Nội dung Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật được biên tập lại từ 04 nguồn chính: https://vbpl.vn/; www.congbao.hochiminhcity.gov.vn; https://congbao.chinhphu.vn/ và https://www.ipvietnam.gov.vn /

218 DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Điều 8. Tổ chức thực hiện【Thông tư 42/2024/TT-BYT】

 Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Thông tư này trên toàn quốc.

2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan quản lý nhà nước về y tế hoặc cơ quan quản lý về giám định pháp y thuộc các bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra tổ chức pháp y công lập và đơn vị thực hiện giám định pháp y thuộc thẩm quyền thực hiện quy định tại Thông tư này.

3. Viện Pháp y Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế:

a) Tập huấn thành phần hồ sơ, quy trình giám định pháp y và các biểu mẫu tại Thông tư này đối với các tổ chức pháp y công lập và đơn vị thực hiện giám định pháp y trên toàn quốc;

b) Chỉ đạo chuyên môn, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn, báo cáo kết quả thực hiện quy định tại Thông tư này của các tổ chức pháp y công lập và đơn vị thực hiện giám định pháp y trên toàn quốc; trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, tổng hợp, báo cáo về Bộ Y tế, Bộ Tư pháp theo quy định tại Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.

4. Các tổ chức pháp y công lập và đơn vị thực hiện giám định pháp y:

a) Thủ trưởng các tổ chức pháp y công lập và đơn vị thực hiện giám định pháp y có trách nhiệm:

- Bảo đảm đủ nhân lực thực hiện giám định pháp y theo quy định tại Điều 6 Thông tư này và thời hạn giám định pháp y theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;

- Căn cứ nhân lực của đơn vị, văn bằng chuyên môn, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo, kinh nghiệm, nghiệp vụ của giám định viên và người giúp việc để thực hiện việc phân công giám định viên và người giúp việc hoặc phối hợp với các đơn vị khác thực hiện giám định; Việc phân công hoặc đề nghị phối hợp phải thực hiện bằng văn bản;

- Căn cứ phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để đề nghị (bằng văn bản) việc phối hợp khám chuyên khoa, hội chẩn chuyên môn trong trường hợp cần thiết.

b) Hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan quản lý trực tiếp, đồng thời gửi báo cáo về Viện Pháp y Quốc gia theo quy định tại Nghị định số 85/2013/NĐ-CP;

5. Thủ trưởng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp, hỗ trợ trong khám chuyên khoa, hội chẩn chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ giám định pháp y khi có đề nghị của các tổ chức pháp y công lập và đơn vị thực hiện giám định pháp y. Trường hợp từ chối thực hiện hoặc từ chối phối hợp, hỗ trợ, khám chuyên khoa, hội chẩn chuyên môn phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét