HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI HÀNG HÓA ASEAN
LỜI
MỞ ĐẦU
Chính phủ các nước Brunei Darussalam,
Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào (“Lào
PDR”), Malaysia, Liên bang Myanmar, Cộng hòa Philíppin, Cộng hòa Singapore,
Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các Quốc gia Thành
viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (sau đây gọi chung là “ASEAN” hoặc
“các Quốc gia Thành viên” hoặc gọi riêng là “Quốc gia Thành viên”);
NHẮC LẠI quyết định của các Nhà Lãnh đạo về việc xây dựng Cộng
đồng ASEAN, bao gồm ba trụ cột, gồm Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC),
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN (ASCC) trong
Tuyên bố về Hiệp ước ASEAN II ký ngày 7/10/2003 tại Bali, Indonesia, và trong
Hiến chương ASEAN, ký ngày 20/11/2007 tại Singapore;
QUYẾT TÂM thực hiện mục tiêu xây dựng ASEAN thành một thị trường
và cơ sở sản xuất đơn nhất với luồng lưu chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ,
đầu tư, lao động lành nghề, và luồng lưu chuyển vốn tự do hơn như được đề ra
trong Hiến chương ASEAN và Tuyên bố về Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng
kinh tế ASEAN do các Nhà Lãnh đạo ký ngày 20/11/2007 tại Singapore;
THỪA NHẬN những thành tựu đáng kể và đóng góp của những hiệp
định và văn kiện ASEAN hiện hành trong các lĩnh vực khác nhau trong tạo thuận
lợi cho việc lưu chuyển tự do của hàng hoá trong khu vực như Hiệp định về các
Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi ASEAN (1977), Hiệp định Chương trình Thuế quan Ưu
đãi có Hiệu lực chung để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (1992), Hiệp
định Hải quan ASEAN (1997), Hiệp định Khung ASEAN về các Thỏa thuận Thừa nhận
lẫn nhau (1998), Hiệp định Khung e-ASEAN (2000), Nghị định thư điều chỉnh việc
thực hiện Biểu Thuế quan hài hòa ASEAN (2003), Hiệp định Khung ASEAN về Hội
nhập các Ngành Ưu tiên (2004), Nghị định thư Thành lập và Thực hiện Cơ chế Hải
quan một cửa ASEAN (2005);
MONG MUỐN đẩy nhanh hội nhập thông qua xây dựng một Hiệp
định Thương mại Hàng hoá ASEAN toàn diện, trên cơ sở những cam kết thuộc các
hiệp định ASEAN hiện hành để tạo một cơ sở pháp lý cho lưu chuyển tự do hàng
hóa trong khu vực;
TIN TƯỞNG rằng một Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN toàn diện
sẽ giảm thiểu các hàng rào và tăng cường liên kết kinh tế giữa các Quốc gia
Thành viên ASEAN, giảm chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả thương mại, đầu tư và
kinh tế, tạo nên một thị trường lớn hơn với nhiều cơ hội hơn và hiệu quả kinh
tế nhờ quy mô cho các doanh nghiệp của các Quốc gia Thành viên và tạo ra và duy
trì một khu vực đầu tư cạnh tranh;
THỪA NHẬN các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau giữa các
Quốc gia Thành viên và sự cần thiết phải khắc phục khoảng cách phát triển và
tạo thuận lợi cho sự tham gia của các Quốc gia Thành viên, đặc biệt là
Campuchia, Lào PDR, Maanmar và Việt Nam, trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhờ quy
định về linh hoạt và hợp tác kỹ thuật và phát triển;
THỪA NHẬN THÊM các quy định trong các tuyên bố cấp Bộ trưởng của Tổ
chức Thương mại Thế giới về các biện pháp hỗ trợ các nước kém phát triển;
CÔNG NHẬN vai trò quan trọng của khu vực doanh nghiệp trong
tăng cường thương mại và đầu tư giữa các Quốc gia Thành viên và sự cần thiết
phải thúc đẩy và tạo thuận lợi hơn nữa cho sự tham gia của khu vực doanh nghiệp
thông qua các hiệp hội kinh doanh ASEAN khác nhau trong thực hiện Cộng đồng
Kinh tế ASEAN; và
CÔNG NHẬN vai trò của các thỏa thuận thương mại khu vực là động
lực thúc đẩy tự do hóa thương mại toàn cầu và khu vực và thuận lợi hóa thương
mại và là bộ phận cấu thành trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương;
ĐÃ NHẤT TRÍ NHƯ SAU:
Mục tiêu của Hiệp định này là đạt được
sự lưu chuyển tự do của hàng hoá trong ASEAN như một trong những công cụ chính
để xây dựng thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung hướng tới hội nhập kinh
tế sâu sắc hơn trong khu vực hướng tới thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)
vào năm 2015.
1. Vì mục đích của Hiệp định này, trừ
khi trong Hiệp định có định nghĩa khác:
(a) ASEAN có nghĩa là Hiệp hội
các Quốc gia Đông Nam Á bao gồm Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng
hòa Indonesia, Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào (“Lào PDR”), Malaysia, Liên bang
Myanmar, Cộng hòa Phillipines, Cộng hòa Singapore, Vương quốc Thái Lan và Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
(b) Các cơ quan hải quan nghĩa là
các cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm theo luật pháp của một Quốc gia
Thành viên về giám sát thực hiện luật hải quan;
(c) Thuế hải quan nghĩa là bất kỳ
thuế nhập khẩu hoặc thuế hải quan nào và bất kỳ loại phí nào áp dụng đối với
việc nhập khẩu của một hàng hóa, những không gồm bất kỳ:
(i) phí tương đương với một khoản thuế
nội địa áp dụng nhất quán với quy định của đoạn 2 của Điều 3 của Hiệp định GATT
1994, liên quan tới hàng hóa trong nước tương tự hoặc hàng hoá mà từ đó, hàng
hóa nhập khẩu đã được sản xuất hoặc chế tạo toàn bộ hoặc một phần;
(ii) thuế đối kháng hoặc thuế chống bán
phá giá áp dụng nhất quán với quy định của Điều VI của Hiệp định GATT 1994,
Hiệp định về Thực thi Điều VI của Hiệp định GATT 1994, và Hiệp định về Trợ cấp
và Các biện pháp Đối kháng trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO; hoặc
(iii) lệ phí hoặc bất kỳ phí nào phù hợp
với chi phí của dịch vụ cung cấp.
(d) Luật hải quan nghĩa là luật
và quy định quản lý và thực thi bởi các cơ quan hải quan của từng Quốc gia
Thành viên liên quan tới nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, chuyển tải, và lưu trữ
hàng hóa do chúng liên quan tới thuế hải quan, phí, và các loại thuế khác, hoặc
liên quan tới lệnh cấm, hạn chế, và các hoạt động kiểm soát tương tự khác đối
với sự di chuyển của các mặt hàng được kiểm soát qua ranh giới của lãnh thổ hải
quan của các Quốc gia Thành viên;
(e) Giá trị hải quan của hàng hoá
nghĩa là giá trị hàng hoá vì mục đích áp dụng thuế tính theo giá trị đối với
hàng hoá nhập khẩu;
(f) Ngày nghĩa là ngày theo lịch,
gồm cả ngày cuối tuần và ngày nghỉ;
(g) Hạn chế ngoại hối nghĩa là
các biện pháp mà một Quốc gia Thành viên thực hiện dưới hình thức hạn chế và
các thủ tục hành chính khác trong lĩnh vực ngoại hối gây hạn chế thương mại;
(h) GATT 1994 nghĩa là Hiệp định
chung về Thuế quan và Thương mại 1994 bao gồm cả các Quy định Ghi chú và Bổ
sung, trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO;
(i) Hệ thống hài hoà hay HS có
nghĩa là Hệ thống Mã số và Mô tả Hàng hóa Hài hoà trong Phụ lục của Công ước
Quốc tế về Hệ thống Mã số và Mô tả Hàng hóa Hài hòa gồm sửa đổi được thông qua
và áp dụng ở các Quốc gia Thành viên theo luật pháp của quốc gia đó;
(j) MFN nghĩa là Đối xử Tối huệ
quốc trong WTO;
(k) Hàng rào Phi quan thuế nghĩa
là các biện pháp ngoài biện pháp thuế quan cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu hàng
hoá trong một Quốc gia Thành viên;
(l) Hàng hoá xuất xứ nghĩa là
hàng hoá có đủ tiêu chuẩn xuất xứ trừ một Quốc gia Thành viên theo các quy định
của Chương 3 (Quy tắc Xuất xứ);
(m) Đối xử ưu đãi về thuế nghĩa
là những ưu đãi thuế dành cho hàng hoá xuất xứ thể hiện bằng mức thuế áp dụng
theo Hiệp định này;
(n) Hạn chế định lượng nghĩa là
các lệnh cấm hoặc hạn chế thương mại với các Quốc gia Thành viên khác, có thể
thông qua hạn ngạch, giấy phép hoặc các biện pháp khác với tác dụng tương tự,
bao gồm các biện pháp và yêu cầu hành chính làm hạn chế thương mại;
(o) Hiệp định này hay ATIGA nghĩa
là Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN;
(p) WTO nghĩa là Tổ chức Thương
mại Thế giới;
(q) Hiệp định WTO nghĩa là Hiệp
định Marrakech thành lập Tổ chức thương mại thế giới, ký kết ngày 15/4/1994 và
các hiệp định khác thuộc Hiệp định này;
2. Trong Hiệp định này, mọi từ ngữ số ít
sẽ bao gồm số nhiều và mọi từ ngữ số nhiều sẽ bao gồm số ít, trừ khi quy định
khác trong Hiệp định.
Vì mục đích của Hiệp định này, việc phân
loại hàng hoá trong thương mại giữa các Quốc gia Thành viên sẽ được thực hiện
phù hợp với Biểu Thuế quan Hài hòa ASEAN (AHTN) được quy định trong Nghị định
thư điều chỉnh việc thực hiện Biểu Thuế quan Hài hoà ASEAN ký kết ngày 7/8/2003
và bất kỳ sửa đổi nào của Nghị định thư này.
Hiệp
định này sẽ áp dụng cho tất cả hàng hóa thuộc Biểu Thuế quan Hài hòa ASEAN (AHTN).
Liên quan đến
thuế nhập khẩu, sau khi Hiệp định này có hiệu lực, nếu một Quốc gia Thành viên
ký kết một Hiệp định nào với một Quốc gia không phải là Thành viên ASEAN với
cam kết thuận lợi hơn cam kết trong Hiệp định này, các Quốc gia Thành viên khác
có quyền yêu cầu đàm phán với Quốc gia Thành viên đó để yêu cầu dành đối xử
không kém thuận lợi hơn đối xử dành trong hiệp định nói trên. Quyết định dành
ưu đãi thuế quan đó sẽ được đưa ra trên cơ sở đơn phương. Ưu đãi thuế đó sẽ
được dành cho tất cả các Quốc gia Thành viên.
Điều 6. Đối xử quốc gia đối với Thuế Nội địa và Quy
định
Mỗi
Quốc gia Thành viên sẽ dành đối xử quốc gia cho hàng hoá của các Quốc gia Thành
viên khác phù hợp với Điều III của Hiệp định GATT 1994. Với mục đích này, Điều
III của GATT 1994, với sự điều chỉnh phù hợp, sẽ trở thành một phần của
Hiệp định này.
Điều 7. Phí và lệ phí liên quan tới Nhập khẩu và Xuất
khẩu
1.
Từng Quốc gia Thành viên sẽ đảm bảo, phù hợp với Điều VIII.1 của Hiệp định GATT
1994, tất cả các phí và lệ phí dù với đặc điểm nào (ngoài thuế nhập khẩu hay
xuất khẩu, lệ phí tương đương với một khoản thuế nội địa hoặc các lệ phí nội
địa khác áp dụng phù hợp với Điều III.2 của Hiệp định GATT 1994, và thuế chống
bán phá giá và thuế đối kháng) áp dụng với hoặc liên quan tới nhập khẩu hoặc
xuất khẩu chỉ hạn chế ở số lượng xấp xỉ chi phí dịch vụ cung cấp và không phải là
bảo hộ gián tiếp với hàng hóa nội địa hoặc một khoản thuế đánh vào hàng nhập
khẩu hoặc xuất khẩu vì mục đích tài khóa.
2.
Từng Quốc gia Thành viên sẽ ngay lập tức ban hành chi tiết của các loại phí và
lệ phí áp dụng với hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu, và sẽ công bố những thông
tin đó trên mạng Internet.
Theo yêu cầu rằng các biện pháp không
được áp dụng theo cách tạo nên sự phân biệt đối xử không công bằng hoặc bất
bình đẳng giữa các Quốc gia Thành viên trong cùng một điều kiện, hoặc tạo nên
sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, không quy định nào trong Hiệp
định này sẽ được hiểu là ngăn cản việc áp dụng hoặc thực thi của các Quốc gia
Thành viên các biện pháp:
(a) cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội;
(b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc
sức khoẻ con người, động thực vật;
(c) liên quan đến việc xuất nhập khẩu
vàng hoặc bạc;
(d) cần thiết để đảm bảo tuân thủ pháp
luật và quy định không trái với các điều khoản của Hiệp định này, bao gồm những
biện pháp liên quan đến thực thi hải quan, thực thi các mặt hàng hoặc dịch vụ
độc quyền theo quy định của đoạn 4, Điều II và Điều XVII của Hiệp định GATT
1994, việc bảo vệ bằng phát minh, thương hiệu và bản quyền, và ngăn ngừa các
hành vi lừa dối;
(e) liên quan đến các sản phẩm của lao
động tù nhân;
(f) áp dụng cho việc bảo vệ tài sản quốc
gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ;
(g) liên quan đến việc bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên nếu những biện pháp đó được thực hiện liên quan đến việc hạn
chế sản xuất hoặc tiêu thụ trong nước;
(h) được thực hiện phù hợp với các nghĩa
vụ quy định trong các hiệp định hàng hoá liên chính phủ phù hợp với các tiêu
chuẩn trình lên WTO và không bị WTO từ chối hoặc đã được đệ trình mà không bị
từ chối;
(i) liên quan đến hạn chế đối với xuất
khẩu vật liệu nội địa cần thiết để đảm bảo khối lượng đáng kể vật liệu đó đối
với một ngành công nghiệp chế biến trong nước trong thời kỳ mà giá trong nước
của vật liệu đó thấp hơn giá thế giới trong chiến lược ổn định của chính phủ,
miễn là những hạn chế đó sẽ không được đưa ra để tăng xuất khẩu hoặc bảo vệ
ngành nội địa đó, và sẽ không trái với các điều khoản của Hiệp định này liên
quan đến sự không phân biệt đối xử; và
(j) quan trọng để mua hoặc phân phối sản
phẩm trong tình trạng thiếu cung chung hoặc thiếu cung trong nước, miễn là bất
kỳ một biện pháp nào như vậy sẽ phù hợp với nguyên tắc là tất cả các Quốc gia
Thành viên có thị phần bằng nhau trong nguồn cung quốc tế của các sản phẩm đó,
và rằng bất kỳ biện pháp nào như vậy không phù hợp với các điều khoản khác của
Hiệp định này sẽ được chấm dứt ngay khi các điều kiện dẫn đến việc áp dụng
chúng không tồn tại nữa.
Không gì trong Hiệp định này sẽ được
hiểu là:
(a) yêu cầu bất kỳ một Quốc gia Thành
viên nào cung cấp bất kỳ thông tin gì mà việc cung cấp đó được coi là đi ngược
lại với quyền lợi an ninh cơ bản của Quốc gia đó; hoặc
(b) ngăn cản bất kỳ một Quốc gia Thành
viên nào được thực hiện bất kỳ một biện pháp nào được coi là cần thiết để bảo
vệ quyền lợi an ninh cơ bản của nước đó:
(i) liên quan đến vật liệu hạt nhân hoặc
các vật liệu dẫn xuất từ vật liệu hạt nhân;
(ii) liên quan đến việc buôn lậu vũ khí,
đạn dược và vật dụng chiến tranh hoặc việc buôn lậu hàng hóa và vật liệu khác
được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với mục đích cung cấp cho các
cơ sở quân sự;
(iii) được thực hiện để bảo vệ cơ sở hạ
tầng công cộng quan trọng, bao gồm viễn thông, cơ sở hạ tầng nước và năng lượng
nhằm tránh những âm mưu làm vô hiệu hoá hoặc phá hoại cơ sở hạ tầng đó;
(iv) được thực hiện trong tình trạng
khẩn cấp trong nước, hoặc chiến tranh hoặc các tình trạng khẩn cấp khác trong
quan hệ quốc tế; hoặc
(c) ngăn cản bất kỳ một Quốc gia Thành
viên nào thực hiện một hành động nào thuộc trách nhiệm của Quốc gia đó theo
Hiến chương của Liên Hợp Quốc để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
Điều 10. Các biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán
Không
quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản một Quốc gia Thành viên
áp dụng bất kỳ biện pháp nào đối với cán cân thanh toán. Một Quốc gia Thành
viên áp dụng biện pháp đó sẽ tuân thủ các điều kiện trong Điều XII của Hiệp
định GATT 1994 và Tài liệu Giải thích về các Quy định Cán cân Thanh toán
trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 trong Phụ lục 1A của
Hiệp định WTO.
Điều 11. Các thủ tục thông báo
1. Trừ khi có
quy định khác trong Hiệp định này, các Quốc gia Thành viên sẽ thông báo bất kỳ
hành động hoặc biện pháp họ dự định tiến hành:
(a) có thể vô
hiệu hoặc giảm sút bất kỳ lợi ích nào đối với các Quốc gia Thành viên khác,
trực tiếp hoặc gián tiếp theo Hiệp định này; hoặc
(b) khi hành
động hoặc biện pháp đó có thể ngăn cản việc thực hiện mục tiêu nào của Hiệp
định này.
2. Không ảnh hưởng tới nghĩa vụ chung
của các Quốc gia Thành viên trong đoạn 1 của Điều này, các thủ tục thông báo sẽ
áp dụng, nhưng không cần thiết phải giới hạn, đối với những thay đổi như nêu
trong PHỤ LỤC 1 và các sửa đổi Phụ lục này.
3. Một Quốc gia Thành viên sẽ thông báo
cho Hội nghị các Quan chức Kinh tế Cao cấp (SEOM) và Ban Thư ký ASEAN trước khi
áp dụng hành động hay biện pháp nêu trong đoạn 1 của Điều này. Trừ khi có quy
định khác trong Hiệp định này, thông báo sẽ được thực hiện ít nhất sáu mươi
(60) ngày trước khi hành động hoặc biện pháp đó có hiệu lực. Một Quốc gia Thành
viên đề xuất áp dụng một hành động hoặc biện pháp sẽ tạo cơ hội đầy đủ để thảo
luận trước với các Quốc gia Thành viên khác có lợi ích trong hành động hoặc
biện pháp có liên quan.
4. Thông báo hành động hoặc biện pháp
định áp dụng của một Quốc gia Thành viên phải bao gồm:
(a) mô tả hành động hoặc biện pháp sẽ
được áp dụng;
(b) các lý do thực hiện hành động hoặc
biện pháp đó; và
(c) ngày dự kiến thực hiện và thời hạn
áp dụng hành động hoặc biện pháp đó.
5. Nội dung của thông báo và tất cả các
thông tin liên quan đến thông báo sẽ được xử lý như thông tin mật.
6. Ban Thư ký ASEAN sẽ đóng vai trò là
cơ quan trung tâm về đăng ký thông báo, gồm các bình luận bằng văn bản và kết
quả các cuộc thảo luận. Quốc gia Thành viên liên quan sẽ gửi cho Ban Thư ký
ASEAN một bản sao của các bình luận nhận được. Ban Thư ký ASEAN sẽ lưu ý các
Quốc gia Thành viên về các yêu cầu thông báo, theo quy định trong đoạn 4 của
Điều này, là vẫn chưa đầy đủ. Ban Thư ký ASEAN sẽ công bố các thông tin liên
quan tới các thông báo về yêu cầu của bất kỳ Quốc gia Thành viên nào.
7. Quốc gia Thành viên liên quan sẽ,
không phân biệt đối xử, tạo ra các cơ hội đầy đủ cho các Quốc gia Thành viên
khác đưa ra các ý kiến đóng góp bằng văn bản và thảo luận các đề xuất này nếu
có yêu cầu. Các thảo luận của Quốc gia Thành viên liên quan với các Quốc gia Thành
viên khác sẽ nhằm mục đích làm rõ hơn về hành động hoặc biện pháp đó. Quốc gia
Thành viên sẽ xem xét thỏa đáng những ý kiến đóng góp bằng văn bản và thảo luận
về việc thực hiện hành động hoặc biện pháp đó.
8. Các Quốc gia Thành viên khác sẽ gửi
các ý kiến đóng góp của mình trong vòng 15 ngày kể từ khi có thông báo. Việc
một Quốc gia Thành viên không gửi các ý kiến đóng góp của mình trong khoảng
thời gian được quy định ở trên sẽ không ảnh hưởng đến quyền của bên đó được xem
xét khả năng áp dụng Điều 88 (ACT-ACB-DSM).
Điều 12. Công bố và quản lý các quy tắc thương mại
1. Điều X của Hiệp định GATT 1994 sẽ
được bổ sung và là một phần không thể tách rời của Hiệp định này, với sự điều
chỉnh phù hợp.
2. Ở
mức độ có thể, mỗi Quốc gia Thành viên sẽ công bố luật pháp, quy định, quyết
định và phán quyết như theo quy định trong Điều X của Hiệp định GATT 1994 trên
Internet.
Điều 13. Cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN
1.
Một Cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN lưu trữ luật thương mại và hải quan và thủ
tục của tất cả các Quốc gia Thành viên sẽ được thành lập và để cho công chúng
tiếp cận thông qua mạng Internet.
2. Cơ
sở dữ liệu thương mại ASEAN sẽ lưu trữ các thông tin liên quan tới thương mại
như; (i) biểu thuế; (ii) thuế MFN, thuế suất ưu đãi trong Hiệp định này và các
Hiệp định khác giữa ASEAN và các Nước Đối thoại; (iii) Quy tắc Xuất xứ; (iv)
các biện pháp phi thuế; (v) luật và quy tắc thương mại và hải quan quốc gia;
(vi) thủ tục và các yêu cầu tài liệu; (vii) phán quyết hành chính; (viii) thông
lệ tốt nhất trong thuận lợi hóa thương mại do các Quốc gia Thành viên áp dụng;
và (ix) danh sách các thương nhận hợp pháp của các Quốc gia Thành viên.
3.
Ban Thư ký ASEAN sẽ duy trì và cập nhật Cơ sở dữ liệu Thương mại ASEAN dựa trên
thông báo của các Quốc gia Thành viên theo quy định trong Điều 11.
1.
Không có quy định nào trong Hiệp định này sẽ được hiểu là yêu cầu bất kỳ Quốc
gia Thành viên nào cung cấp thông tin bí mật cản trở việc thực thi luật pháp; hoặc trái với lợi ích công cộng, hoặc
ảnh hưởng tới lợi ích thương mại hợp pháp của bất kỳ một doanh nghiệp nhà nước
hay tư nhân cụ thể.
2.
Không quy định nào trong Hiệp định này được coi là yêu cầu một Quốc gia Thành
viên cung cấp thông tin liên quan tới tình hình hoặc tài khoản khách hàng của
một thể chế tài chính.
3.
Từng Quốc gia Thành viên phải căn cứ theo luật pháp và quy định của mình duy
trì sự bảo mật của các thông tin mật do Quốc gia Thành viên khác cung cấp căn
cứ theo Hiệp định này.
4.
Mặc dù có các quy định trên, đoạn 1, 2 và 3 của Điều khoản này sẽ không áp dụng
với Chương 6.
Tất
cả các thông tin và tài liệu chính thức được trao đổi giữa các Quốc gia Thành
viên liên quan đến việc thực hiện Hiệp định này sẽ là văn bản và bằng ngôn ngữ
tiếng Anh.
Điều 16. Tăng cường tham gia của các Quốc gia Thành
viên
1. Việc tăng cường sự tham gia của các
Quốc gia Thành viên sẽ được đẩy mạnh thông qua sự linh hoạt đã được thống nhất
từ trước về các quy định của Hiệp định này. Những linh hoạt thống nhất từ trước
này sẽ được nêu trong các quy định dưới đây.
Xây
dựng năng lực sẽ được cung cấp thông qua thực hiện hiệu quả các chương trình
tăng cường năng lực, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của từng Quốc gia Thành
viên như Chương trình làm việc theo sáng kiến về Hội nhập ASEAN (IAI) và các
sáng kiến xây dựng năng lực khác.
Điều 18. Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ địa
phương và khu vực
1. Từng Quốc gia Thành viên sẽ thực hiện
các biện pháp hợp lý có thể để bảo đảm sự tuân thủ các quy định của Hiệp định
này của chính quyền và cơ quan cấp địa phương và khu vực trong lãnh thổ của
mình.
2. Để hoàn thành nghĩa vụ và cam kết
theo Hiệp định này, mỗi Quốc gia Thành viên sẽ nỗ lực đảm bảo sự tuân thủ của
các tổ chức phi chính phủ trong việc thực hiện các quyền theo ủy quyền của
chính quyền hoặc các cơ quan trung ương, khu vực hoặc địa phương trên lãnh thổ
của mình.
Điều 19. Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan
1. Trừ khi được quy định khác đi trong
Hiệp định này, các Quốc gia Thành viên sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tất cả các
sản phẩm trong quan hệ thương mại giữa các Quốc gia Thành viên vào năm 2010 đối
với ASEAN 6[1] và vào năm 2015, với linh hoạt tới năm 2018, cho các nước CLMV[2].
2. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ cắt giảm
và/hoặc loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ của các Quốc gia Thành viên
khác theo các mô hình sau đây:
(a) Thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm
trong Lộ trình A trong biểu tự do hóa thuế quan của từng Quốc gia Thành
viên sẽ được loại bỏ vào năm 2010 đối với các nước ASEAN-6 và 2015 đối với CLMV
theo lộ trình cam kết trong đó. Lộ trình A của từng Quốc gia Thành viên sẽ đảm
bảo đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Đối với các nước ASEAN 6, vào ngày
1/1/2009:
- Thuế nhập khẩu của ít nhất 80% các
dòng thuế được xóa bỏ;
- Thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm
Công nghệ Thông tin (ICT) như định nghĩa trong Hiệp định Khung e-ASEAN được xóa
bỏ;
- Thuế nhập khẩu đối với tất cả các
Ngành Hội nhập Ưu tiên (PIS) ở mức không phần trăm (0%), trừ những sản phẩm
thuộc danh mục loại trừ khỏi Nghị định thư về Hiệp định Khung ASEAN về Hội nhập
các Ngành Ưu tiên và bất kỳ điều chỉnh nào của Nghị định thư; và
- Thuế nhập khẩu đối với tất cả các sản
phẩm bằng hoặc thấp hơn năm phần trăm (5%)
(ii) Đối với Lào, Myaamar và Việt Nam,
thuế nhập khẩu đối với tất cả các sản phẩm bằng hoặc thấp hơn năm phần trăm
(5%) từ ngày 1/1/2009; và
(iv) Với Campuchia, thuế nhập khẩu của
ít nhất tám mươi phần trăm (80%) các dòng thuế bằng hoặc thấp hơn năm phần trăm
(5%) từ ngày 1/1/2009;
(v) Thuế nhập khẩu của một số sản phẩm
của CLMV, không vượt quá 7% số dòng thuế sẽ xóa bỏ vào năm 2018. Danh mục các
sản phẩm và lộ trình giảm thuế của các sản phẩm này sẽ được các nước CLMV xác
định không muộn hơn ngày 1/1/2014;
(b) Thuế nhập khẩu của các sản phẩm ICT
trong Lộ trình B của từng nước CLMV sẽ được xóa bỏ theo ba giai đoạn là 2008,
2009 và 2010 phù hợp với lộ trình quy định trong đó;
(c) Thuế nhập khẩu của các sản phẩm PIS
trong Lộ trình C của từng nước CLMV sẽ xóa bỏ vào năm 2012 phù hợp với lộ trình
quy định trong đó;
(d) Thuế nhập khẩu với các sản phẩm nông
nghiệp chưa chế biến trong Lộ trình D của từng Quốc gia Thành viên sẽ
được cắt giảm hoặc xóa bỏ xuống mức 0 tới 5% vào năm 2010 đối với ASEAN-6; 2013
đối với Việt Nam; 2015 đối với Lào và Myanmar; và 2017 đối với Campuchia, phù
hợp với lộ trình giảm thuế quy định trong đó. Mặc dù vậy, thuế nhập khẩu đối
với sản phẩm đường của Việt Nam sẽ giảm xuống 0-5% vào năm 2010;
(e) Các sản phẩm nông nghiệp chưa chế
biến trong Lộ trình E của từng Quốc gia Thành viên sẽ có thuế nhập khẩu
MFN áp dụng giảm xuống 20% vào năm 2010 phù hợp với lộ trình quy định trong đó;
(f) Các sản phẩm trong Lộ trình F
của Thái lan và Việt Nam, lần lượt sẽ có mức thuế suất ngoài hạn ngạch cắt giảm
theo lộ trình giảm thuế phù hợp với phân loại của các sản phẩm.
(g) Thuế nhập khẩu đối với sản phẩm xăng
dầu trong Lộ trình G của Campuchia và Việt Nam lần lượt sẽ được giảm
xuống phù hợp với lộ trình được tất cả các Quốc gia Thành viên đồng ý và quy
định trong đó;
(h) Các sản phẩm trong Lộ trình H
của từng Quốc gia Thành viên sẽ không phải cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế với những
lý do nêu trong Điều 8 (Ngoại lệ chung);
(i) Cắt giảm và xóa bỏ thuế nhập khẩu sẽ
thực hiện bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 hàng năm; và
(j) Thuế suất cơ sở để cắt giảm hoặc xóa
bỏ thuế nhập khẩu sẽ là mức Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực chung (CEPT) vào thời
điểm có hiệu lực của Hiệp định này;
3. Trừ khi có quy định khác trong Hiệp
định, không Quốc gia Thành viên nào sẽ hủy bỏ hoặc điều chỉnh bất kỳ một ưu đãi
thuế quan nào áp dụng phù hợp với lộ trình giảm thuế trong PHỤ LỤC 2 đề
cập trong đoạn 5 của Điều này.
4. Trừ khi có quy định khác trong Hiệp
định, không Quốc gia Thành viên nào có thể tăng thuế suất hiện hành trong lộ
trình được xây dựng theo các quy định trong đoạn 2 của Điều này đối với một sản
phẩm có xuất xứ.
5. Trừ quy định trong đoạn 2 (a) (iv)
của Điều này, lộ trình giảm thuế chi tiết để thực hiện các mô hình cắt giảm
và/hoặc xóa bỏ thuế nhập khẩu quy định trong đoạn 2 của Điều này phải được hoàn
thành trước khi Hiệp định này có hiệu lực đối với các nước ASEAN-6 và sáu (6)
tháng sau khi Hiệp định này có hiệu lực đối với các nước CLMV, và là một phần
không thể tách rời của Hiệp định này.
Điều 20. Xóa bỏ Hạn
ngạch Thuế quan
1. Trừ khi có quy định khác trong Hiệp
định này, từng Quốc gia Thành viên cam kết không áp dụng Hạn ngạch Thuế quan
(TRQs) đối với nhập khẩu bất kỳ loại hàng hóa nào có xuất xứ ở các Quốc gia
Thành viên khác hoặc đối với xuất khẩu bất kỳ hàng hóa nào tới lãnh thổ của các
Quốc gia Thành viên khác.
2. Việt Nam và Thái lan sẽ xóa bỏ TRQs như
sau:
(a) Thái lan sẽ xóa bỏ trong ba (3) giai
đoạn vào ngày 1/1/2008, 2009 và 2010;
(b) Việt Nam sẽ xóa bỏ trong ba (3) giai
đoạn vào ngày 1/1/2013, 2014 và 2015.
Điều 21. Ban hành
Văn bản pháp lý
1. (a) Từng Thành viên sẽ, không muộn
hơn chín mươi (90) ngày đối với ASEAN-6 và 6 tháng đối với CLMV sau khi Hiệp
định này có hiệu lực ban hành một văn bản pháp lý phù hợp với luật pháp và quy
định của mình để tạo hiệu lực cho việc thực hiện lộ trình tự do hóa thuế quan
cam kết theo Điều 19 (Cắt giảm hoặc Xóa bỏ Thuế nhập khẩu).
(b) Văn bản pháp lý ban hành căn cứ theo
đoạn 1 (a) của Điều này sẽ có giá trị thực thi hồi tố từ ngày 1 tháng 1 của năm
Hiệp định này có hiệu lực.
(c) Trong trường hợp khi một văn bản
pháp lý chung không thể được ban hành, các văn bản pháp lý để tạo hiệu lực cho
thực hiện cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan của từng năm sẽ được ban hành ít nhất
ba (3) tháng trước ngày thực hiện hiệu lực.
2. Các Quốc gia Thành viên có thể quyết
định tiến hành rà soát các sản phẩm trong Lộ trình D và E với mục
đích cải thiện tiếp cận thị trường đối với những sản phẩm. Nếu một sản phẩm
thuộc diện rà soát được thống nhất loại khỏi các Lộ trình nêu trên, sản phẩm đó
sẽ được đặt trong Lộ trình A của các Quốc gia Thành viên đó và phải
thuộc diện xóa bỏ thuế nhập khẩu của Lộ trình đó.
1. Các sản phẩm mà thuế quan của Quốc
gia Thành viên xuất khẩu đã đạt hoặc ở mức 20% hoặc thấp hơn, và đáp ứng được
các quy định về quy tắc xuất xứ như được quy định tại Chương 3 (Quy tắc Xuất
xứ), sẽ tự động được hưởng cam kết thuế quan của Quốc gia Thành viên nhập khẩu
như được quy định phù hợp với các quy định của Điều 19 (Loại bỏ hoặc cắt giảm
thuế quan).
2. Các sản phẩm trong Lộ trình H
sẽ không được hưởng ưu đãi thuế theo quy định của Hiệp định này.
Điều 23. Tạm thời sửa đổi hoặc ngừng các cam kết
1.
Trong những hoàn cảnh đặc biệt ngoài quy định trong Điều 86 (Tự vệ), Điều 10
(BOP), và Điều 24 (Xử lý Nghị định thư về Gạo và Đường) khi một Quốc gia Thành
viên gặp phải những khó khăn không lường trước khi thực hiện các cam kết thuế,
Quốc gia Thành viên đó có thể yêu cầu tạm thời sửa đổi hoặc ngừng cam kết trong
lộ trình cam kết trong Điều 19 (Cắt giảm hoặc Loại bỏ Thuế quan).
2.
Một Quốc gia Thành viên muốn áp dụng các quy định tại đoạn 1 của Điều này (sau
đây được gọi là “Quốc gia Thành viên đề nghị”), sẽ đệ trình bằng văn bản việc
tạm thời sửa đổi hoặc ngừng nhân nhượng tới Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN ít nhất 180 ngày trước ngày mà việc tạm thời sửa đổi hoặc dừng thực hiện
các cam kết có hiệu lực.
3. Các
Quốc gia Thành viên quan tâm tới tham gia tham vấn hoặc đàm phán với Quốc gia
Thành viên đề nghị, căn cứ theo Điều 4 của Điều này, sẽ thông báo cho tất cả
các Quốc gia Thành viên ASEAN khác về sự quan tâm này trong vòng chín mươi (90)
ngày sau thông báo của các Quốc gia Thành viên đề nghị về sửa đổi hoặc ngừng
nhân nhượng tạm thời.
4. Sau khi thông báo căn cứ theo đoạn 2
của Điều này, Quốc gia Thành viên đề nghị sẽ tham gia tham vấn hoặc đàm phán
với các Quốc gia Thành viên đã thông báo theo đoạn 3 của Điều này. Khi đàm phán
với các Quốc gia Thành viên có lợi ích cung cấp đáng kể[3], Quốc gia Thành viên đề nghị sẽ duy trì một
mức độ ưu đãi cùng có lợi và có đi có lại không kém thuận lợi hơn cho thương
mại của tất cả các Quốc gia Thành viên có lợi ích cung cấp đáng kể so với mức
ưu đãi quy định trong Hiệp định này trước các cuộc đàm phán đó. Mức ưu đãi này
có thể bao gồm các điều chỉnh đền bù có liên quan tới hàng hóa khác. Các biện
pháp điều chỉnh đền bù dưới hình thức thuế quan sẽ được dành cho tất các các
Quốc gia Thành viên trên cơ sở không phân biệt đối xử.
5. Hội đồng AFTA sẽ được thông báo kết
quả các cuộc tham vấn hoặc đàm phán căn cứ theo đoạn 3 và 4 của Điều này ít
nhất bốn nhăm (45) ngày trước khi Quốc gia Thành viên áp dụng có ý định thực
hiện tạm dừng sửa đổi hoặc ngừng cam kết. Thông báo này sẽ bao gồm giải thích
của Quốc gia Thành việc đề nghị về sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp đó
và sẽ cung cấp lộ trình dự kiến liên quan tới việc sửa đổi hoặc ngừng cam kết
và khoảng thời gian các Quốc gia Thành viên có ý định áp dụng biện pháp.
6. Trong trường hợp các cuộc tham vấn
hoặc đàm phán căn cứ theo đoạn 3 và 4 của Điều này không đạt được thỏa thuận,
thông báo cho Hội đồng AFTA sẽ gồm yêu cầu khuyến nghị của Hội đồng AFTA.
7. Hội đồng AFTA sẽ ban hành phê chuẩn
hoặc khuyến nghị trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được thông báo
căn cứ theo đoạn 5 của Điều này.
8. Trong trường hợp tình trạng làm phát
sinh yêu cầu tạm thời sửa đổi hoặc ngừng cam kết không còn tồn tại, Quốc gia
Thành viên đề nghị sẽ ngay lập tức khôi phục lại cam kết thuế và thông báo cho
Hội đồng AFTA một cách phù hợp. Khi khôi phục lại cam kết thuế hoặc chấm dứt
việc ngừng cam kết, Quốc gia Thành viên đề nghị sẽ áp dụng mức thuế suất mà
Quốc gia đó phải áp dụng theo các cam kết trong lộ trình nếu việc trì hoãn hoặc
ngừng cam kết chưa diễn ra.
9. Trong trường hợp không có phê chuẩn
hoặc khuyến nghị của Hội đồng AFTA căn cứ theo đoạn 7 của Điều này, và Quốc gia
Thành viên áp dụng vẫn tiếp tục tạm thời sửa đổi hoặc ngừng cam kết. Quốc gia
Thành viên với lợi ích cung cấp đáng kể sẽ tự do tiến hành trả đũa sau ba mươi
(30) ngày, nhưng không muộn hơn chín mươi (90) ngày sau khi Quốc gia Thành viên
tiến hành sửa đổi hoặc ngừng cam kết, để sửa đổi hoặc ngừng cam kết gần như
tương đương của Quốc gia Thành viên áp dụng. Các Quốc gia Thành viên áp dụng sẽ
ngay lập tức thông báo cho Hội đồng AFTA những hành động trả đũa đó.
Điều khoản 24. Đối
xử đặc biệt đối với Gạo và Đường
Nghị định thư về đối xử đặc biệt đối
với Gạo và Đường được ký ngày 23
tháng 8 năm 2007 sẽ là phần không thể tách rời của Hiệp định này.
Nhằm
mục đích thực hiện Chương này:
(a) nghề
nuôi trồng thuỷ sản nghĩa là việc nuôi trồng các sinh vật dưới nước bao gồm
cá, loài động vật thân mềm, loài giáp xác, loài động vật không xương sống và
các loài thực vật dưới nước khác, từ nguồn giống như là trứng, cá giống, cá con
và ấu trùng, bằng việc can thiệp vào quá trình nuôi trồng hoặc các khâu sinh
trưởng để tăng sản lượng như dự trữ liên tục, cho ăn, hoặc bảo vệ khỏi các loài
động vật ăn thịt;
(b) chi
phí, bảo hiểm và cước phí (CIF) nghĩa là giá trị của hàng hoá nhập khẩu, và
bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm đến cảng hoặc địa điểm nhập cảnh vào nước
nhập khẩu. Việc định giá phải được tiến
hành theo Điều VII của GATT 1994 và Hiệp định về Thực thi Điều vi của Điều VII GATT 1994 như được đề cập trong phụ lục 1A của Hiệp định WTO;
(c) FOB
nghĩa là giá trị của hàng hoá được giao tại boong tàu, bao gồm chi phí vận tải
đến cảng hoặc khu vực giao hàng cuối cùng tại nước ngoài. Việc định giá phải được tiến hành theo Điều VII của GATT 1994 và Hiệp định về Thực thi Điều vi của Điều VII GATT 1994 như được đề cập trong phụ lục 1A của Hiệp định WTO;
(d) Nguyên
tắc kế toán được áp dụng phổ biến (GAAP) nghĩa là sự đồng thuận được công
nhận và sự ủng hộ đáng kể từ các cấp có thẩm quyền tại lãnh thổ của Quốc gia
Thành viên, dưới sự tôn trọng việc ghi nhận doanh thu, phí tổn, chi phí, tài
sản và công nợ; việc công bố thông tin; và việc chuẩn bị các báo cáo tài chính.
Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm các nguyên tắc lớn của việc áp dụng chung
cũng như các chuẩn mực chi tiết, việc thực hành và các thủ tục;
(e) hàng
hoá bao gồm các nguyên liệu và/hoặc sản phẩm, có xuất xứ thuần túy hoặc được
sản xuất toàn bộ, kể
cả những sản phẩm có thể sẽ được sử dụng làm nguyên vật liệu cho một quá trình
sản xuất khác sau này. Vì mục đích của Chương này, các thuật ngữ “hàng hoá”
và “sản phẩm” có thể được sử dụng thay thế cho nhau;
(f) nguyên
vật liệu giống nhau và có thể thay thế cho nhau nghĩa là những nguyên vật liệu
cùng loại và có chất lượng như nhau, có cùng
đặc tính vật lý và kỹ thuật, và sau khi các nguyên vật liệu
này được kết hợp lại để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh thì không thể chỉ ra sự khác
biệt về xuất xứ vì bất kỳ sự ghi nhãn nào,…;
(g) nguyên
vật liệu nghĩa là vật phẩm hoặc vật chất được sử dụng hoặc tiêu dùng trong
quá trình sản xuất hàng hoá hoặc được kết hợp tự nhiên
với một hàng hoá khác hoặc tham gia vào một quy trình sản xuất ra hàng hóa khác;
(h) hàng
hoá có xuất xứ hoặc nguyên vật liệu có
xuất xứ nghĩa là hàng hoá hoặc nguyên vật liệu đáp
ứng tiêu chí xuất xứ theo các quy định của Chương này;
(i) vật liệu đóng gói và bao gói để vận chuyển nghĩa là hàng hoá được sử dụng để bảo vệ
sản phẩm trong quá trình vận chuyển sản phẩm đó mà không phải là vật liệu đóng
gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ;
(j) sản
xuất nghĩa là là các phương thức để tạo ra hàng hoá bao gồm trồng trọt,
khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, gây giống, chiết xuất, thu lượm, thu nhặt, săn
bắt, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, sản xuất, gia công hay lắp ráp; và
(k) quy
tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể nghĩa là quy tắc yêu cầu nguyên liệu
phải trải qua quá trình thay đổi mã số hàng hoá hoặc trải qua công đoạn gia
công, chế biến của hàng hoá, hoặc phải đáp ứng tiêu chí Hàm lượng giá trị khu
vực hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên;
Vì mục đích
của Hiệp định này, một hàng hoá được nhập khẩu vào lãnh thổ của một Quốc gia
Thành viên từ Quốc gia Thành viên khác phải được đối xử như một hàng hoá có
xuất xứ nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ dưới đây:
(a) hàng
hoá có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Quốc
gia Thành viên xuất khẩu như trình bày và định nghĩa trong Điều 27 (Hàng hoá có
xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ); hay
(b) hàng
hoá có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ
tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu, với điều kiện hàng hoá này phù hợp với Điều
28 (Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ) hoặc
Điều 30 (xuất xứ cộng gộp).
Điều 27. Hàng hoá có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ
Trong phạm
vi Điều 26 (a), những hàng hoá sau đây phải được xem là có xuất xứ thuần túy
hoặc được sản xuất toàn bộ tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu:
(a) Thực
vật và các sản phẩm từ thực vật, bao gồm trái cây, hoa, rau, cây, tảo biển, nấm
và các thực vật sống, được trồng và thu hoạch, hái và thu lượm tại Quốc gia
Thành viên xuất khẩu;
(b) Động
vật sống, bao gồm động vật có vú, chim, cá, loài giáp xác, loài không xương
sống, loài bò sát, vi khuẩn và vi rút, sinh trưởng và được nuôi dưỡng tại Quốc
gia Thành viên xuất khẩu;
(c) Hàng
hoá thu được từ Quốc gia Thành viên xuất khẩu;
(d) Hàng
hoá thu được từ săn bắn, bẫy, câu, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, thu gom và
đánh bắt được tiến hành tại Quốc gia Xuất khẩu thành viên;
(e) Khoáng
sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, chưa được liệt kê từ khoản (a) đến (d)
của Điều này và được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới
đáy biển;
(f) Sản
phẩm đánh bằng tàu được đăng ký với một Quốc gia Thành viên và có treo cờ của
Quốc gia Thành viên đó và các sản phẩm khác[4] được khai thác từ vùng lãnh hải,
đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài vùng lãnh hải[5] của Quốc gia Thành viên
đó, với điều kiện Quốc gia Thành viên đó có quyền khai thác vùng lãnh hải, đáy
biển và dưới đáy biển đó theo luật quốc tế[6];
(g) Sản
phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển khác được đánh bắt từ vùng biển cả bằng
được đăng ký với một Quốc gia Thành viên và được phép treo cờ của Quốc gia
Thành viên đó;
(h) Sản
phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu được đăng ký với một
Quốc gia Thành viên và được phép treo cờ của Quốc gia Thành viên đó, trừ các
sản phẩm được quy định trong khoản (g) của Điều này;
(i) Các vật
phẩm được thu nhặt tại nước đó nhưng không còn thực hiện được những chức năng
ban đầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ
hoặc dùng làm các nguyên vật liệu, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;
(j) Phế
thải và phế liệu có nguồn gốc từ:
(i) quá
trình sản xuất tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu; hoặc
(ii) hàng
hoá đã qua sử dụng được thu nhặt tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu; với điều
kiện những hàng hoá đó chỉ phù hợp làm nguyên vật liệu thô; và
(k) Hàng
hoá thu được hoặc được sản xuất tại Quốc gia Thành viên xuất khẩu từ các sản
phẩm được quy định từ khoản (a) đến (j) của Điều này.
Điều 28. Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý hoặc không được sản xuất toàn bộ
1. (a) Vì
mục đích của Điều 26(b), hàng hoá được coi là có xuất xứ tại Quốc gia Thành
viên nơi diễn ra việc sản xuất hoặc chế biến hàng hoá đó:
(i) nếu
hàng hoá có hàm lượng giá trị khu vực (sau đây được gọi là “Hàm lượng giá trị
ASEAN” hoặc “Hàm lượng giá trị khu vực (RVC)”) không dưới bốn mươi phần trăm
(40%) tính theo công thức nêu tại Điều 29; hoặc
(ii) nếu
tất cả các nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hoá đó
đã trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hoá (được nêu ở dưới đây là “CTC”)
ở cấp bốn số của Hệ thống hài hoà.
(b) Mỗi
Quốc gia Thành viên phải cho phép nhà nhập khẩu hàng hoá được quyết định sử
dụng khoản 1(a)(i) hoặc 1(a)(ii) của Điều này khi quyết định liệu hàng hoá có
đủ tiêu chuẩn là hàng hóa có xuất xứ của Quốc gia Thành viên đó hay không.
2. (a) Bất
chấp đoạn 1 của Điều này, hàng hoá được liệt kê trong Phụ lục 3 [Danh mục Tiêu
chí xuất xứ sản phẩm cụ thể] đủ tiêu chuẩn là hàng hoá có xuất xứ nếu hàng hoá
đó thoả mãn những quy tắc chi tiết hoá sản phẩm nêu tại đó.
(b) Khi quy
tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể cho phép lựa chọn các quy tắc từ quy tắc
xuất xứ dựa trên RVC, quy tắc xuất xứ dựa trên CTC, một hoạt động chế biến hoặc
sản xuất cụ thể, hoặc một sự kết hợp bất kỳ của các quy tắc trên, mỗi Quốc gia
Thành viên phải cho phép nhà nhập khẩu hàng hoá quyết định sử dụng quy tắc nào
khi xem xét hàng hoá có đủ tiêu chuẩn là hàng hoá có xuất xứ của Quốc gia Thành
viên hay không.
(c) Khi quy
tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể chỉ ra một RVC cụ thể, đòi hỏi RVC của hàng
hoá phải được tính theo công thức nêu tại Điều 29.
(d) Khi quy
tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể đòi hỏi nguyên vật liệu sử dụng phải trải
qua CTC hoặc một hoạt động chế biến hoặc sản xuất cụ thể, những quy tắc này chỉ
áp dụng được với nguyên vật liệu không có xuất xứ.
3. Bất kể được quy định tại đoạn 1 và 2 của Điều này, một hàng hoá
được bao hàm trong phần đính kèm A hoặc B của Tuyên bố Bộ trưởng về thương
mại trong sản phẩm công nghệ thông tin được thông qua tại Hội nghị Bộ
trưởng WTO ngày 13 tháng 12 năm 1996, được nêu như Phụ lục 4 [Danh mục ITA],
phải được xem là có xuất xứ tại Quốc gia Thành viên nếu hàng hoá đó được
lắp ráp từ các nguyên vật liệu nêu tại cùng Phụ lục này.
Điều 29. Công thức tính Hàm lượng giá trị khu vực
1. Vì mục
đích của Điều 28, công thức tính Hàm lượng giá trị ASEAN hay RVC như sau:
(a)
Phương pháp trực tiếp
RVC = |
Chi phí nguyên vật liệu
ASEAN |
+ |
Chi phí nhân công trực tiếp |
+ |
Chi phí phân bổ trực tiếp |
+ |
Chi phí khác |
+ |
Lợi nhuận |
X 100 % |
Giá FOB |
|
hoặc
(b)
Phương pháp gián tiếp
RVC = |
Giá FOB |
- |
Giá trị của nguyên vật liệu,
phụ tùng hoặc hàng hoá không có xuất xứ |
x 100 % |
Giá FOB |
|
2. Vì
mục đích tính RVC được quy định trong đoạn 1 của Điều này:
(a) Chi
phí nguyên vật liệu ASEAN là giá CIF của nguyên vật liệu, phụ tùng
hoặc hàng hoá thu được hoặc được tự sản xuất bởi nhà sản xuất trong quá trình
sản xuất hàng hoá;
(b) Giá
trị nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hoá không có xuất xứ là:
(i)
Giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của hàng hoá hoặc thời điểm nhập khẩu được
chứng minh; hoặc
(ii)
Giá xác định ban đầu trả cho hàng hoá không xác định được xuất xứ tại lãnh thổ
của Quốc gia Thành viên nơi diễn ra hoạt động sản xuất hoặc chế biến;
(c) Chi
phí nhân công trực tiếp bao gồm lương, thù lao và các khoản phúc lợi khác
cho người lao động liên quan đến quá trình sản xuất;
(d)
Việc tính toán chi phí phân bổ trực tiếp phải bao
gồm, nhưng không giới hạn, các hạng mục tài sản thực liên quan tới quá trình
sản xuất (bảo hiểm, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa và bảo trì, thuế, lãi cầm cố); các khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an
ninh nhà máy, bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và nguyên vật liệu sử dụng trong quá
trình sản xuất hàng hoá); các chi phí tiện ích (năng
lượng, điện, nước và các chi phí tiện ích khác đóng góp trực tiếp vào quá trình
sản xuất hàng hoá); nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo; khuôn rập, khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu
hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và thiết bị; tiền bản quyền sáng chế (có
liên quan đến máy móc hoặc quy trình sản xuất có bản quyền hoặc quyền sản xuất hàng hoá); kiểm tra và thử nghiệm nguyên vật liệu và hàng hoá, lưu trữ và sắp xếp trong nhà máy; xử lý các chất thải
có thể tái chế; và các yếu tố chi phí trong việc tính toán giá trị của nguyên
vật liệu thô như chi phí cảng, chi phí giải
phóng hàng và thuế nhập khẩu phải trả cho các thành phần chịu thuế; và
(e) Giá
FOB nghĩa là giá trị hàng hóa sau khi được giao qua lan can tàu như định nghĩa tại Điều 25.
Giá FOB được xác định bằng cách cộng giá trị của các nguyên vật liệu, chi phí
sản xuất, lợi nhuận và các chi phí khác.
3.
Các Quốc gia Thành viên phải quyết định và duy trì một phương pháp tính RVC.
Các Quốc gia Thành viên được linh hoạt trong việc chuyển đổi phương pháp tính với điều kiện sự thay đổi đó phải được thông
báo cho Hội đồng AFTA ít nhất là sáu (6) tháng trước khi áp dụng phương pháp
mới. Việc
xác minh của Quốc gia Thành viên nhập khẩu đối với cách
tính hàm lượng giá trị ASEAN phải được thực hiện bằng phương pháp tính toán mà Quốc gia Thành viên xuất khẩu đang áp dụng.
4.
Khi xác định Hàm lượng giá trị ASEAN, các Quốc gia Thành viên phải tuân thủ
chặt chẽ các hướng dẫn về cách tính chi phí quy định tại phụ lục 5 (hướng dẫn tính chi phí).
5.
Nguyên vật liệu mua được trong nước do các doanh nghiệp được thành lập theo quy
định của pháp luật nước đó sản xuất ra sẽ được coi là đáp ứng các yêu cầu về
xuất xứ của
Hiệp định này; các nguyên vật liệu mua được trong nước từ các nguồn khác sẽ phải chịu sự kiểm tra về xuất xứ chiểu theo
Điều 57 [Xác định trị giá hải quan]
vì mục đích xác định xuất xứ.
6.
Giá trị của hàng hoá trong Chương này phải được
xác định theo các điều khoản của Điều 57 [Xác định trị giá hải quan].
Điều 30. Cộng gộp
1.
Trừ khi không được quy định trong Hiệp định này, hàng hoá có xuất xứ từ một
Quốc gia Thành viên, được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một Quốc gia Thành viên khác để sản xuất ra một
sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ được coi là có xuất xứ của Quốc gia
Thành viên sản xuất ra sản phẩm đó.
2. Nếu RVC
của nguyên vật liệu nhỏ hơn bốn mươi phần trăm (40%), Hàm lượng giá trị ASEAN
này sẽ được cộng gộp theo đúng tỉ lệ thực tế vào hàm lượng nội địa với điều
kiện hàm lượng giá trị ASEAN này bằng hoặc lớn hơn hai mươi phần trăm (20%).
Các hướng dẫn cụ thể được quy định tại Phụ lục 6 (Hướng dẫn về CRO).
Điều 31. Những công đoạn gia công và chế biến đơn giản
1. Những
công đoạn gia công chế biến dưới đây, khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp
với nhau được xem là giản đơn và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng
hoá:
(a) bảo đảm
việc bảo quản hàng hoá trong tình trạng tốt khi vận chuyển hoặc lưu kho;
(b) hỗ trợ
cho việc gửi hàng hoặc vận chuyển; và
(c) đóng
gói hoặc trưng bày hàng hoá để bán.
2. Hàng hóa
có xuất xứ của một Quốc gia Thành viên vẫn giữ nguyên xuất xứ ban đầu khi nó
được xuất khẩu từ một Quốc gia Thành viên khác nơi các công đoạn được thực hiện
không vượt quá những công đoạn gia công, chế biến đơn giản quy định tại khoản 1
của điều này.
1. Hàng hoá
sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng đầy đủ những quy định của Chương này
và phải được vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của Quốc gia Thành viên xuất khẩu
và Quốc gia Thành viên nhập khẩu.
2. Các
phương thức được liệt kê dưới đây cũng được coi là vận chuyển trực tiếp từ Quốc
gia Thành viên xuất khẩu tới Quốc gia Thành viên nhập khẩu:
(a) hàng
hoá được vận chuyển từ Quốc gia Thành viên xuất khẩu đến Quốc gia Thành viên
nhập khẩu;
(b) hàng
hoá được vận chuyển qua một hoặc nhiều Quốc gia Thành viên, khác với Quốc gia
Thành viên xuất khẩu và Quốc gia Thành viên nhập khẩu, hoặc qua một Quốc gia
không phải thành viên, với điều kiện:
(i) Quá
cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp
đến vận tải;
(ii) Hàng
hoá không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó;
và
(iii) Hàng
hoá không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và tái xếp hàng
hoặc những công đoạn cần thiết để giữ sản phẩm trong điều kiện tốt.
1. Hàng hoá
không đạt tiêu chí xuất xứ về chuyển đổi mã số hàng hóa vẫn được coi là có xuất
xứ nếu phần giá trị của nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản
xuất ra sản phẩm đó không có mã số hàng hoá giống với mã số hàng hoá của sản
phẩm đó nhỏ hơn mười (10) phần trăm giá trị FOB của hàng hoá và hàng hoá phải
đáp ứng tất cả các quy định khác được nêu trong Hiệp định này về tiêu chuẩn
hàng hoá có xuất xứ.
2. Khi áp
dụng tiêu chí RVC cho một sản phẩm, giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ
nêu tại khoản 1 vẫn được tính vào giá trị nguyên vật liệu không có xuất xứ.
Điều 34. Quy định về bao bì và vật liệu đóng gói
1. Vật liệu
đóng gói và bao bì để bán lẻ:
(a) Trường
hợp áp dụng tiêu chí RVC để xác định xuất xứ hàng hóa, giá trị của vật liệu
đóng gói và bao bì để bán lẻ được coi là một cấu thành của hàng hóa và được
tính đến khi xác định xuất xứ của hàng hóa.
(b) Trường
hợp điểm khoản 1(a) của điều này không được áp dụng, vật liệu đóng gói và bao
bì để bán lẻ, khi được phân loại cùng với hàng hoá đóng gói, sẽ được loại trừ
trong việc xem xét liệu tất cả vật liệu không có xuất xứ được sử dụng trong
việc sản xuất ra hàng hoá có đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa của sản
phẩm đó hay không.
2. Bao gói
và vật liệu đóng gói dùng để vận chuyển hàng hoá sẽ không được xem xét khi xác
định xuất xứ của hàng hoá đó.
Điều 35. Phụ kiện, phụ tùng, và dụng cụ
1. Trường
hợp áp dụng tiêu chí CTC để xác định xuất xứ hàng hóa hoặc một hoạt động chế
biến hoặc chế tạo cụ thể thì phải xem xét xuất xứ của các phụ kiện, phụ tùng,
dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm
theo hàng hoá đó khi xác định hàng hoá có đủ tiêu chuẩn là hàng hoá có xuất xứ
không, với điều kiện:
(a) phụ
kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông
tin khác không được viết hoá đơn riêng với hàng hoá; và
(b) số
lượng và giá trị của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc
tài liệu mang tính thông tin khác theo thông lệ với hàng hoá.
2. Trường
hợp áp dụng tiêu chí RVC để xác định xuất xứ hàng hóa thì phải xem xét giá trị
của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang
tính thông tin khác như giá trị của nguyên vật liệu có xuất xứ hay không có
xuất xứ, trong trường hợp này, khi tính RVC của hàng hoá xuất xứ.
Điều 36. Các yếu tố trung gian
Khi xác
định xuất xứ hàng hóa, không cần phải xác định xuất xứ của những yếu tố dưới
đây đã được sử dụng trong quá trình sản xuất và không còn nằm lại trong hàng
hóa đó:
(a) nhiên
liệu và năng lượng;
(b) dụng
cụ, khuôn rập và khuôn đúc;
(c) phụ
tùng và vật liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng;
(d) dầu
nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc
dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng;
(e) găng
tay, kính, giày dép, quần áo, các thiết bị an toàn;
(f) các
thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hoá;
(g) chất
xúc tác và dung môi; và
(h) bất kỳ
hàng hoá nào khác không còn nằm lại trong hàng hoá nhưng việc sử dụng chúng
phải chứng minh được là cần thiết trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó.
Điều 37. Nguyên vật liệu giống nhau và có thể thay thế nhau
1. Việc xác
định xuất xứ của nguyên vật liệu giống nhau và có thể thay thế cho nhau được
thực hiện dựa trên sự phân biệt tự nhiên của mỗi nguyên vật liệu hoặc các quy
định kế toán về quản lý kho được áp dụng phổ biến tại Quốc gia Thành viên xuất
khẩu.
2. Khi đã
quyết định sử dụng một phương pháp kế toán về quản lý kho nào thì phương pháp
này phải được sử dụng suốt trong năm tài chính đó.
Điều 38. Giấy chứng
nhận xuất xứ
Để được cho
hưởng ưu đãi về thuế quan, hàng hoá phải có Giấy chứng nhận xuất xứ (Mẫu D),
như được nêu trong Phụ lục 7 (Mẫu D) do cơ quan
Chính phủ có thẩm quyền được Quốc gia Thành viên chỉ định cấp và thông báo tới
các Quốc gia Thành viên khác theo Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ nêu tại
Phụ lục 8 (OCP).
Điều 39. Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ
1. Vì mục
đích thực thi hiệu quả và nhất quán của Chương này, Tiểu ban về Qui tắc Xuất xứ
phải được thành lập chiểu theo Điều 90 [Tổ chức cơ cấu].
2. Các chức
năng của Tiểu ban về Qui tắc Xuất xứ bao gồm:
(a) giám
sát việc thực thi và hoạt động của Chương này;
(b) sửa đổi
Chương này khi cần thiết để đưa ra những kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện
Chương này đáp ứng những biến động trong quá trình sản xuất khu vực và toàn cầu
để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa các Quốc gia Thành
viên, đẩy mạnh mạng lưới sản xuất khu vực, khuyến khích sự phát triển của các
Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SMEs) và thu hẹp khoảng cách phát triển;
(c) sửa
đổi, khi cần thiết, quy trình hoạt động của Chương này với quan điểm đơn giản
hoá các quy trình và làm cho chúng trở nên minh bạch, có thể dự đoán và tiêu
chuẩn hoá, trong đó đã tính đến việc thực thi tốt nhất các hiệp định thương mại
khu vực và quốc tế khác;
(d) xem xét
các vấn đề khác mà các Quốc gia Thành viên có thể thống nhất liên quan đến
Chương này; và
(e) tiến
hành các chức năng khác như đại diện cho CCA, SEOM và Hội đồng AFTA.
3. Tiểu ban
về Qui tắc Xuất xứ phải bao gồm đại diện của các Chính phủ Quốc gia Thành viên,
và có thể mời đại diện của các chủ thể liên quan ngoài các Chính phủ Quốc gia
Thành viên cùng với ý kiến của giới chuyên môn cần thiết liên quan đến những
vấn đề được thảo luận, với sự đồng ý của tất cả các Quốc gia Thành viên.
Điều 40. Áp dụng các biện pháp phi thuế quan
1. Từng
Quốc gia Thành viên không được thông qua hoặc duy trì bất kỳ biện pháp phi thuế
quan về nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào từ bất kỳ Quốc gia Thành viên nào khác
hoặc việc xuất khẩu bất kỳ mặt hàng nào sang bất kỳ Quốc gia Thành viên nào,
trừ trường hợp các biện pháp này phù hợp với quyền và nghĩa vụ trong WTO hoặc
phù hợp với Hiệp định này.
2. Mỗi Quốc
gia Thành viên phải đảm bảo minh bạch của các biện pháp phi thuế quan nêu trong
đoạn 1 phù hợp với điều của khoản của Điều 12 (Ban hành và Quản lý các Quy định
Thương mại) và phải đảm bảo rằng những biện pháp tương đương không được chuẩn
bị, thông qua hoặc áp dụng với mục đích tạo ra những rào cản không cần thiết
trong thương mại giữa các Quốc gia Thành viên.
3. Bất kỳ
biện pháp mới nào hoặc điều chỉnh đối với các biện pháp hiện hành phải được
thông báo đầy đủ phù hợp với của Điều 11 (Các Thủ tục Thông báo).
4. Cơ sở dữ
liệu về các biện pháp phi thuế quan áp dụng ở các Quốc gia Thành viên sẽ được
xây dựng và lưu trong Cơ sở dữ liệu Thương mại ASEAN như nêu trong Điều 13 (Cơ
sở dữ liệu thương mại ASEAN).
Điều 41. Dỡ bỏ chung các hạn chế số lượng
Mỗi Quốc
gia Thành viên cam kết không thông qua hoặc duy trì bất kỳ biện pháp cấm hoặc
hạn chế số lượng đối với nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào từ một Quốc gia Thành
viên khác hoặc đối với việc xuất khẩu bất kỳ hàng hóa nào sang lãnh thổ của các
Quốc gia Thành viên khác, trừ khi các biện pháp này phù hợp với quyền và nghĩa
vụ của Quốc gia này trong WTO hoặc các quy định khác trong Hiệp định này. Với
mục đích này, Điều XI của GATT 1994 sẽ trở thành thành phần không thể tách rời
của Hiệp định này, với sự điều chỉnh phù hợp.
Điều 42. Xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan khác
1. Các Quốc
gia Thành viên phải rà soát những biện pháp phi thuế quan trong cơ sở dữ liệu
trong đoạn 4 của Điều 40 (Áp dụng các biện pháp phi thuế quan) để xác định các
rào cản phi thuế quan (NTBs) ngoài các hạn chế định lượng để xóa bỏ. Việc xóa
bỏ các NTBs được xác định sẽ được xử lý trong khuôn khổ Ủy ban Điều phối thực
hiện Hiệp định ATIGA (CCA), Ủy ban Tham vấn SSEAN về Tiêu chuẩn và Chất lượng
(ACCSQ), Ủy ban ASEAN về Vệ sinh và Kiểm dịch (AC-SPS), các cơ quan công tác
trong khuôn khổ Hội nghị các Tổng Cục trưởng Hải quan ASEAN và các cơ quan
ASEAN liên quan khác, nếu thích hợp, phù hợp với các quy định của Hiệp định
này. Các cơ quan này sẽ đệ trình khuyến nghị về các hàng rào phi thuế quan được
xác định cho Hội đồng AFTA thông qua SEOM.
2. Trừ
những trường hợp được Hội đồng AFTA đồng ý, những hàng rào thuế quan được xác
định phải được xóa bỏ theo ba (3) giai đoạn như sau
(a) Brunei,
Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan phải loại bỏ theo ba giai đoạn bắt
đầu từ 1 tháng 1 năm 2008, 2009 và 2010;
(b)
Philippines phải loại bỏ theo 3 giai đoạn bắt đầu từ 1/01/2010, 2011 và 2012;
(c)
Cambodia, Lao PDR, Myanmar and Viet Nam phải loại bỏ trong ba (3) giai đoạn vào
ngày 1 tháng 1 năm 2013, 2014 và 2015 với linh hoạt tới năm 2018.
3. Danh
sách các NTB sẽ được rỡ bỏ trong tại mỗi giai đoạn phải có sự chấp thuận của
Hội đồng AFTA vào năm trước ngày việc dỡ bỏ các biện pháp NTB này có hiệu lực.
4. Bất kể
các quy định trong đoạn từ 1 tới 3 của Điều này, CCA tham vấn với các cơ quan
ASEAN liên quan sẽ rà soát bất kỳ biện pháp phi thuế quan nào được bất kỳ Quốc
gia Thành viên khác thông báo hoặc báo cáo hoặc với khu vực tư nhân nhằm quyết
định xem liệu biện pháp đó là một hàng rào phi thuế quan. Nếu việc rà soát đó
có kết quả là xác định được một hàng rào phi thuế quan, hàng rào phi thuế quan này
sẽ được Quốc gia Thành viên áp dụng NTB đó xóa bỏ phù hợp với Hiệp định này.
5. CCA sẽ
giữ vai trò đầu mối thông báo và rà soát theo quy định của đoạn 4 của Điều này.
6. Ngoại lệ
sẽ được chấp thuận vì những lý do được liệt kê theo Điều 8 (Ngoại lệ chung).
7. Không có
nội dung nào trong Hiệp định này được coi là cản trở Quốc gia Thành viên là
thành viên của Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới
các chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng hoặc các hiệp định quốc tế liên
quan khác thông qua hoặc thực thi bất kỳ biện pháp nào đối với các chất thải
nguy hại dựa trên các luật pháp và quy định theo các hiệp định quốc tế đó.
Điều khoản 43. Các hạn chế ngoại hối
Các Quốc
gia Thành viên sẽ dành ngoại lệ đối với các hạn chế ngoại hối liên quan tới
thanh toán các sản phẩm theo Hiệp định này, cũng như là việc chuyển các khoản
thanh toán không ràng buộc quyền của họ theo Điều
XVIII của Hiệp định GATT 1994 và các quy định liên quan của Điều lệ của Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Điều 44. Thủ tục cấp phép nhập khẩu
1. Từng
Quốc gia Thành viên sẽ đảm bảo rằng tất cả các thủ tục cấp phép nhập khẩu tự
động và không tự động được thực hiện một cách minh bạch và dự đoán được, và áp
dụng phù hợp với Hiệp định về các Thủ tục cấp phép nhập khẩu trong Phụ lục 1A
của Hiệp định WTO.
2. Ngay sau
khi Hiệp định này có hiệu lực, từng Quốc gia Thành viên sẽ thông báo các Quốc
gia Thành viên khác bất kỳ thủ tục cấp phép nhập khẩu hiện hành nào. Ngay sau
đó, từng Quốc gia Thành viên sẽ thông báo cho các Quốc gia Thành viên khác bất
kỳ thủ tục nhập khẩu mới nào và bất kỳ sửa đổi nào liên quan tới các thủ tục
cấp phép nhập khẩu hiện hành, tới một mức độ có thể trước sáu mươi (60) ngày
trước khi có hiệu lực, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được muộn
hơn ngày có hiệu lực của yêu cầu cấp phép. Thông báo theo Điều này sẽ gồm các
thông tin quy định trong Điều 5 của Hiệp định về các Thủ tục cấp phép nhập
khẩu trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO.
3. Từng
Quốc gia Thành viên sẽ trả lời trong vòng sáu mươi (60) ngày tất cả các yêu cầu
hợp lý từ các Quốc gia Thành viên khác liên quan tới các tiêu chí do các cơ
quan cấp phép đặt ra trong việc cấp hoặc từ chối giấy phép nhập khẩu. Quốc gia
Thành viên nhập khẩu cũng sẽ xem xét việc ban hành các tiêu chí đó.
4. Các nhân
tố trong các thủ tục cấp phép nhập khẩu không tự động được nhận thấy là ngăn
cản thương mại sẽ được xác định, với mục đích xóa bỏ các hàng rào đó, và ở một
mức độ có thể hướng tới các thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động.
Điều 45. Chương trình làm việc về Thuận lợi hóa thương mại và Mục tiêu
1. Các Quốc
gia Thành viên sẽ xây dựng và thực thi một Chương trình làm việc về Thuận lợi
hóa thương mại ASEAN, trong đó đặt ra tất cả các hành động và biện pháp cụ thể
với mục tiêu rõ ràng và thời hạn thực thi cần thiết để tạo ra một môi trường
nhất quán, minh bạch, và có thể dự đoán được đối với các giao dịch thương mại
quốc tế để tăng cường cơ hội và giúp các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp
vừa và nhỏ (SMEs) để tiết kiệm thời gian và giảm chi phí.
2. Chương
trình làm việc Thuận lợi hóa thương mại ASEAN sẽ đặt ra các hành động và biện
pháp thực hiện cả ở cấp ASEAN và cấp quốc gia.
Điều 46. Phạm vi của Chương trình làm việc về Thuận lợi hóa thương mại
ASEAN
Chương
trình làm việc về Thuận lợi hóa thương mại ASEAN như đề cập trong Điều 45
(Chương trình làm việc về Thuận lợi hóa thương mại) sẽ điều chỉnh các lĩnh vực
thủ tục hải quan, quy định thương mại và thủ tục, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, các
biện pháp vệ sinh kiểm dịch, Cơ chế Hải quan Một cửa ASEAN và các lĩnh vực khác
như được Hội đồng AFTA xác định.
Điều 47. Các nguyên tắc thuận lợi hóa thương mại
Các Quốc
gia Thành viên được định hướng bởi các nguyên tắc liên quan tới các biện pháp
và các sáng kiến thuận lợi hóa thương mại ở cấp Asean và quốc gia sau đây :
(a) Minh
bạch hóa: Thông tin về các chính sách, pháp luật, quy định, quy tắc hành chính,
cấp phép, cấp chứng nhận, cấp chứng chỉ và các yêu cầu về đăng ký, quy chuẩn kỹ
thuật, tiêu chuẩn, hướng dẫn, thủ tục và thông lệ liên quan tới thương mại hàng
hóa (sau đây được gọi là các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương mại) cần
được công bố tới tất cả các bên liên quan một cách phù hợp và kịp thời, miễn
phí hoặc với chi phí hợp lý;
(b) Truyền
thông và Tham vấn: các cơ quan có thẩm quyền phải nỗ lực để tạo thuận lợi và
xúc tiến cơ chế trao đổi hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp và thương mại, kể
cả việc tạo cơ hội tham vấn khi ban hành, thực hiện và rà soát quy tắc và thủ
tục thương mại;
(c) Đơn
giản hóa, tính khả thi và hiệu quả: Các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương
mại phải được đơn giản hóa nhằm bảo đảm không tạo thêm gánh nặng hoặc cản trở
quá mức cần thiết nhằm bảo đảm các mục tiêu pháp lý;
(d) Không
phân biệt đối xử: Các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương mại cần được áp
dụng một cách không phân biệt đối xử và dựa trên các nguyên tắc thị trường;
(e) Tính
nhất quán và có thể dự đoán trước: Các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương
mại cần được áp dụng một cách đồng bộ, nhất quán và có thể dự đoán trước để
giảm tối thiểu sự không ổn định tới thương mại và các bên liên quan tới thương
mại. Các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương mại cần đưa ra các hướng dẫn
rõ ràng và chính xác cho các cơ quan có thẩm quyền về các chính sách tiêu chuẩn
và thủ tục hoạt động và được áp dụng một cách không phân biệt đối xử.
(f) Hài hòa
hóa, chuẩn hóa và thừa nhận: trong khi chấp nhận yêu cầu của mỗi Quốc gia Thành
viên cần phải ban hành hoặc đặt ra các quy tắc về mặt pháp lý nhằm bảo vệ sức
khỏe, an toàn hoặc giá trị đạo đức xã hội và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên cạn kiệt thì các quy định, quy tắc và thủ tục ảnh hưởng đến việc chấp
nhận hàng hóa giữa các Quốc gia Thành viên phải được hài hòa hóa càng nhiều
càng tốt trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế nếu phù hợp. Khuyến khích xây dựng
các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đối với tiêu chuẩn và sự hợp chuẩn, và hợp
tác liên tục về xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
(g) Hiện
đại hóa và sử dụng công nghệ mới: Các quy tắc và thủ tục liên quan tới thương
mại phải được rà soát và cập nhật nếu cần thiết, có xét đến các hoàn cảnh thay
đổi, bao gồm thông tin và các tập quán kinh doanh mới mới, và nếu phù hợp phải
dựa trên việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới. Khi sử dụng công
nghệ mới, các cơ quan có thẩm quyền phải nỗ lực hết sức để nhân rộng các lợi ích
có được tới tất cả các bên thông qua việc bảo đảm công khai thông tin về các
công nghệ được áp dụng và mở rộng sự hợp tác với các bên có thẩm quyền của các
nền kinh tế khác và khu vực tư nhân khi thiết lập sự liên kết lẫn nhau và/hoặc
hoạt động trao đổi về công nghệ.
(h) Thủ tục
pháp luật phù hợp: Việc tham gia vào thủ tục pháp luật thích hợp giúp tăng thêm
tính ổn định trong các giao dịch thương mại phù hợp với luật áp dụng của các
Quốc gia Thành viên.
(i) Hợp
tác: Các Quốc gia Thành viên sẽ hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân trong việc
đưa ra các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, bao gồm việc mở các kênh trao
đổi thông tin và hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp. Các Quốc gia Thành
viên cũng sẽ làm việc với nhau trên cơ sở đối tác tập trung vào các cơ hội tăng
cường hợp tác bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực hội nhập; trao đổi
các thực tiễn hội nhập tốt nhất để thực hiện các sáng kiến thuận lợi hóa thương
mại và phối hợp quan điểm về các vấn đề chung được thảo luận trong khuôn khổ
các tổ chức khu vực và quốc tế.
Điều 48. Tiến trình giám sát thuận lợi hóa thương mại
1. Từng
nước và tất cả các Quốc gia Thành viên sẽ thực hiện đánh giá hai năm một lần về
việc thực hiện các biện pháp thuận lợi hóa thương mại quy định trong Hiệp định
này và trong Chương trình Công tác Thuận lợi hóa thương mại
ASEAN để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các biện pháp thuận lợi hóa thương mại.
Nhằm mục đích này, Khuôn khổ thuận lợi hóa thương mại Asean phải được thống
nhất giữa các Quốc gia Thành viên trong vòng sáu tháng sau khi Hiệp định này có
hiệu lực và được sử dụng nhằm tăng cường hơn nữa thuận lợi hóa thương mại trong
Asean.
Myanma sẽ
có ý kiến về thời hạn hoàn thành Khuôn khổ đánh giá thuận
lợi hóa thương mại trước Hội nghị SEOM 4/39.
2. Chương
trình Công tác Thuận lợi hóa thương mại ASEAN sẽ được rà soát trên cơ sở kết
quả đánh giá định kỳ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này. Chương trình Công
tác thuận lợi hóa thương mại Asean và Khung đánh giá thuận lợi hóa thương mại
Asean cùng bất cứ một sửa đổi nào là phụ lục của Hiệp định này và là một phần
không tách rời của Hiệp định này.
Điều 49. Xây dựng Cơ chế một cửa ASEAN
Các Quốc
gia Thành viên sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để xây dựng và triển khai
Cơ chế một cửa trong nước và Cơ chế một cửa ASEAN phù hợp các điều khoản của
Hiệp định xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN và Nghị định thư xây dựng
và thực hiện Cơ chế một cửa Asean.
1. Tiến
trình thực hiện Chương trình Công tác Thuận lợi hóa thương mại ASEAN và các kết quả đánh
giá sẽ được báo cáo lên Hội đồng AFTA. Hội nghị Quan chức kinh tế cấp cao
ASEAN, với sự hỗ trợ của CCA, là cơ quan điều phối chính tiến trình thực hiện
Chương trình Công tác Thuận lợi hóa thương mại ASEAN, với sự phối hợp chặt chẽ
với các Ủy ban chuyên trách ASEAN khác phụ trách việc thực hiện từng biện pháp
trong Chương trình Công tác.
2. Mỗi Quốc
gia Thành viên sẽ thành lập một Ủy ban điều phối thuận lợi hóa thương mại hoặc
điểm hỏi đáp ở cấp quốc gia.
Mục tiêu của Chương này là:
(a) Bảo đảm
tính có thể dự đoán, tính nhất quán và minh bạch trong việc áp dụng luật hải
quan của các Quốc gia Thành viên.
(b) Tăng
cường quản lý hiệu quả, tiết kiệm các thủ tục hải quan, và thông quan hàng hóa
nhanh chóng.
(c) Đơn
giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục và thông lệ ở mức độ có thể;
(d) Tăng
cường hợp tác giữa các cơ quan hải quan.
Nhằm mục
đích thực hiện Chương này:
(a) Người
hoạt động kinh tế hợp lệ có nghĩa là một bên tham gia vào quá trình di
chuyển hàng hóa quốc tế với bất cứ chức năng nào được Hải quan cho phép phù hợp
với pháp luật và/hoặc các yêu cầu quản lý của các Quốc gia Thành viên, có xét
đến các tiêu chuẩn an ninh đối với chuỗi cung ứng quốc tế;
(b) Kiểm
soát hải quan có nghĩa là các biện pháp do cơ quan hải quan áp dụng nhằm
đảm bảo phù hợp với luật hải quan của các Quốc gia Thành viên;
(c) Thủ
tục hải quan có nghĩa là sự đối xử mà cơ quan hải quan của mỗi Quốc gia
Thành viên áp dụng đối với hàng hóa theo quy định của luật hải quan;
(d) Hiệp
định định giá tính thuế hải quan dẫn chiếu tới Hiệp định về việc Thực hiện
Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994 trong phụ lục
1A của Hiệp định WTO;
(e) Khấu
trừ là thuế nhập khẩu được hoàn lại theo thủ tục khấu trừ;
(f) Thủ
tục khấu trừ là thủ tục hải quan, theo đó hàng hoá xuất khẩu sẽ được hoàn
lại (một phần hoặc toàn bộ) thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá đó, hoặc nguyên
liệu trong hàng hoá hoặc nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất;
(g) Tờ
khai hàng hoá là bản kê theo quy định của cơ quan hải quan, theo đó những
người liên quan trình bày thủ tục hải quan áp dụng đối với hàng hoá và cung cấp
các chi tiết mà cơ quan hải quan yêu cầu để đăng ký hải quan;
(h) Sự
hoàn trả là sự trả lại, toàn bộ hoặc một phần, thuế đánh vào hàng hoá và
miễn giảm, toàn bộ hoặc một phần, thuế chưa nộp;
(i) An
ninh là đảm bảo sự hài lòng cho các cơ quan hải quan rằng một nghĩa vụ với
các cơ quan hải quan được hoàn thành; và
(j) Tạm
quản là thủ tục hải quan mà theo đó hàng hóa nhất định có thể được đưa vào
lãnh thổ hải quan và giải phóng có điều kiện toàn bộ hoặc một phần trên cơ sở
nộp thuế nhập khẩu; những hàng hóa đó phải được nhập khẩu vì một mục đích cụ
thể và phải để tái xuất trong một khoảng thời gian nhất định và không có bất cứ
thay đổi nào trừ sự khấu hao bình thường đối với hàng hóa đó.
Chương này
áp dụng đối với các thủ tục hải quan được áp dụng với hàng hóa thông thương
giữa các Quốc gia Thành viên, phù hợp với pháp luật, quy định và chính sách của
các Quốc gia Thành viên.
Điều 54. Thủ tục hải quan và kiểm soát hải quan
1. Mỗi Quốc
gia Thành viên sẽ đảm bảo rằng những thủ tục và thông lệ hải quan của mình có
thể dự đoán được, nhất quán, minh bạch và tạo thuận lợi cho thương mại thông
qua việc nhanh chóng thông quan hàng hóa.
2. Thủ tục
hải quan của các Quốc gia Thành viên sẽ, nếu có thể và ở phạm vi mà luật hải
quan của nước đó cho phép, cần phù hợp với các tiêu chuẩn và thực tiễn được
khuyến nghị của Tổ chức Hải quan Thế giới và các tổ chức quốc tế khác liên quan
đến Hải quan.
3. Cơ quan
hải quan của mỗi Quốc gia Thành viên sẽ rà soát thủ tục hải quan của nước đó
nhằm đơn giản hóa các thủ tục này để tạo thuận lợi cho thương mại.
4. Kiểm
soát hải quan sẽ được hạn chế đến mức cần thiết nhằm đảm bảo phù hợp với luật
hải quan của các Quốc gia Thành viên.
Điều 55. Làm thủ tục trước khi hàng đến
Các Quốc
gia Thành viên cần nỗ lực đăng ký bốc dỡ hàng và đăng ký hoặc kiểm tra tờ khai
hàng hoá và các giấy tờ liên quan trước khi hàng đến.
Các Quốc
gia Thành viên sẽ sử dụng quản lý rủi ro để xác định các biện pháp kiểm soát
nhằm giải phóng và thông quan hàng hoá nhanh chóng.
Điều 57. Xác định trị giá hải quan
1. Nhằm mục
đích xác định trị giá hải quan của hàng hóa giữa các Quốc gia Thành viên, các
điều khoản thuộc Phần I của Hiệp định về xác định trị giá hải quan sẽ được áp
dụng với các điều chỉnh thích hợp.
2. Các Quốc
gia Thành viên sẽ hài hòa hóa, ở mức độ có thể, các thủ tục hành chính và thông
lệ định giá hàng hóa cho mục đích hải quan.
Điều 58. Áp dụng công nghệ thông tin
Các Quốc
gia Thành viên, nếu có thể, phải áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động
hải quan dựa trên các tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi ở phạm vi quốc tế về
việc thông quan và giải phóng hàng hóa nhanh chóng.
Điều 59. Nhà hoạt động kinh tế hợp lệ
1. Các Quốc
gia Thành viên sẽ nỗ lực xây dựng chương trình Nhà hoạt động kinh tế hợp lệ
(AEOs) để tăng cường tính hiệu quả và phù hợp của công tác kiểm soát hải quan.
2. Các Quốc
gia Thành viên sẽ nỗ lực tiến đến công nhận lẫn nhau về AEOs.
1
Những quyết định về yêu cầu hoàn thuế sẽ được chấp thuận và thông báo bằng văn
bản cho các đối tượng liên quan một cách không chậm trễ và việc hoàn trả phần
thuế thu vượt sẽ được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi yêu cầu hoàn thuế
được xác minh.
2
Tiền khấu trừ sẽ được trả càng sớm càng tốt sau khi xác minh.
3 Sau
khi an ninh đã được đảm bảo, an ninh đó sẽ được dỡ bỏ ngay khi các nghĩa vụ
theo quy định của cơ quan hải quan được hoàn thành đầy đủ.
Điều 61. Kiểm tra sau thông quan
Các
Quốc gia Thành viên sẽ nỗ lực xây dựng và triển khai Kiểm tra sau thông quan
(PCA) để nhanh chóng thông quan hàng hoá và tăng cường kiểm soát hải quan.
Điều 62. Xác nhận trước xuất xứ
1.
Mỗi Quốc gia Thành viên, thông qua cơ quan hải quan và/hoặc cơ quan chức năng
khác, trong chừng mực được luật pháp, các quy định và quyết định hành chính của
nước đó cho phép, cung cấp bằng văn bản xác nhận trước xuất xứ của một cá nhân
được mô tả trong khoản 2(a) của điều này về phân loại hàng thuế, những câu hỏi
phát sinh từ việc áp dụng các quy tắc của Hiệp định về việc xác định trị giá
hải quan và/hoặc xuất xứ của hàng hoá.
2.
Nếu có thể, mỗi Quốc gia Thành viên sẽ thực hiện hoặc duy trì các thủ tục xác
nhận trước xuất xứ theo đó:
(a)
để một nhà nhập khẩu trong lãnh thổ của họ hoặc một nhà xuất khẩu hoặc nhà sản
xuất trong lãnh thổ của Quốc gia Thành viên khác có thể xin xác nhận trước xuất
xứ trước khi nhập khẩu hàng hóa;
(b)
yêu cầu người xin xác nhận trước xuất xứ cung cấp mô tả chi tiết về hàng hóa và
tất cả các thông tin liên quan cần thiết để xử lý việc cấp xác nhận trước xuất
xứ;
(c)
để cơ quan hải quan của nước đó, tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình xem
xét việc cấp xác nhận trước xuất xứ, yêu cầu người xin xác nhận trước xuất xứ
cung cấp các thông tin bổ sung trong một thời gian nhất định;
(d)
để bất kỳ xác nhận trước xuất xứ nào cũng phải căn cứ trên cơ sở thực tế và
hoàn cảnh mà người xin cấp trình bày, và các thông tin liên quan khác của các
nhà hoạch định chính sách; và
(e)
để cấp xác nhận trước xuất xứ một cách nhanh chóng, trong một thời gian xác
định theo luật pháp, quy định và quyết định hành chính của mỗi Quốc gia Thành
viên.
3.
Một Quốc gia Thành viên có thể từ chối yêu cầu xác nhận trước xuất xứ khi các
thông tin bổ sung được yêu cầu theo khoản 2(c) của điều này không được cung cấp
trong thời gian quy định.
4.
Theo Khoản 1 và 5 của điều này và nếu có thể, mỗi Quốc gia Thành viên sẽ áp
dụng xác nhận trước xuất xứ đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu được mô tả trong
xác nhận đó được nhập khẩu vào lãnh thổ của Quốc gia Thành viên đó trong vòng 3
năm kể từ ngày xác nhận, hoặc trong khoảng thời gian khác mà luật pháp, quy
định và các quyết định hành chính của Quốc gia Thành viên đó quy định.
5.
Một Quốc gia Thành viên có thể sửa đổi hoặc thu hồi một xác nhận trước xuất xứ
nếu việc xác nhận trước xuất xứ dựa trên lỗi về thực tế hoặc pháp luật (bao gồm
lỗi do con người gây ra), thông tin được cung cấp là giả mạo hoặc không chính
xác, hoặc nếu có sự thay đổi pháp luật của một nước phù hợp với Hiệp định này,
hoặc nếu có sự thay đổi trong thực tế, hoặc hoàn cảnh mà việc xác nhận đã căn
cứ trên đó.
6.
Khi một nhà nhập khẩu yêu cầu hàng hóa nhập khẩu cần được đối xử theo quy tắc
xác nhận trước xuất xứ, cơ quan hải quan có thể xem xét các thực tế và hoàn cảnh
nhập khẩu có phù hợp với thực tế và hoàn cảnh mà việc xác nhận trước xuất xứ đã
căn cứ vào đó.
Các
Quốc gia Thành viên sẽ tạo thuận lợi trong việc di chuyển hàng hoá bằng việc
tạm thời thừa nhận ở mức độ cao nhất có thể.
Trong
khuôn khổ cho phép của nội luật, các Quốc gia Thành viên, nếu phù hợp, sẽ hỗ
trợ nhau về các vấn đề hải quan.
1.
Các Quốc gia Thành viên sẽ thúc đẩy việc xuất bản, phổ biến thông tin về các
luật lệ, quy định, các quyết định và quy tắc về vấn đề hải quan đúng thời gian.
2 Các
Quốc gia Thành viên sẽ xuất bản trên internet và/hoặc bằng văn bản tất cả các
quy định chính sách và các thủ tục hành chính hải quan được cơ quan hải quan áp
dụng hoặc thực thi, trừ các thủ tục thi hành luật và hướng dẫn thực thi trong
nước.
1.
Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ đưa ra một hoặc nhiều hơn một điểm hỏi đáp để giải
quyết yêu cầu của các đối tượng liên quan về vấn đề hải quan, và phải công bố
trên internet và/hoặc dưới dạng văn bản biểu mẫu thông tin về thủ tục khi có
yêu cầu.
Cơ
quan hải quan của các Quốc gia Thành viên sẽ khuyến khích tham vấn lẫn nhau về
các vấn đề hải quan ảnh hưởng đến việc trao đổi hàng hoá giữa các thành viên.
1.
Chương này không được yêu cầu bất kỳ một Quốc gia Thành viên nào cung cấp hoặc
cho phép tiếp cận với các thông tin mật liên quan đến chương này mà việc cung
cấp thông tin đó:
(a)
đi ngược lại lợi ích chung được luật pháp quy định;
(b)
đi ngược lại luật pháp, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn đối với việc bảo vệ bí
mật cá nhân hoặc các vấn đề tài chính và tài khoản của khách hàng cá nhân thuộc
các thể chế tài chính;
(c)
cản trở việc thực thi pháp luật; hoặc
(d)
gây tổn hại đến các lợi ích thương mại hợp pháp, có thể bao gồm vị trí cạnh
tranh của các doanh nghiệp cụ thể, dù là tư hay công.
2.
Khi một Quốc gia Thành viên cung cấp thông tin cho một Quốc gia Thành viên khác
theo quy định của chương này và cho biết đó là thông tin mật thì Quốc gia Thành
viên nhận thông tin phải đảm bảo tính bảo mật thông tin, sử dụng nó theo đúng
mục đích mà nước cung cấp thông tin quy định, và không được công bố thông tin
này khi không được phép bằng văn bản của nước cung cấp thông tin.
Điều 69. Rà soát và kháng nghị
1.
Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo cho bất cứ cá nhân nào trong lãnh thổ của
mình, nếu không thoả mãn với bất cứ quyết định hải quan nào liên quan đến hiệp
định này, được tiếp cận với việc rà soát thủ tục hành chính trong các cơ quan
hải quan, nơi ban hành các quyết định phụ thuộc vào việc rà soát hoặc khi phù
hợp, bởi các cơ quan giám sát hành chính cao hơn và/hoặc rà soát pháp luật được
tiến hành vào giai đoạn cuối của quá trình rà soát, phù hợp với luật pháp của
Quốc gia Thành viên đó.
2.
Quyết định về kháng nghị sẽ phải nộp lên cơ quan kháng cáo và phải có văn bản
giải thích lý do đưa ra quyết định này.
Tổng
vụ trưởng ASEAN về hải quan, được các cơ quan hải quan hỗ trợ sẽ chịu trách
nhiệm thực hiện các quy định của chương này và bất cứ quy định nào khác liên
quan đến hải quan trong hiệp định này.
TIÊU CHUẨN, QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
VÀ THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
Mục
đích của chương này là thiết lập các quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật
và thủ tục đánh giá mức độ hợp chuẩn nhằm đảm bảo các quy định này không tạo ra
những cản trở thương mại không cần thiết trong quá trình xây dựng ASEAN trở
thành một thị trường sản xuất thống nhất, đồng thời phù hợp với mục đích chính
đáng của các Quốc gia Thành viên.
Điều 72. Các điều khoản và định nghĩa
Các
điều khoản chung liên quan đến tiêu chuẩn hoá và đánh giá mức độ hợp chuẩn sử
dụng trong chương này được giải thích trong các ấn phẩm ISO/IEC quyển 2 và
ISO/IEC 17000 của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) và Uỷ ban kỹ thuật điện tử
quốc tế (IEC) cũng như được trích dẫn trong Hiệp định khung ASEAN về các Thoả
thuận công nhận lẫn nhau và các Thoản thuận lẫn nhau trong các phân ngành liên
quan khác trong ASEAN.
1.
Các Quốc gia Thành viên tái khẳng định và cam kết tuân thủ các quyền và nghĩa
vụ quy định trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, phụ lục 1A,
Hiệp định WTO.
2.
Các Quốc gia Thành viên có thể thực hiện một trong các biện pháp sau hoặc kết
hợp nhằm giảm nhẹ, hoặc xoá bỏ hoàn toàn, các hàng rào kỹ thuật không cần thiết
trong thương mại.
a.
Hài hoà các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan với thực
tế.
b.
Xúc tiến việc công nhận kết quả đánh giá hợp chuẩn trong các Quốc gia Thành
viên.
c.
Xây dựng và thực hiện các thoả thuận chuyên ngành về công nhận lẫn nhau trong
ASEAN và xây dựng Hệ thống quy định các tiêu chuẩn hài hoà trong các lĩnh vực
quản lý ;
d.
Khuyến khích sự hợp tác giữa các cơ quan chứng nhận quốc gia và các viện đo
lường quốc gia bao gồm các tổ chức các cơ quan chức năng về đo lường trong
ASEAN nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện Thoả thuận công nhận lẫn nhau trong
các lĩnh vực quản lý hoặc nằm ngoài sự quản lý.
3. Để tạo thuận lợi cho việc luân chuyển
hàng hoá tự do trong ASEAN, các Quốc gia Thành viên sẽ xây dựng và thực hiện Hệ
thống đề ra đối với các sản phẩm thuộc Hệ thống quy định hài hoà ASEAN hoặc
Danh mục hướng dẫn.
1.
Từng Quốc gia Thành viên cam kết là các cơ quan hữu quan nhà nước về tiêu chuẩn
quốc gia phải công nhận và tuân thủ Danh mục các thực nghiệm về soạn thảo, ban
hành và áp dụng các tiêu chuẩn như được quy định tại Phụ lục 3 của Hiệp định về
hàng rào kỹ thuật trong thương mại, như nội dung trong phụ lục 1A, Hiệp định
WTO.
2. Để
hài hoà với các tiêu chuẩn quốc gia, trước hết các Quốc gia Thành viên sẽ thông
qua các tiêu chuẩn quốc tế liên quan trước khi chuẩn bị soạn thảo các tiêu
chuẩn quốc gia mới hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn hiện hành. Đối với những lĩnh
vực mà không có những tiêu chuẩn quốc tế, thì các Quốc gia Thành viên sẽ áp
dụng các tiêu chuẩn quốc gia.
3.
Khuyến khích các Quốc gia Thành viên tham gia tích cực vào việc xây dựng các
tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt trong những lĩnh vực có tiềm năng thương mại trong
ASEAN.
4. Sự
hài hoà trong các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành hoặc đưa các tiêu chuẩn quốc tế
vào thành tiêu chuẩn quốc gia mới phải dựa trên quy tắc “Áp dụng các tiêu chuẩn
quốc tế như các tiêu chuẩn khu vực hoặc quốc gia”, như được nêu trong quyển 21
ISO/IEC hoặc phiên bản mới nhất.
5.
Khi thấy cần thiết phải có sự điều chỉnh nội dung hoặc cấu trúc của các tiêu
chuẩn quốc tế tương ứng, các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo có sự so sánh dễ
hiểu trong nội dung và cấu trúc tiêu chuẩn quốc gia đó với sự dẫn chiếu đến các
tiêu chuẩn quốc tế và cung cấp thông tin giải thích lý do những điều chỉnh đó.
6.
Các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng:
a. Sự
điều chỉnh nội dung các tiêu chuẩn quốc tế không phải là sự chuẩn bị trước hay
áp dụng với mục đích, hoặc có tác động đến, việc tạo ra những hàng rào kỹ thuật
không cần thiết trong thương mại;
b.
Các nội dung điều chỉnh mới không được mang tính hạn chế quá mức cần thiết.
Điều 75. Các quy
định kỹ thuật
1.
Khi thông qua các quy định kỹ thuật, các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo:
a.
Các quy định đó được áp dụng không nhằm mục đích, hoặc tác động đến việc, tạo
ra hàng rào kỹ thuật;
b.
Các quy định đó phải dựa trên việc hài hoà giữa tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia
để tạo ra những tiêu chuẩn quốc tế chung, ngoại trừ những trường hợp khi tồn
tại những lí do chính đáng cho phép sự ngoại lệ.
c.
Các nước có thể cân nhắc áp dụng những hạn chế tối thiểu khác trong thương mại
nhằm đạt được mục tiêu mong muốn trước khi quyết định ban hành các quy định về
hàng rào kỹ thuật.
d.
Không được ban hành các tiêu chuẩn chưa có tiền lệ nhằm tránh những cản trở
không đáng có trong thương mại, để tăng cường sự cạnh tranh công bằng trên thị
trường hoặc không dẫn tới sự giảm sút sự linh hoạt trong kinh doanh.
e.
Việc đối xử với hàng hoá nhập khẩu từ một Quốc gia Thành viên phải không kém ưu
đãi hơn hàng hoá cùng loại xuất xứ trong nước và có xuất xứ từ bất kỳ Quốc gia
Thành viên khác.
2.
Thích nghi các sản phẩm và phương pháp sản xuất theo yêu cầu của Quốc gia Thành
viên nhập khẩu. Các Quốc gia Thành viên sẽ đảm bảo rằng chỉ những phần/bộ phận
đòi hỏi tiêu chuẩn ít nhất để đạt được mục tiêu mong muốn được coi là những quy
định về hàng rào kỹ thuật.
3.
Các Quốc gia Thành viên sẽ đảm bảo bất cứ quá trình dự thảo, ban hành, áp dụng
các quy định về hàng rào kỹ thuật phải tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các
thoả thuận về công nhận lẫn nhau ASEAN
trong các ngành tương ứng.
4.
Quốc gia Thành viên có thể xem xét, bất kỳ khi nào cần áp dụng khẩn cấp các quy
định về kỹ thuật, áp dụng một phần hoặc tất cả các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp
như là biện pháp thay thế đầu tiên để khắc phục những vấn đề sẽ phát sinh hoặc
có khả năng phát sinh trong lãnh thổ Quốc gia Thành viên, khi mà quốc gia đó
không có đủ thời gian xem xét kết hợp với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
5.
Quốc gia Thành viên sẽ tuân thủ đầy đủ các thủ tục và kèm theo thông báo như
được quy định trong điều 11. Tuy nhiên, trong trường hợp áp dụng các quy định
kỹ thuật theo điều này, các Quốc gia Thành viên khác có thể nêu quan điểm trong
vòng sáu mươi (60) ngày kể từ ngày thông báo. Quốc gia Thành viên cũng sẽ cung
cấp theo yêu cầu của các Quốc gia Thành viên khác bản dự thảo các quy định kỹ
thuật cũng như các thông tin liên quan đến ngoại lệ trong các tiêu chuẩn quốc
tế liên quan cũng như thủ tục đánh giá hợp chuẩn áp dụng trên thị trường.
6.
Ngoại trừ các trường hợp khẩn cấp, các Quốc gia Thành viên sẽ dành ít nhất sáu
(06) tháng kể từ khi công bố về việc áp dụng các quy định kỹ thuật đến thời
điểm việc áp dụng đi vào hiệu lực để các nhà sản xuất tại các Quốc gia Thành
viên xuất khẩu có đủ thời gian điều chỉnh các sản phẩm hoặc phương thức sản
xuất phù hợp với yêu cầu của Quốc gia Thành viên nhập khẩu.
Điều 76. Thủ tục
đánh giá hợp chuẩn
1.
Các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo thủ tục đánh giá hợp chuẩn được dự thảo,
ban hành, áp dụng không với mục đích, hoặc có tác động, tạo ra những hàng rào
kỹ thuật thương mại không cần thiết và các thủ tục đánh giá hợp chuẩn trên phải
được các nhà sản xuất sản phẩm có xuất xứ từ các Quốc gia Thành viên khác thống
nhất là không được nghiêm khắc hơn đối với nhà sản xuất sản phẩm xuất xứ trong
nước.
2.
Các Quốc gia Thành viên sẽ ban hành thủ tục đánh giá hợp chuẩn phù hợp với các
tiêu chuẩn và theo thực tế quốc tế và bất kỳ khi nào các thủ tục đó không thể
đạt được do sự khác biệt về mục đích luật định, những sự khác biệt về thủ tục
đánh giá hợp chuẩn đó sẽ được giảm thiểu tới mức tối đa có thể.
3.
Các Quốc gia Thành viên sẽ xây dựng và thực hiện các Thoả thuận thừa nhận lẫn
nhau theo ngành trong ASEAN về các lĩnh vực đã quản lý, phù hợp với các điều
khoản trong Hiệp định khung ASEAN về các Thoả thuận công nhận lẫn nhau.
4.
Các Quốc gia Thành viên sẽ công nhận kết quả đánh giá hợp chuẩn của một tổ chức
đánh giá hợp chuẩn được chỉ định bởi một Quốc gia Thành viên khác phù hợp với
các điều khoản trong Hiệp định khung ASEAN về các Thoả thuận công nhận lẫn nhau
và các điều khoản trong thoả thuận thừa nhận lẫn nhau theo ngành.
5.
Các Quốc gia Thành viên sẽ thiết lập sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan và
các viện đo lường quốc gia bao gồm cả các
thể chế đo lường theo quy định của ASEAN để tạo thuận lợi cho việc thực hiện
thoả thuận công nhận lẫn nhau trong các lĩnh vực có quy định hay chưa có quy
định.
Điều 77. Hệ thống
giám sát sau khi đưa ra thị trường
1.
Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ thành lập hệ thống giám sát để bổ sung việc thực
hiện các Thoả thuận công nhận lẫn nhau trong ASEAN theo ngành và /hoặc các chỉ
dẫn khác.
2. Cơ
quan chức năng chịu trách nhiệm điều hành hệ thống giám sát thị trường sẽ thực
hiện các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm trên thị
trường với việc áp dụng các Thoả thuận ASEAN về công nhận lẫn nhau theo ngành
và Hệ thống quản lý hài hoà ASEANvà/hoặc các Chỉ dẫn.
3.
Các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo có các quy định pháp luật cần thiết và hạ
tầng kỹ thuật phù hợp nhằm hỗ trợ cho hệ thống giám sát thị trường.
4.
Hiệu quả của hệ thống giám sát thị trường sẽ được nâng cao hơn nữa thông qua hệ
thống cảnh báo trong các Quốc gia Thành
viên.
1.
Các Quốc gia Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo việc
thực hiện tất cả các thoả thuận chuyên ngành về công nhận lẫn nhau trong ASEAN,
hệ thống hài hoà quản lý ASEAN và những điều khoản có liên quan của Hiệp định
này trong khuôn khổ thời gian đã quy định trong các thoả thuận trước đây và đảm
bảo phù hợp với các yêu cầu hài hoà trước đó.
2.
Các công cụ sau đây, và bất kỳ công cụ nào được các thành viên thoả thuận trong
tương lai để thực hiện Hiệp định này sẽ là một phần không thể tách rời của Hiệp
định này.
a.
Hiệp định khung ASEAN về các thoả thuận công nhận lẫn nhau;
b.
Các thoả thuận công nhận lẫn nhau theo chuyên ngành trong ASEAN về điện và
thiết bị điện tử.
c.
Hiệp định về Hệ thống quản lý hài hoà đối với các mặt hàng điện tử (EEE), thiết
bị điện trong ASEAN; và
d.
Hiệp định ASEAN về hệ thống quản lý hài hoà đối với các mặt hàng mỹ phẩm;
3. Uỷ
ban tư vấn về tiêu chuẩn và chất lượng ASEAN (ACCSQ) sẽ có trách nhiệm:
a.
Xác định và đề xuất khởi đầu các thoả thuận công nhận lẫn nhau theo ngành
(MRAs)
b.
Kiểm soát việc thực hiện có hiệu quả các điều khoản liên quan trong Hiệp định
này về tiêu chuẩn, quy định về hàng rào kỹ thuật và thủ tục đánh giá hợp chuẩn.
c. Hỗ
trợ các Uỷ ban chuyên ngành liên hợp khi có yêu cầu; và
d.
Phối hợp với Ban thư ký ASEAN cung cấp phản hồi định kỳ trong quá trình thực
hiện Hiệp định này.
4. Uỷ
ban tư vấn tiêu chuẩn chất lượng ASEAN (ACCSQ) sẽ hỗ trợ và hợp tác theo Hiệp
định thương mại tự do ASEAN (FTAs) với các Đối tác đối thoại bao gồm cả đào tạo
nguồn nhân lực và đẩy mạnh các chương trình
nghiên cứu về tiêu chuẩn, các quy định kỹ thuật và thủ tục đánh giá hợp chuẩn
trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN (FTAs).
5.
ACCSQ sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện có hiệu quả thoả
thuận chuyên ngành công nhận lẫn nhau
trong ASEAN và Hệ thống quản lý hài hoà ASEAN.
Mục đích của Chương này là:
a. Thuận lợi hoá phát triển thương mại
giữa và trong các Quốc gia Thành viên trên cơ sở bảo vệ tính mạng và sức khoẻ
con người, động thực vật trong từng Quốc gia Thành viên.
b. Đưa ra khung pháp lý và các hướng dẫn
về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ trong các Quốc gia Thành viên,
đặc biệt nhằm đạt được những cam kết đã ghi trong Kế hoạch tổng thể thực hiện
Cộng đồng kinh tế ASEAN.
c. Đẩy mạnh việc hợp tác trong các Quốc
gia Thành viên nhằm bảo vệ tính mạng và sức khỏe con người, động thực vật; và
d. Tạo điều kiện thực hiện chương này
phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn trong Hiệp định Áp dụng các biện pháp
vệ sinh dịch tễ, phụ lục 1A Hiệp định WTO và Hiệp định này.
a. Các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và
đề xuất sẽ được hiểu giống nhau như trong phụ lục A, đoạn 3 Hiệp định về các
biện pháp vệ sinh dịch tễ.
b. Các biện pháp vệ sinh hay vệ sinh
dịch tễ sẽ có cùng ý nghĩa như trong phụ lục A, đoạn 1 Hiệp định về các biện
pháp vệ sinh dịch tễ.
c. Hiệp định SPS được hiểu là Hiệp định
về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ được ghi trong phụ lục 1A Hiệp định
WTO.
Điều 81. Các điều
khoản chung và nghĩa vụ bắt buộc
1. Các điều khoản trong chương này quy
định việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ của một Quốc gia Thành viên có
thể, trực tiếp hay gián tiếp, ảnh hưởng tới thương mại giữa và trong các Quốc
gia Thành viên.
2. Các Quốc gia Thành viên khẳng định
các quyền và nghĩa vụ của họ và với nhau theo Hiệp định về các biện pháp vệ
sinh dịch tễ.
3. Mỗi Quốc gia Thành viên cam kết tuân
thủ các nguyên tắc của Hiệp định SPS trong việc xây dựng, áp dụng hoặc công
nhận bất kỳ biện pháp vệ sinh dịch tễ với mục đích tạo thuận lợi hoá thương mại
giữa và trong các Quốc gia Thành viên, đồng thời bảo vệ tính mạng, sức khoẻ con
người, động thực vật trong các Quốc gia Thành viên.
4. Trong việc thực hiện các biện pháp vệ
sinh dịch tễ, các Quốc gia Thành viên đồng ý có thể áp dụng các tiêu chuẩn quốc
tế liên quan, hướng dẫn và đề xuất từ các tổ chức quốc tế như Codex
International Commission (Codex), Tổ chức sức khoẻ động vật thế giới (OIE),
Công ước bảo vệ thực vật thế giới (IPPC) và ASEAN.
5. Các Quốc gia Thành viên nhất trí tại
đây rằng các bộ luật, quy định và các thủ tục áp dụng các biện pháp vệ sinh
dịch tễ trong lãnh thổ của mình sẽ được liệt kê trong phụ lục 9 và là một phần
không thể tách rời của Hiệp định này. Các Quốc gia Thành viên cũng đảm bảo rằng
các bộ luật, quy định và thủ tục về vệ sinh dịch tễ như đã liệt kê trong phụ
lục 9 có hiệu lực và có thể được các Quốc gia Thành viên khác áp dụng.
6. Bất kỳ sự sửa đổi về luật, các quy
định và thủ tục áp dụng vệ sinh dịch tễ của quốc gia phải tuân theo Điều 11
(Thủ tục thông báo).
Điều 82. Việc thực
hiện và các thoả thuận về pháp lý
1. Để thực hiện có hiệu quả chương này,
Uỷ ban về các biện pháp vệ sinh dịch tễ ASEAN (AC-SPS) sẽ được thành lập để tổ
chức các cuộc họp uỷ ban này ít nhất một năm một lần giữa các Quốc gia Thành
viên.
2. Chức năng của AC-SPS sẽ bao gồm:
a. Tạo điều kiện trao đổi thông tin về
các vấn đề như các sự cố vệ sinh dịch tễ trong các Quốc gia Thành viên và cả
các nước không phải là thành viên ASEAN, sự thay đổi hay đưa ra các tiêu chuẩn
và quy định về vệ sinh dịch tễ của các Quốc gia Thành viên có thể trực tiếp hay
gián tiếp ảnh hưởng tới thương mại giữa và trong các Quốc gia Thành viên.
b. Thuận lợi hoá việc hợp tác trong lĩnh
vực vệ sinh hay dịch tễ bao gồm năng lực xây dựng, hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi
chuyên gia, với điều kiện có nguồn tài chính phù hợp và các bộ luật và quy định
hiện hành của mỗi Quốc gia Thành viên.
c. Nỗ lực giải quyết các vấn đề vệ sinh
dịch tễ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa và trong các Quốc gia
Thành viên. AC-SPS có thể thành lập các nhóm đặc trách trên cơ sở khoa học thực
thi hoạt động tham vấn nhằm xác định và giải quyết các vấn đề cụ thể có thể
phát sinh từ việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ; và
d. Đệ trình các báo cáo định kỳ việc xây
dựng và các đề xuất trong quá trình thực hiện Chương này lên Hội đồng AFTA
thông qua Hội nghị quan chức cao cấp (SEOM) cho các hoạt động trong tương lai.
3. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ thiết lập
đầu mối liên hệ phục vụ cho việc hợp tác và trao đổi thông tin có hiệu quả.
Danh sách các đầu mối liên hệ được ghi trong phụ lục 10 Hiệp định này.
4. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ phải đảm
bảo việc cập nhật thông tin trong phụ lục 10.
Điều 83. Thông báo
trong tình huống khẩn cấp
1. Mỗi Quốc gia Thành viên phải nhận
thức được giá trị của việc trao đổi thông tin đặc biệt trong các tình huống
khẩn cấp như khủng hoảng an ninh lương thực, phong toả, kiểm soát sự bùng phát
dịch bệnh và các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
2. Các Quốc gia Thành viên nên ngay lập
tức thông báo tới tất cả các đầu mối liên hệ và ban thư ký ASEAN khi các tình
huống sau đây xảy ra:
(a) Trong trường hợp khủng hoảng an ninh
lương thực, bùng phát dịch bệnh; và
(b) nhằm loại trừ hoặc hạn chế sự lây
lan dịch bệnh tới các Quốc gia Thành viên khác, sự áp dụng các biện pháp vệ
sinh dịch tễ tạm thời là cần thiết để bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của con
người, động thực vật tại các Quốc gia Thành viên nhập khẩu.
3. Quốc gia Thành viên xuất khẩu mặt
hàng có dịch bệnh phải nỗ lực cung cấp thông tin cho các quốc gia nhập khẩu mặt
hàng đó, nếu quốc gia đó xác định nhân tố đó có sự liên hệ rõ ràng với nguy cơ
lây truyền dịch bệnh.
1. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ khởi xướng
và đẩy mạnh sự hợp tác trong các lĩnh vực tương đương phù hợp với Hiệp định SPS
và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, hướng dẫn và các đề xuất, nhằm tạo điều
kiện cho hoạt động thương mại giữa và trong các Quốc gia Thành viên.
2. Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động
thương mại, các Quốc gia Thành viên sẽ xây dựng các thoả thuận và đề xuất các
quyết định tương đương phù hợp với Điều 4 Hiệp định SPS và theo sự hướng dẫn
của các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực có liên quan được ghi nhận trong Codex,
OIE, IPPC, ASEAN và Uỷ ban các biện pháp vệ sinh dịch tễ thành lập theo Điều 12
Hiệp định SPS.
3. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ tham gia
tư vấn theo yêu cầu nhằm mục đích đạt được những thoả thuận công nhận song
phương hay khu vực về những biện pháp vệ sinh dịch tễ tương đương.
1. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ có cơ hội
nâng cao sự hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp và trao đổi thông tin với các
Quốc gia Thành viên khác về các vấn đề vệ sinh dịch tễ vì lợi ích của cả hai
bên phù hợp với mục đích của chương này và những cam kết được ghi trong tuyên
bố trong Kế hoạch tổng thể thực hiện cộng đồng kinh tế ASEAN.
2. Các Quốc gia Thành viên sẽ đẩy mạnh
việc hợp tác nhằm kiểm soát và loại bỏ sự bùng phát dịch bệnh và những trường
hợp khẩn cấp khác liên quan tới các biện pháp vệ sinh dịch tễ cũng như hỗ trợ
các Quốc gia Thành viên khác đạt được các tiêu chí vệ sinh dịch tễ.
3. Trong quá trình thực hiện hoạt động
ghi trong đoạn 1 điều này, các Quốc gia Thành viên sẽ phối hợp nhiệm vụ của họ
với các hoạt động chung của khu vực hay đa phương, nhằm tránh sự lặp lại không
cần thiết và tối đa hoá hiệu quả hoạt động của các Quốc gia Thành viên trong
lĩnh vực này.
4. Bất kỳ hai Quốc gia Thành viên nào,
trên cơ sở thoả thuận song phương, sẽ hợp tác để thích ứng với các điều kiện
khu vực bao gồm khái niệm các khu không có dịch bệnh, các khu được phép hạn chế
động vật phù hợp với Hiệp định vệ sinh dịch tễ và các tiêu chuẩn quốc tế có
liên quan, các hướng dẫn và khuyến nghị, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động thương mại giữa hai thành viên đó.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG
MẠI
Các Quốc gia Thành viên nào đồng thời là
thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) bảo lưu quyền và nghĩa vụ của
mình theo như quy định tại điều XIX của hiệp định GATT 1994, và Hiệp định WTO
về biện pháp tự vệ hoặc điều 5 của Hiệp định về nông nghiệp.
Điều 87. Chống phá
giá và thuế đối kháng
Các Quốc gia Thành viên khẳng định quyền
và nghĩa vụ của mình đối với các thành viên khác liên quan tới chống phá giá
theo Điều VI GATT 1994 và Thoả thuận về việc thực hiện Điều VI Hiệp định chung
về thuế quan và thương mại 1994 được ghi nhận trong phụ lục 1A Hiệp định WTO.
Điều 88. Cơ chế tư
vấn và tham vấn
Hội đồng tư vấn ASEAN về các giải quyết
các vấn đề trong đầu tư thương mại (ACT) và Uỷ ban kiểm soát ASEAN (ACB) thành
lập theo Tuyên bố ASEAN II (Tuyên bố Bali) sẽ là cơ quan giải quyết tranh chấp
phát sinh từ Hiệp định này. Nếu bất kỳ thành viên nào không muốn ACT/ACB giải
quyết thì có thể viện dẫn cơ chế giải quyết tranh chấp quy định trong Nghị định
thư về Cơ chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN.
Điều 89. Giải quyết
tranh chấp
Nghị định thư
về cơ chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN ký ngày 29/11/2004 tại Viêng-chăn,
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và các sửa đổi sau đó sẽ được áp dụng để giải
quyết tranh chấp phát sinh từ, hoặc bất kỳ sự khác biệt nào giữa các Quốc gia
Thành viên liên quan đến phiên dịch hoặc áp dụng Hiệp định này.
Điều 90. Thỏa thuận
về thể chế
1. Hội nghị Bộ
trưởng kinh tế ASEAN sẽ thành lập Hội đồng khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
bao gồm (1) một đại diện cấp Bộ trưởng được mỗi Quốc gia Thành viên đề cử và
Tổng thư ký ASEAN. Để thi hành các chức năng của mình, Hội đồng AFTA cũng sẽ
nhận được sự hỗ trợ từ phía Hội nghị quan chức kinh tế cấp cao (SEOM). Trong
chức năng của mình, SEOM có thể thành lập các cơ quan, nếu cần thiết, nhằm hỗ
trợ việc hoàn thành các chức năng như Uỷ ban điều phối việc thực thi ATIGA
(CCA). SEOM, với sự hỗ trợ của CCA, sẽ đảm bảo thực thi hiệu quả Hiệp định này,
sẽ phối hợp và nhận được sự hỗ trợ từ Uỷ ban và các cơ quan kỹ thuật trong
khuôn khổ Hiệp định này.
2. Mỗi Quốc
gia Thành viên sẽ thành lập Cơ quan AFTA quốc gia, và đó sẽ là cơ quan đầu mối
của quốc gia đó nhằm phối hợp thực hiện Hiệp định này.
3. Ban Thư ký
ASEAN sẽ :
(a) hỗ trợ Hội
đồng AEM và AFTA trong việc giám sát, hợp tác và rà soát việc thực hiện Hiệp
định này cũng như cung cấp những hỗ trợ với tất cả các vấn đề liên quan; và
(b) giám sát
và thường xuyên báo cáo lên hội đồng AFTA về tiến trình thực hiện Hiệp định
này.
Điều 91. Liên hệ với những Hiệp định khác
1. Theo
đoạn 2 của Điều khoản này, tất cả các hiệp định kinh tế được ký kết trước ngày
ATIGA có hiệu lực sẽ vẫn được tiếp tục có hiệu lực.
2. Tất cả
các Quốc gia Thành viên sẽ nhất trí với danh sách những thoả thuận cần thay thế
trong vòng 6 tháng kể từ ngày có hiệu lực và danh sách này sẽ được bổ sung theo
đúng các thủ tục hành chính vào Hiệp định này và sử dụng như một phần riêng
không thể tách rời trong Hiệp định này.
3. Trong
trường hợp xuất hiện sự không thống nhất giữa Hiệp định này với bất kỳ hiệp
định kinh tế ASEAN khác mà chưa được xoá bỏ theo khoản 2 của Điều khoản này,
Hiệp định này sẽ có hiệu lực.
Điều 92. Sửa đổi hoặc kế thừa các Hiệp định quốc tế
Nếu bất kỳ
hiệp định quốc tế hoặc điều khoản nào của nó liên quan hoặc liên kết chặt chẽ
tới Hiệp định này và hiệp định hoặc điều khoản đó cần được sửa đổi, các Quốc
gia Thành viên sẽ hội ý quyết định việc cần thiết phải sửa đổi Hiệp định này,
nếu như Hiệp định này không ngăn cản việc đó.
Điều 93. Phụ lục, văn bản kèm theo và những văn kiện tương lai
1. Phụ lục
và văn bản đi kèm của Hiệp định này là một phần không thể tách rời của Hiệp
định này.
2. Các Quốc
gia Thành viên có thể áp dụng những văn kiện phát lý trong tương lai theo như
những điều khoản của Hiệp định này. Kể từ khi các văn kiện nói trên có hiệu
lực, những văn kiện này sẽ là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
1. Những điều khoản của Hiệp định này có
thể được chỉnh sửa thông qua văn bản nhất trí sửa đổi của các Quốc gia Thành
viên.
2. Mặc dù có các quy định trong Đoạn 1
của Điều khoản này, Phụ lục và các Tài liệu đính kèm Hiệp định có thể được sửa
đổi với sự phê chuẩn của Hội đồng AFTA. Các sửa đổi trên sẽ trở thành phụ lục của
Hiệp định và là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
Hội đồng
AFTA hoặc các đại diện được đề cử sẽ họp mặt trong vòng một (1) năm kể từ ngày
Hiệp định này có hiệu lực và sau đó thì cứ hai (2) năm một lần hoặc vào thời
điểm thích hợp để rà soát Hiệp định này nhằm hoàn thành các mục tiêu của Hiệp
định này.
1. Hiệp định này sẽ được các Bộ trưởng
Kinh tế ASEAN ký kết.
2. Hiệp định này sẽ có hiệu lực, sau khi
tất cả các Quốc gia Thành viên thông báo hoặc, nếu cần thiết, trình lên Tổng
thư ký ASEAN văn kiện phê chuẩn về việc hoàn tất những thủ tục nội bộ, với thời
hạn kéo dài không quá 180 ngày kể từ ngày ký kết Hiệp định này.
3. Tổng thư ký ASEAN sẽ thông báo lại
ngay cho tất cả các quốc gia Tthành viên về các thông báo hoặc bảo lưu việc phê chuẩn các
văn kiện được đề cập ở đoạn 2 của Điều khoản này.
Không có
bảo lưu cho bất kỳ một quy định nào trong Hiệp định này.
Hiệp định
này sẽ được Tổng thư ký ASEAN lưu chiểu, người sẽ cung cấp ngay bản sao có
chứng thực cho tất cả các Quốc gia Thành viên.
DƯỚI SỰ
CHỨNG KIẾN, những người ký kết dưới đây được sự ủy nhiệm hợp pháp của Chính phủ nước
mình, đã ký Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN.
THỰC
HIỆN tại
Cha-am, Thái Lan, ngày 26 tháng 02 năm 2009, một bản duy nhất bằng tiếng Anh.
Thay mặt
Chính phủ Bru-nây Đa-rút-xa-lam:
Lim Jock
Seng
Bộ trưởng
thứ hai về Ngoại giao và Thương mại
Thay mặt
Chính phủ Vương quốc Cam-pu-chia:
Cham
Prasidh
Bộ trưởng
Cao cấp và Bộ trưởng Thương mại
Thay mặt
Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào:
Nam
Viyaketh
Bộ trưởng
Công thương
Thay mặt Chính phủ Cộng hoà
In-đô-nê-xi-a:
Mari Elka Pangestu
Bộ trưởng Thương mại
Thay mặt Chính phủ Ma-lai-xi-a:
Muhyiddin
Bin Mohammad Yassin
Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Quốc
tế
Thay mặt Chính phủ Liên bang Mi-an-ma:
U Soe Tha
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và Quy
hoạch Quốc gia
Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Phi-líp-pin:
Peter B.Favila
Bộ trưởng Công thương
Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Xinh-ga-po:
Lim Hng Kiang
Bộ trưởng Công thương
Thay mặt Chính phủ Vương quốc Thái Lan
Mingkwan
Songsuwan
Bộ trưởng Thương mại
Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam
Vũ Huy Hoàng
Bộ trưởng Công Thương
-------------------------------------------------------------
[1] “ASEAN-6” chỉ Brunei Darussalam,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái lan
[2] “CLMV” chỉ Campuchia, Lào, Myanmar
và Việt Nam
[3] Một Quốc gia Thành viên sẽ được coi
là có “lợi ích cung cấp đáng kể” nếu Quốc gia đó có, hoặc vì cam kết thuế, Quốc
gia đó được kỳ vọng một cách hợp lý là có, một tỷ lệ đáng kể của ít nhất 20%
tổng nhập khẩu từ ASEAN của sản phẩm đó tính trung bình trong 3 năm qua trên
thị trường của Quốc gia Thành viên đề nghị.
[4] “Các sản phẩm khác” chỉ các khoáng
sản và các chất hình thành tự nhiên khác được khai thác từ vùng lãnh hải, đáy
biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài vùng lãnh hải.
[5] Đối với các sản phẩm đánh bắt ngoài
vùng lãnh hải (ví dụ Vùng đặc quyền kinh tế), sản phẩm được coi là có xuất xứ
của Quốc gia Thành viên nếu tàu khai thác sản phẩm đó được đăng ký tại Quốc gia
Thành viên và treo cờ của Quốc gia Thành viên đó, với điều kiện là Quốc gia
Thành viên đó có quyền khai thác vùng đó theo luật quốc tế;
[6] Theo luật quốc tế, việc đăng ký tàu
chỉ có thể được thực hiện tại một Quốc gia Thành viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét