Chương VII
MUA, BÁN, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sơ chế, chế biến loài thủy sản thuộc danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Mẫu vật loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Mở sổ theo dõi hoạt động sơ chế, chế biến loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng để phục vụ công tác kiểm tra, quản lý loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khi có yêu cầu của cơ quan chức năng;
c) Sản phẩm hoàn chỉnh khi bán trên thị trường phải được dán nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
d) Đáp ứng quy định tại Điều 96 và Điều 97 Luật Thủy sản.
2. Thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được mua, bán, lưu giữ, vận chuyển khi đáp ứng được các quy định tại điểm a, c và d khoản 1 Điều này.
Điều 67. Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu không phải xin giấy phép đối với loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam trừ loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
2. Tổ chức, cá nhân được tái xuất, quá cảnh loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật quản lý ngoại thương.
3. Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc không đáp ứng điều kiện quy định trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế được thực hiện theo Điều 69 Nghị định này.
4. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp khi xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và quy định tại Nghị định này.
Điều 68. Nhập nội từ biển loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Nhập nội từ biển loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là đưa vào lãnh thổ Việt Nam mẫu vật các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được khai thác từ vùng biển không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.
2. Tổ chức, cá nhân nhập nội từ biển mẫu vật loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
3. Tổ chức, cá nhân nhập nội từ biển mẫu vật loài thủy sản nguy cấp quý, hiếm trừ các loài quy định tại khoản 2 Điều này, thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
Điều 69. Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu loài thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn127.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản theo Mẫu số 36.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh xuất khẩu loài thủy sản vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.
3. Trình tự thực hiện cấp phép xuất khẩu loài thủy sản:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn128 xem xét nội dung hồ sơ, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn129 tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp phép xuất khẩu loài thủy sản theo Mẫu số 37.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này cho tổ chức, cá nhân sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không đồng ý hoặc nội dung hồ sơ không đạt, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn130 trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản nêu rõ lý do.
1. Thẩm quyền công bố, đưa ra khỏi danh sách cảng chỉ định:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chỉ định và công bố danh sách cảng biển cho tàu nước ngoài khai thác, vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác cập cảng để thực hiện hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và thông báo danh sách cảng được chỉ định cho Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đưa ra khỏi danh sách cảng chỉ định cho tàu nước ngoài khai thác, vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác cập cảng để thực hiện hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp cảng không thực hiện đúng trách nhiệm của cảng chỉ định theo quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống lại khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc.
2. Đối tượng kiểm soát:
Tàu hậu cần đánh bắt thủy sản, cung cấp nhân lực, nhiên liệu, ngư cụ và các trang thiết bị khác trên biển của nước ngoài cập cảng để sử dụng dịch vụ cảng; tàu nước ngoài khai thác, vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác cập cảng để thực hiện hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.
3. Thông báo trước khi cập cảng:
Tổ chức, cá nhân có tàu nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 70 phải thông báo trước khi cập cảng 72 giờ với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Mẫu số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo bản chụp các tài liệu quy định tại điểm b khoản 5 bằng một trong các hình thức sau: nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt (trường hợp tài liệu gốc không phải bằng tiếng Anh phải được dịch công chứng hoặc chứng thực bản dịch sang tiếng Anh theo quy định).
4. Kiểm tra để quyết định cho tàu cập cảng hoặc từ chối cho tàu cập cảng:
Trong thời hạn 72 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu xin vào cảng, cơ quan thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, xác minh thông tin về tàu có trong danh sách tàu khai thác thủy sản bất hợp pháp hoặc về sản phẩm thủy sản của tàu cá và thủy sản, sản phẩm thủy sản trên tàu có thuộc danh mục CITES không để quyết định:
a) Cho phép tàu cập cảng và thông báo tới chủ tàu hoặc đại diện hợp pháp của chủ tàu, cảng vụ hàng hải nếu không vi phạm quy định về khai thác thủy sản hoặc hỗ trợ khai thác thủy sản bất hợp pháp không báo cáo và không theo quy định theo Mẫu số 17A.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Từ chối cho tàu cập cảng và thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền tại cảng, đồng thời gửi thông báo đến quốc gia tàu mang cờ, các quốc gia ven biển có liên quan, tổ chức quản lý nghề cá khu vực và tổ chức có liên quan nếu phát hiện một trong các trường hợp sau đây:
Tàu đó nằm trong danh sách tàu khai thác thủy sản bất hợp pháp được công bố bởi quốc gia ven biển, các tổ chức quản lý nghề cá khu vực, các tổ chức quốc tế có liên quan;
Có yêu cầu từ quốc gia ven biển, các tổ chức quản lý nghề cá khu vực, các tổ chức quốc tế có liên quan.
5. Kiểm tra thực tế trên tàu khi tàu cập cảng:
a) Nguyên tắc kiểm tra: Đảm bảo công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây phiền hà trong quá trình kiểm tra; không làm ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản trên tàu. Cán bộ kiểm tra phải có chuyên môn và am hiểu pháp luật về thủy sản; không can thiệp vào khả năng trao đổi thông tin của thuyền trưởng đối với các cơ quan chức năng của quốc gia mà tàu mang cờ, trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc tế; trong trường hợp cần thiết, có thể mời đại diện của quốc gia tàu mang cờ và chuyên gia quốc tế cùng tham gia kiểm tra;
b) Tài liệu phải cung cấp cho cán bộ kiểm tra: Giấy đăng ký tàu cá; Giấy phép khai thác thủy sản; Giấy phép chuyển tải, các báo cáo chuyển tải và thông tin của tàu tham gia chuyển tải (giấy phép khai thác, giấy phép chuyển tải, giấy đăng ký, khai báo của thuyền trưởng); sơ đồ bố trí hầm hàng; bản sao giấy phép nhập khẩu các loài thủy sản có nguồn gốc từ khai thác có tên trong danh mục của CITES (trường hợp có thủy sản có tên trong danh mục của CITES); tài liệu liên quan đến thông tin khác quy định tại Mẫu số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Nội dung kiểm tra thực tế khi tàu cập cảng:
a) Kiểm tra tính chính xác của các thông tin đã khai báo theo Mẫu số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này so với các hồ sơ lưu trữ trên tàu;
b) Kiểm tra khối lượng và thành phần loài thủy sản, sản phẩm thủy sản, ngư cụ và các trang thiết bị liên quan trên tàu với nội dung đã khai báo theo Mẫu số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Tiến hành đối chiếu khối lượng bốc dỡ thực tế qua cảng với số lượng khai báo để chốt Biên bản theo Mẫu số 18.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Quy trình kiểm tra thực tế khi tàu cập cảng:
a) Người kiểm tra xuất trình giấy tờ thể hiện công vụ trước thuyền trưởng;
b) Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 6 Điều này và thông tin trong Mẫu số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Thuyền trưởng phải cung cấp thông tin đã khai báo và xuất trình tài liệu quy định tại điểm b khoản 5 Điều này và giấy tờ liên quan đến nội dung kiểm tra và thông tin đã khai báo trước khi cập cảng;
d) Lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 18.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Thông báo và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại khoản 8 Điều này.
8. Thông báo và xử lý kết quả kiểm tra thực tế khi tàu cập cảng:
a) Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ chối không cho lên cảng thủy sản, sản phẩm thủy sản và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế tàu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp bất khả kháng vì yếu tố nhân đạo) và thông báo theo Mẫu số 17A.KT Phụ lục IV đến cơ quan có thẩm quyền không cho sử dụng các dịch vụ tại cảng đồng thời thông báo cho quốc gia mà tàu mang cờ, quốc gia ven biển, Tổ chức quản lý nghề cá khu vực, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và tổ chức quốc tế có liên quan, quốc gia mà thuyền trưởng của tàu cá đó là công dân về kết quả kiểm tra và biện pháp xử lý vi phạm nếu phát hiện một trong các trường hợp sau đây:
Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu được khai thác bằng tàu không có giấy phép hoặc giấy phép không hợp lệ hoặc không có giá trị theo quy định của quốc gia mà tàu đó mang cờ hoặc của quốc gia ven biển có thẩm quyền;
Thủy sản, sản phẩm thủy sản được nhập khẩu vận chuyển, chuyển tải bằng tàu không có giấy phép hoặc giấy phép không hợp lệ hoặc không có giá trị theo quy định của Quốc gia mà tàu đó mang cờ hoặc của Quốc gia ven biển có thẩm quyền;
Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu được khai thác bằng tàu không có giấy phép hoặc giấy phép không hợp lệ hoặc không có giá trị trong vùng nước thẩm quyền của tổ chức quản lý nghề cá khu vực;
Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu được vận chuyển, chuyển tải bằng tàu không có giấy phép hoặc giấy phép không hợp lệ hoặc không có giá trị trong vùng nước thẩm quyền của tổ chức quản lý nghề cá khu vực;
Có chứng cứ thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu trên tàu được khai thác vượt quá hạn ngạch cho phép của quốc gia ven biển có thẩm quyền hoặc của tổ chức quản lý nghề cá khu vực;
Có chứng cứ thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu trên tàu được khai thác trái với quy định của quốc gia ven biển có thẩm quyền hoặc trái với quy định về biện pháp quản lý và bảo tồn trong vùng nước thẩm quyền của tổ chức quản lý nghề cá khu vực hoặc có chứng cứ xác định tàu thực hiện hoặc hỗ trợ khai thác thủy sản bất hợp pháp theo quy định tại Điều 60 Luật Thủy sản;
Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu được khai thác bằng tàu nằm trong danh sách IUU của quốc gia mà tàu đó mang cờ hoặc của quốc gia ven biển có thẩm quyền hoặc của tổ chức quản lý nghề cá khu vực.
b) Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 18.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này được lập thành 02 bản, thuyền trưởng và đơn vị kiểm tra mỗi bên giữ 01 bản.
c) Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Rút lại quyết định từ chối không cho thủy sản, sản phẩm thủy sản lên cảng hoặc yêu cầu cảng vụ hàng hải không cho sử dụng các dịch vụ tại cảng khi có đủ bằng chứng chứng minh các phát hiện nêu tại điểm a khoản này dựa trên những căn cứ không đầy đủ hoặc không chính xác hoặc các căn cứ đó không còn được áp dụng.
Thông báo cho chủ tàu hoặc đại diện hợp pháp của tàu, các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng, quốc gia mà tàu mang cờ, quốc gia ven biển, Tổ chức quản lý nghề cá khu vực, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế có liên quan, quốc gia mà thuyền trưởng của tàu cá đó là công dân về quyết định này.
9. Trường hợp nhận được yêu cầu của quốc gia treo cờ, quốc gia ven biển, Tổ chức quản lý nghề cá khu vực hoặc tổ chức quốc tế liên quan về việc thủy sản, sản phẩm thủy sản vi phạm khai thác IUU sau khi đã thông quan, thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo quy định.
10. Tiêu chuẩn, quyền của người kiểm tra:
a) Tiêu chuẩn:
Là công chức, viên chức đang công tác tại Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tàu nước ngoài khai thác, tàu vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác cập cảng Việt Nam; có chuyên môn và am hiểu pháp luật về thủy sản; có kỹ năng kiểm tra theo yêu cầu và hiểu biết quy định của Hiệp định về các biện pháp quốc gia có cảng.
b) Quyền của người kiểm tra:
Yêu cầu thuyền trưởng, thuyền viên, chủ hàng và đại lý hàng hải cung cấp các tài liệu theo quy định;
Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến tàu, thủy sản và sản phẩm thủy sản trên tàu để phục vụ kiểm tra;
Lên tàu và kiểm tra các khu vực trên tàu liên quan đến thông tin cần kiểm tra; tiếp cận hệ thống giám sát hành trình của tàu VMS và AIS (nếu có), ngư lưới cụ, sơ đồ bố trí hầm hàng và các trang thiết bị liên quan khác trên tàu;
Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ thực hiện Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng;
Được trao đổi với Đầu mối quốc gia tàu mang cờ và các quốc gia, tổ chức quản lý nghề cá khu vực và các tổ chức quốc tế có liên quan để xác minh thông tin về tàu, thủy sản, sản phẩm thủy sản trên tàu;
Được đề xuất với Đầu mối quốc gia về việc mời đại diện của quốc gia mà tàu mang cờ và các chuyên gia quốc tế tham gia kiểm tra trong trường hợp cần thiết; đề xuất thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành hoặc sử dụng phiên dịch (nếu cần thiết);
Yêu cầu tạm dừng việc bốc dỡ hoặc đề nghị cơ quan quản lý cảng ngừng cung cấp các dịch vụ cảng.
11. Trách nhiệm của người kiểm tra: Đảm bảo việc kiểm tra được tiến hành theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
70a. Kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác được vận chuyển bằng tàu công ten nơ nhập khẩu vào Việt Nam132
1. Trước 48 giờ khi lô hàng được vận chuyển cập cảng, tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác vào Việt Nam bằng tàu công ten nơ thực hiện khai báo và gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản nhập khẩu không vi phạm quy định về khai thác bất hợp pháp và phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra bằng một trong các hình thức sau: nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax), hồ sơ khai báo bao gồm:
a) Thông tin về lô hàng theo Mẫu số 17B.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Vận tải đơn đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu;
c) Văn bản chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho lô hàng hoặc Giấy tờ thể hiện xác nhận hoặc chứng nhận thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho lô hàng;
d) Trường hợp không có giấy tờ quy định tại điểm c khoản này, nộp bản sao Giấy phép khai thác thủy sản của tàu khai thác. Riêng đối với lô hàng cá cờ kiếm (Xiphias gladius) và các loài thuộc đối tượng kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam bằng tàu công ten nơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hằng năm thì nộp bản sao Giấy phép khai thác thủy sản của tàu khai thác và Giấy chứng nhận của thuyền trưởng (Captain’s statement) tàu khai thác. Nội dung Giấy chứng nhận của thuyền trưởng thể hiện các thông tin về tàu khai thác đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam, gồm: Tên tàu, số đăng ký tàu (IMO/hô hiệu quốc tế/đánh dấu bên ngoài/số đăng ký RFMO nếu có), quốc gia treo cờ, số giấy phép khai thác thủy sản, loại ngư cụ, thời gian và khu vực khai thác; ngày, địa điểm cập bến đầu tiên của tàu, trong đó xác nhận thủy sản được khai thác tuân thủ đầy đủ luật pháp hiện hành, các biện pháp quản lý, bảo tồn. Giấy chứng nhận của Thuyền trưởng có chữ ký của thuyền trưởng tàu khai thác thủy sản.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện:
a) Tổng hợp thông tin khai báo do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ việc kiểm tra, thanh tra sau nhập khẩu liên quan đến quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định đối với các công ten nơ thủy sản, sản phẩm thủy sản khai thác nhập khẩu là các loài không thuộc đối tượng kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam bằng tàu công ten nơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hằng năm;
b) Tổ chức thẩm định hồ sơ khai báo xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu không vi phạm quy định về khai thác bất hợp pháp đối với từng lô hàng cá cờ kiếm (Xiphias gladius) và các loài thuộc đối tượng kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam bằng tàu công ten nơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hằng năm. Nội dung thẩm định bao gồm: Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của thông tin, hồ sơ khai báo mà chủ hàng gửi theo quy định tại khoản 1 Điều này; kiểm tra đối chiếu với hạn mức đánh bắt của từng quốc gia, vùng đánh bắt và loài được phép đánh bắt theo quy định.
Trường hợp thông tin khai báo, hồ sơ đạt yêu cầu, Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông báo gửi chủ hàng trong thời hạn tối đa 48 giờ kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ khai báo hợp lệ, đồng thời gửi Cơ quan hải quan cửa khẩu để phối hợp hoàn thiện thủ tục thông quan nhập khẩu theo Mẫu số 17C.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
Trường hợp có dấu hiệu lô thủy sản nhập khẩu được khai thác, chuyển tải bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định theo thông tin, hồ sơ khai báo khi nhập khẩu, Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo tới chủ hàng và cử kiểm tra viên đáp ứng quy định nêu tại khoản 10 Điều 70 phối hợp Cơ quan Hải quan cửa khẩu để tổ chức kiểm tra thực tế hàng hóa thủy sản trên công ten nơ để kiểm tra thực tế lô hàng và hoàn thiện Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 17D.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. Trong trường hợp không xác định được thành phần loài thì tổ chức lấy mẫu để kiểm tra;
Xử lý kết quả kiểm tra:
Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế phát hiện lô hàng nhập khẩu được khai thác bằng tàu nằm trong danh sách IUU của quốc gia mà tàu đó mang cờ hoặc của quốc gia ven biển có thẩm quyền hoặc của tổ chức quản lý nghề cá khu vực; hoặc được khai thác, vận chuyển, chuyển tải bằng tàu không có giấy phép hoặc giấy phép không hợp lệ hoặc không có giá trị theo quy định của quốc gia mà tàu đó mang cờ hoặc của quốc gia ven biển có thẩm quyền; hoặc được khai thác, vận chuyển, chuyển tải bằng tàu không có giấy phép hoặc giấy phép không hợp lệ hoặc không có giá trị trong vùng nước thẩm quyền của tổ chức quản lý nghề cá khu vực; hoặc có chứng cứ thủy sản, sản phẩm thủy sản trên tàu được khai thác vượt quá hạn ngạch loài khai thác của quốc gia ven biển, hoặc của các Tổ chức quản lý nghề cá khu vực; hoặc có chứng cứ thủy sản, sản phẩm thủy sản trên tàu được khai thác trái với quy định của quốc gia ven biển có thẩm quyền hoặc trái với quy định về biện pháp quản lý và bảo tồn trong vùng nước thẩm quyền của tổ chức quản lý nghề cá khu vực hoặc có chứng cứ xác định tàu thực hiện hoặc hỗ trợ khai thác thủy sản bất hợp pháp theo quy định tại Điều 60 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền gửi thông báo tới chủ hàng, đồng gửi cơ quan Hải quan cửa khẩu để tiến hành xử lý lô hàng theo quy định của pháp luật theo Mẫu số 17C.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền thông báo chủ hàng, cơ quan Hải quan để tiến hành thủ tục thông quan lô hàng nhập khẩu theo quy định.
3. Đối với trường hợp có yêu cầu của quốc gia treo cờ, quốc gia ven biển, các Tổ chức quản lý nghề cá khu vực và các tổ chức quốc tế liên quan về việc thủy sản, sản phẩm thủy sản được chuyên chở bằng tàu công ten nơ có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định:
a) Trường hợp hàng chưa vào cảng: Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan không cho bốc dỡ hàng;
b) Trường hợp hàng đã xuống cảng và đang chịu sự giám sát hải quan: Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu biết xử lý theo quy định và buộc tái xuất lô hàng;
c) Trường hợp hàng đã thông quan: Thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
4. Đối với trường hợp nhận được thông tin của quốc gia treo cờ, quốc gia ven biển, các Tổ chức quản lý nghề cá khu vực, các tổ chức quốc tế về việc lô hàng thủy sản, sản phẩm thủy sản có dấu hiệu vi phạm hoặc qua kiểm tra thông tin thu nhận được xét thấy có dấu hiệu vi phạm về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định:
a) Trường hợp hàng chưa vào cảng hoặc vào cảng nhưng chưa thông quan: Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Trường hợp không phát hiện vi phạm, gửi kết quả kiểm tra cho chủ hàng để hoàn thiện thủ tục thông quan. Trường hợp phát hiện vi phạm buộc tái xuất lô hàng và xử lý theo quy định;
b) Trường hợp hàng đã thông quan: Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra. Trường hợp phát hiện vi phạm, thực hiện xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
5. Thực hiện xử lý kết quả kiểm tra, thanh tra sau nhập khẩu liên quan đến quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định đối với các công ten nơ thủy sản khai thác nhập khẩu là các loài không thuộc đối tượng nằm trong Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam bằng tàu công ten nơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hằng năm thực hiện theo điểm b khoản 2 Điều này. Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 17D.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam bằng tàu công ten nơ.
Điều 70b. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan133
1. Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với các lực lượng có liên quan tại cảng thực hiện kiểm soát đối với thủy sản nhận có nguồn gốc từ khai thác;
b) Chủ trì xây dựng cơ chế hợp tác trao đổi thông tin với quốc gia ven biển về hạn ngạch cho phép đối với các loài khai thác nhập khẩu vào Việt Nam;
c) Tổ chức giám sát quá trình phân loại tại kho bảo quản đối với các loài cá ngừ được khai thác, vận chuyển, chuyển tải bằng tàu nước ngoài theo quy định tại Điều 70 Nghị định này; lấy mẫu kiểm tra khi có dấu hiệu nghi ngờ hoặc theo yêu cầu; lựa chọn doanh nghiệp để giám sát, theo yêu cầu thực tiễn hoặc ngẫu nhiên để phục vụ quản lý;
d) Xây dựng các biện pháp kiểm soát ngẫu nhiên tại các nhà máy nhập khẩu nhằm đảm bảo số lượng và chủng loại khai báo là chính xác phù hợp với hạn ngạch các loài đã cấp bởi quốc gia ven biển hoặc tổ chức quản lý nghề cá khu vực.
2. Doanh nghiệp khai thác cảng:
a) Bố trí nhân lực, địa điểm làm việc, phương tiện, trang thiết bị để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực thi nhiệm vụ theo quy định;
b) Gửi báo cáo cho cơ quan thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sản lượng thực tế bốc dỡ qua cảng kèm theo các thông tin chi tiết về số xe, tên khách hàng, ngày cân, trọng lượng xe và hàng, trọng lượng xe không, trọng lượng hàng, mã số hầm hàng ngay sau khi kết thúc bốc dỡ.
3. Cảng vụ hàng hải tại các cảng cử người tham gia kiểm tra thực tế trên tàu khi có yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Thuyền trưởng, chủ tàu, chủ hàng, doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác phải tuân thủ về kiểm tra, kiểm soát, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cán bộ kiểm tra, đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật; chủ hàng cung cấp các giấy tờ, tài liệu có liên quan để phục vụ cho công tác kiểm soát và quản lý theo chuỗi.
5. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật để kiểm tra, kiểm soát tàu, thủy sản và sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác cập cảng để thực hiện hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.
6. Doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản:
a) Có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sản lượng thực tế, thành phần loài nhập khẩu sau khi phân loại với nội dung đã khai báo theo Mẫu số 17.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và bản sao tờ khai hải quan đã thông quan trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ ngày bắt đầu bốc dỡ tại cảng;
b) Cung cấp hồ sơ theo thông tin đã khai báo tại Mẫu số 17B Phụ lục IV cho cơ quan thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức thanh kiểm tra theo khoản 2 Điều 70a khi có yêu cầu;
c) Không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước vào cùng một lô hàng xuất khẩu;
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình giám sát phân loại tại kho bảo quản.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai công tác thanh kiểm tra tàu nước ngoài cập cảng khi có yêu cầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét