HIỆP ĐỊNH
GIỮA
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA MÔ-DĂM-BÍCH
VỀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM
Chính phủ
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Mô- dăm-bích (sau đây
gọi tắt là “hai Bên”);
Với mong
muốn tiếp tục phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước theo
tinh thần thống nhất và đoàn kết;
Nhận thức
được tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật của hai
nước trong việc phòng, chống có hiệu quả các loại tội phạm liên quan đến hai
nước;
Trên cơ sở
tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
bình đẳng, hiểu biết lẫn nhau và cùng có lợi, phù hợp với luật pháp quốc tế và
pháp luật hiện hành của mỗi nước;
Đã thỏa
thuận như sau:
Điều 1.
Phạm vi hợp tác
Hai Bên
tiến hành hợp tác ngăn chặn và đấu tranh chống các loại tội phạm sau đây:
1. Các hoạt
động khủng bố quốc tế;
2. Sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả cũng như các loại giấy tờ có giá
giả khác;
3. Sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép các chất ma túy, các chất hướng
thần và các tiền chất;
4. Chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép các loại vũ khí đạn dược, vật
liệu nổ, chất cháy, chất độc và chất phóng xạ và hạt nhân;
5. Rửa
tiền;
6. Tội phạm
sử dụng công nghệ cao;
7. Sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng giả và buôn lậu;
8. Buôn
bán, tàng trữ và vận chuyển trái phép các di sản văn hóa và cổ vật bị đánh cắp;
9. Truyền
bá văn hóa phẩm đồi trụy;
10. Tổ chức
đưa người xuất nhập cảnh trái phép;
11. Mua bán
người;
12. Tội
phạm về môi trường;
13. Hoạt
động phạm tội có tổ chức xuyên quốc gia khác nếu hai Bên thấy cần thiết.
Điều 2.
Trao đổi thông tin, tài liệu
Hai Bên sẽ
tiến hành trao đổi các thông tin, tài liệu sau đây:
1. Thông
tin về các hoạt động phạm tội đã được nêu tại Điều 1 của Hiệp định này nhằm
phục vụ công tác phòng ngừa, điều tra, khám phá các vụ phạm tội;
2. Thông
tin về công dân của một Bên đã phạm tội hoặc bị xâm hại trái phép ở phía Bên
kia;
3. Các
thông tin khác liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm mà hai Bên cùng
quan tâm;
4. Các tài
liệu hoặc các văn bản pháp luật và các văn bản pháp quy liên quan đến công tác
phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trong phạm vi Hiệp định này;
5. Thông
tin về tình hình tội phạm và kết quả công tác điều tra, khám phá của mỗi Bên.
Điều 3.
Trao đổi kinh nghiệm công tác
Hai Bên sẽ
tiến hành trao đổi kinh nghiệm công tác trong các lĩnh vực sau đây:
1. Phòng
ngừa, ngăn chặn và điều tra, khám phá tội phạm, đặc biệt là các loại tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia bao gồm tội phạm ma túy, tội phạm khủng bố quốc tế,
nhập cư bất hợp pháp, tội phạm sử dụng công nghệ cao và các loại tội phạm hình
sự khác;
2. Quản lý,
kiểm soát vũ khí, phương tiện kỹ thuật dùng cho lực lượng an ninh và cảnh sát,
vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất ma túy, chất phóng xạ và các chất nguy
hiểm khác;
3. Quản lý
xuất, nhập cảnh và quản lý người nước ngoài;
4. Quản lý
an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không;
5. Kỹ thuật
hình sự;
6. Tổ chức
phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn;
7. Xây dựng
các quy định pháp luật của lực lượng an ninh, cảnh sát;
8. Phối hợp
nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ đặc biệt là trong
lĩnh vực kỹ thuật hình sự, tội phạm học, các phương tiện kỹ thuật chuyên dụng
hiện đại phục vụ công tác phòng, chống tội phạm;
9. Giữ gìn
trật tự an toàn xã hội, chống bạo động, biểu tình bất hợp pháp;
10. Xây
dựng lực lượng, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ an ninh, cảnh
sát.
Điều 4.
Hoạt động phối hợp và trao đổi đoàn
1. Hai Bên
phối hợp tổ chức hội thảo, gặp gỡ tham vấn, thực tập, mở các khóa học; trao đổi
các đoàn cấp cao và cấp chuyên viên nhằm thực hiện các nội dung hợp tác trong
phạm vi Hiệp định này.
2. Việc
tiến hành các hoạt động phối hợp hoặc trao đổi đoàn phải được lập kế hoạch ngay
từ đầu năm tài chính và đưa vào chương trình hàng năm theo thỏa thuận của hai
Bên và phải thông báo thành phần mỗi đoàn cho Bên tiếp nhận chậm nhất là 15
ngày trước khi đoàn xuất cảnh đến nước tiếp nhận.
3. Chi phí
giao thông quốc tế đi và về của các đoàn được ghi trong Hiệp định này do Bên cử
đoàn đảm nhận; các chi phí cần thiết khác trên lãnh thổ của Bên tiếp nhận sẽ do
Bên tiếp nhận chịu trách nhiệm, trừ trường hợp hai Bên có những thỏa thuận
khác.
Điều 5.
Bảo mật thông tin, tài liệu
1. Theo yêu
cầu của Bên cung cấp thông tin, tài liệu, mẫu vật hay phương tiện kỹ thuật
trong khuôn khổ Hiệp định này, Bên tiếp nhận phải áp dụng các biện pháp cần
thiết để đảm bảo bí mật cho các thông tin, tài liệu, mẫu vật hay phương tiện kỹ
thuật đó.
2. Các
thông tin, tài liệu, mẫu vật và phương tiện kỹ thuật được trao cho nhau không
được chuyển giao cho Bên thứ ba nếu chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Bên
cung cấp.
Điều 6.
Quyền từ chối
Nếu một Bên
cho rằng yêu cầu hợp tác trong phạm vi của Hiệp định này của Bên kia có thể làm
phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội hoặc các lợi
ích cơ bản khác hoặc trái với pháp luật hiện hành hay nghĩa vụ quốc tế của nước
mình thì có thể từ chối hoàn toàn hoặc từ chối một phần yêu cầu hợp tác đó và
phải có thông báo kịp thời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho Bên kia biết.
Điều 7.
Phạm vi áp dụng
Hiệp định
này không gây trở ngại đến việc thực hiện các quy định về dẫn độ và về tương
trợ tư pháp trong các vấn đề hình sự, dân sự giữa các cơ quan Nhà nước của hai
Bên cũng như các thỏa thuận quốc tế mà hai Bên tham gia.
Điều 8.
Các cơ quan có thẩm quyền
1. Chính
phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền cho Bộ Công an Việt Nam và
Chính phủ Cộng hòa Mô-dăm-bích ủy quyền cho Bộ Nội vụ là cơ quan thực hiện Hiệp
định này.
2. Trong
phạm vi chức năng quyền hạn của mình, các cơ quan thực hiện Hiệp định này có
thể tiếp xúc trực tiếp, tham khảo ý kiến lẫn nhau bằng văn bản hoặc có thể cụ
thể hóa Hiệp định bằng các Nghị định thư, Kế hoạch hợp tác nhằm thực hiện có
hiệu quả Hiệp định này.
Điều 9.
Giải quyết bất đồng
1. Khi có
vấn đề mới hoặc bất đồng nảy sinh liên quan đến việc giải thích, áp dụng hoặc
thực hiện Hiệp định này thì hai Bên sẽ giải quyết thông qua đàm phán, thương
lượng trực tiếp giữa các cơ quan có thẩm quyền được nêu tại Điều 8 của Hiệp
định này.
2. Trong
trường hợp không đạt được thỏa thuận thông qua đàm phán, thương lượng theo mục
1 của Điều này thì những bất đồng đó sẽ được xử lý thông qua đường ngoại giao
và không được để cho bất cứ Bên thứ ba nào giải quyết.
Điều 10.
Điều khoản thi hành
1. Hiệp
định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày nhận được thông báo cuối cùng bằng văn bản
qua đường ngoại giao về việc hai Bên hoàn thành các thủ tục pháp lý nội bộ cần
thiết để Hiệp định có hiệu lực.
2. Hiệp
định sẽ có hiệu lực trong 05 (năm) năm và được mặc nhiên gia hạn từng 01 (một)
năm trừ khi một trong hai Bên có thông báo cho Bên kia bằng văn bản qua đường
ngoại giao về ý định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định ít nhất 03 (ba) tháng
trước khi Hiệp định hết hiệu lực.
3. Hiệp
định này có thể được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa
hai Bên.
Làm tại
Maputo, Mô-dăm-bích, ngày 10 tháng 6 năm 2011 thành hai bản, bằng tiếng Việt,
tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Anh, các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong
trường hợp có sự hiểu khác nhau, bản tiếng Anh sẽ được lấy làm chuẩn./.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét