Nội dung Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật được biên tập lại từ 04 nguồn chính: https://vbpl.vn/; www.congbao.hochiminhcity.gov.vn; https://congbao.chinhphu.vn/ và https://www.ipvietnam.gov.vn /

218 DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Phần thứ bảy. Chương XXX. THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH

 Chương XXX

THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH

Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh

1. Khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật Hình sự thì tùy từng giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

2. Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án.

Điều 448. Điều tra đối với người bị nghi về năng lực trách nhiệm hình sự

1. Đối với vụ án mà có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự, Cơ quan điều tra phải làm sáng tỏ:

a) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra;

b) Tình trạng tâm thầnbệnh tâm thần của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội;

c) Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội có mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không.

2. Khi tiến hành tố tụng, Cơ quan điều tra phải bảo đảm có người bào chữa tham gia tố tụng từ khi xác định được người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Người đại diện của người đó có thể tham gia tố tụng trong trường hợp cần thiết.

Điều 449. Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra

1. Khi Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y tâm thần mà kết quả giám định xác định bị can mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Cơ quan điều tra gửi văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cùng kết luận giám định cho Viện kiểm sát cùng cấp để xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan điều tra cùng kết luận giám định, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh đối với bị can hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại nếu thấy chưa đủ căn cứ để quyết định.

57. Thay thế cụm từ “Viện kiểm sát cùng cấp” bằng cụm từ “Viện kiểm sát có thẩm quyền” tại khoản 2 Điều 114, khoản 5 Điều 119, khoản 4 Điều 121, khoản 3 Điều 122, khoản 2 Điều 124, khoản 2 và khoản 4 Điều 128, khoản 2 và khoản 4 Điều 129, khoản 3 Điều 152, khoản 1 Điều 169, khoản 3 Điều 170, khoản 3 Điều 179, khoản 3 Điều 180, khoản 1 Điều 189, khoản 1 Điều 190, khoản 1 Điều 191, khoản 3 Điều 193, khoản 1 và khoản 2 Điều 197, khoản 2 Điều 198, khoản 2 Điều 201, khoản 1 Điều 202, khoản 2 Điều 204, khoản 3 Điều 229, khoản 2 và khoản 3 Điều 231, khoản 4 Điều 232, Điều 235, Điều 439, khoản 1 Điều 449 và khoản 2 Điều 457.

2. Trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can.

Điều 450. Quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố

1. Sau khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, nếu có căn cứ cho rằng bị can không có năng lực trách nhiệm hình sự thì Viện kiểm sát trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

2. Căn cứ vào kết luận giám định, Viện kiểm sát có thể ra một trong các quyết định:

a) Tạm đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

b) Đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

c) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

d) Truy tố bị can trước Tòa án.

3. Ngoài quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Viện kiểm sát có thể giải quyết vấn đề khác liên quan đến vụ án.

Điều 451. Quyết định của Tòa án trong giai đoạn xét xử

1. Sau khi thụ lý vụ án, nếu có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo không có năng lực trách nhiệm hình sự thì Tòa án trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

2. Căn cứ vào kết luận giám định, Tòa án có thể ra một trong những quyết định:

a) Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

b) Trả hồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung;

c) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

d) Đưa vụ án ra xét xử.

3. Ngoài quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Tòa án có thể giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vấn đề khác liên quan đến vụ án.

Điều 452. Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người đang chấp hành án phạt tù

1. Trường hợp có căn cứ cho rằng người đang chấp hành án phạt tù mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Trại giam, Trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án chấp hành án phạt tù trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

2. Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án đang chấp hành án phạt tù ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành án phạt tù nếu không có lý do để miễn chấp hành hình phạt tù.

62. Thay thế cụm từ “Tòa án nhân dân cấp huyện” bằng cụm từ “Tòa án nhân dân khu vực” tại khoản 1 và khoản 2 Điều 275; thay thế cụm từ “Tòa án nhân dân cấp tỉnh” bằng cụm từ “Tòa án nhân dân khu vực” tại khoản 1 và khoản 2 Điều 452.

63. Thay thế cụm từ “khỏi bệnh” bằng cụm từ “có kết luận khỏi bệnh hoặc có kết luận đủ khả năng nhận thức, đủ khả năng điều khiển hành vi” tại khoản 1 Điều 290, khoản 2 Điều 452; thay thế cụm từ “cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” tại khoản 1 và khoản 2 Điều 454; thay thế cụm từ “cơ sở bắt buộc chữa bệnh” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” tại khoản 3 Điều 454.

Điều 453. Khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị

1. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Viện kiểm sát về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.

2. Việc kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện như đối với quyết định sơ thẩm quy định tại Bộ luật này.

3. Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh có hiệu lực thi hành cho đến khi có quyết định khác thay thế hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Điều 454. Đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh

1. Biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện ở cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần do Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định theo quy định của pháp luật.

2. Khi có thông báo của thủ trưởng cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh thì cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trưng cầu giám định pháp y tâm thần về tình trạng bệnh của người bị bắt buộc chữa bệnh.

Căn cứ kết luận giám định về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

55. Bổ sung cụm từ “, Trưởng phân trại thuộc trại tạm giam” vào sau cụm từ “Trưởng Nhà tạm giữ” tại khoản 2 Điều 134, khoản 1 Điều 332 và khoản 3 Điều 333; bổ sung cụm từ “hoặc có đủ khả năng nhận thức, đủ khả năng điều khin hành vi” vào sau cụm từ “đã khỏi bệnh” tại khoản 2 Điều 454.

63. Thay thế cụm từ “khỏi bệnh” bằng cụm từ “có kết luận khỏi bệnh hoặc có kết luận đủ khả năng nhận thức, đủ khả năng điều khiển hành vi” tại khoản 1 Điều 290, khoản 2 Điều 452; thay thế cụm từ “cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” tại khoản 1 và khoản 2 Điều 454; thay thế cụm từ “cơ sở bắt buộc chữa bệnh” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” tại khoản 3 Điều 454.

3. Quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải được cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án gửi ngay cho cơ sở bắt buộc chữa bệnh và người đại diện của người bị bắt buộc chữa bệnh.

63. Thay thế cụm từ “khỏi bệnh” bằng cụm từ “có kết luận khỏi bệnh hoặc có kết luận đủ khả năng nhận thức, đủ khả năng điều khiển hành vi” tại khoản 1 Điều 290, khoản 2 Điều 452; thay thế cụm từ “cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” tại khoản 1 và khoản 2 Điều 454; thay thế cụm từ “cơ sở bắt buộc chữa bệnh” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” tại khoản 3 Điều 454.

4. Các hoạt động tố tụng, việc chấp hành hình phạt đã bị tạm đình chỉ có thể được phục hồi theo quy định của Bộ luật này.

_Xem toàn bộ văn bản>>>>Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Sửa đổi năm 2021, 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét