Luật này có trách nhiệm chỉ đạo việc giải quyết.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương được giao tại khoản 1 Điều này đã có quy định về việc giải quyết đối với các công việc, thủ tục quy định tại khoản này thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
9. Trường hợp cần giải quyết các vấn đề phát sinh khi tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã theo quy định của Luật này thì thực hiện như sau:
a) Chính phủ xem xét, ban hành văn bản giải quyết hoặc ủy quyền ban hành văn bản giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của Quốc hội, định kỳ hằng quý báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, ban hành văn bản hoặc ủy quyền ban hành văn bản để giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
c) Cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản này có thể ban hành văn bản hành chính để hướng dẫn giải quyết các vấn đề phát sinh; đồng thời tổ chức xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh nội dung quy định tại văn bản hành chính hoặc nội dung đã ủy quyền ban hành.
Văn bản hành chính, văn bản được ban hành theo ủy quyền phải được cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản đó bãi bỏ ngay khi văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành có hiệu lực thi hành;
d) Văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản này hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2027 hoặc kể từ ngày văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành để thay thế có hiệu lực thi hành, tùy thuộc thời điểm nào đến trước.
10. Việc ban hành văn bản hành chính quy định tại điểm c khoản 9 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Mục đích ban hành văn bản hành chính là để kịp thời hướng dẫn giải quyết các vấn đề phát sinh do tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã theo quy định của Luật này;
b) Nội dung hướng dẫn phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền hướng dẫn;
c) Không quy định thêm yêu cầu, điều kiện hoặc làm tăng thời gian giải quyết, phát sinh chi phí, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện;
d) Văn bản hướng dẫn phải được công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản và các hình thức phù hợp khác; đồng thời, phải được công khai tập trung trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với thông tin của các cơ quan cấp tỉnh, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với thông tin của các cơ quan cấp xã.
__________________________________________________________________________
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2025.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
VĂN PHÒNG | SAO Y BẢN CHÍNH _Xem toàn bộ văn bản>>>>【Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025- Số 72/2025】 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét