Nội dung Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật được biên tập lại từ 04 nguồn chính: https://vbpl.vn/; www.congbao.hochiminhcity.gov.vn; https://congbao.chinhphu.vn/ và https://www.ipvietnam.gov.vn /

218 DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Phần thứ hai. Chương I. Mục 2. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ【Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Sửa đổi năm 2014, 2017, 2020, 2022】

Mục 2
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

 

Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng

1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

  • a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
  • b) Buộc phá dỡ[27] công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
  • c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
  • d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
  • đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
  • e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
  • g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
  • h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
  • i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
  • k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

  • a) Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều này;
  • b) Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.

Điều 29. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

  • Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Điều 30. Buộc phá dỡ [28] công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép

  • Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải phá dỡ[29] công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Điều 31. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh

  • Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Điều 32. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện

  • Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả này cũng được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Điều 33. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại

  • Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Điều 34. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn

  • Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã được công bố, đưa tin trên chính phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử đã công bố, đưa tin; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Điều 35. Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm

  • Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc sử dụng phương tiện kinh doanh, vật phẩm chứa yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm thì phải loại bỏ các yếu tố vi phạm đó; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Điều 36. Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng

  • Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng đã đăng ký hoặc công bố và hàng hóa khác không bảo đảm chất lượng, điều kiện lưu thông thì phải thu hồi các sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Điều 37. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật

  • Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt; phải nộp lại số tiền bằng với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện đó đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

4. Bổ sung Điều 37a vào Chương II Phần thứ hai và vào sau Điều 37 như sau:

Điều 37a. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật này bao gồm:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;

b) Thủ trưởng tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vựcThủ trưởng tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ được giao chức năng, nhiệm vụ kiểm tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, trừ trường hợp Bộ, cơ quan ngang Bộ có các chức danh quy định tại điểm đ khoản này;

c) Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Thủ trưởng Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ và tương đương; Thủ trưởng Chi cục thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương;

d) Thanh tra viên; Trưởng đoàn Thanh tra trong thời hạn thanh tra;

đ) Chánh Thanh tra của cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

e) Chánh Thanh tra của cơ quan thanh tra Cơ yếu; Thủ trưởng cơ quan Thanh tra được thành lập theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

g) Trưởng đoàn kiểm tra của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong thời hạn kiểm tra;

h) Người có thẩm quyền thuộc các cơ quan, lực lượng: Công an nhân dân; Bộ đội Biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Thuế; Quản lý thị trường; Lâm nghiệp và Kiểm lâm; Thủy sản và Kiểm ngư; Thi hành án dân sự;

i) Giám đốc, Trưởng đại diện Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa, Cảng vụ Hàng không; Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực; Giám đốc Bảo hiểm xã hội khu vực, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Giám đốc Kho bạc Nhà nước khu vực;

k) Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia; Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Trưởng Ban cơ yếu Chính phủ; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;

l) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trừ trường hợp Luật Cạnh tranh có quy định khác về thẩm quyền xử phạt đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh;

m) Người có thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân;

n) Người có thẩm quyền thuộc Viện kiểm sát nhân dân;

o) Trưởng đoàn kiểm toán trong thời hạn kiểm toán, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước.

2. Căn cứ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này, Chính phủ quy định chi tiết các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả của từng chức danh.

3. Căn cứ quy định tại các điểm m, n và o khoản 1 Điều này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả của từng chức danh.

4. Trường hợp thành lập mới các cơ quan, lực lượng chưa được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này, mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 53 của Luật này, thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh thuộc các cơ quan, lực lượng được thành lập mới do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.”.Luật số 88/2025/QH15


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét