VỀ DẪN ĐỘ GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ
HUNG-GA-RI
Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri (sau đây gọi là “các Bên”);
Mong muốn
duy trì và tăng cường hợp tác giữa hai nước;
Mong muốn
hợp tác có hiệu quả hơn giữa hai nước trong truy tố tội phạm và thi hành hình
phạt, đặc biệt là trong đấu tranh chống tội phạm có tổ chức và khủng bố;
Mong muốn
tăng cường hợp tác dẫn độ giữa hai nước phù hợp với quy định và pháp luật quốc
gia;
Nhắc lại
Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự, ký ngày
18 tháng 01 năm 1985, tại Hà Nội
Lưu ý rằng
hiện nay cả Việt Nam và Hung-ga-ri đều đang áp dụng các quy định của Hiệp định
này,
Đã thỏa
thuận như sau:
Các Bên
đồng ý dẫn độ cho nhau, phù hợp với các quy định của Hiệp định này, pháp luật
quốc gia của Bên được yêu cầu và theo yêu cầu của Bên kia, những người có mặt
trên lãnh thổ của mình mà Bên kia cần để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để
thi hành hình phạt hoặc các biện pháp bảo đảm do Tòa án áp dụng, vì một tội có
thể bị dẫn độ,
1. Việc dẫn
độ chỉ được thực hiện đối với những tội phạm có thể bị kết tội theo pháp luật
cả hai Bên và thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
a) Nếu yêu
cầu dẫn độ được đưa ra để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự thì tội phạm
đó phải có thể bị áp dụng hình phạt tù từ một năm trở lên theo pháp luật của
Bên yêu cầu; hoặc
b) Nếu yêu
cầu dẫn độ để tiếp tục thì hành hình phạt hoặc biện pháp bảo đảm liên quan đến
hình phạt tù, thì tại thời điểm đưa ra yêu cầu dẫn độ, thời gian tiếp tục chấp
hành hình phạt của người bị yêu cầu dẫn độ phải còn ít nhất là sáu tháng.
2. Phù hợp
với quy định của Điều này, một tội phạm có thể là tội phạm bị dẫn độ cho dù
pháp luật của các Bên có quy định tội phạm đó trong cùng một nhóm tội hoặc cùng
một tội danh hay không.
3. Nếu yêu
cầu dẫn độ đã được đồng ý đối với một tội phạm có thể bị dẫn độ, thì cũng có
thể được đồng ý đối với các tội phạm khác được ghi rõ trong yêu cầu dẫn độ cho
dù các tội phạm khác này có hình phạt dưới một năm tù, với điều kiện là đáp ứng
được tất cả các yêu cầu khác về dẫn độ.
Việc dẫn độ
sẽ bị từ chối nếu:
1. Bên được
yêu cầu coi tội phạm được yêu cầu dẫn độ là tội phạm chính trị. Phù hợp với
Hiệp định này, các tội phạm sau sẽ không được coi là tội phạm chính trị:
a) tội giết
người hoặc tội khác cố ý xâm phạm thân thể người đứng đầu Nhà nước của một
trong các Bên hoặc thành viên của gia đình người đứng đầu Nhà nước;
b) tội phạm
mà cả hai Bên có nghĩa vụ theo quy định điều ước quốc tế đa phương, dẫn độ
người bị yêu cầu dẫn độ hoặc chuyển vụ án tới các cơ quan có thẩm quyền của
mình để truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) tội giết
người, tội vô ý làm chết người hoặc tội khác xâm phạm nghiêm trọng đến thân thể
con người;
d) tội bắt
cóc hoặc các hình thức giam giữ bất hợp pháp khác, bao gồm cả bắt cóc con tin;
e) đặt hoặc
sử dụng chất nổ, chất cháy hoặc các công cụ mang tính hủy diệt có khả năng gây
nguy hiểm cho sinh mạng, gây thiệt hại lớn đối với thân thể con người, hoặc gây
thiệt hại đáng kể/nghiêm trọng đối với tài sản; và
f) âm mưu
hoặc bất kỳ hình thức đồng phạm nào nhằm thực hiện tội phạm có thể bị dẫn độ
hoặc phạm tội chưa đạt hoặc tham gia vào thực hiện các tội phạm đó.
2. Người bị
yêu cầu dẫn độ là công dân của Bên được yêu cầu.
3. Bên được
yêu cầu có căn cứ để tin rằng yêu cầu dẫn độ nhằm truy cứu trách nhiệm hoặc
trừng trị người bị yêu cầu dẫn độ vì lý do chủng tộc, giới tính, tôn giáo, quốc
tịch hoặc quan điểm chính trị hoặc xâm hại đến vị trí của người này trong tố
tụng hình sự vì một trong các lý do trên.
4. Hành vi
phạm tội hoặc bản án đã hết thời hạn theo quy định của pháp luật một trong các
Bên.
5. Tòa án
của Bên được yêu cầu đã tuyên phán quyết cuối cùng hoặc đã kết thúc thủ tục tố
tụng hình sự đối với người bị dẫn độ liên quan đến tội phạm yêu cầu dẫn độ hoặc
người đó đã bị xét xử ở một nước thứ ba về tội phạm yêu cầu dẫn độ và đã được
miễn hoặc đã chấp hành xong hình phạt.
6. Người
được yêu cầu dẫn độ đã được tuyên trắng án hoặc vụ án đã bị bác theo quyết định
của tòa án có hiệu lực bắt buộc thi hành tại Bên được yêu cầu đối với tội phạm
yêu cầu dẫn độ. Việc dẫn độ sẽ không bị cản trở bởi sự kiện/thực tế là các cơ
quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu đã quyết định không truy cứu trách
nhiệm đối với người bị yêu cầu dẫn độ về các hành vi phạm tội bị yêu cầu dẫn độ
hoặc không tiếp tục bất kỳ thủ tục tố tụng hình sự nào đã được bắt đầu đối với
người bị yêu cầu dẫn độ về các hành vi bị yêu cầu dẫn độ.
Các Bên có
thể từ chối dẫn độ, nếu:
1. Bên được
yêu cầu có quyền tài phán đối với tội phạm được yêu cầu dẫn độ theo quy định
của pháp luật nước đó và đang tiến hành quá trình tố tụng đối với người đó về
tội phạm này.
2. Tội phạm
yêu cầu dẫn độ được thực hiện bên ngoài lãnh thổ của cả hai Bên, và Bên được
yêu cầu không có thẩm quyền đối với tội phạm thực hiện ngoài lãnh thổ của mình
trong trường hợp tương tự.
3. Bên được
yêu cầu, mặc dù đã tính đến tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội và lợi
ích của hai Bên, xét thấy việc dẫn độ có thể không bảo đảm tính nhân đạo, trên
cơ sở xem xét đến độ tuổi, sức khỏe hoặc hoàn cảnh cá nhân khác của người đó.
4. Người bị
yêu cầu dẫn độ dưới 18 tuổi và việc dẫn độ có thể gây bất lợi cho việc thích
nghi hoặc tái hòa nhập xã hội của người đó.
Khi tội
phạm bị yêu cầu dẫn độ là tội phạm có thể bị xử phạt tử hình theo pháp luật của
Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu có thể từ chối dẫn độ trừ khi Bên yêu cầu đảm bảo
rằng sẽ không áp dụng hình phạt tử hình hoặc, nếu áp dụng thì hình phạt sẽ
không được thực thi.
NGHĨA VỤ TIẾN HÀNH THỦ
TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở BÊN ĐƯỢC YÊU CẦU
Nếu việc
dẫn độ bị từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều 3, Điều 4 hoặc Điều 5 của Hiệp
định này, Bên được yêu cầu, theo đề nghị của Bên yêu cầu sẽ trình vụ việc lên
cơ quan có thẩm quyền để bắt đầu thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của pháp
luật nước mình.
Trong
trường hợp đó, Bên yêu cầu sẽ gửi Bên được yêu cầu các tài liệu và vật chứng
liên quan đến vụ án thông qua Cơ quan trung ương.
1. Để thực
hiện Hiệp định này,
a) Cơ quan
Trung ương của Việt Nam là Bộ Công an;
b) Cơ quan
Trung ương của Hung-ga-ri là Bộ Tư pháp và Hành chính công.
2. Các Bên
thông báo cho nhau về sự thay đổi liên quan đến Cơ quan Trung ương của mình qua
kênh ngoại giao.
YÊU CẦU DẪN ĐỘ VÀ CÁC
TÀI LIỆU CẦN THIẾT
1. Yêu cầu
dẫn độ phải được gửi bằng văn bản qua Cơ quan trung ương và gồm có hoặc kèm
theo các thông tin, tài liệu sau:
a) Tên cơ
quan yêu cầu;
b) Họ, tên,
giới tính, quốc tịch của người bị yêu cầu dẫn độ và các thông tin khác giúp xác
định nhận dạng của người này và những nơi có thể người này đang ở, cũng như các
đặc điểm cơ thể, ảnh, dấu vân tay nếu có;
c) Bản mô
tả chi tiết vụ việc cùng với bản tóm tắt hành vi phạm tội, hậu quả của hành vi;
d) Văn bản
pháp luật hiện hành về thẩm quyền tài phán, xác định tội danh và hình phạt có
thể áp dụng đối với tội phạm đó; và
e) Văn bản
pháp luật hiện hành liên quan quy định về thời hạn truy cứu hành vi phạm tội
hoặc thi hành bản án.
2. Ngoài
những tài liệu bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Yêu cầu
dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự người bị dẫn độ phải kèm theo bản sao
lệnh bắt của cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu; hoặc
b) Yêu cầu
dẫn độ để thi hành một bản án hoặc một biện pháp an ninh đối với người bị dẫn
độ phải kèm theo bản sao phán quyết của Tòa án và chi tiết thời gian đã chấp
hành hình phạt.
3. Yêu cầu
dẫn độ và các tài liệu kèm theo phải được chứng nhận, đồng thời gửi kèm theo
bản dịch ra tiếng của Bên được yêu cầu hoặc tiếng Anh.
4. Tài liệu
được chứng nhận theo quy định của Hiệp định này là tài liệu có chữ ký của thẩm
phán hoặc quan chức có thẩm quyền của Bên yêu cầu và đóng dấu chính thức của cơ
quan có thẩm quyền của Bên đó.
1. Nếu Bên
được yêu cầu cho rằng thông tin cung cấp kèm theo yêu cầu dẫn độ là không đầy
đủ theo yêu cầu của Hiệp định này, Bên được yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp
thêm thông tin trong khoảng thời gian hợp lý do Bên được yêu cầu ấn định.
2. Trường
hợp người bị yêu cầu dẫn độ đang bị bắt giữ và Bên được yêu cầu không nhận được
thông tin bổ sung trong khoảng thời gian đã ấn định, thì người bị bắt giữ có
thể được trả tự do. Việc trả tự do sẽ không ảnh hưởng tới việc Bên yêu cầu đưa
ra yêu cầu dẫn độ mới đối với người này.
3. Trong
trường hợp người đó được trả tự do khỏi nơi giam giữ theo khoản 2 Điều này, Bên
được yêu cầu sẽ thông báo cho Bên yêu cầu trong thời gian sớm nhất có thể.
1. Trong
trường hợp khẩn cấp, Bên yêu cầu có thể đề nghị bắt khẩn cấp người bị yêu cầu
dẫn độ, trước khi Bên được yêu cầu nhận được yêu cầu dẫn độ. Yêu cầu bắt khẩn
cấp được gửi bằng văn bản qua Cơ quan trung ương.
2. Yêu cầu
bắt giữ khẩn cấp phải bao gồm chi tiết được quy định tại khoản 1 Điều 8 Hiệp
định này, một bản thông báo về việc có các tài liệu theo quy định tại khoản 2
Điều 8 và một bản thông báo rằng tiếp theo yêu cầu bắt khẩn cấp, yêu cầu dẫn độ
sẽ được chuyển đến.
3. Bên được
yêu cầu phải thông báo ngay cho Bên yêu cầu về quá trình thực hiện yêu cầu.
4. Việc bắt
khẩn cấp sẽ chấm dứt nếu trong thời hạn 40 ngày từ khi thực hiện bắt giữ người
bị yêu cầu dẫn độ, cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu không nhận được
yêu cầu dẫn độ chính thức. Thời hạn này có thể được gia hạn thêm 15 ngày theo
yêu cầu chính đáng, hợp lệ của Bên yêu cầu.
5. Việc thả
người theo quy định tại khoản 4 Điều này không ảnh hưởng đến việc dẫn độ người
bị yêu cầu dẫn độ nếu Bên được yêu cầu nhận được yêu cầu chính thức sau đó.
QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN
ĐẾN YÊU CẦU DẪN ĐỘ
1. Trong
trường hợp yêu cầu dẫn độ thỏa mãn các quy định của Hiệp định này, sau khi nhận
được yêu cầu dẫn độ, Bên được yêu cầu sẽ ngay lập tức thực hiện các bước cần
thiết nhằm bắt giữ người được yêu cầu dẫn độ.
2. Bên được
yêu cầu sẽ ra quyết định liên quan đến yêu cầu dẫn độ theo thủ tục quy định của
pháp luật nước mình và thông báo ngay cho Bên yêu cầu về quyết định đó.
3. Trường
hợp Bên được yêu cầu từ chối toàn bộ hoặc một phần yêu cầu, phải thông báo cho
Bên yêu cầu về lý do từ chối. Bên được yêu cầu sẽ cung cấp một bản sao quyết
định tư pháp thích hợp/có liên quan theo yêu cầu.
4. Từ chối
dẫn độ với căn cứ hợp lý sẽ là cơ sở để Bên yêu cầu không đưa ra yêu cầu dẫn độ
mới về cùng một người với cùng hành vi.
1. Nếu yêu
cầu dẫn độ được chấp thuận, cơ quan có thẩm quyền của các Bên sẽ thỏa thuận về
thời gian, địa điểm và các thông tin liên quan khác cho việc chuyển giao người
bị dẫn độ.
Bên được
yêu cầu sẽ thông báo cho Bên yêu cầu về thời hạn mà người này đã bị bắt giữ
trước khi tiến hành chuyển giao người đó.
2. Nếu Bên
yêu cầu không nhận người trong thời hạn 15 ngày sau ngày thỏa thuận thực hiện
việc chuyển giao, Bên được yêu cầu sẽ ngay lập tức trả tự do cho người bị yêu
cầu dẫn độ và có thể từ chối yêu cầu dẫn độ mới của Bên yêu cầu liên quan đến
người đó về cùng một hành vi phạm tội trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
này.
3. Trường
hợp một Bên không bàn giao hoặc không nhận người trong thời hạn thỏa thuận do
những tình huống bất khả kháng thì phải thông báo ngay cho Bên kia. Các Bên sẽ
thỏa thuận lại các điều kiện để tiến hành dẫn độ và áp dụng quy định tại khoản
2 Điều này.
HOÃN CHUYỂN GIAO VÀ
CHUYỂN GIAO TẠM THỜI
1. Bên được
yêu cầu có thể hoãn các thủ tục dẫn độ đối với người đang bị truy tố hoặc người
đang chấp hành án ở nước mình. Việc hoãn dẫn độ có thể tiếp tục cho đến khi kết
thúc các thủ tục truy tố đối với người bị yêu cầu dẫn độ hoặc cho đến khi họ
chấp hành xong bản án. Bên được yêu cầu sẽ thông báo cho Bên yêu cầu về việc
hoãn dẫn độ nói trên.
2. Nếu yêu
cầu dẫn độ đã được chấp thuận trong trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ đang bị
truy cứu hoặc chấp hành án phạt tù trong lãnh thổ của Bên được yêu cầu thì có
thể chuyển giao tạm thời người bị yêu cầu dẫn độ cho Bên yêu cầu để truy cứu
trách nhiệm hình sự. Người bị chuyển giao sẽ bị giam giữ ở Bên yêu cầu và sẽ
được trả lại Bên được yêu cầu sau khi kết thúc các thủ tục tố tụng đối với
người đó phù hợp với các điều kiện đã được xác định theo thỏa thuận của hai
Bên.
1. Nếu yêu
cầu dẫn độ về cùng một người được đưa ra bởi một trong hai Bên và một hoặc
nhiều Bên thứ ba, Bên được yêu cầu sẽ quyết định dẫn độ cho nước nào và thông
báo cho Bên yêu cầu về quyết định đó. Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn giữa
yêu cầu dẫn độ từ Việt Nam và một lệnh bắt giữ của Châu Âu được gửi đến từ một
quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, Hung-ga-ri sẽ quyết định việc dẫn độ
người đó cho nước nào.
2. Khi xem
xét yêu cầu dẫn độ quy định tại khoản 1 điều này, Bên được yêu cầu sẽ tính đến
những yếu tố có liên quan sau:
a) Quốc
tịch hiện tại và nơi thường trú cuối cùng của người bị yêu cầu dẫn độ;
b) Tính hợp
pháp và mức độ phù hợp của yêu cầu dẫn độ;
c) Thời
gian và địa điểm thực hiện tội phạm;
d) Lợi ích
riêng của các nước yêu cầu;
e) Mức độ
nghiêm trọng của tội phạm;
f) Quốc
tịch của người bị hại;
g) Khả năng
dẫn độ tiếp theo giữa các nước yêu cầu dẫn độ;
h) Ngày đưa
ra yêu cầu dẫn độ; và
i) Các yếu
tố khác có liên quan.
Người bị
dẫn độ theo quy định của Hiệp định này sẽ không bị xét xử hoặc bắt thi hành án
ở Bên yêu cầu vì các tội phạm người đó thực hiện trước khi được chuyển giao,
ngoài tội mà vì đó người này bị dẫn độ, trừ các trường hợp sau:
1. Bên được
yêu cầu đã đồng ý trước. Trong trường hợp này, Bên được yêu cầu sẽ yêu cầu gửi
các tài liệu và thông tin liên quan quy định tại Điều 8 Hiệp định này cùng với
tờ khai của người bị dẫn độ về tội phạm đang bị điều tra; hoặc
2. Sau khi
được trả tự do, người bị dẫn độ đã không rời lãnh thổ của Bên yêu cầu trong
thời hạn 45 ngày. Tuy nhiên, thời hạn này không bao gồm thời gian người đó
không thể rời lãnh thổ Bên yêu cầu vì những tình huống vượt quá khả năng kiểm
soát của người đó, hoặc;
3. Người đó
đã rời khỏi lãnh thổ của Bên yêu cầu sau khi dẫn độ và tự nguyện quay trở lại
lãnh thổ đó; hoặc
4. Người
được yêu cầu đồng ý dẫn độ và đồng thời từ chối việc áp dụng các quy tắc đặc
biệt; hoặc
5. Sau khi
bị chuyển giao, người đó đã từ chối quyền áp dụng các quy tắc đặc biệt đối với
các tội phạm cụ thể đã phạm phải trước khi bị chuyển giao. Việc từ chối sẽ được
đưa ra trước các cơ quan tư pháp có thẩm quyền của Bên yêu cầu và được lưu hồ
sơ phù hợp với pháp luật của quốc gia này. Việc từ chối sẽ được thực hiện theo
cách thể hiện rõ người này đã từ chối một cách tự nguyện và nhận thức đầy đủ về
hậu quả. Để đạt được điều này, người này sẽ có quyền được tư vấn về pháp luật.
Trừ trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 và Điều 15, nếu không có sự đồng ý của Bên
được yêu cầu, Bên yêu cầu sẽ không dẫn độ người bị dẫn độ cho nước thứ ba đối
với tội phạm thực hiện trước khi người này bị chuyển giao. Bên được yêu cầu có
thể yêu cầu các văn bản được quy định tại Điều 8.
Nếu người
bị yêu cầu dẫn độ đồng ý để dẫn độ cho Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu có thể
chuyển giao người đó nhanh nhất có thể mà không cần các thủ tục tiếp theo.
THU GIỮ VÀ CHUYỂN GIAO
TÀI SẢN
1. Nếu Bên
yêu cầu đề nghị, Bên được yêu cầu trong phạm vi pháp luật nước mình cho phép,
thu giữ đồ vật có được hoặc được sử dụng trong thực hiện tội phạm và các tài
sản khác tìm thấy trên lãnh thổ nước mình mà có thể là những chứng cứ có giá
trị, và nếu việc dẫn độ được chấp thuận, những đồ vật này sẽ được chuyển giao
cho Bên yêu cầu.
2. Trường
hợp chấp thuận dẫn độ, đồ vật đề cập tại khoản 1 Điều này có thể được chuyển
giao, kể cả khi việc dẫn độ không thực hiện được do người bị yêu cầu dẫn độ
chết, mất tích hoặc bỏ trốn.
3. Bên được
yêu cầu có thể, vì mục đích tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự khác, hoãn
việc chuyển giao đồ vật nêu tại khoản 1 Điều này đến khi kết thúc thủ tục tố
tụng hoặc tạm thời chuyển giao đồ vật với điều kiện đồ vật đó phải được Bên yêu
cầu trả lại.
4. Quyền
của Bên thứ ba đối với các tài sản này sẽ được tôn trọng đầy đủ. Trường hợp có
các quyền hợp pháp đó, Bên yêu cầu phải, theo đề nghị của Bên được yêu cầu,
nhanh chóng hoàn trả tài sản đã được chuyển giao mà không được thu tiền trong
thời gian sớm nhất có thể sau khi kết thúc thủ tục tố tụng hình sự.
1. Mỗi Bên
có thể cho phép việc vận chuyển qua lãnh thổ của mình người bị dẫn độ đến Bên
kia từ một nước thứ ba. Yêu cầu quá cảnh sẽ được thực hiện trực tiếp giữa các
Cơ quan trung ương. Có thể chuyển yêu cầu quá cảnh qua Interpol. Yêu cầu quá
cảnh phải có mô tả về người được chuyển giao và văn bản tóm tắt vụ án. Người
chuyển giao có thể bị giam giữ trong suốt thời gian quá cảnh. Việc cho phép nói
trên sẽ không cần thiết nếu sử dụng đường hàng không và không hạ cánh trên lãnh
thổ của Bên đó trong lịch trình bay.
2. Bên được
yêu cầu sẽ cho phép quá cảnh theo đề nghị của Bên yêu cầu trong phạm vi không
trái với pháp luật quốc gia mình.
Bên yêu cầu
sẽ thông báo ngay cho Bên được yêu cầu những thông tin liên quan đến quá trình
tố tụng hoặc thi hành bản án đối với người bị yêu cầu dẫn độ, hoặc những thông
tin liên quan đến việc dẫn độ lại người đó cho Bên thứ ba.
1. Bên được
yêu cầu sẽ chịu mọi chi phí phát sinh từ việc thực hiện yêu cầu dẫn độ trên
lãnh thổ nước mình, trừ trường hợp hai Bên có thỏa thuận khác.
2. Chi phí
giao thông và quá cảnh liên quan đến việc giao hoặc nhận người bị dẫn độ do Bên
yêu cầu chi trả.
MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC
ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ KHÁC
Hiệp định
này không ảnh hưởng đến bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào theo các điều ước khác mà
các Bên là thành viên.
Mọi tranh
chấp phát sinh liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định sẽ được
giải quyết qua tham vấn ngoại giao.
1. Hiệp
định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi (30) kể từ ngày nhận được thông
báo sau cùng bằng văn bản qua đường ngoại giao trong đó các Bên ký kết thông
báo cho nhau về việc hoàn thiện các thủ tục trong nước để Hiệp định có hiệu
lực.
2. Khi Hiệp
định này có hiệu lực, các điều từ 58 đến 75 của Hiệp định tương trợ tư pháp về
các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự ký ngày 18/01/1985 tại Hà Nội sẽ chấm
dứt hiệu lực.
3. Hiệp
định này sẽ có hiệu lực vô thời hạn.
4. Mỗi Bên
có thể chấm dứt Hiệp định này bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho nhau vào
bất kỳ thời điểm nào thông qua kênh ngoại giao. Trong trường hợp đó, Hiệp định
sẽ hết hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ ngày đưa ra thông báo.
Để làm
bằng, những người ký tên dưới đây, được ủy quyền đầy đủ, đã ký Hiệp định này.
Làm tại,
Bu-đa-pét, ngày 16 tháng 9 năm 2013, thành hai (02) bản gốc, mỗi bản bằng tiếng
Việt, tiếng Hung-ga-ri và tiếng Anh; tất cả các văn bản đều có giá trị như
nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, bản tiếng Anh sẽ được dùng
làm cơ sở.
THAY MẶT CỘNG HÒA
XÃ HỘI |
THAY MẶT HUNG-GA-RI |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét