Chương II
CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI MỘT SỐ
LOẠI THU NHẬP
CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ
Mục 1
THU NHẬP TỪ KINH DOANH
VÀ THU NHẬP
TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG
Điều 6. Thuế đối với thu
nhập từ
kinh
doanh[10]
1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ phần trăm (%) trên doanh thu tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thực hiện khai và tính thuế theo thuế suất áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Trường hợp cá nhân kinh
doanh không khai
hoặc khai không
phù
hợp
với thực tế
kinh doanh thì cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản
lý
thuế.
2. Doanh thu tính thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế, trong một số trường hợp được quy định cụ thể như
sau:
a) Doanh thu tính thuế đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hóa trả tiền một lần không bao gồm tiền lãi trả chậm;
b) Doanh thu tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu tặng;
c) Doanh thu tính thuế đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu từ hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục
vụ cho việc gia công hàng hóa;
d) Doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ
theo
hợp
đồng thuê. Trường
hợp
bên thuê trả
tiền
thuê
trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế xác định theo doanh thu trả
tiền một lần;
đ) Doanh thu tính thuế đối với các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ
Tài chính.
3. Xác định doanh thu tính thuế
từ kinh doanh:
a) Doanh thu tính thuế đối với cá nhân kinh doanh là mức doanh thu khoán được ổn định trong 01 năm. Trường hợp qua số liệu điều tra xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xác định doanh thu tính thuế thay đổi từ 50% trở lên so với mức doanh thu khoán, cơ quan thuế xác định lại mức doanh thu khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế để áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế;
b) Doanh thu tính thuế đối với cá nhân kinh doanh được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế trên cơ sở số liệu điều tra, khảo sát, kết quả
kiểm
tra, thanh tra về cá nhân kinh doanh và các khoản mục chi phí thực tế để tạo ra doanh thu của cá nhân kinh doanh.
Bộ Tài chính xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro đối với cá nhân kinh doanh phù hợp với thực tiễn, đảm bảo yêu cầu quản lý.
4. Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh đối với từng lĩnh vực, ngành nghề
sản xuất, kinh doanh như sau:
a) Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%.
b) Dịch vụ,
xây dựng không
bao
thầu nguyên
vật liệu: 2%.
Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp:
5%.
c) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%.
d) Hoạt động kinh doanh khác: 1%.
5. Cá nhân
kinh
doanh sử dụng
thường xuyên
từ 10 lao động trở lên phải thành
lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thực hiện chế độ hóa đơn,
chứng
từ theo
quy định
của
pháp luật
về kế
toán,
kê khai,
nộp
thuế theo
quy định
của
pháp luật
thuế
thu nhập
doanh nghiệp.
Trường hợp chưa thành lập doanh nghiệp, cơ quan thuế ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Điều 7. (được bãi bỏ)[11]
Điều 8. (được bãi bỏ)[12]
Điều 9. (được bãi bỏ)[13]
Điều 10. (được bãi bỏ)[14]
Điều 11. Thuế
đối với
thu nhập từ tiền lương, tiền
công[15]
1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm người sử dụng lao động trả tiền lương, tiền công cho người nộp thuế hoặc thời điểm người nộp thuế nhận được thu nhập.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế tại thời điểm mua bảo hiểm. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được
phép bán bảo hiểm tại Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả thu nhập cho người lao động.
3. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ dưới đây:
a) Các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, Quỹ hưu trí tự
nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
Mức đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập khi xác định thu nhập tính thuế quy định tại Khoản này tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng, bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có).
Trường hợp cá nhân cư trú tại Việt Nam nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân đóng các loại bảo hiểm này như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập tính thuế từ kinh doanh, từ
tiền lương, tiền công;
b) Các khoản giảm trừ
gia cảnh quy định tại Điều 12 Nghị định này;
c) Các khoản đóng góp vào Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Điều 12. Giảm trừ gia cảnh
Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công[16]
được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế như sau:
1. Mức giảm trừ gia
cảnh:
a) Mức giảm
trừ đối
với
người
nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng
(108 triệu đồng/năm);
b) Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc
mà người nộp thuế
có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 3,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế
thu nhập cá nhân thì thực hiện theo mức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định để áp dụng cho kỳ tính thuế
tiếp theo.
2. Mỗi người phụ
thuộc chỉ
được tính
giảm trừ một lần
vào
một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ
thuộc phải nuôi dưỡng thì phải tự thỏa
thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
3. Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18 tuổi;
b) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổi trở
lên
bị khuyết tật không có khả năng lao động;
c) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức
thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này;
d) Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu
nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này, bao gồm:
- Vợ hoặc chồng của người nộp thuế;
- Cha đẻ, mẹ
đẻ, cha dượng,
mẹ kế,
cha mẹ nuôi
hợp
pháp, cha
vợ, mẹ
vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế;
- Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
4. Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ
là
mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá
1.000.000
đồng.
5. Người nộp thuế tự kê khai số lượng người phụ thuộc kèm theo giấy tờ hợp pháp và
tự
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của
việc
kê khai.
6. Bộ Tài chính quy
định thủ tục, hồ sơ kê
khai người phụ thuộc được giảm trừ
gia
cảnh quy định tại Điều này.
Điều 13. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
1. Cá nhân cư trú có[17] thu nhập
từ tiền
lương,
tiền
công được
giảm trừ
các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo vào thu nhập chịu thuế, bao gồm:
a) Khoản đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;
b) Khoản đóng góp
vào các Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học.
2.
Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt
động vì
mục
đích
từ thiện,
nhân
đạo,
khuyến học,
không nhằm
mục
đích kinh doanh.
3. Khoản đóng góp
từ thiện,
nhân đạo phát sinh vào
năm
nào thì được tính giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó, không được chuyển trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo.
Điều 14. Biểu thuế lũy
tiến
từng phần
1. Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế[18]
từ tiền lương, tiền công.
2. Biểu thuế
lũy tiến từng phần được quy định như sau:
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính
thuế/năm (triệu đồng) |
Phần thu nhập tính
thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 |
Đến 60 |
Đến 5 |
5 |
2 |
Trên 60
đến 120 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
3 |
Trên 120
đến 216 |
Trên 10
đến 18 |
15 |
4 |
Trên 216
đến 384 |
Trên 18
đến 32 |
20 |
5 |
Trên 384
đến 624 |
Trên 32
đến 52 |
25 |
6 |
Trên 624
đến 960 |
Trên 52
đến 80 |
30 |
7 |
Trên 960 |
Trên 80 |
35 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét