|
|
Luật số: 05/2011/QH13 |
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm
2011 |
LUẬT
Cơ yếu
![]() |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật Cơ yếu.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Luật này quy định
về hoạt động cơ yếu; nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
lực lượng cơ yếu; chế độ, chính sách đối với người làm việc trong tổ chức cơ
yếu; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến
hoạt động cơ yếu.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Luật này áp dụng
đối với tổ chức cơ yếu, người làm việc trong tổ chức cơ yếu và cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan đến hoạt động cơ yếu.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Luật này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động cơ yếu là hoạt động cơ mật
đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật
mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, do
lực lượng chuyên trách đảm nhiệm.
2. Mật mã là những quy tắc, quy ước
riêng dùng để thay đổi hình thức biểu hiện thông tin nhằm bảo đảm bí mật, xác
thực, toàn vẹn của nội dung thông tin.
3. Nghiệp vụ mật mã là những biện pháp,
quy định, giải pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ an toàn, bí mật và bảo đảm độ tin cậy
của kỹ thuật mật mã.
4. Kỹ thuật mật mã là phương pháp,
phương tiện có ứng dụng mật mã để bảo vệ thông tin.
5. Mã hóa là quá trình dùng kỹ thuật mật
mã để thay đổi hình thức biểu hiện thông tin.
6. Sản phẩm mật mã là các tài liệu,
trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin.
7. Mạng liên lạc cơ yếu là mạng liên lạc
có sử dụng sản phẩm mật mã do tổ chức cơ yếu cung cấp và trực tiếp quản lý để
bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
Điều 4. Chính
sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển lực lượng cơ yếu
1. Xây dựng lực
lượng cơ yếu chính quy, hiện đại, tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt
2. Ưu tiên đầu tư
cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ mật mã; tăng cường đầu tư phát
triển hạ tầng cơ sở mật mã quốc gia, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động
cơ yếu.
3. Mở rộng quan hệ
hợp tác quốc tế về cơ yếu trên cơ sở bảo đảm tính độc lập, tự chủ, chặt chẽ về
nguyên tắc và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 5. Nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng cơ yếu
1. Đặt dưới sự
lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt
2. Tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Bảo đảm tuyệt
đối bí mật, an to àn, chính xác, kịp thời.
4. Được tổ chức
thống nhất, chặt chẽ, phù hợp yêu cầu lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước,
chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ thông
tin bí mật nhà nước.
5. Có chế độ quản
lý chuyên ngành đặc thù, chế độ công tác nghiêm ngặt; khoa học và nghiệp vụ mật
mã tiên tiến; công nghệ, kỹ thuật mật mã hiện đại.
Điều 6. Trách
nhiệm quản lý nhà nước về cơ yếu
1. Chính phủ thống
nhất quản lý nhà nước về cơ yếu.
2. Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà
nước về cơ yếu, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Cơ yếu Chính phủ.
3. Ban Cơ yếu
Chính phủ là cơ quan mật mã quốc gia, quản lý chuyên ngành về cơ yếu, có trách
nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ
yếu.
4. Cơ quan có thẩm
quyền của Đảng Cộng sản Việt
5. Bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về cơ yếu.
6. Ủy ban nhân dân
các cấp thực hiện quản lý nhà nước về cơ yếu theo sự phân cấp của Chính phủ.
Điều 7. Trách
nhiệm giúp đỡ lực lượng cơ yếu
Cơ quan, tổ chức,
cá nhân có trách nhiệm giúp đỡ lực lượng cơ yếu và người làm công tác cơ yếu
thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu.
Điều 8. Bảo vệ
bí mật sản phẩm mật mã, thông tin trong hoạt động cơ yếu
Sản phẩm mật mã,
thông tin về tổ chức, mạng liên lạc cơ yếu, nơi làm việc, cơ sở sản xuất, kho
cất giữ sản phẩm mật mã của cơ yếu là bí mật nhà nước, phải được quản lý và bảo
vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 9. Mã hoá
thông tin bí mật nhà nước
1. Thông tin bí
mật nhà nước được truyền bằng các phương tiện thông tin, viễn thông phải được
mã hóa bằng mật mã của cơ yếu.
2. Thông tin bí
mật nhà nước lưu giữ trong các phương tiện thiết bị điện tử, tin học và trên
mạng viễn thông được mã hoá bằng mật mã của cơ yếu.
Chính phủ quy định
loại thông tin bí mật nhà nước cần được mã hóa quy định tại khoản này.
Điều 10. Kinh
phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động cơ yếu
1. Nguồn kinh phí
phục vụ hoạt động cơ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Việc bảo đảm,
quản lý, sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động cơ yếu và việc kiểm
toán được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực quốc phòng, an
ninh.
Điều 11. Các
hành vi bị nghiêm cấm
1. Tiết lộ bí mật
nhà nước, bí mật công tác trong hoạt động cơ yếu.
2. Sử dụng sản
phẩm mật mã không do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin bí mật
nhà nước.
3. Lợi dụng nhiệm
vụ, quyền hạn được giao trong hoạt động cơ yếu gây phương hại đến an ninh quốc
gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
4. Truyền thông
tin bí mật nhà nước qua các phương tiện thông tin, viễn thông m à không mã hoá
bằng mật mã của cơ yếu.
5. Nghiên cứu, sản
xuất, sử dụng, thu thập, tiêu huỷ sản phẩm mật mã của cơ yếu trái pháp luật.
6. Cố ý làm hư
hỏng, chiếm đoạt sản phẩm mật mã của cơ yếu.
7. Cản trở hoạt
động cơ yếu trái pháp luật.
Chương II
HOẠT ĐỘNG MẬT
MÃ ĐỂ BẢO VỆ THÔNG TIN BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
Điều 12. Hoạt
động khoa học và công nghệ mật mã, chuyển giao công nghệ mật mã
1. Hoạt động khoa
học và công nghệ mật mã, chuyển giao công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí
mật nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Tổ chức, cá
nhân có đủ điều kiện, năng lực được đăng ký, tham gia làm thành viên, cộng tác
viên của đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ mật mã để bảo vệ thông
tin bí mật nhà nước.
Khi cần thiết,
Chính phủ huy động tiềm lực khoa học và công nghệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân
phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất, sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin
bí mật nhà nước.
3. Nhà nước thống
nhất quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ mật mã, chuyển giao
công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
4. Chính phủ quy
định chi tiết Điều này.
Điều 13. Sản
xuất và cung cấp sản phẩm mật mã
1. Nhà nước độc
quyền sản xuất và cung cấp sản phẩm mật mã cho các cơ quan, tổ chức để bảo vệ
thông tin bí mật nhà nước.
2. Ban Cơ yếu
Chính phủ xây dựng kế hoạch, tổ chức sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã và trực
tiếp quản lý các cơ sở sản xuất mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
Điều 14. Nhập
khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã
1. Nhà nước có
chính sách ưu tiên nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động nghiên
cứu, sản xuất sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước mà trong nước
chưa đáp ứng được.
2. Thủ tướng Chính
phủ quy định cơ chế nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động
nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã.
Điều 15. Quy
chuẩn kỹ thuật, kiểm định, đánh giá sản phẩm mật mã
1. Sản phẩm mật mã
để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật và được
kiểm định, đánh giá trước khi đưa vào sử dụng.
2. Chính phủ quy
định việc xây dựng, thẩm định, banh ành quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm mật
mã; quy định việc quản lý hoạt động kiểm định, đánh giá sản phẩm mật mã để bảo
vệ thông tin bí mật nhà nước.
Điều 16. Quản
lý, sử dụng sản phẩm mật mã
1. Sản phẩm mật mã
để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước phải được quản lý thống nhất, chặt chẽ.
2. Việc sử dụng
sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước phải tuân thủ các quy định
về nghiệp vụ và quy trình sử dụng đối với từng loại sản phẩm mật mã.
3. Cơ quan, tổ
chức sử dụng sản phẩm mật mã chịu trách nhiệm bảo đảm nhân lực, trang bị phương
tiện và điều kiện cần thiết để sẵn sàng phục vụ, bảo đảm an ninh, an toàn mật
mã.
Điều 17. Triển
khai, giải thể mạng liên lạc cơ yếu
1. Mạng liên lạc
cơ yếu được triển khai khi có nhu cầu bảo vệ thông tin bí mật nhà nước bằng mật
mã; có đủ điều kiện về nhân lực, kỹ thuật và bảo đảm an ninh, an toàn.
2. Việc triển
khai, giải thể mạng liên lạc cơ yếu do người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng
cơ yếu có thẩm quyền quyết định sau khi có sự thống nhất về chuyên môn, nghiệp
vụ bằng văn bản của Ban Cơ yếu Chính phủ.
3. Trường hợp cấp
thiết cần triển khai, giải thể mạng liên lạc cơ yếu, người đứng đầu cơ quan, tổ
chức sử dụng cơ yếu có thẩm quyền quyết định và kịp thời thông báo bằng văn bản
cho Ban Cơ yếu Chính phủ.
4. Chính phủ quy
định chi tiết điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục triển khai, giải thể
mạng liên lạc cơ yếu phù hợp với nhiệm vụ của từng hệ thống tổ chức cơ yếu.
Điều 18. Triển
khai sản phẩm mật mã bảo vệ thông tin bí mật nhà nước lưu giữ trong các thiết
bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông
1. Cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thông tin bí mật nhà nước lưu giữ trong các thiết bị điện tử,
tin học và trên mạng viễn thông quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này phải
có văn bản yêu cầu triển khai sản phẩm mật mã gửi tổ chức cơ yếu có thẩm quyền.
2. Tổ chức cơ yếu
có thẩm quyền có trách nhiệm triển khai sản phẩm mật mã bảo vệ thông tin bí mật
nhà nước lưu giữ trong các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông
theo quy định của Chính phủ.
Điều 19. Bảo
đảm an toàn mật mã trong trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm
Trường hợp khẩn
cấp, nguy hiểm mà không còn biện pháp nào khác để bảo đảm an toàn mật mã thì cơ
quan, tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm mật mã phải thực hiện ngay biện pháp
tiêu hủy, sau đó kịp thời báo cáo với người có thẩm quyền.
Chương III
NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN, TỔ CHỨC CỦA LỰC L ƯỢNG CƠ YẾU
Điều 20. Vị
trí, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu
Lực lượng cơ yếu
là một trong những lực lượng chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước, có chức năng
tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu, thực hiện hoạt động cơ yếu; góp
phần bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ
sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ
trang nhân dân trong mọi tình huống; chủ động phòng ngừa, tham gia đấu tranh
với các hoạt động thám mã gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 21. Nhiệm
vụ, quyền hạn của Ban Cơ yếu Chính phủ
1. Tham mưu, đề
xuất để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban
hành chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về cơ yếu.
2. Giúp Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng:
a) Tổ chức thực
hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về cơ yếu;
b) Chỉ đạo và phối
hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng tổ chức cơ yếu thống nhất, chặt chẽ, xây
dựng lực lượng cơ yếu trong sạch, vững mạnh, có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi;
c) Tổ chức xây
dựng và thống nhất quản lý hệ thống mạng liên lạc cơ yếu; quản lý, kiểm soát
việc sử dụng các loại sản phẩm mật mã trong cả nước;
d) Trình Chính phủ
quy định về tổ chức bộ máy, biên chế của Ban Cơ yếu Chính phủ.
3. Tổ chức, chỉ
đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã trong
toàn ngành cơ yếu.
4. Tổ chức nghiên
cứu và thống nhất quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mật mã để
bảo vệ thông tin bí mật nhà nước; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan
quản lý việc nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động nghi ên cứu,
sản xuất sản phẩm mật mã.
5. Thống nhất quản
lý và bảo đảm chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã cho hoạt động cơ yếu trong
phạm vi cả nước; sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật
nhà nước và xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển lực
lượng cơ yếu chính quy, hiện đại.
6. Bảo đảm tính
sẵn sàng của hệ thống mạng liên lạc cơ yếu và lực lượng dự bị, nguồn dự trữ sản
phẩm mật mã để ứng phó có hiệu quả trong mọi tình huống.
7. Thực hiện nhiệm
vụ của đơn vị đầu mối kế hoạch đầu tư và ngân sách trực thuộc trung ương; trực
tiếp quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Ban Cơ yếu Chính phủ.
8. Phối hợp với cơ
quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện và kiểm tra việc mã hoá thông tin
bí mật nhà nước.
9. Tổ chức bảo vệ
bí mật sản phẩm mật mã và các thông tin bí mật nhà nước khác trong hoạt động cơ
yếu.
10. Phối hợp với
cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác quản lý hoạt động nghiên cứu, sản
xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; cung
cấp dịch vụ bảo mật và an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo
quy định của pháp luật.
11. Thanh tra,
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực cơ yếu theo quy định của pháp luật.
12. Hợp tác quốc
tế về cơ yếu.
13. Thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Tổ
chức của lực lượng cơ yếu
1. Ban Cơ yếu
Chính phủ.
2. Cơ yếu các bộ,
ngành bao gồm:
a) Hệ thống tổ
chức cơ yếu Quân đội nhân dân;
b) Hệ thống tổ
chức cơ yếu Công an nhân dân;
c) Hệ thống tổ
chức cơ yếu Ngoại giao;
d) Hệ thống tổ
chức cơ yếu trong cơ quan của Đảng, cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương và
địa phương.
3. Tổ chức cơ yếu
thuộc cơ yếu các bộ, ngành quy định tại khoản 2 Điều này là đầu mối độc lập đặt
dưới sự lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự chỉ
đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu và sự quản lý về hoạt
động chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức cơ yếu cấp trên.
4. Chính phủ quy
định việc thành lập, giải thể các tổ chức cơ yếu và cơ cấu tổ chức của Ban Cơ
yếu Chính phủ.
Chương IV
NGƯỜI LÀM VIỆC
TRONG TỔ CHỨC CƠ YẾU VÀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG TỔ CHỨC
CƠ YẾU
Điều 23. Người
làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Người làm việc
trong tổ chức cơ yếu bao gồm:
a) Người được điều
động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây
gọi là người làm công tác cơ yếu);
b) Người được
tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;
c) Người làm việc
trong tổ chức cơ yếu nhưng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1
Điều này (sau đây gọi là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu).
2. Chính phủ quy
định ngạch, chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Điều 24. Nghĩa
vụ, trách nhiệm của ng ười làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Giữ bí mật
thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc trong
tổ chức cơ yếu.
2. Phục tùng sự
phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đúng, đầy đủ chức trách
được giao; tận tụy trong công tác, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi
tình huống; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước, quy chế, chế độ, quy định về công tác cơ yếu; giữ
gìn, bảo quản an toàn tuyệt đối sản phẩm mật mã được giao.
3. Thường xuyên
giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ,
kiến thức, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quân sự, văn hoá và
thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Khi nhận mệnh
lệnh của người có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó là trái pháp
luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp
hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của người ra mệnh
lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
5. Thực hiện các
nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Tuyển
chọn người vào tổ chức cơ yếu
1. Người chỉ có
một quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi, có đủ tiêu chuẩn về
chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ, có nguyện vọng và
năng lực phù hợp với công tác cơ yếu thì có thể được tuyển chọn vào tổ chức cơ
yếu.
2. Tổ chức cơ yếu
được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc và có đủ các
tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này ở các cơ sở giáo dục để đào tạo, bổ
sung vào lực lượng cơ yếu.
Điều 26. Tiêu
chuẩn người làm công tác cơ yếu
1. Người làm công
tác cơ yếu phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có bản lĩnh
chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng
Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tự nguyện phục
vụ lâu dài trong tổ chức cơ yếu; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được
giao;
b) Có phẩm chất
đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng;
c) Có trình độ
chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và sức khỏe đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ được giao;
d) Đã qua đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu.
2. Người làm công
tác cơ yếu khi không đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều này
thì không được tiếp tục làm công tác cơ yếu. Căn cứ từng trường hợp cụ thể,
người sử dụng cơ yếu có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp
luật.
Điều 27. Hạn
tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu
1. Hạn tuổi phục
vụ của người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân thực hiện theo
quy định của pháp luật về Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Người làm công
tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định
của Bộ luật lao động.
2. Người làm công
tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân có đủ điều kiện bảo hiểm
xã hội của Nhà nước thì được nghỉ hưu; trường hợp có thời gian công tác trong
tổ chức cơ yếu đủ 25 năm đối với nam, đủ 20 năm đối với nữ và đóng đủ bảo hiểm
xã hội, trong đó có ít nhất 05 năm là người làm công tác cơ yếu mà cơ quan cơ
yếu không còn nhu cầu bố trí công tác trong tổ chức cơ yếu hoặc không chuyển
ngành được thì được nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 28. Biệt
phái người làm công tác cơ yếu
1. Căn cứ vào yêu
cầu thực hiện nhiệm vụ cơ yếu, người làm công tác cơ yếu được biệt phái theo
quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Người làm công
tác cơ yếu biệt phái được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 29. Thời
hạn không được tham gia hoạt động mật mã
Người làm việc
trong tổ chức cơ yếu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 23 của Luật này
khi nghỉ hưu, chuyển ngành, chuyển công tác khác hoặc thôi việc thì trong thời
hạn 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, chuyển ngành, chuyển công tác
khác hoặc thôi việc không được tham gia hoạt động mật mã cho tổ chức, cá nhân
ngoài ngành cơ yếu.
Điều 30. Đào
tạo, bồi dưỡng, sử dụng người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Người làm việc
trong tổ chức cơ yếu được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp
vụ, pháp luật và kiến thức cần thiết khác phù hợp với nhiệm vụ được giao.
2. Người đã qua
đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu khi tốt nghiệp được cơ quan có thẩm quyền
điều động, bổ nhiệm làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Điều 31. Chế
độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu
1. Người làm công
tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng chế độ tiền lương và phụ
cấp, các chế độ, chính sách khác theo quy định đối với Quân đội nhân dân, Công
an nhân dân.
2. Người làm công
tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân thì được hưởng chế độ tiền
lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách khác như đối với quân nhân và được
miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
3. Người làm công
tác cơ yếu được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù của ngành cơ yếu theo quy
định của pháp luật.
4. Chính phủ quy
định chi tiết Điều này.
Điều 32. Chế
độ, chính sách đối với người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện
chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu
Người được tuyển
chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu được hưởng
các chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường
Quân đội, Công an.
Điều 33. Chế
độ, chính sách đối với người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
1. Người làm công
tác khác trong tổ chức cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng chế độ
tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách theo quy định đối với Quân đội
nhân dân, Công an nhân dân.
2. Người làm công
tác khác trong tổ chức cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng
chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách như đối với công nhân,
viên chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân và được miễn thực hiện nghĩa vụ
quân sự tại ngũ.
Điều 34. Chế độ
phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật mật mã
Người làm việc
trong tổ chức cơ yếu được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật mật mã
theo quy định của Chính phủ.
Điều 35. Chế
độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công
an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc
1. Người làm công
tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi nghỉ hưu được hưởng
quyền lợi sau đây:
a) Hưởng chế độ
hưu trí theo quy định của pháp luật;
b) Được chính
quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
c) Khám bệnh, chữa
bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tại cơ sở y tế của quân, dân y.
2. Người làm công
tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi chuyển ngành được
hưởng quyền lợi sau đây:
a) Bảo lưu mức
lương tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng;
b) Trường hợp do
yêu cầu điều động trở lại phục vụ trong lực lượng cơ yếu thì thời gian chuyển
ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng cấp hàm, bậc lương
và thâm niên công tác;
c) Khi nghỉ hưu
thì phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu
tại thời điểm chuyển ngành được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng để làm
cơ sở tính lương hưu.
Trường hợp khi
nghỉ hưu mà mức lương hưu tính tại thời điểm nghỉ hưu thấp hơn mức lương hưu
tính tại thời điểm chuyển ngành thì được hưởng mức lương hưu tính tại thời điểm
chuyển ngành.
3. Người làm công
tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi thôi việc nhưng chưa
đủ điều kiện nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:
a) Được hưởng trợ
cấp tạo việc làm, trợ cấp thôi việc một lần và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy
định của pháp luật;
b) Được chính
quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
c) Trường hợp có
đủ 15 năm phục vụ trong lực lượng cơ yếu trở lên khi khám bệnh, chữa bệnh tại
các cơ sở y tế của Quân đội được miễn hoặc giảm viện phí theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 36. Bảo
đảm điều kiện hoạt động cho người làm công tác cơ yếu
1. Người làm công
tác cơ yếu được trang bị, sử dụng phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ khí, công
cụ hỗ trợ và được ưu tiên về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, được miễn thủ tục
hải quan đối với sản phẩm mật mã mang theo khi xuất cảnh, nhập cảnh.
2. Cơ quan, tổ
chức sử dụng cơ yếu có trách nhiệm quản lý, sử dụng người làm công tác cơ yếu
đúng chuyên môn, nghiệp vụ và bảo đảm điều kiện làm việc; thường xuyên giáo dục
chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức; thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách và
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người làm công tác cơ yếu.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 37. Hiệu
lực thi hành
Luật này có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2012.
Pháp lệnh cơ yếu
số 33/2001/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 38. Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật này.
Luật này đã
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII I, kỳ họp thứ 2
thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2011./.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét