CHÍNH
PHỦ _______ Số:
06/2022/NĐ-CP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà
Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2022 |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn
_____________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm
2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm
2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường, bao gồm Điều 91 về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, Điều 92 về
bảo vệ tầng ô-dôn, Điều 139 về tổ chức và phát triển thị trường các-bon.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có
liên quan đến hoạt động phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải và hấp thụ khí
nhà kính; tham gia phát triển thị trường các-bon trong nước; sản xuất, nhập khẩu,
xuất khẩu, tiêu thụ và xử lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng
nhà kính được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal về các chất
làm suy giảm tầng ô-dôn.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) là
cơ quan thuộc Liên hợp quốc có trách nhiệm cung cấp thông tin, cơ sở khoa học về
biến đổi khí hậu do con người gây ra, các tác động của biến đổi khí hậu tới tự nhiên,
chính trị, kinh tế và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và chất gây hiệu
ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal về các chất
làm suy giảm tầng ô-dôn (gọi tắt là các chất được kiểm soát) là các chất, hợp chất
được quy định tại các Phụ lục A, B, C, E và F của Nghị định thư Montreal.
3. Các quá trình công
nghiệp là các hoạt động công nghiệp gây phát thải khí nhà kính từ các quá trình
hoá, lý không tiêu thụ năng lượng; là một trong các lĩnh vực phải thực hiện kiểm
kê khí nhà kính theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu.
4. Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu (UNFCCC) là điều ước quốc tế về môi trường nhằm mục tiêu giảm
thiểu tác động của con người tới hệ thống khí hậu toàn cầu, bao gồm việc ổn định
nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển.
5. Cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon là các
cơ chế thực hiện việc đăng ký, triển khai các chương trình, dự án giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính và tạo tín chỉ các-bon theo các phương pháp được quốc tế hoặc
Việt Nam công nhận. Tín chỉ các-bon từ các chương trình, dự án được trao đổi trên
thị trường các-bon hoặc bù cho lượng phát thải khí nhà kính vượt quá hạn ngạch được
phân bổ.
6. Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) là đóng
góp do quốc gia cam kết về ứng phó với khí hậu, bao gồm mục tiêu thích ứng và giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính, chính sách và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
nhằm đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris.
7. Hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính là hệ thống thu thập, xử lý, quản lý, lưu trữ, cung cấp,
kiểm tra thông tin và thẩm định kết quả thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
đảm bảo tính minh bạch, tính chính xác và có thể kiểm chứng được.
a) Đo đạc là hoạt động xác định lượng khí nhà kính
giảm được của biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo phương pháp được cơ
quan có thẩm quyền công nhận;
b) Báo cáo là hoạt động tính toán, tổng hợp và gửi
kết quả đo đạc mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thông tin liên quan khác theo
hướng dẫn, quy trình, biểu mẫu do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
c) Thẩm định là hoạt động đánh giá báo cáo kết quả
đo đạc mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thông tin liên quan khác theo phương
pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
8. Kịch bản phát triển thông thường (BAU) là giả định
có cơ sở khoa học về mức phát thải khí nhà kính trong điều kiện phát triển kinh
tế - xã hội thông thường trong tương lai khi chưa thực hiện biện pháp giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính.
9. Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông
tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí
nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể
theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
10. Nghị định thư Montreal về các chất
làm suy giảm tầng ô-dôn là điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn thông qua loại
bỏ việc sản xuất và tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và gây hiệu ứng nhà
kính, tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và môi trường.
11. Năng suất lạnh danh định là khả năng làm lạnh
của thiết bị làm lạnh hoặc điều hòa không khí ở điều kiện tiêu chuẩn và được ghi
trên nhãn của nhà sản xuất.
12. Sàn giao dịch tín chỉ các-bon là trung tâm xử
lý các giao dịch về mua, bán tín chỉ các-bon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính và
đấu giá, vay mượn, nộp trả, chuyển giao hạn ngạch phát thải khí nhà kính.
13. Tái chế các chất được kiểm soát là quá trình xử
lý bằng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm thu lại các thành phần từ chất được
kiểm soát để sử dụng theo đặc tính của chất ban đầu.
14. Tái sử dụng các chất được kiểm soát là việc sử
dụng lại các chất được kiểm soát sau khi được làm sạch mà không làm thay đổi tính
chất của chất đó.
15. Tấn CO2 tương đương là khối lượng của các khí
nhà kính được quy đổi thành tấn CO2 theo hệ số làm nóng lên toàn cầu của các khí
nhà kính đó. Hệ số làm nóng lên toàn cầu của các khí nhà kính do Ban liên chính
phủ về biến đổi khí hậu quy định.
16. Thỏa thuận Paris là điều ước quốc tế
trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu có hiệu
lực thực hiện từ năm 2021, quy định trách nhiệm của các quốc gia thành viên về thích
ứng, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua Đóng góp do quốc gia tự quyết định.
17. Thu gom chất được kiểm soát là hoạt động hút các
chất được kiểm soát ra khỏi một hệ thống và lưu giữ các chất này trong một bình
chứa bên ngoài.
18. Trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín
chỉ các-bon là hoạt động mua, bán, đấu giá, vay mượn, nộp trả, chuyển giao hạn ngạch,
tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch tín chỉ các-bon.
19. Xử lý các chất được kiểm soát là quá trình tiêu
hủy các chất được kiểm soát bằng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để không gây
tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và môi trường.
Điều 4. Nguyên tắc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
và bảo vệ tầng ô-dôn
1. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn
phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, pháp luật hiện hành và các quy định,
điều ước quốc tế có liên quan với mục đích phát triển nền kinh tế các-bon thấp và
tăng trưởng xanh gắn liền với phát triển bền vững.
2. Quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
phải tuân theo nguyên tắc trách nhiệm, thống nhất, công bằng, minh bạch; mục tiêu
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh theo ưu tiên
phát triển quốc gia và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
3. Hoạt động trao đổi
hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon đảm bảo công khai, hài hoà lợi
ích của các chủ thể trên thị trường các-bon. Các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường
các-bon trên cơ sở tự nguyện.
4. Nhập khẩu, xuất
khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát
chỉ được thực hiện với các nước là thành viên của Nghị định thư Montreal theo lộ trình
thời gian do Nghị định thư quy định.
Chương II
GIẢM NHẸ PHÁT
THẢI KHÍ NHÀ KÍNH, TỔ CHỨC VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÁC-BON
Mục 1
GIẢM NHẸ PHÁT
THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
Điều 5. Đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính
1. Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải
khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp,
sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các Bộ:
Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên
và Môi trường, Xây dựng.
3. Các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy
định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình.
Điều 6. Xây dựng và cập nhật danh mục lĩnh vực, cơ
sở phải kiểm kê khí nhà kính
1. Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện
kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn
CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp
có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở
lên;
b) Công ty kinh doanh vận tải hàng hoá có tổng tiêu
thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
c) Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng
hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
d) Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động
hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với
các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà
soát, tổng hợp, xây dựng danh mục lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính trình
Thủ tướng Chính phủ ban hành; định kỳ 02 năm một lần trình Thủ tướng Chính phủ quyết
định cập nhật danh mục lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính.
3. Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc có liên quan định kỳ hai năm một lần
thực hiện:
a) Căn cứ tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này,
rà soát số liệu tiêu thụ năng lượng, công suất, quy mô của cơ sở thuộc danh mục
lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính của năm
trước năm rà soát;
b) Cập nhật, điều chỉnh danh mục cơ sở phát thải khí
nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn theo tiêu chí quy định tại khoản
1 Điều này gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ quản lý lĩnh vực liên quan trước
ngày 30 tháng 6 kể từ năm 2023.
Điều 7. Mục tiêu, lộ trình và phương thức giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính
1. Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), bao gồm
mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp,
sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp phù hợp
với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các điều ước quốc tế mà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, chi tiết tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định này.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với
các bộ, cơ quan liên quan định kỳ cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định theo
Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt.
3. Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này
tổ chức xây dựng, ban hành kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý cho giai đoạn đến hết năm 2030, phân kỳ thực hiện đến năm 2025;
thực hiện các biện pháp quản lý để đạt được mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính quy định tại Đóng góp do quốc gia tự quyết định.
4. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định
này thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính cấp cơ sở và theo lộ trình sau đây:
a) Cung cấp thông tin, số liệu hoạt động phục vụ kiểm
kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở;
b) Giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030, thực hiện
kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính theo hạn ngạch do Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ phù hợp với mục tiêu
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; được phép trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải
khí nhà kính và tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch tín chỉ các-bon.
5. Khuyến khích các dự án đầu tư mới áp dụng các công
nghệ, quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ ít phát thải khí nhà kính hoặc tham gia
vào các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với
quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
6. Phương thức giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính bao gồm:
a) Các biện pháp chính sách, quản lý hoạt động giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính;
b) Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh
vực, cấp cơ sở;
c) Công nghệ, quy trình sản xuất, dịch vụ ít phát
thải khí nhà kính;
d) Các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 8. Tăng cường hấp thụ khí nhà kính
1. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng;
tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy
định của pháp luật, có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý rừng
bền vững, bảo vệ và nâng cao tỷ lệ che phủ, sinh khối và chất lượng rừng để tăng
khả năng hấp thụ khí nhà kính.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được
tham gia các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước, quốc tế phù hợp
với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Xây dựng mục tiêu, lộ trình thực hiện các phương
thức tăng cường hấp thụ khí nhà kính từ quản lý rừng bền vững, bảo vệ và nâng cao
tỷ lệ che phủ, sinh khối và chất lượng rừng, lồng ghép trong kế hoạch giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính cấp lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này;
b) Thu thập số liệu, tính toán mức hấp thụ khí nhà
kính tại các vùng sinh thái có rừng trên cơ sở điều tra rừng, tổng hợp trong báo
cáo kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định
này;
c) Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các hoạt
động tăng cường hấp thụ khí nhà kính từ quản lý rừng bền vững, bảo vệ và nâng cao
tỷ lệ che phủ, sinh khối và chất lượng rừng trên phạm vi cả nước.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Có ý kiến bằng văn bản đối với việc đề xuất thực
hiện các chương trình, dự án tham gia cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon thu
được từ các hoạt động tăng cường hấp thụ khí nhà kính bảo đảm các mục tiêu quốc
gia về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên;
b) Quản lý, tổng hợp tình hình thực hiện các chương
trình, dự án tham gia cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon thu được từ các hoạt
động tăng cường hấp thụ khí nhà kính;
c) Tổng hợp số liệu về hấp thụ khí nhà kính trên phạm
vi cả nước, xây dựng báo cáo kiểm kê quốc gia khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần.
Điều 9. Hệ thống quốc gia đo đạc, báo cáo, thẩm định
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
1. Việc theo dõi, giám sát tuân thủ các quy định về
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được thực hiện thông qua Hệ thống quốc gia đo đạc,
báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối
của Hệ thống quốc gia đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính,
có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ các quy định về đo đạc, báo cáo, thẩm định
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại Điều 10 Nghị định này; xây dựng, vận hành cơ
sở dữ liệu trực tuyến quốc gia về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính.
3. Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này
có trách nhiệm:
a) Xây dựng và ban hành quy trình, quy định kỹ thuật
về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong phạm vi lĩnh
vực quản lý;
b) Hướng dẫn các cơ sở trong phạm vi lĩnh vực quản
lý thực hiện đo đạc, báo cáo và thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
c) Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về đo đạc,
báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các cơ sở quy định tại khoản
1 Điều 5 thuộc phạm vi quản lý;
d) Xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu trực tuyến về
đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong phạm vi lĩnh vực
quản lý thống nhất với cơ sở dữ liệu trực tuyến quốc gia về đo đạc, báo cáo, thẩm
định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ khác có liên quan có trách
nhiệm:
a) Cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan
phục vụ đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực
theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ quy định tại khoản 2 Điều
5 Nghị định này;
b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ
quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này thực hiện kiểm tra việc tuân thủ các quy
định về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong phạm vi
lĩnh, vực quản lý.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo
cơ quan chuyên môn trực thuộc có liên quan:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính và tuân thủ các quy định về đo đạc, báo cáo, thẩm định
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định
này trên địa bàn quản lý;
b) Cung cấp thông tin, số liệu liên quan phục vụ đo
đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực theo yêu cầu
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
6. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này,
đơn vị thẩm định quy định tại khoản 1 Điều 14 và các tổ chức liên quan khác có trách
nhiệm tuân thủ các quy định về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính; cung cấp bổ sung thông tin, số liệu hoạt động phục vụ đo đạc, báo cáo,
thẩm định giảm nhẹ khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Điều 10. Nội dung hoạt động đo đạc, báo cáo, thẩm
định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
1. Yêu cầu về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính
a) Đo đạc phải được thực hiện theo quy trình đo đạc,
báo cáo, thẩm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành, đảm bảo độ chính xác, tính
minh bạch, liên tục và nhất quán của kết quả đo đạc. Phương pháp đo đạc do cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành trên cơ sở các quy định của Công ước khung
của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện của Việt Nam;
b) Báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải thể
hiện đầy đủ, chính xác thông tin về phương pháp đo đạc, số liệu hoạt động, hệ số
phát thải áp dụng, giải pháp công nghệ, phương thức quản lý để giảm phát thải khí
nhà kính và kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Báo cáo phải bảo đảm tính toàn
diện của các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; được xây dựng theo các quy
định về biểu mẫu, phương thức và thời gian quy định tại quy trình đo đạc, báo cáo,
thẩm định được cơ quan có thẩm quyền ban hành;
c) Thẩm định báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
do đơn vị đủ điều kiện thực hiện theo trình tự do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định, tuân thủ các hướng dẫn chi tiết của các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị
định này. Kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được cơ quan có thẩm quyền công
bố.
2. Đo đạc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
a) Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định
này thực hiện đo đạc kết quả triển khai các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính của cơ sở theo hướng dẫn của các bộ quản lý lĩnh vực;
b) Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này
tổ chức thực hiện đo đạc kết quả thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính cấp lĩnh vực, bao gồm việc thực hiện các chính sách, quy định pháp luật,
chiến lược, chương trình, kế hoạch và các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
khác thuộc phạm vi quản lý.
3. Báo cáo giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính
a) Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định
này xây dựng báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hằng năm
của năm trước kỳ báo cáo theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo
Nghị định này, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ quy định tại khoản 2 Điều
5 Nghị định này và cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên
quan trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2027;
b) Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này
xây dựng báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực hằng năm theo Mẫu số 01 Phụ lục III
ban hành kèm theo Nghị định này gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng
01 kể từ năm 2024;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát,
tổng hợp báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực và cấp cơ sở, xây
dựng báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
4. Thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
a) Thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ
sở do đơn vị thẩm định quy định tại Điều 14 Nghị định này thực hiện hằng năm kể
từ năm 2026 theo quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định do các bộ quy định tại khoản
2 Điều 5 Nghị định này ban hành;
b) Thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh
vực do các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này thực hiện hằng năm kể từ
năm 2023 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp;
c) Thẩm định báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực
hiện nhằm phục vụ xây dựng báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, các báo
cáo quốc gia khác về biến đổi khí hậu theo cam kết quốc tế thực hiện Công ước khung
của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu;
d) Quy trình thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Điều 11. Kiểm kê khí nhà kính
1. Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính
a) Phương pháp kiểm kê khí nhà kính được áp dụng theo
các hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu;
b) Số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính
phải đảm bảo tính liên tục, độ chính xác và tin cậy, có thể kiểm tra, so sánh và
đánh giá;
c) Báo cáo kiểm kê khí nhà kính phải thể hiện đầy
đủ thông tin về phương pháp kiểm kê, số liệu hoạt động, hệ số phát thải áp dụng
và kết quả kiểm kê khí nhà kính;
d) Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính tuân thủ
trình tự thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đảm bảo tính nhất quán
và độ tin cậy;
đ) Thông tin về kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp
quốc gia, lĩnh vực được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý
nhà nước về biến đổi khí hậu và các lĩnh vực liên quan.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối
kiểm kê quốc gia khí nhà kính, có trách nhiệm:
a) Chủ trì tổ chức hoạt động kiểm kê khí nhà kính
cấp quốc gia; xác định kỳ kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực và cấp cơ sở để bảo đảm
sự thống nhất theo quy định;
b) Phổ biến các phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp
quốc gia và cấp lĩnh vực theo hướng dẫn của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu;
c) Phối hợp với các bộ quản lý lĩnh vực công bố phương
pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở;
d) Công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê
khí nhà kính;
đ) Kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng kiểm
kê quốc gia khí nhà kính, hướng dẫn thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh
vực, quy định trình tự thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở;
e) Tổ chức xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu trực tuyến
về kiểm kê khí nhà kính; cập nhật số liệu hoạt động, kết quả kiểm kê khí nhà kính
và thông tin liên quan vào cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu.
3. Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này
có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh
vực và xây dựng báo cáo phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia theo các Mẫu số 01, 02, 03, 04,
05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước
ngày 31 tháng 01 của kỳ báo cáo kể từ năm 2023;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà
kính cấp cơ sở thuộc phạm vi quản lý cho năm 2022, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường
kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở trước ngày 01 tháng 12 năm 2023;
c) Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kiểm kê
khí nhà kính của các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này trong phạm
vi lĩnh vực quản lý;
d) Cung cấp bổ sung số liệu hoạt động, thông tin liên
quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và
Môi trường;
đ) Tổ chức xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu trực
tuyến về kiểm kê khí nhà kính trong phạm vi lĩnh vực quản lý.
4. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định
này định kỳ hai năm một lần có trách nhiệm:
a) Cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan
phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở của năm trước kỳ báo cáo theo hướng dẫn của
bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2023;
b) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở,
xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần cho năm
2024 trở đi theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2025 để thẩm định;
c) Hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính
cấp cơ sở, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 12 của kỳ báo cáo
bắt đầu từ năm 2025.
5. Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh
vực do các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này thực hiện theo quy trình
thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
6. Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
cho năm 2024 trở đi do cơ quan chuyên môn có liên quan trực thuộc Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh thực hiện theo quy trình thẩm định Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
7. Kinh phí thực hiện kiểm kê khí nhà kính, thẩm định
kết quả kiểm kê khí nhà kính quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều
này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước.
Điều 12. Phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính
1. Căn cứ mục tiêu, lộ trình giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính quy định tại Điều 7 Nghị định này và kết quả kiểm kê khí nhà kính trong
kỳ kiểm kê gần nhất của các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, Bộ
Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tổng hạn ngạch phát
thải khí nhà kính, tỷ lệ hạn ngạch dự trữ và đấu giá cho giai đoạn 2026 - 2030 và
hằng năm.
2. Căn cứ vào tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính
quy định tại khoản 1 Điều này, kết quả kiểm kê khí nhà kính trong kỳ kiểm kê gần
nhất và tình hình thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở, Bộ Tài nguyên
và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý lĩnh vực liên quan xây dựng,
ban hành định mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị sản phẩm đối với các loại hình
cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho
các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này cho giai đoạn 2026 - 2030 và
hằng năm.
3. Chi phí thực hiện phân bổ hạn ngạch phát thải khí
nhà kính quy định tại khoản 2 Điều này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo
phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Điều 13. Kế hoạch giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính
1. Yêu cầu đối với kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính:
a) Kế hoạch giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực được xây dựng dựa trên chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực; kết quả kiểm kê khí nhà kính và kịch bản
phát triển thông thường trong kỳ kế hoạch;
b) Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ
sở được xây dựng dựa trên tính chất, quy mô hoạt động, công suất, công nghệ hiện
có và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của cơ sở; kết quả kiểm kê khí nhà kính và dự
kiến mức phát thải khí nhà kính trong kỳ kế hoạch;
c) Lựa chọn các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính được xác định trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định hoặc các biện pháp khác
phù hợp với điều kiện về công nghệ, tài chính, mức độ sẵn sàng áp dụng và có thể
đo đạc, báo cáo, thẩm định được;
d) Phương pháp xác định lượng khí nhà kính giảm được
của biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được xây dựng theo các hướng dẫn về
phương pháp đo đạc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Công ước khung của Liên
hợp quốc về biến đổi khí hậu công nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành;
đ) Có phương án theo dõi, giám sát và báo cáo kết
quả thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định
về đo đạc, báo cáo và thẩm định.
2. Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này
xây dựng, phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý đến năm 2030, trong đó phân kỳ thực hiện đến năm 2025, gửi Bộ Tài
nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 năm 2023.
3. Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh
vực xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này,
bao gồm:
a) Kết quả kiểm kê khí nhà kính của các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý cho năm gần nhất;
b) Kịch bản phát triển thông thường và ước tính lượng
giảm phát thải khí nhà kính tiềm năng;
c) Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến từng
năm thực hiện cho giai đoạn từ năm 2023 đến hết năm 2025 và giai đoạn từ năm 2026
đến hết năm 2030 phù hợp với mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong Đóng
góp do quốc gia tự quyết định;
d) Các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được
lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế, trình độ công nghệ, nguồn lực thực hiện,
phù hợp với các đánh giá môi trường chiến lược đối với các chiến lược phát triển
ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất
kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do Chính phủ
quy định;
đ) Phương án theo dõi, giám sát việc thực hiện kế
hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
4. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định
này có trách nhiệm:
a) Xây dựng, thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính của cơ sở giai đoạn từ năm 2023 đến hết năm 2025 phù hợp với điều
kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
b) Xây dựng, phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030, điều chỉnh, cập nhật hằng năm
(nếu có) gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ quản lý lĩnh vực quy định tại khoản
2 Điều 5 Nghị định này và cơ quan chuyên môn có liên quan trực thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 12 năm 2025.
5. Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ
sở được xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
a) Kết quả kiểm kê khí nhà kính của cơ sở cho năm
gần nhất;
b) Mức phát thải khí nhà kính dự kiến trong kỳ kế
hoạch khi không áp dụng công nghệ, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
c) Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến từng
năm thực hiện cho giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030;
d) Các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được
lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế, trình độ công nghệ, nguồn lực thực hiện
của cơ sở;
đ) Phương án theo dõi, giám sát việc thực hiện kế
hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
6. Sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính
a) Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này
sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực
khi có thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc xuất hiện những yếu tố, nguy
cơ tác động tiêu cực lớn tới chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa
phương và được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ yêu cầu điều chỉnh;
b) Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định
này sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ
sở khi có thay đổi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hoặc theo nhu cầu của chủ
cơ sở.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp
số liệu cho các bộ quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định phục vụ xây dựng kế hoạch
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
này, tham gia thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực và
theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các
cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này trên địa bàn quản lý.
Điều 14. Yêu cầu đối với đơn vị thẩm định
1. Đơn vị thực hiện thẩm định giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính là tổ chức có năng lực thẩm định được Công ước khung của Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu công nhận; hoặc được cấp chứng nhận tiêu chuẩn TCVN ISO 14065
về các yêu cầu đối với các tổ chức thẩm định và kiểm định khí nhà kính sử dụng trong
việc công nhận hoặc các hình thức thừa nhận khác; hoặc có kỹ thuật viên được cấp
chứng nhận hoàn thành khóa học về kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Công ước
khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực tương ứng.
2. Đơn vị thẩm định thực hiện thẩm định giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chịu trách nhiệm
về kết quả thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
3. Các đơn vị có nhu cầu đề nghị theo Mẫu số 03 của Phụ lục
III ban hành kèm theo Nghị định này chứng minh đủ điều kiện thực hiện thẩm định
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quy định tại khoản 1 Điều này về Bộ Tài nguyên và
Môi trường để được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà
nước về biến đổi khí hậu.
Điều 15. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản
lý, kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; kiểm tra, giám
sát hoạt động thẩm định của các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
2. Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này
kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các cơ sở phải
kiểm kê khí nhà kính trong phạm vi lĩnh vực quản lý.
3. Cơ quan chuyên môn
trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan phối hợp với các bộ quy định tại
khoản 2 Điều 5 Nghị định này kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính của các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này trên địa bàn quản
lý.
Mục 2
TỔ CHỨC VÀ
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÁC-BON TRONG NƯỚC
Điều 16. Đối tượng tham gia thị trường các-bon trong
nước
1. Cơ sở thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều
5 Nghị định này.
2. Tổ chức tham gia thực
hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước, quốc tế phù hợp với quy
định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên.
3. Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động
đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon trên thị trường
các-bon.
Điều 17. Lộ trình phát triển, thời điểm triển khai
thị trường các-bon trong nước
1. Giai đoạn đến hết năm 2027
a) Xây dựng quy định quản lý tín chỉ các-bon, hoạt
động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon; xây dựng quy
chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon;
b) Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín
chỉ các bon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi,
bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật
và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao
dịch tín chỉ các-bon kể từ năm 2025;
d) Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng
cao nhận thức về phát triển thị trường các-bon.
2. Giai đoạn từ năm 2028
a) Tổ chức vận hành sàn
giao dịch tín chỉ các-bon chính thức trong năm 2028;
b) Quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ
các-bon trong nước với thị trường các-bon khu vực và thế giới.
Điều 18. Xác nhận tín chỉ các-bon, hạn ngạch phát
thải khí nhà kính được giao dịch trên sàn giao dịch của thị trường các-bon trong
nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận tín chỉ các-bon,
hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch trên sàn, bao gồm:
a) Lượng tín chỉ các-bon thu được từ chương trình,
dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp
với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên;
b) Hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ quy
định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục xác nhận
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác nhận tín chỉ các-bon,
hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này nộp
đơn theo Mẫu số 01 của Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này về Bộ Tài nguyên
và Môi trường qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến để được xác nhận;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Bộ Tài nguyên
và Môi trường tổ chức xác minh, cấp giấy xác nhận và gửi thông báo cho tổ chức,
cá nhân; trong trường hợp không cấp giấy xác nhận thì phải nêu rõ lý do.
3. Giấy xác nhận tín chỉ các-bon, hạn ngạch phát thải
khí nhà kính được giao dịch theo Mẫu số 02 của Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị
định này.
Điều 19. Trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính
và tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon trong nước
1. Việc trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính,
tín chỉ các-bon được thực hiện trên sàn giao dịch tín chỉ các-bon, thị trường các-bon
trong nước theo quy định.
2. Hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon
được giao dịch
a) Hạn ngạch phát thải khí nhà kính quy định tại khoản
2 Điều 12 được giao dịch trên sàn. 01 đơn vị hạn ngạch phát thải khí nhà kính bằng
01 tấn CO2 tương đương;
b) Tín chỉ các-bon thu được từ chương trình, dự án
theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon được phép chuyển đổi thành đơn vị bù
trừ cho hạn ngạch phát thải khí nhà kính trên sàn giao dịch. 01 tín chỉ các-bon
bằng 01 tấn CO2 tương đương.
3. Đấu giá, chuyển giao, vay mượn, nộp trả hạn ngạch
phát thải khí nhà kính, sử dụng tín chỉ các-bon để bù trừ phát thải khí nhà kính
a) Các cơ sở có thể đấu giá để sở hữu thêm hạn ngạch
phát thải khí nhà kính ngoài lượng hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ
trong cùng 01 giai đoạn cam kết;
b) Các cơ sở có thể chuyển giao lượng hạn ngạch phát
thải khí nhà kính chưa sử dụng hết trong năm trước sang các năm tiếp theo trong
cùng 01 giai đoạn cam kết;
c) Các cơ sở có thể vay hạn ngạch phát thải khí nhà
kính được phân bổ cho năm tiếp theo để sử dụng trong năm trước đó trong cùng 01
giai đoạn cam kết;
d) Các cơ sở có thể sử dụng tín chỉ các-bon từ các
dự án thuộc các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon để bù cho lượng phát thải
khí nhà kính vượt quá hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ trong 01 giai
đoạn cam kết. Số lượng tín chỉ các-bon để bù trừ phát thải không được vượt quá 10%
tổng số hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ cho cơ sở;
đ) Hạn ngạch phát thải khí nhà kính đã phân bổ sẽ
tự động được Bộ Tài nguyên và Môi trường thu hồi khi các cơ sở dừng hoạt động, giải
thể hoặc phá sản;
e) Nhà nước khuyến khích các cơ sở tự nguyện nộp trả
hạn ngạch phát thải khí nhà kính chưa sử dụng hết góp phần thực hiện mục tiêu giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính của quốc gia;
g) Vào cuối mỗi giai đoạn cam kết, các cơ sở phải
nộp tiền thanh toán cho lượng phát thải khí nhà kính vượt quá số hạn ngạch phát
thải khí nhà kính được phân bổ sau khi áp dụng các hình thức đấu giá, chuyển giao,
vay mượn, sử dụng tín chỉ các-bon để bù trừ. Ngoài việc phải nộp tiền thanh toán,
lượng phát thải khí nhà kính vượt quá lượng hạn ngạch được phân bổ sẽ được trừ vào
hạn ngạch phân bổ cho giai đoạn cam kết sau đó;
h) Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đấu giá,
chuyển giao, vay mượn và nộp trả hạn ngạch phát thải khí nhà kính.
Điều 20. Đăng ký chương trình, dự án theo cơ chế
trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon
1. Đối tượng xây dựng, thực hiện chương trình, dự
án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon
a) Tổ chức Việt Nam có nhu cầu xây dựng, thực hiện
chương trình, dự án;
b) Tổ chức nước ngoài có nhu cầu xây dựng, thực hiện
chương trình, dự án trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện
chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong khuôn khổ
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nộp hồ sơ đăng ký đề
nghị chấp thuận chương trình, dự án tới Bộ Tài nguyên và Môi trường theo một trong
các hình thức: nộp trực tiếp, trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Hồ sơ đề
nghị chấp thuận dự án bao gồm:
a) Đơn đề nghị chấp thuận chương trình, dự án theo
Mẫu số 03 của Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chương trình, dự án được xây dựng theo
hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường phù hợp với quy định của Công ước khung
của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Báo cáo kỹ thuật hoặc báo cáo thẩm định chương
trình, dự án của cơ quan thẩm định độc lập theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi
trường phù hợp với quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên;
d) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực các
loại giấy phép và văn bản có liên quan đến hoạt động chuyên môn của chương trình,
dự án theo quy định hiện hành.
3. Đánh giá và chấp thuận chương trình, dự án theo
cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong khuôn khổ Công ước khung của Liên
hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được hồ sơ đề nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức về một trong
các trường hợp: chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ
chối nếu hồ sơ không hợp lệ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị là không
quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu bổ sung,
hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được hồ sơ đề nghị hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đánh giá hồ sơ đề
nghị chấp thuận chương trình, dự án thông qua việc lấy ý kiến cơ quan có liên quan.
Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa
07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có
kết quả đánh giá, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định chấp
thuận chương trình, dự án và thông báo cho tổ chức đề nghị; trong trường hợp không
được chấp thuận thì phải nêu rõ lý do.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
về tổ chức đánh giá chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon
trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, chỉ định cơ
quan quản lý chuyên ngành về biến đổi khí hậu làm cơ quan thường trực đánh giá.
5. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện
chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon ngoài khuôn khổ
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên lãnh thổ Việt Nam
có trách nhiệm:
a) Khi đăng ký chương trình, dự án phải gửi thông
tin đăng ký về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Mẫu số 04 Phụ lục V ban hành kèm
theo Nghị định này;
b) Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình,
dự án phải định kỳ hằng năm cung cấp thông tin tình hình thực hiện cho Bộ Tài nguyên
và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 theo Mẫu số 05 Phụ lục V ban hành kèm theo
Nghị định này.
Điều 21. Trách nhiệm phát triển thị trường các-bon
trong nước
1. Bộ Tài chính chủ trì xây dựng, thành lập sàn giao
dịch tín chỉ các-bon và ban hành cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động của thị
trường các-bon.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với
các bộ liên quan tổ chức vận hành thí điểm và vận hành chính thức sàn giao dịch
tín chỉ các-bon phục vụ quản lý và theo dõi, giám sát thị trường các-bon; quy định
các hoạt động kết nối sàn giao dịch tín chỉ các-bon trong nước với thị trường các-bon
khu vực và thế giới; quy định thực hiện các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon;
xây dựng tài liệu tuyên truyền, thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực cho
các đối tượng tham gia thị trường các-bon.
3. Các bộ, cơ quan
ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Bộ Tài chính thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các
hoạt động thúc đẩy việc phát triển thị trường các-bon; tổ chức phổ biến, tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức của cộng đồng về
thị trường các-bon.
Chương III
BẢO VỆ TẦNG
Ô-DÔN
Điều 22. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm
soát và lộ trình quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát
1. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát
bao gồm:
a) Bromochloromethane;
b) Carbon tetrachloride
(sau đây gọi tắt là CTC);
c) Chlorofluorocarbon
(sau đây gọi tắt là CFC);
d) Halon;
đ) Hydrobromofluorocarbon
(sau đây gọi tắt là HBFC);
e) Hydrochlorofluorocarbon
(sau đây gọi tắt là HCFC);
g) Methyl bromide;
h) Methyl chloroform.
2. Lộ trình quản lý, loại trừ các chất HCFC theo giai đoạn
như sau:
a) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết
ngày 31 tháng 12 năm 2024: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 65% mức tiêu
thụ cơ sở;
b) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến hết
ngày 31 tháng 12 năm 2029: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 32,5% mức tiêu
thụ cơ sở;
c) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2030 đến hết
ngày 31 tháng 12 năm 2039: tổng lượng tiêu thụ quốc gia trung bình hằng năm không
vượt 2,5% mức tiêu thụ cơ sở;
d) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2040: cấm nhập khẩu và
xuất khẩu các chất HCFC.
3. Tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất HCFC được xác định trên
cơ sở lượng các chất HCFC nhập khẩu trừ (-) lượng các chất HCFC được xuất khẩu.
Mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC quy đổi theo tiềm năng làm suy giảm tầng ô-dôn là
221,2 tấn.
4. Chất Methyl bromide chỉ được nhập khẩu cho mục đích khử trùng và kiểm
dịch hàng xuất khẩu.
5. Các hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 11 Điều
6 Luật Bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu
thụ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC,
Methyl chloroform, HCFC 141b;
b) Sản xuất, nhập khẩu,
tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC
141b;
c) Sản xuất, nhập khẩu
và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát
bị cấm;
d) Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ các chất được kiểm
soát bị cấm theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 23. Chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát
và lộ trình quản lý, loại trừ chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát
1. Chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát là các
chất Hydrofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HFC).
2. Lộ trình quản lý, loại trừ các chất HFC theo giai đoạn
như sau:
a) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết
ngày 31 tháng 12 năm 2028: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt mức tiêu thụ
cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt mức sản xuất cơ sở;
b) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2029 đến hết
ngày 31 tháng 12 năm 2034: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 90% mức tiêu
thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 90% mức sản xuất cơ sở;
c) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2035 đến hết
ngày 31 tháng 12 năm 2039: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 70% mức tiêu
thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 70% mức sản xuất cơ sở;
d) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2040 đến hết
ngày 31 tháng 12 năm 2044: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 50% mức tiêu
thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 50% mức sản xuất cơ sở;
đ) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2045: tổng lượng tiêu
thụ quốc gia không vượt 20% mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không
vượt 20% mức sản xuất cơ sở.
3. Tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất HFC
a) Tổng lượng sản xuất quốc gia các chất HFC được xác định trên
cơ sở lượng các chất HFC được sản xuất trừ (-) lượng các chất HFC được tiêu hủy, quy
đổi theo lượng CO2 tương đương;
b) Tổng lượng nhập khẩu quốc gia các chất HFC được xác định
trên cơ sở lượng các chất HFC nhập khẩu trừ (-) lượng các chất HFC được xuất khẩu, quy
đổi theo lượng CO2 tương đương;
c) Tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất HFC được xác định trên
cơ sở tổng lượng sản xuất quốc gia các chất HFC cộng (+) tổng lượng
nhập khẩu quốc gia các chất HFC quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
4. Mức tiêu thụ và sản xuất cơ sở các chất HFC
a) Mức tiêu thụ cơ sở các chất HFC được xác định
trên cơ sở mức tiêu thụ trung bình các chất HFC quy đổi theo lượng
CO2 tương đương của các năm 2020, 2021, 2022 cộng (+) với 65% mức tiêu thụ cơ sở
các chất HCFC quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định này tính theo
lượng CO2 tương đương;
b) Mức sản xuất cơ sở các chất HFC được xác định
trên cơ sở lượng sản xuất trung bình các chất HFC quy đổi theo lượng
CO2 tương đương của các năm 2020, 2021, 2022.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố mức
sản xuất và tiêu thụ cơ sở các chất HFC của Việt Nam trước ngày 31 tháng 12 năm 2023; định
kỳ công bố tổng lượng tiêu thụ quốc gia theo từng giai đoạn quy định tại khoản 2
Điều này.
Điều 24. Đăng ký và báo cáo sử dụng các chất được
kiểm soát
1. Đối tượng phải đăng ký sản xuất, xuất khẩu, nhập
khẩu; sản xuất, nhập khẩu, sở hữu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các
chất được kiểm soát; thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát
(sau đây gọi chung là tổ chức sử dụng các chất được kiểm soát), bao gồm:
a) Tổ chức có hoạt động sản xuất chất được kiểm soát;
b) Tổ chức có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu chất
được kiểm soát;
c) Tổ chức sản xuất, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm
có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát;
d) Tổ chức sở hữu thiết bị có chứa các chất được kiểm
soát: máy điều hòa không khí có năng suất lạnh danh định lớn hơn 26,5 kW (90.000
BTU/h) và có tổng năng suất lạnh danh định của các thiết bị lớn hơn 586 kW (2.000.000
BTU/h); thiết bị lạnh công nghiệp có công suất điện lớn hơn 40 kW;
đ) Tổ chức thực hiện dịch vụ thu gom, tái chế, tái
sử dụng và xử lý chất được kiểm soát.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này nộp về
Bộ Tài nguyên và Môi trường 01 bộ hồ sơ đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát
(sau đây gọi là hồ sơ đăng ký) trước ngày 31 tháng 12 năm 2022, theo một trong các
hình thức: nộp trực tiếp, trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Trường hợp
hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, thời gian tiếp nhận hồ sơ được xác định căn cứ
trên dấu bưu điện đi.
3. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát theo
Mẫu số 01 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức
đăng ký theo quy định pháp luật: 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính
của tổ chức đăng ký.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
hồ sơ đăng ký, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức đăng ký về việc
chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung,
hoàn thiện hồ sơ đăng ký là không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo về
việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
hồ sơ đăng ký hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, đánh giá hồ sơ đăng
ký và công bố thông tin về tổ chức đã hoàn thành đăng ký sử dụng chất được kiểm
soát trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu.
6. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách
nhiệm gửi báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát về Bộ Tài nguyên và
Môi trường bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính trước
ngày 15 tháng 01 hằng năm theo quy định tại Mẫu số 02 của Phụ lục VI ban hành kèm
theo Nghị định này. Trường hợp báo cáo được gửi qua đường bưu điện, thời gian tiếp
nhận hồ sơ được xác định căn cứ trên dấu bưu điện đi.
7. Đối tượng thuộc quy
định tại khoản 1 Điều này thành lập, hoạt động sau ngày 31 tháng 12 năm 2022 có
trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo cáo
tình hình sử dụng các chất được kiểm soát theo quy định tại Điều này.
Điều 25. Yêu cầu về phân bổ, điều chỉnh, bổ sung
hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát
1. Hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu áp dụng cho các chất
được kiểm soát quy định tại điểm e khoản 1 Điều 22 và khoản 1 Điều 23 Nghị định
này.
2. Hạn ngạch được phân bổ cho các tổ chức từng năm,
không vượt quá tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất được kiểm soát.
3. Việc phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các
chất được kiểm soát cho tổ chức hằng năm được xác định theo yêu cầu quản lý hạn
ngạch, nhu cầu sử dụng và lượng sử dụng trung bình của tổ chức trong 03 năm gần
nhất. Tổng lượng hạn ngạch phân bổ không vượt quá 80% lượng hạn ngạch quy định tại
khoản 2 Điều này.
4. Việc phân bổ lượng hạn ngạch còn lại được thực
hiện theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Tổ chức sử dụng chất được kiểm soát có tiềm năng
làm nóng lên toàn cầu thấp có nhu cầu bổ sung hạn ngạch. Giá trị tiềm năng làm nóng
lên toàn cầu thấp được xác định căn cứ theo Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ
các chất được kiểm soát của Việt Nam;
b) Tổ chức đăng ký sau ngày 31 tháng 12 năm 2022;
c) Tổ chức đã được phân bổ hạn ngạch có nhu cầu bổ
sung hạn ngạch.
5. Các tổ chức được phân bổ hạn ngạch chỉ được sử
dụng hạn ngạch trong năm được phân bổ.
6. Việc phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các
chất được kiểm soát cho tổ chức đăng ký sau ngày 31 tháng 12 năm 2022 được xác định
trên cơ sở đánh giá hồ sơ đăng ký nhu cầu sử dụng hạn ngạch, hồ sơ năng lực của
công ty và cân đối trên tổng hạn ngạch quốc gia còn lại.
7. Các tổ chức sử dụng các chất gây hiệu ứng nhà kính
có giá trị nóng lên toàn cầu thấp, được xem xét, bổ sung hạn ngạch sản xuất và nhập
khẩu căn cứ theo xếp hạng dựa trên tỷ lệ lượng tiêu thụ quy đổi theo lượng CO2 tương
đương của tổ chức trong 03 năm gần nhất.
8. Việc điều chỉnh, bổ
sung hạn ngạch được thực hiện theo đề nghị của tổ chức đã được phân bổ hạn ngạch,
tình hình sử dụng hạn ngạch của các tổ chức đã được phân bổ hạn ngạch và cân đối
trên tổng hạn ngạch quốc gia còn lại.
9. Tổ chức nhập khẩu các chất được kiểm soát theo
hạn ngạch được phân bổ nhưng sau đó xuất khẩu được xem xét bổ sung hạn ngạch nhập
khẩu không vượt quá lượng đã xuất khẩu.
Điều 26. Trình tự, thủ tục phân bổ, điều chỉnh, bổ
sung, hủy phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát
1. Tổ chức có hoạt động sản xuất và nhập khẩu các
chất được kiểm soát quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định này
được xem xét phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát.
2. Căn cứ quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định
này, trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét quyết
định phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu cho tổ chức theo quy định tại Mẫu số
03 A của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này thông qua các hoạt động sau:
a) Rà soát, đánh giá thông tin đăng ký và báo cáo
tình hình sử dụng các chất được kiểm soát của tổ chức;
b) Đối chiếu tổng lượng tiêu thụ quốc gia và mục tiêu,
yêu cầu quản lý về các chất được kiểm soát;
c) Tổ chức kiểm tra thực tế nhằm xác minh thông tin
đăng ký, đánh giá hồ sơ năng lực, kỹ thuật và công nghệ sản xuất trong trường hợp
cần thiết;
d) Lấy ý kiến Bộ Công Thương bằng văn bản về dự kiến
phân bổ hạn ngạch. Thời gian tham gia ý kiến của Bộ Công Thương là không quá 10
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
3. Tổ chức có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch
sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát gửi đơn đề nghị theo Mẫu số 04 của
Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này đến Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng
hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc gửi theo dịch vụ bưu chính để được xem xét,
điều chỉnh, bổ sung trước ngày 10 tháng 7 hằng năm. Việc điều chỉnh, bổ sung hạn
ngạch được thực hiện theo trình tự phân bổ hạn ngạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường
xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu trong thời
hạn 30 ngày làm việc theo quy định tại Mẫu số 03 B của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định
này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan quản lý
chuyên ngành về biến đổi khí hậu thông báo việc phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn
ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát tới tổ chức đăng ký theo Mẫu số 05A và Mẫu số 05B
của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Quyết định phân bổ,
điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch nhập khẩu là cơ sở để Bộ Tài chính kiểm soát hoạt
động xuất khẩu và nhập khẩu. Tổ chức nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan các giấy
tờ sau khi thực hiện thủ tục nhập khẩu:
a) Thông báo phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch
nhập khẩu các chất được kiểm soát của cơ quan quản lý chuyên ngành về biến đổi khí
hậu: 01 bản chính;
b) Các giấy tờ khác theo quy định pháp luật về hải
quan.
Khi hệ thống cổng thông tin một cửa quốc gia được
kết nối, việc theo dõi trừ lùi theo hạn ngạch được thực hiện thông qua cổng thông
tin một cửa quốc gia.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định hủy phân
bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát theo Mẫu số 06 của Phụ lục
VI ban hành kèm theo Nghị định này trong các trường hợp sau:
a) Cung cấp sai thông tin trong báo cáo quy định tại
điểm b khoản 1 Điều này;
b) Chuyển nhượng hoặc sử dụng trái phép quyết định
phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm
soát;
c) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp
luật.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết
định hủy phân bổ hạn ngạch, cơ quan quản lý chuyên ngành về biến đổi khí hậu thông
báo cho cơ quan có liên quan và tổ chức về việc hủy phân bổ hạn ngạch sản xuất và
nhập khẩu các chất được kiểm soát.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định cơ quan quản
lý chuyên ngành về biến đổi khí hậu thực hiện rà soát, đánh giá, tổng hợp về việc
đăng ký, báo cáo và các hoạt động khác để phân bổ, điều chỉnh, bổ sung, hủy phân
bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với cơ quan
quản lý nhà nước có liên quan thực hiện kết nối hệ thống cổng thông tin một cửa
quốc gia với hệ thống dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm vi quản lý để thực hiện
phân bổ hạn ngạch và quản lý xuất khẩu, nhập khẩu các chất được kiểm soát trên hệ
thống trước ngày 30 tháng 6 năm 2022.
Điều 27. Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các
chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát
1. Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất
làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát phải phù hợp
với các cam kết quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên; phù hợp với điều kiện thực hiện quản lý, loại trừ các chất làm
suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát ở Việt Nam.
2. Nội dung chính của Kế hoạch quốc gia về quản lý,
loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm
soát bao gồm:
a) Đánh giá hiện trạng sử dụng, quản lý, loại trừ
các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát; dự
báo xu hướng thay đổi; mục tiêu, lộ trình, chỉ tiêu của kế hoạch;
b) Loại và tổng lượng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn,
chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo giai đoạn và theo lĩnh vực sử dụng;
c) Biện pháp quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm
tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát; giải pháp hợp tác, chia sẻ
thông tin;
d) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, các bên liên
quan trong tổ chức thực hiện, triển khai kế hoạch.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với
các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, trình Thủ tướng Chính
phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn,
chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trước ngày 31 tháng 12 năm 2023.
Điều 28. Thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các
chất được kiểm soát
1. Tổ chức sản xuất, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm
có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát; sở hữu thiết bị có chứa các chất được
kiểm soát quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 24 Nghị định này thực hiện
việc thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát theo nguyên
tắc sau:
a) Bắt buộc thực hiện thu gom các chất được kiểm soát
khi không còn sử dụng trong thiết bị, sản phẩm từ ngày 01 tháng 01 năm 2024;
b) Khuyến khích thực hiện tái chế, tái sử dụng các
chất được kiểm soát sau khi thu gom;
c) Trường hợp không thực hiện tái chế, tái sử dụng
các chất được kiểm soát, tổ chức phải xử lý để tiêu hủy theo quy định của pháp luật
về quản lý chất thải nguy hại;
d) Thực hiện báo cáo việc sử dụng các chất được kiểm
soát hằng năm theo quy định tại khoản 6 Điều 24 Nghị định này.
2. Thu gom, vận chuyển và lưu giữ các chất được kiểm
soát được thực hiện như sau:
a) Các chất được kiểm soát phát sinh trong quá trình
lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng từ các sản phẩm, thiết bị riêng lẻ được thu gom, vận
chuyển, lưu giữ theo quy định của Nghị định này;
b) Đối với trường hợp các chất được kiểm soát sau
khi được thu gom có thể tái chế, tái sử dụng thì thực hiện tái chế, tái sử dụng
theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Đối với trường hợp không thể tái chế, tái sử dụng
thì việc vận chuyển, lưu giữ, tiêu hủy thực hiện theo quy định của pháp luật về
quản lý chất thải nguy hại.
3. Việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ các chất được
kiểm soát phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Có các thiết bị tối thiểu cho hoạt động thu gom
các chất được kiểm soát bao gồm máy thu hồi, bình chứa thu hồi, bơm chân không,
cân định lượng, thiết bị kiểm tra rò rỉ, đồng hồ đo áp suất và các dụng cụ an toàn;
b) Có kỹ thuật viên đáp ứng yêu cầu tại khoản 4 Điều
này;
c) Có quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn
theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Kỹ thuật viên thực hiện lắp đặt, vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa thiết bị có chứa các chất được kiểm soát phải có văn bằng, chứng
chỉ phù hợp; hoặc được cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về thu gom và xử lý
các chất được kiểm soát theo chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng.
5. Cá nhân sở hữu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc
sản xuất từ chất được kiểm soát khi không còn sử dụng có trách nhiệm vận chuyển
đến điểm thu gom được thiết lập theo quy định mà không làm thay đổi hình dạng thiết
bị, sản phẩm hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý
theo quy định.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng
và xử lý các chất được kiểm soát trước ngày 31 tháng 10 năm 2023.
Điều 29. Trách nhiệm trong quản lý các chất được
kiểm soát
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối
quốc gia thực hiện Công ước Viên và Nghị định thư Montreal, chịu trách
nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về các chất được kiểm soát. Bộ
Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên
quan:
a) Thực hiện quản lý các chất được kiểm soát theo
điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà Việt Nam là thành viên; phân bổ, điều chỉnh,
bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất HCFC, HFC theo giai đoạn và hằng năm;
b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế
hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát; trình cấp có thẩm quyền
ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục, hướng dẫn sử dụng các chất được kiểm soát và
quy định về điều kiện sản xuất, sử dụng các chất được kiểm soát theo cam kết thực
hiện điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên;
c) Công bố, sửa đổi, bổ sung danh mục các mặt hàng
cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; danh mục các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu
theo điều kiện kèm theo mã số hàng hóa thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở thống nhất
với Bộ Công Thương về danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã số
hàng hóa;
d) Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ công trực
tuyến về đăng ký, báo cáo, phân bổ và quản lý hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các
chất được kiểm soát; kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia về quản lý các chất
được kiểm soát;
đ) Tổ chức việc thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia
đối với Nghị định thư Montreal; phối hợp với cơ quan đầu mối của các quốc gia khác
trong việc thực hiện các biện pháp tuân thủ Nghị định thư Montreal của Việt Nam;
e) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đăng
ký, báo cáo, sử dụng hạn ngạch; quản lý việc thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử
lý các chất được kiểm soát;
g) Tổ chức thực hiện các nội dung được giao theo
quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định này và các nhiệm vụ khác liên quan
đến quản lý chất được kiểm soát.
2. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ
Tài nguyên và Môi trường phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch nhập khẩu, sản xuất
đối với các chất được kiểm soát; có ý kiến về danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu,
hàng hóa xuất nhập khẩu theo điều kiện trong phạm vi quản lý.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách
nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ
liên quan:
a) Thực hiện việc quản lý, cấp phép xuất khẩu, nhập
khẩu chất Methyl bromide cho mục đích quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định
này;
b) Kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia với hệ
thống dịch vụ công trực tuyến về quản lý chất Methyl bromide của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu các chất được
kiểm soát thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan đầu mối quốc gia để tổng hợp, xây dựng
báo cáo quốc gia về việc thực hiện Nghị định thư Montreal tại Việt Nam
trước ngày 30 tháng 01 hằng năm theo Mẫu số 07 của Phụ lục VI ban hành kèm theo
Nghị định này và khi có đề nghị của cơ quan đầu mối quốc gia.
4. Bộ Tài chính chịu
trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang
bộ có liên quan:
a) Phối hợp quản lý, kiểm soát xuất nhập khẩu các
chất được kiểm soát trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu hải quan về
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu các chất và hàng hóa có chứa các chất được kiểm soát
thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan đầu mối quốc gia để tổng hợp, xây dựng báo cáo
quốc gia về việc thực hiện Nghị định thư Montreal tại Việt Nam trước ngày 30 tháng 01 hằng năm theo
Mẫu số 08 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này và khi có đề nghị của cơ
quan đầu mối quốc gia.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với
Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, bồi
dưỡng, cấp chứng chỉ, chứng nhận cho đối tượng làm việc trong lĩnh vực có liên quan
đến các chất được kiểm soát trước ngày 31 tháng 12 năm 2022;
b) Lồng ghép nội dung liên quan đến các chất được
kiểm soát trong quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà
người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối
với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực có liên quan;
c) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn
lao động đối với hệ thống lạnh và điều hòa không khí trước ngày 31 tháng 12 năm
2023.
6. Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng và các
bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền quản lý phối hợp với
Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác phòng ngừa và phát hiện các hành vi vi
phạm pháp luật về quản lý, kiểm soát, giảm thiểu sử dụng và loại trừ các chất được
kiểm soát.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ,
cơ quan ngang bộ liên quan:
a) Giám sát việc thực hiện loại trừ và các quy định
về thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất được kiểm soát của các tổ
chức trên địa bàn quản lý;
b) Cung cấp thông tin, dữ liệu liên quan đến các tổ
chức sử dụng các chất được kiểm soát trên địa bàn quản lý theo đề nghị của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền;
c) Xử lý theo thẩm
quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền về những trường hợp vi phạm quy định về
quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát theo quy định của Nghị định này và pháp
luật có liên quan.
Chương IV
CÁC BIỆN PHÁP
THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG VỀ GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ BẢO VỆ TẦNG Ô-DÔN
Điều 30. Xây dựng và triển khai cơ chế, phương thức
hợp tác
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối quốc gia
thực hiện các công ước, điều ước quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo
vệ tầng ô-dôn có trách nhiệm chủ trì đàm phán xây dựng, triển khai thực hiện, cung
cấp thông tin về tình hình thực hiện các cơ chế, phương thức hợp tác theo quy định
của các điều ước quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn
mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, các tổ chức chính trị
- xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án
hợp tác song phương, đa phương về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng
ô-dôn.
Điều 31. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
1. Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, chuyển
giao công nghệ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn thực hiện theo
quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi
trường và các bộ, ngành có liên quan triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học,
phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ về giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính và bảo vệ tầng ô-dôn bảo đảm các mục tiêu quốc gia, ngành, lĩnh vực theo từng
giai đoạn.
Điều 32. Tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
tổ chức phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường
hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực, nhận thức của cộng đồng, huy động sự tham
gia của nhân dân về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
2. Các biện pháp tăng cường năng lực, nâng cao nhận
thức bao gồm:
a) Tăng cường năng lực cho các cán bộ quản lý nhà
nước về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn;
b) Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách
về kiểm kê khí nhà kính; đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
cho các cơ sở, ngành và địa phương; kỹ thuật viên thực hiện lắp đặt, vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa thiết bị có chứa các chất được kiểm soát;
c) Phổ cập nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính,
bảo vệ tầng ô-dôn thông qua hệ thống giáo dục các cấp và các phương tiện thông tin
đại chúng;
d) Đưa nội dung thúc đẩy các hoạt động giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn vào hoạt động của các hội khoa học kỹ thuật,
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức
khác;
đ) Tổ chức các phòng trưng bày sản phẩm, công nghệ,
tổ chức các cuộc thi sáng tạo về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng
ô-dôn.
Điều 33. Khuyến khích các hoạt động về giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn
1. Hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tiêu
hủy các chất gây hiệu ứng nhà kính này được áp dụng cơ chế hợp tác, trao đổi, bù
trừ tín chỉ các-bon theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động nghiên cứu ứng dụng,
chuyển giao và phát triển công nghệ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng
ô-dôn, sử dụng các chất thay thế thân thiện khí hậu được hưởng ưu đãi theo quy định
của pháp luật về khoa học và công nghệ.
3. Tổ chức, cá nhân
thực hiện việc chuyển đổi công nghệ nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ
tầng ô-dôn; cung cấp dịch vụ thu gom, xử lý các chất được kiểm soát được hưởng ưu
đãi, hỗ trợ theo quy định tại Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng
dẫn có liên quan.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 34. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 07 tháng 01 năm
2022.
2. Tổ chức được phân bổ hạn ngạch nhập khẩu các chất
HCFC trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành; tổ chức đã đăng ký hạn ngạch
nhập khẩu các chất HCFC năm 2022 không phải thực hiện thủ tục đăng ký theo
quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này.
Điều 35. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách
nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định
này.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị
trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, NN (2b). |
TM. CHÍNH PHỦ PHÓ THỦ TƯỚNG Lê Văn Thành |
Phụ lục I
MỤC TIÊU
GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CÁC LĨNH VỰC ĐẾN NĂM 2030*
(Kèm theo Nghị
định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ)
______________
Bộ quản lý lĩnh vực |
Lĩnh vực |
Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính tối thiểu giai đoạn đến năm 2030 (triệu tấn CO2tđ)** |
Tổng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tối thiểu giai
đoạn đến năm 2030, trong đó: |
563,8 |
|
Bộ Công Thương |
- Sản xuất năng lượng - Tiêu thụ năng lượng trong công
nghiệp |
268,5 |
Bộ Giao thông vận tải |
- Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải |
37,5 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
- Tiêu thụ năng lượng trong nông
nghiệp - Sản xuất nông nghiệp - Lâm nghiệp |
129,8 |
Bộ Xây dựng |
- Các quá trình công nghiệp - Tiêu thụ năng lượng trong sản xuất
xi măng - Tòa nhà |
74,3 |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
- Xử lý chất thải |
53,7 |
-------------------
* Theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định cập nhật năm 2020.
** Số liệu báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của năm 2021, 2022 sẽ
được ước tính.
Phụ lục II
MẪU BÁO CÁO PHỤC
VỤ KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH CẤP QUỐC GIA
(Kèm theo
Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ)
______________
Mẫu số 01 |
Mẫu báo cáo phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc
gia của Bộ Công Thương |
Mẫu số 02 |
Mẫu báo cáo phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc
gia của Bộ Giao thông vận tải |
Mẫu số 03 |
Mẫu báo cáo phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc
gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Mẫu số 04 |
Mẫu báo cáo phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc
gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Mẫu số 05 |
Mẫu báo cáo phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc
gia của Bộ Xây dựng |
Mẫu số 06 |
Mẫu báo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở |
Mẫu số 01
BỘ CÔNG THƯƠNG _______ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
BÁO CÁO
Phục vụ kiểm
kê khí nhà kính cấp quốc gia của Bộ Công Thương năm ...
I. Mô tả chung
1. Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính
2. Phương pháp luận kiểm kê khí nhà kính
3. Số liệu hoạt động và hệ số phát thải
4. Kết quả đánh giá độ không chắc chắn
5. Kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng (QA/QC)
II. Hoạt động kiểm kê khí nhà kính năm ...
(Trình bày chi tiết về phương pháp luận, số liệu
hoạt động, hệ số phát thải và kết quả tính toán phát thải đối với từng hoạt động
trong các lĩnh vực)
1. Kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực năng lượng
a) Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động đốt nhiên
liệu
b) Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động phát tán
từ nhiên liệu
2. Kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực các quá trình
công nghiệp và sử dụng sản phẩm (IPPU)
a) Phát thải khí nhà kính từ công nghiệp hóa chất
b) Phát thải khí nhà kính từ công nghiệp luyện kim
c) Phát thải khí nhà kính từ sử dụng các sản phẩm
thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
III. Tổng hợp kết quả kiểm kê khí nhà kính
STT |
Nguồn phát thải |
CO2 |
CH4 |
N2O |
HFCs |
Tổng |
I |
NĂNG LƯỢNG |
|
|
|
|
|
I.1 |
Các hoạt động đốt nhiên liệu |
|
|
|
|
|
1 |
Công nghiệp năng lượng |
|
|
|
|
|
a |
Sản xuất điện và nhiệt |
|
|
|
|
|
b |
Sản xuất điện |
|
|
|
|
|
c |
Lọc hóa dầu |
|
|
|
|
|
d |
Sản xuất nhiên liệu rắn và ngành công nghiệp năng lượng
khác |
|
|
|
|
|
đ |
Sản xuất nhiên liệu rắn |
|
|
|
|
|
e |
Chế biến khí |
|
|
|
|
|
2 |
Công nghiệp sản xuất |
|
|
|
|
|
a |
Sắt và thép |
|
|
|
|
|
b |
Hóa chất và hóa dầu |
|
|
|
|
|
c |
Giấy, bột giấy và in ấn |
|
|
|
|
|
d |
Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá |
|
|
|
|
|
đ |
Khoáng phi kim |
|
|
|
|
|
e |
Thiết bị vận tải |
|
|
|
|
|
g |
Thiết bị, máy móc |
|
|
|
|
|
h |
Khai khoáng |
|
|
|
|
|
i |
Gỗ và các sản phẩm từ gỗ |
|
|
|
|
|
k |
Dệt may và đồ da |
|
|
|
|
|
1 |
Công nghiệp không xác định |
|
|
|
|
|
3 |
Lĩnh vực khác |
|
|
|
|
|
a |
Thương mại và Dịch vụ |
|
|
|
|
|
b |
Dân dụng |
|
|
|
|
|
I.2 |
Phát tán từ nhiên liệu |
|
|
|
|
|
1 |
Khai thác than |
|
|
|
|
|
a |
Khai thác than hầm lò |
|
|
|
|
|
b |
Khai thác than lộ thiên |
|
|
|
|
|
2 |
Khai thác dầu và khí tự nhiên |
|
|
|
|
|
a |
Dầu |
|
|
|
|
|
b |
Khí tự nhiên |
|
|
|
|
|
II |
IPPU |
|
|
|
|
|
II.1 |
Công nghiệp hóa chất |
|
|
|
|
|
1 |
Quá trình sản xuất Amoniac |
|
|
|
|
|
2 |
Quá trình sản xuất axit Nitric |
|
|
|
|
|
II.2 |
Luyện kim |
|
|
|
|
|
1 |
Quá trình sản xuất sắt thép |
|
|
|
|
|
II.3 |
Sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy
giảm tầng ô-dôn |
|
|
|
|
|
1 |
Quá trình sử dụng chất chữa cháy |
|
|
|
|
|
Đơn vị: nghìn tấn CO2tđ
IV. Các cải thiện được thực hiện đối với quá trình
kiểm kê khí nhà kính năm ...
Trình bày những cải thiện đã được thực hiện trong
quá trình kiểm kê khí nhà kính năm ... so với các năm trước đây (về phương pháp
luận, thu thập số liệu hoạt động, hệ số phát thải)
V. Kết luận
và kiến nghị
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Mẫu số 02
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI _______ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
BÁO CÁO
Phục vụ kiểm
kê khí nhà kính cấp quốc gia của Bộ Giao thông vận tải năm ...
I. Mô tả chung
1. Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính
2. Phương pháp luận kiểm kê khí nhà kính
3. Số liệu hoạt động và hệ số phát thải
4. Kết quả đánh giá độ không chắc chắn
5. Kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng (QA/QC)
II. Hoạt động kiểm kê khí nhà kính năm ...
(Trình bày chi tiết về phương pháp luận, số liệu
hoạt động, hệ số phát thải và kết quả tính toán phát thải đối với từng hoạt động
trong các lĩnh vực)
1. Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động vận tải
hàng không
2. Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động vận tải
đường bộ
3. Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động vận tải
đường sắt
4. Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động vận tải
đường thủy
III. Tổng hợp kết quả kiểm kê khí nhà kính
STT |
Nguồn phát thải |
CO2 |
CH4 |
N2O |
Tổng |
I |
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
|
|
|
|
I.1 |
Các hoạt động tiêu thụ năng lượng |
|
|
|
|
1 |
Hàng không |
|
|
|
|
2 |
Đường bộ |
|
|
|
|
3 |
Đường sắt |
|
|
|
|
4 |
Đường thủy |
|
|
|
|
Đơn vị: nghìn tấn CO2tđ
IV. Các cải thiện được thực hiện đối với quá trình
kiểm kê khí nhà kính năm ...
Trình bày những cải thiện đã được thực hiện trong
quá trình kiểm kê khí nhà kính năm ... so với các năm trước đây (về phương pháp
luận, thu thập số liệu hoạt động, hệ số phát thải)
V. Kết luận
và kiến nghị
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Mẫu số 03
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ _______ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
BÁO CÁO
Phục vụ kiểm
kê khí nhà kính cấp quốc gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm ...
I. Mô tả chung
1. Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính
2. Phương pháp luận kiểm kê khí nhà kính
3. Số liệu hoạt động và hệ số phát thải
4. Kết quả đánh giá độ không chắc chắn
5. Kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng (QA/QC)
II. Hoạt động kiểm kê khí nhà kính năm ...
(Trình bày chi tiết về phương pháp luận, số liệu
hoạt động, hệ số phát thải và kết quả tính toán phát thải đối với từng hoạt động
trong các lĩnh vực)
1. Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động chăn nuôi
2. Phát thải khí nhà kính từ sử dụng đất
3. Phát thải khí nhà kính từ các nguồn phát thải khác
và phát thải ngoài CO2
4. Các hoạt động tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp,
lâm nghiệp và thuỷ sản
III. Tổng hợp kết quả kiểm kê khí nhà kính
STT |
Nguồn phát thải/ hấp thụ |
CO2 |
CH4 |
N2O |
Tổng |
I |
AFOLU |
|
|
|
|
I.1 |
Chăn nuôi |
|
|
|
|
1 |
Tiêu hóa thức ăn |
|
|
|
|
2 |
Quản lý chất thải vật nuôi |
|
|
|
|
I.2 |
Đất |
|
|
|
|
1 |
Đất rừng |
|
|
|
|
2 |
Đất trồng trọt |
|
|
|
|
3 |
Đất cỏ |
|
|
|
|
4 |
Đất ngập nước |
|
|
|
|
5 |
Đất ở |
|
|
|
|
6 |
Đất khác |
|
|
|
|
I.3 |
Các nguồn phát thải khác và phát thải ngoài CO2 |
|
|
|
|
1 |
Đốt sinh khối |
|
|
|
|
2 |
Sử dụng vôi trong canh tác |
|
|
|
|
3 |
Bón phân Ure |
|
|
|
|
4 |
Phát thải N2O trực tiếp của đất |
|
|
|
|
5 |
Phát thải N2O gián tiếp của đất |
|
|
|
|
6 |
Phát thải N2O gián tiếp của quản lý chất
thải vật nuôi |
|
|
|
|
7 |
Canh tác lúa |
|
|
|
|
II |
Tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm
nghiệp và thuỷ sản |
|
|
|
|
1 |
Tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp |
|
|
|
|
2 |
Tiêu thụ năng lượng trong lâm nghiệp |
|
|
|
|
3 |
Tiêu thụ năng lượng trong thuỷ sản |
|
|
|
|
Đơn vị: nghìn tấn CO2tđ
IV. Các cải thiện được thực hiện đối với quá trình
kiểm kê khí nhà kính năm ...
Trình bày những cải thiện đã được thực hiện trong
quá trình kiểm kê khí nhà kính năm ... so với các năm trước đây (về phương pháp
luận, thu thập số liệu hoạt động, hệ số phát thải)
V. Kết luận
và kiến nghị
THỦ TRƯỞNG
CƠ QUAN
Mẫu số 04
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG _______ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
BÁO CÁO
Phục vụ kiểm
kê khí nhà kính cấp quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm ...
I. Mô tả chung
1. Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính
2. Phương pháp luận kiểm kê khí nhà kính
3. Số liệu hoạt động và hệ số phát thải
4. Kết quả đánh giá độ không chắc chắn
5. Kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng (QA/QC)
II. Hoạt động kiểm kê khí nhà kính năm ...
(Trình bày chi tiết về phương pháp luận, số liệu
hoạt động, hệ số phát thải và kết quả tính toán phát thải đối với từng hoạt động
trong các lĩnh vực)
1. Phát thải khí nhà kính từ các bãi chôn lấp chất
thải rắn
2. Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động xử lý chất
thải rắn bằng phương pháp sinh học
3. Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động thiêu đốt
và đốt lộ thiên chất thải
4. Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động xử lý và
xả nước thải
III. Tổng hợp kết quả kiểm kê khí nhà kính
STT |
Nguồn phát thải |
CO2 |
CH4 |
N2O |
Tổng |
I |
CHẤT THẢI |
|
|
|
|
I.1 |
Phát thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn |
|
|
|
|
1 |
Phát thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn được quản lý |
|
|
|
|
2 |
Phát thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn không được quản
lý |
|
|
|
|
3 |
Phát thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn không được phân
loại |
|
|
|
|
I.2 |
Phát thải từ xử lý chất thải rắn bằng phương
pháp sinh học |
|
|
|
|
I.3 |
Phát thải từ thiêu đốt và đốt lộ thiên chất
thải |
|
|
|
|
1 |
Thiêu đốt chất thải |
|
|
|
|
2 |
Đốt lộ thiên chất thải |
|
|
|
|
I.4 |
Xử lý và xả thải nước thải |
|
|
|
|
1 |
Xử lý và xả thải nước thải sinh hoạt |
|
|
|
|
2 |
Xử lý và xả thải nước thải công nghiệp |
|
|
|
|
Đơn vị: nghìn tấn CO2tđ
IV. Các cải thiện được thực hiện đối với quá trình
kiểm kê khí nhà kính năm ...
Trình bày những cải thiện đã được thực hiện trong
quá trình kiểm kê khí nhà kính năm ... so với các năm trước đây (về phương pháp
luận, thu thập số liệu hoạt động, hệ số phát thải)
V. Kết luận
và kiến nghị
THỦ TRƯỞNG
CƠ QUAN
Mẫu số 05
BỘ XÂY DỰNG _______ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
BÁO CÁO
Phục vụ kiểm
kê khí nhà kính cấp quốc gia của Bộ Xây dựng năm ...
I. Mô tả chung
1. Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính
2. Phương pháp luận kiểm kê khí nhà kính
3. Số liệu hoạt động và hệ số phát thải
4. Kết quả đánh giá độ không chắc chắn
5. Kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng (QA/QC)
II. Hoạt động kiểm kê khí nhà kính năm ...
(Trình bày chi tiết về phương pháp luận, số liệu
hoạt động, hệ số phát thải và kết quả tính toán phát thải đối với từng hoạt động
trong các lĩnh vực)
1. Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động trong quá
trình sản xuất xi măng
2. Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động trong quá
trình sản xuất vôi
3. Phát thải khí nhà kính từ các hoạt động trong quá
trình sản xuất thủy tinh, kính xây dựng
4. Phát thải khí nhà kính từ tiêu thụ năng lượng trong
xây dựng
III. Tổng hợp kết quả kiểm kê khí nhà kính
STT |
Nguồn phát thải |
CO2 |
ch4 |
n2o |
HFCs |
Tổng |
I |
Các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật
liệu xây dựng |
|
|
|
|
|
1 |
Quá trình sản xuất xi măng |
|
|
|
|
|
2 |
Quá trình sản xuất vôi |
|
|
|
|
|
3 |
Quá trình sản xuất thủy tinh, kính xây dựng |
|
|
|
|
|
II |
Tiêu thụ năng lượng trong xây dựng |
|
|
|
|
|
Đơn vị: nghìn tấn CO2tđ
IV. Các cải thiện được thực hiện đối với quá trình kiểm kê khí nhà kính
năm ...
Trình bày
những cải thiện đã được thực hiện trong quá trình kiểm kê khí nhà kính năm ...
so với các năm trước đây (về phương pháp luận, thu thập số liệu hoạt động, hệ
số phát thải)
V. Kết luận và
kiến nghị
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Mẫu số 06
TÊN CƠ SỞ PHẢI THỰC HIỆN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH _______ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
BÁO CÁO
Kết quả kiểm
kê khí nhà kính cho năm...
I. Thông tin
của cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính
1. Tên cơ sở, địa chỉ, giấy phép kinh doanh ...
2. Thông tin về người đại diện của cơ sở trước pháp
luật.
3. Thông tin về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, sản
xuất.
II. Thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh và
số liệu hoạt động của cơ sở
1. Ranh giới và phạm vi hoạt động của cơ sở.
2. Cơ sở hạ tầng, công nghệ và hoạt động của cơ sở
phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
3. Các nguồn phát thải, bể hấp thụ khí nhà kính trong
phạm vi hoạt động của cơ sở.
4. Hệ thống thông tin, dữ liệu về phát thải khí nhà
kính của cơ sở, xác định nguyên nhân các hạn chế trong kiểm kê khí nhà kính của
cơ sở.
III. Kết quả thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính
1. Mô tả phương pháp kiểm kê phát thải khí nhà kính
(phương pháp thu thập số liệu, hệ số phát thải).
2. Số liệu hoạt động liên quan đến phát thải khí nhà
kính của cơ sở.
3. Kết quả kiểm kê khí nhà kính của cơ sở.
4. Độ tin cậy, tính
đầy đủ, độ không chắc chắn của thông tin, số liệu về phát thải khí nhà kính và kết
quả kiểm kê khí nhà kính của cơ sở.
ĐẠI DIỆN CỦA
CƠ SỞ
Phụ lục III
MẪU BÁO CÁO GIẢM NHẸ PHÁT
THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
(Kèm theo Nghị định
số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01
năm 2022 của Chính phủ)
___________
Mẫu số 01 |
Mẫu báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh
vực |
Mẫu số 02 |
Mẫu báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ
sở |
Mẫu số 03 |
Mẫu đề nghị công nhận đơn vị đủ điều kiện thực hiện
thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở |
Mẫu số 01
TÊN CƠ QUAN _______ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
BÁO CÁO
Kết quả giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính của...
___________
I. Thông tin chung
1. Mục tiêu chung của lĩnh vực
2. Đường phát thải cơ sở của lĩnh vực
3. Các biện pháp, hoạt động giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính
STT |
Tên biện pháp/ hoạt động |
Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính định lượng |
Giai đoạn thực hiện |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
.... |
|
|
|
II. Kết quả thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính
1. Biện pháp số 1:
a) Thông tin chung
- Phạm vi thực hiện
- Thời gian thực hiện
- Điểm tham chiếu/đường phát thải cơ sở/năm cơ sở
- Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
b) Phương pháp đo đạc
- Mô tả phương pháp đo đạc
- Các chỉ số đo đạc
c) Tổ chức đo đạc, báo cáo thẩm định
- Bên thực hiện đo đạc
- Bên thực hiện xây dựng báo cáo kết quả đo đạc
- Bên thực hiện thẩm định báo cáo kết quả đo đạc
- Mô tả quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định
d) Kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
- Kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính định lượng
- So sánh với kết quả thực hiện của năm gần nhất
2. Biện pháp số 2:
III. Kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính định
lượng của lĩnh vực
IV. Hoạt động giám sát, đánh giá
V. Khó khăn,
vướng mắc, kiến nghị, đề xuất
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Mẫu số 02
TÊN CƠ SỞ _______ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
BÁO CÁO
Kết quả giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở ...
I. Thông tin
của cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính
1. Tên cơ sở, địa chỉ, giấy phép kinh doanh.
2. Thông tin về người đại diện của cơ sở trước pháp
luật.
3. Thông tin về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, sản
xuất.
II. Thông tin về phát thải khí nhà kính và các biện
pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại cơ sở
1. Ranh giới và phạm vi hoạt động của cơ sở.
2. Cơ sở hạ tầng, công nghệ và hoạt động của cơ sở.
3. Các nguồn phát thải khí nhà kính, bể hấp thụ khí
nhà kính và các loại khí nhà kính phát sinh từ hoạt động của cơ sở.
4. Mức phát thải khí nhà kính dự kiến của cơ sở khi
không áp dụng công nghệ, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
5. Các công nghệ, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính đã được áp dụng tại cơ sở.
III. Kết quả thực
hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở
1. Mô tả phương pháp tính toán mức giảm phát thải
khí nhà kính.
2. Mô tả phương pháp thu thập số liệu hoạt động.
3. Kết quả số liệu hoạt động đã được thu thập.
4. Kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính năm ...
5. Độ tin cậy, độ không
chắc chắn của mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
TM. TỔ CHỨC
Mẫu số 03
TÊN ĐƠN VỊ _______ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
ĐƠN ĐỀ
NGHỊ ĐĂNG KÝ ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CẤP
CƠ SỞ
Kính gửi: Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
Căn cứ Nghị
định số ...../2022/NĐ-CP ngày tháng ..... năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
Tôi là (Ghi họ tên
bằng chữ in hoa): .....................................................................................................................
Đề nghị đăng ký đủ điều kiện thực hiện thẩm định
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho công ty/tổ chức do tôi là người đại diện theo
pháp luật với những thông tin sau:
1. Tên công ty:
Tên công ty/tổ chức
viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa): .....................................................................................................................
Tên công ty/tổ chức
viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): .....................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:
Số nhà, ngách, hẻm,
ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn: .....................................................................................................................
Xã/Phường/Thị trấn:
.....................................................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành
phố thuộc tỉnh: .....................................................................................................................
Tỉnh/Thànhphố: .....................................................................................................................
Điện thoại: Fax (nếu có): ...............................................................................
Email (nếu có): Website (nếu có): ...........................................................................................
3. Thông tin về giấy phép kinh doanh
4. Thông tin về năng lực thẩm định giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính:
- Chứng nhận năng lực thẩm định được Công ước khung
của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu công nhận: .............................
- Chứng nhận tiêu chuẩn TCVN ISO 14065:
- Số kỹ thuật viên được cấp chứng nhận hoàn thành
khóa học về kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực:
+ Số kỹ thuật viên được cấp chứng nhận:... cho lĩnh
vực:...
+ Số kỹ thuật viên được cấp chứng nhận:... cho lĩnh
vực:...
+ Số kỹ thuật viên được cấp chứng nhận:... cho lĩnh
vực:...
+ Số kỹ thuật viên được
cấp chứng nhận:... cho lĩnh vực:...
+ Số kỹ thuật viên được cấp chứng nhận:... cho lĩnh
vực:...
5. Hồ sơ đề nghị chứng nhận, gồm:
- Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh.
- Bản sao công chứng chứng nhận năng lực thẩm định
được Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu công nhận (nếu có) đã
công chứng.
- Bản sao công chứng chứng nhận tiêu chuẩn TCVN ISO
14065 (nếu có).
- Bản sao công chứng chứng nhận hoàn thành khóa học
về kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến
đổi khí hậu (nếu có).
Công ty/Tổ chức cam kết tuân thủ mọi quy định kỹ
thuật về quy trình, phương pháp thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do Bộ
Tài nguyên và Môi trường và các bộ quản lý lĩnh vực liên quan quy định; xây dựng,
thực hiện và duy trì chương trình bảo đảm chất lượng, kiểm soát chất lượng phù hợp
với phạm vi hoạt động thẩm định. Tổ chức xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp
luật Việt Nam nếu vi phạm các quy định về yêu cầu đối với đơn vị thẩm định.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường
xem xét, xác nhận.
TM. TỔ CHỨC
Phụ lục IV
MẪU KẾ HOẠCH GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
(Kèm theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính
phủ)
____________
Mẫu số 01 |
Mẫu kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính cấp lĩnh vực |
Mẫu số 02 |
Mẫu kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính cấp cơ sở |
Mẫu số 01
TÊN CƠ QUAN _______ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ |
KẾ HOẠCH
Giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính của lĩnh vực ...
__________
I. Mục tiêu chung của lĩnh vực
II. Các biện pháp, hoạt động giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính
- Mô tả, trình bày kết quả kiểm kê khí nhà
kính của lĩnh vực trong phạm vi quản lý;
- Mô tả chi tiết phương pháp, số liệu đầu
vào, xây dựng kịch bản phát triển thông thường (BAU);
- Tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
của lĩnh vực trong phạm vi quản lý;
- Mô tả biện pháp, hoạt động, mục tiêu giảm
phát thải khí nhà kính của lĩnh vực trong phạm vi quản lý;
- Mô tả phương thức thực hiện các biện
pháp, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong phạm vi quản lý.
III. Kế hoạch thực hiện
Mô tả kế hoạch, nguồn lực, lộ trình thực hiện
biện pháp, hoạt động, mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của lĩnh vực trong
phạm vi quản lý.
IV. Hoạt động giám sát, đánh giá
Mô tả các biện pháp giám sát, đánh giá các
biện pháp, hoạt động, mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của lĩnh vực trong
phạm vi quản lý.
V. Tổ chức thực hiện
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Mẫu số 02
TÊN CƠ QUAN _______ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
KẾ HOẠCH
Giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính của cơ sở ....
________
I. Thông tin của cơ sở
1. Tên cơ sở, địa chỉ, giấy phép kinh doanh
...
2. Thông tin về người đại diện của cơ sở
trước pháp luật
3. Thông tin về lĩnh vực hoạt động kinh
doanh, sản xuất
II. Kết quả kiểm kê khí nhà kính và
dự kiến phát thải của cơ sở
- Mô tả, trình bày kết quả kiểm kê khí nhà
kính của cơ sở đã được nêu trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính của cơ sở.
- Mô tả chi tiết phương pháp, số liệu đầu
vào, xác định mức phát thải khí nhà kính dự kiến.
III. Mục tiêu và biện pháp giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính
Mô tả biện pháp, hoạt động, mục tiêu giảm
phát thải khí nhà kính của cơ sở.
IV. Kế hoạch thực hiện giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính
- Mô tả phương thức thực hiện các biện
pháp, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính của cơ sở.
- Mô tả chi tiết phương pháp đo đạc lượng
giảm phát thải khí nhà kính của cơ sở.
V. Hoạt động giám sát, đánh giá
Mô tả các biện pháp giám sát, đánh giá các
biện pháp, hoạt động, mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của cơ sở.
VI. Chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật
TM. TỔ CHỨC
Phụ lục V
MẪU VĂN BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG CÁC-BON TRONG
NƯỚC
(Kèm theo nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính
phủ)
_________
Mẫu số 01 |
Đơn đề nghị xác nhận tín chỉ các-bon,
hạn ngạch phát thải khí nhà kính |
Mẫu số 02 |
Giấy xác nhận tín chỉ các-bon, hạn ngạch
phát thải khí nhà kính |
Mẫu số 03 |
Đơn đề nghị chấp thuận chương trình, dự
án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon |
Mẫu số 04 |
Mẫu thông tin về đăng ký thực hiện
chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon ngoài khuôn
khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu |
Mẫu số 05 |
Mẫu thông tin định kỳ về tình hình thực
hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon ngoài
khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu |
Mẫu số 01
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC __________ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc __________________________ |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC
NHẬN TÍN CHỈ CÁC-BON, HẠN NGẠCH PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
Kính gửi: Bộ Tài
nguyên và Môi trường, (qua Cục Biến đổi khí hậu)
Tên doanh nghiệp:........................................................................................................
Địa chỉ:...............................................................................................................
Điện thoại:.............................................................. Fax:.....................................
Email:................................................................................................
1. Thông tin dự án
- Cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon
áp dụng cho chương trình/dự án: ...(tên cơ chế)...; (nếu đề nghị xác nhận tín
chỉ các-bon)
- Lĩnh vực hoạt động của chương trình/dự
án: ...(tên lĩnh vực)...;
- Giai đoạn nhận tín chỉ các-bon (hoặc hạn
ngạch phát thải khí nhà kính) của
chương trình/dự án: từ tháng .../năm... đến tháng.../năm...
2. Đề nghị xác nhận
Lượng tín chỉ
các-bon (hoặc hạn ngạch phát thải khí nhà kính) đề nghị xác nhận giao dịch:...
…., ngày…tháng…năm ....
TM. CƠ QUAN/TỔ CHỨC
(Ký tên, ghi rõ họ
tên và đóng dấu)
Mẫu số 02
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG _______ Số: .../GXN-BĐKH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ... |
GIẤY XÁC NHẬN
TÍN CHỈ CÁC-BON, HẠN NGẠCH PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH ĐƯỢC GIAO DỊCH
Căn cứ Nghị định số .../2022/NĐ-CP ngày
... tháng… năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và
bảo vệ tầng ô-dôn;
Căn cứ đề nghị xác nhận tín chỉ các-bon,
hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch của ... (tên doanh nghiệp) ...
tại văn bản số ... (số hiệu văn bản đề nghị của doanh nghiệp)...;
Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận lượng
tín chỉ các-bon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch như sau:
1. Thông tin dự án
- Cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon
áp dụng cho chương trình/dự án: ... (tên cơ chế)...; (nếu đề nghị xác nhận tín
chỉ các-bon)
- Lĩnh vực hoạt động của chương trình/dự
án: ...(tên lĩnh vực)...;
- Giai đoạn nhận tín chỉ (hoặc hạn ngạch
phát thải khí nhà kính) của chương trình/dự án: từ tháng .../năm... đến
tháng.../năm...
2. Xác nhận
Lượng tín chỉ
các-bon (hoặc hạn ngạch phát thải khí nhà kính) được xác nhận để giao dịch:...
BỘ TRƯỞNG
Mẫu số 03
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC _______ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP
THUẬN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THEO CƠ CHẾ TRAO ĐỔI, BÙ TRỪ TÍN CHỈ CÁC-BON
Kính gửi: Bộ Tài
nguyên và Môi trường (qua Cục Biến đổi khí hậu)
Tên doanh nghiệp: ………………….
Tên chương trình/dự án:………………….
Địa chỉ: ………………….
Điện thoại:........................................... Fax: ………………….
Email:.......................................................
Xin gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường
những hồ sơ sau:
- Tài liệu chương trình/dự án;
- Báo cáo kỹ thuật hoặc báo cáo thẩm định
chương trình/dự án của cơ quan thẩm định độc lập;
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng
thực các loại giấy phép và văn bản có liên quan đến hoạt động chuyên môn của
chương trình/dự án theo quy định hiện hành;
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của
các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Đề nghị Bộ Tài
nguyên và Môi trường xem xét và chấp thuận chương trình/dự án nêu trên.
…, ngày…tháng…năm …..
TM. CƠ QUAN/TỔ
CHỨC
(Ký tên, ghi rõ họ
tên và đóng dấu)
Mẫu số 04
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC _______ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ |
THÔNG TIN VỀ ĐĂNG
KÝ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRAO ĐỔI, BÙ TRỪ TÍN CHỈ CÁC-BON
Kính gửi:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Biến đổi khí hậu);
- Sở Tài nguyên và Môi trường.
Tên chủ chương
trình/dự án:................................................................................................................
Địa chỉ:...............................................................................................................
Điện thoại:.............................................................. Fax:.....................................
Email:.......................................................
Chủ chương trình/dự án ...(tên chương
trình/dự án)... gửi quý cơ quan thông tin về đăng ký chương trình/dự án như
sau:
1. Thông tin về chương trình/dự án
- Cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon
áp dụng cho chương trình/dự án: ...(tên cơ chế)...;
- Lĩnh vực hoạt động của chương trình/dự
án: ...(tên lĩnh vực)...;
- Giai đoạn nhận tín chỉ các-bon của chương
trình/dự án: từ tháng .../năm... đến tháng.../năm...;
- Tổng lượng tín chỉ các-bon dự kiến được
cấp cho chương trình/dự án trong giai đoạn nhận tín chỉ các-bon:... (số tín
chỉ)...
2. Kiến nghị (nếu có):
…., ngày….tháng…năm ....
TM. CƠ QUAN/TỔ
CHỨC
(Ký tên, ghi rõ họ
tên và đóng dấu)
Mẫu số 05
TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC _______ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ |
THÔNG TIN VỀ TÌNH
HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRAO ĐỔI, BÙ TRỪ TÍN CHỈ CÁC-BON
Kính gửi:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Biến đổi khí hậu);
- Sở Tài nguyên và Môi trường.
Tên chủ chương
trình/dự án:................................................................................................................
Địa chỉ:...............................................................................................................
Điện thoại:.............................................................. Fax:.....................................
Email:.......................................................
Chủ chương trình/dự án ...(tên chương
trình/dự án)... gửi quý cơ quan tình hình thực hiện chương trình/dự án như sau:
1. Tình hình thực
hiện dự án
- Cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon
áp dụng cho chương trình/dự án: ...(tên cơ chế)...;
- Lĩnh vực hoạt động của chương trình/dự
án: ...(tên lĩnh vực)...;
- Thời điểm được công nhận là chương
trình/dự án theo ...(tên cơ chế)...;
- Giai đoạn nhận tín chỉ của chương
trình/dự án: từ tháng .../năm... đến tháng.../năm...;
- Tổng lượng tín chỉ các-bon dự kiến được
cấp cho chương trình/dự án trong giai đoạn tín dụng:...(số tín chỉ)...;
- Tổng lượng tín chỉ các-bon đã được cấp
cho chương trình/dự án:...(số tín chỉ)... Thông tin chi tiết cụ thể như sau:
+ Giai đoạn 1 (từ tháng .../năm... đến
tháng.../năm...):...(số tín chỉ)...;
+ Giai đoạn 2 (từ tháng .../năm... đến
tháng.../năm...):...(số tín chỉ)...;
- Tổng lượng tín chỉ đã trao đổi: ...(số
tín chỉ)....
2. Kiến nghị (nếu có)
…., ngày…tháng….năm ....
TM. CƠ QUAN/TỔ CHỨC
(Ký tên, ghi rõ họ
tên và đóng dấu)
Phụ lục VI
MẪU VĂN BẢN VỀ QUẢN LÝ BẢO VỆ TẦNG Ô-DÔN
(Kèm theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ)
________________
Mẫu số 01 |
Mẫu đơn đăng ký sử dụng các chất được
kiểm soát |
Mẫu số 02 |
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng các chất
được kiểm soát |
Mẫu số 03A |
Mẫu quyết định về việc phân bổ hạn ngạch
sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát |
Mẫu số 03B |
Mẫu quyết định về việc điều chỉnh, bổ
sung hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát |
Mẫu số 04 |
Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh, bổ sung hạn
ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát |
Mẫu số 05A |
Mẫu thông báo phân bổ hạn ngạch sản
xuất, xuất khẩu và nhập khẩu các chất được kiểm soát |
Mẫu số 05B |
Mẫu thông báo điều chỉnh, bổ sung hạn
ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát |
Mẫu số 06 |
Mẫu quyết định về việc hủy phân bổ hạn
ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát |
Mẫu số 07 |
Mẫu cung cấp thông tin, dữ liệu về các
chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát |
Mẫu số 08 |
Mẫu cung cấp thông tin, dữ liệu hải quan
về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm
soát |
Mẫu số 01
TÊN TỔ CHỨC __________ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ |
ĐƠN ĐĂNG KÝ
SỬ DỤNG CÁC CHẤT ĐƯỢC KIỂM SOÁT
Kính gửi: Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
Căn cứ Nghị định số .../2022/NĐ-CP ngày
... tháng ... năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
và bảo vệ tầng ô-dôn, (tên tổ chức) đăng ký sử dụng các chất làm suy giảm tầng
ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal với các thông tin như sau:
1. Thông tin về tổ chức
- Tên đầy đủ của tổ chức: ...
- Mã số doanh nghiệp: ...
- Số, ký hiệu của giấy phép đăng ký kinh
doanh, hoạt động hoặc quyết định thành lập:...
Ngày cấp:... Nơi cấp:...
- Tên người đại diện theo pháp luật của tổ
chức... Chức vụ: ...
- Tên người đại diện liên lạc của tổ chức:
...
- Địa chỉ liên hệ: ... Điện thoại: ...
- Fax: ... Địa chỉ thư
điện tử: ...
2. Nội dung đăng ký
a) Lĩnh vực sử dụng chất được kiểm soát:
□ Sản xuất chất được kiểm soát;
□ Nhập khẩu chất được kiểm soát;
□ Xuất khẩu chất được kiểm soát;
□ Sản xuất thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm
soát;
□ Nhập khẩu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc
sản xuất từ chất được kiểm soát;
□ Sở hữu máy điều hòa không khí có
năng suất lạnh danh định lớn hơn 26,5 kW (90.000 BTU/h) và có tổng năng suất
lạnh danh định của các thiết bị lớn hơn 586kW (2.000.000 BTU/h);
□ Sở hữu thiết bị lạnh công nghiệp có công suất điện lớn
hơn 40 kW;
□ Thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử
lý chất được kiểm soát.
b) Thông tin sử dụng chất được kiểm soát:
(Thông tin cụ thể cung cấp trong các bảng
1 - 4 kèm theo)
3. Tài liệu kèm theo Đơn đăng ký (liệt kê các tài liệu kèm theo, nếu có)
……
Các thông tin trên được đăng ký trên nhu
cầu sử dụng thực tế của (Tên tổ chức đăng ký).
(Tên tổ chức đăng
ký) bảo đảm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam về tính trung thực của các thông tin, dữ liệu được cung
cấp trong đơn đăng ký này và tài liệu kèm theo.
(Địa danh),
ngày... tháng ... năm ...
TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ
(Ký, ghi rõ họ và
tên kèm theo chức danh và đóng dấu nếu có)
Bảng 1.1: Thông tin sử dụng chất được
kiểm soát (dành cho tổ chức sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu chất được kiểm soát)
TT |
Năm ... |
Năm ... |
Năm ... |
Trung bình 03
năm |
Thông tin khác |
|||||||
Tên chất |
Lượng (kg) |
Lượng (tấn CO2tđ) |
Tên chất |
Lượng (kg) |
Lượng (tấn CO2tđ) |
Tên chất |
Lượng (kg) |
Lượng (tấn CO2tđ) |
Lượng (kg) |
Lượng (tấn CO2tđ) |
||
1. |
Sản xuất chất được kiểm soát |
|||||||||||
|
HCFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG |
… |
… |
|
... |
... |
|
… |
… |
|
|
|
2. |
Nhập khẩu chất được kiểm soát |
|||||||||||
|
HCFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhập khẩu,
ghi rõ tên chất |
|
HFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG |
… |
… |
|
… |
… |
|
… |
… |
|
|
|
3. |
Xuất khẩu chất được kiểm soát |
|||||||||||
|
HCFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhập khẩu,
ghi rõ tên chất |
|
HFG... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG |
… |
… |
|
… |
… |
|
… |
… |
|
|
|
(*) Cung cấp
thông tin sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu chất được kiểm soát của 03 năm gần
nhất trước năm đăng ký
Bảng 1.2: Thông tin sử dụng chất
được kiểm soát (dành cho tổ chức sản xuất, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm có chứa
hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát)
TT |
Năm ... |
||||||
Loại sản
phẩm/thiết bị (Số hiệu, hãng SX) |
Mã HS |
Năng suất
lạnh/Công suất điện |
Số lượng sản
xuất, nhập khẩu |
Tên chất được
kiểm soát có chứa hoặc được dùng để sản xuất ra sản phẩm, thiết bị |
Lượng chất có
chứa trong 01 đơn vị sản phẩm |
Ghi chú |
|
1. |
Sản xuất thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc
sản xuất từ chất được kiểm soát |
||||||
|
Điều hòa không khí |
|
|
|
HCFC... |
|
|
|
… |
|
|
|
HFC... |
|
|
|
Tủ lạnh |
|
|
|
HCFC... |
|
|
|
... |
|
|
|
HFC... |
|
|
2. |
Nhập khẩu thiết bị, sản phẩm có chứa
hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát |
||||||
|
Điều hòa không khí |
|
|
|
HCFC... |
|
|
|
|
|
|
|
HFC... |
|
|
|
Tủ lạnh |
|
|
|
HCFC... |
|
|
|
…. |
|
|
|
HFC... |
|
|
(*) Cung cấp thông
tin về sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát của năm
trước năm đăng ký.
Bảng 1.3: Thông tin sử dụng chất
được kiểm soát (dành cho tổ chức sở hữu thiết bị có chứa chất được kiểm soát)
TT |
Thông tin về
thiết bị có chứa chất được kiểm soát |
Thông tin về
hoạt động nạp mới chất được kiểm soát vào thiết bị của năm ... |
|||||
Loại thiết bị
(số hiệu, hãng sản xuất) |
Năm bắt đầu sử
dụng |
Năng suất lạnh/ Công suất điện |
Số lượng thiết
bị |
Chất được kiểm
soát có chứa trong thiết bị |
Tần suất nạp mới
chất được kiểm soát vào thiết bị (lần/năm) |
Lượng chất được
nạp vào thiết bị/lần |
|
1. |
Máy điều hòa không khí có năng suất lạnh
danh định lớn hơn 26,5 kw (90.000 BTU/h) và có tổng năng suất lạnh danh định
của các thiết bị lớn hơn 586 kw (2.000.000 BTU/h) |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
Thiết bị lạnh công nghiệp có công suất
điện lớn hơn 40 kW |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Cung cấp thông
tin về thiết bị có chứa chất được kiểm soát do tổ chức sở hữu của năm trước năm
đăng ký.
Bảng 1.4: Thông tin sử dụng chất
được kiểm soát (dành cho tổ chức thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát)
TT |
Thông tin về
chất được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý của năm ... |
Thông tin khác |
||
Tên chất |
Lượng (kg) |
Lượng (tấn CO2tđ) |
||
1. |
Thu gom chất được kiểm soát |
|||
|
HCFC... |
|
|
|
|
HFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
Tái sử dụng chất được kiểm soát sau thu
gom |
|||
|
HCFC... |
|
|
|
|
HFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
3. |
Tái chế chất sau thu gom |
|||
|
HCFC... |
|
|
|
|
HFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
4. |
Xử lý chất được kiểm soát |
|||
|
HCFC... |
|
|
|
|
HFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Trong phạm
vi Nghị định, hoạt động xử lý các chất được kiểm soát là quá trình sử dụng các
giải pháp công nghệ, kỹ thuật để tiêu hủy các chất được kiểm soát không gây tác
động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người
(*) Cung cấp
thông tin về chất được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý của năm trước năm
đăng ký
Mẫu số 02
TÊN TỔ CHỨC _____________ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ |
Tình hình sử dụng các chất được kiểm soát
_________
Kính gửi: Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
Căn cứ Nghị định số .../2022/NĐ-CP ngày
... tháng… năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và
bảo vệ tầng ô-dôn, (tên tổ chức) báo cáo tình hình sử dụng các chất làm suy
giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị
định thư Montreal trong thời gian từ
ngày .... tháng .... năm .... đến ngày .... tháng .... năm .... với các thông
tin cụ thể như sau:
1. Thông tin chung (chỉ bổ sung thông tin thay đổi hoặc điều chỉnh so với thông tin đăng ký)
a) Thông tin về tổ chức báo cáo
- Tên đầy đủ của tổ chức: ...
- Mã số doanh nghiệp:
- Số, ký hiệu của giấy phép đăng ký kinh
doanh, hoạt động hoặc quyết định thành lập:...
Ngày cấp:... Nơi cấp:...
- Tên người đại diện theo pháp luật của tổ
chức... Chức vụ: ...
- Tên người đại diện liên lạc của tổ chức: ...
- Địa chỉ liên hệ: ... Điện thoại: ...
- Fax: ... Địa chỉ thư
điện tử: ...
b) Thông tin về lĩnh vực hoạt động sử dụng
chất được kiểm soát
□ Sản xuất chất được kiểm soát;
□ Nhập khẩu chất được
kiểm soát;
□ Xuất khẩu chất được kiểm soát;
□ Sản xuất thiết bị, sản phẩm có chứa
hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát;
□ Nhập khẩu thiết bị, sản phẩm có
chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát;
□ Sở hữu máy điều hòa không khí có năng
suất lạnh danh định lớn hơn 26,5 kw (90.000 BTU/h) và có tổng năng suất lạnh danh
định của các thiết bị lớn hơn 586kW (2.000.000 BTU/h);
□ Sở hữu thiết bị lạnh công nghiệp có công suất điện lớn
hơn 40 kW;
□ Thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử
lý các chất được kiểm soát.
2. Báo cáo về tình hình sử dụng chất
được kiểm soát trong năm ...
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động sử dụng chất
được kiểm soát đã đăng ký, tổ chức báo cáo tình hình sử dụng chất được kiểm
soát theo các thông tin chi tiết tại Bảng kèm theo.
3. Tài liệu kèm theo báo cáo (liệt kê các tài liệu kèm theo, nếu có)
Đối với tổ chức sản xuất, nhập khẩu và
xuất khẩu chất được kiểm soát, gửi kèm Thông báo phân bổ, điều chỉnh, bổ sung
hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và Tờ khai
hải quan cho từng lần nhập khẩu, xuất khẩu chất được kiểm soát trong năm báo
cáo.
Đối với tổ chức sở hữu thiết bị có chứa
chất được kiểm soát, đề nghị ghi chú “Thiết bị đăng ký mới” nếu có thay đổi so
với thông tin đăng ký.
4. Cam kết
(Tên tổ chức) bảo đảm và hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tính
trung thực của các thông tin, dữ liệu được cung cấp trong báo cáo này và tài
liệu kèm theo.
(Địa danh),
ngày... tháng ... năm ...
TỔ CHỨC BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ và
tên kèm theo chức danh và đóng dấu nếu có)
Bảng 2.1: Báo cáo về tình hình sử
dụng hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát (dành cho tổ chức
sản xuất chất, nhập khẩu và xuất khẩu chất được kiểm soát)
TT |
Thông tin về
chất được kiểm soát |
Hạn ngạch được
phân bổ trong năm báo cáo... |
Hạn ngạch được
điều chỉnh, bổ sung trong năm báo cáo... |
Tổng lượng hạn
ngạch sử dụng đến hết 31 tháng 12 của năm báo cáo...* |
Đăng ký hạn
ngạch của năm sau năm báo cáo** |
||||||||
Tên chất |
Mã HS |
Lượng (kg) |
Lượng (tấn CO2tđ) |
Lượng (kg) |
Lượng (tấn CO2tđ) |
Lượng (kg) |
Lượng (tấn CO2tđ) |
Giá trung bình |
Nơi XK, NK |
Số hiệu tờ khai HQ |
Lượng (kg) |
Lượng (tấn CO2tđ) |
|
1. |
Sản xuất chất được kiểm soát |
||||||||||||
|
HCFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
... |
... |
... |
... |
|
... |
|
|
|
|
... |
2. |
Nhập khẩu chất
được kiểm soát |
||||||||||||
|
HCFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HCFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
... |
... |
... |
... |
|
... |
|
|
|
|
... |
3. |
Xuất khẩu chất được kiểm soát |
||||||||||||
|
HCFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
... |
... |
... |
... |
|
|
|
|
|
… |
... |
(*) Báo cáo kèm
theo Thông báo phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp và Tờ khai hải quan cho từng lần nhập khẩu,
xuất khẩu chất được kiểm soát trong năm báo cáo.
(**) Thông tin
đăng ký là cơ sở để xem xét, phân bổ hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu theo tên
chất và khối lượng (kg).
Bảng 2.2: Báo cáo về tình hình sử
dụng chất được kiểm soát (dành cho tổ chức sản xuất, nhập khẩu thiết bị, sản
phẩm có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát)
TT |
Năm ... |
||||||
Loại sản phẩm/
thiết bị (Số hiệu, hãng SX) |
Mã HS |
Năng suất lạnh/ Công suất điện |
Số lượng sản
xuất, nhập khẩu |
Tên chất được
kiểm soát có chứa hoặc được dùng để sản xuất ra sản phẩm, thiết bị |
Lượng chất có
chứa trong 01 đơn vị sản phẩm |
Ghi chú |
|
1. |
Sản xuất thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc
sản xuất từ chất được kiểm soát |
||||||
|
Điều hòa không khí |
|
|
|
HCFC... |
|
|
|
... |
|
|
|
HFC... |
|
|
|
Tủ lạnh |
|
|
|
Lượng (kg) |
|
|
|
|
|
|
|
Lượng (kg) |
|
|
2. |
Nhập khẩu thiết bị, sản phẩm có chứa
hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát |
||||||
|
Điều hòa không khí |
|
|
|
HCFC... |
|
|
|
... |
|
|
|
HFC... |
|
|
|
Tủ lạnh |
|
|
|
HCFC... |
|
|
|
... |
|
|
|
HFC... |
|
|
(*) Cung cấp thông
tin về sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát của năm
báo cáo.
Bảng 2.3: Báo cáo về tình hình sử
dụng chất được kiểm soát (dành cho tổ chức sở hữu thiết bị có chứa chất được
kiểm soát)
TT |
Thông tin về thiết
bị có chứa chất được kiểm soát |
Thông tin về
hoạt động nạp mới chất được kiểm soát vào thiết bị của năm ... |
Ghi chú |
|||||
Loại thiết bị
(số hiệu, hãng sản xuất) |
Số lượng thiết
bị |
Chất được kiểm
soát có chứa trong thiết bị |
Năng suất lạnh/ Công suất điện |
Năm bắt đầu sử
dụng |
Tần suất nạp mới
chất được kiểm soát vào thiết bị (lần/năm) |
Lượng chất được
nạp vào thiết bị/lần |
||
1. |
Máy điều hòa không khí có năng suất lạnh
danh định lớn hơn 26,5 kw (90.000 BTU/h) và có tổng năng suất lạnh danh định
của các thiết bị lớn hơn 586 kW (2.000.000 BTU/h) |
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
Thiết bị lạnh công nghiệp có công suất
điện lớn hơn 40 kw |
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Đề nghị ghi
chú rõ “Thiết bị đăng ký mới” nếu có thay đổi so với thông tin đăng ký
Bảng 2.4: Báo cáo về tình hình sử
dụng chất được kiểm soát (dành cho tổ chức thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử
lý các chất được kiểm soát)
TT |
Tên chất |
Thông tin về
chất được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý của năm ... |
Thông tin khác |
||||||||||
Thu gom |
Tái sử dụng |
Tái chế |
Tiêu hủy |
||||||||||
Khối lượng (kg) |
Địa điểm Thu gom |
Địa điểm lưu giữ
sau thu gom |
Khối lượng (kg) |
Công nghệ, địa
điểm cơ sở tái sử dụng |
Khối lượng (kg) |
Công nghệ, Cơ sở
thực hiện tái chế |
Địa điểm sử dụng
sau tái chế |
Khối lượng (kg) |
Công nghệ xử lý |
Cơ sở xử lý |
|||
|
HCFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Trong phạm vi
Nghị định, hoạt động xử lý các chất được kiểm soát là quá trình sử dụng các
giải pháp công nghệ, kỹ thuật để tiêu hủy các chất được kiểm soát không gây tác
động tiêu cực đến môi trường và sức khoẻ con người.
Mẫu số 03A
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ________ Số: .../QĐ-BTNMT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ Hà Nội, ngày ... tháng ... năm .... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phân bổ hạn
ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng
nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal
________
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số .../.... /NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số.... /2022/NĐ-CP
ngày ... tháng ... năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính và bảo vệ tầng ô-dôn;
Theo đề nghị của
Cục trưởng ....
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân bổ hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn,
chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn cho các tổ chức có tên tại các Phụ lục
kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Trách nhiệm của tổ chức
được phân bổ hạn ngạch
1. Sử dụng các chất được kiểm soát theo
đúng lượng hạn ngạch trong năm được phân bổ.
2. Tuân thủ nghĩa vụ về báo cáo đối với
chất được kiểm soát đã được phân bổ hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu trước ngày 15
tháng 01 hằng năm.
3. Tuân thủ các quy định pháp luật có liên
quan đến hoạt động sử dụng các chất được kiểm soát.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày 31 tháng 12 năm ...
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng ..., tổ chức có tên tại Điều 1, Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Bộ Công Thương; - Lưu: VT,... |
BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục 03A.1
DANH SÁCH PHÂN BỔ
HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU CÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN, CHẤT GÂY HIỆU ỨNG NHÀ
KÍNH ĐƯỢC KIỂM SOÁT NĂM ...
(Kèm theo Quyết
định số .../QĐ-BTNMT ngày
... tháng .... năm ... của ...)
_______________
TT |
Tên doanh nghiệp |
Mã số doanh
nghiệp |
Tổng hạn ngạch
(tấn CO2tđ) |
Tên chất và khối
lượng* |
Ghi chú |
|||
Tên chất |
Mã HS |
Lượng (kg) |
Lượng (tấn CO2tđ) |
|
||||
1. |
Hạn ngạch nhập khẩu các chất làm suy
giảm tầng ô-dôn |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
Hạn ngạch nhập khẩu các chất gây hiệu
ứng nhà kính |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Danh mục chất dựa trên Báo cáo
năm của doanh nghiệp có điều chỉnh về khối lượng nhằm đảm bảo không vượt tổng
hạn ngạch được phân bổ.
Phụ lục 03A.2
DANH SÁCH PHÂN BỔ
HẠN NGẠCH SẢN XUẤT CÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN, CHẤT GÂY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
ĐƯỢC KIỂM SOÁT NĂM ...
(Kèm theo Quyết
định số .../QĐ-BTNMT ngày
... tháng ... năm ... của ...)
____________
TT |
Tên doanh nghiệp |
Mã số doanh
nghiệp |
Tổng hạn ngạch
(tấn CO2tđ) |
Tên chất và khối
lượng* |
Ghi chú |
|||
Tên chất |
Mã HS |
Lượng (kg) |
Lượng (tấn CO2tđ) |
|
||||
1. |
Hạn ngạch sản xuất các chất làm suy giảm
tầng ô-dôn |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
Hạn ngạch sản xuất các chất gây hiệu ứng
nhà kính |
(*) Danh mục chất dựa trên Báo cáo
năm của doanh nghiệp có điều chỉnh về khối lượng nhằm đảm bảo không vượt tổng
hạn ngạch được phân bổ.
Mẫu số 03B
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ________ Số: .../QĐ-BTNMT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________ Hà Nội, ngày ... tháng ... năm .... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc điều
chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn,
chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal
_______
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số .../.... /NĐ-CP
ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số.../2022/NĐ-CP
ngày ... tháng ... năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính và bảo vệ tầng ô-dôn;
Xét đơn đề nghị điều chỉnh, bổ sung
hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát đã được phân bổ của ...
(tên tổ chức);
Theo đề nghị của
Cục trưởng ....
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung việc phân bổ hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất
được kiểm soát tại Quyết định số .../QĐ-BTNMT ngày ... tháng ... năm ... của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phân bổ hạn ngạch sản xuất, nhập
khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm
soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal cho tổ chức có tên tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Các nội dung không điều chỉnh tại Quyết định này vẫn tiếp tục thực hiện
theo Quyết định số .../QĐ-BTNMT ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc phân bổ hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất làm
suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ
Nghị định thư Montreal.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký đến ngày 31 tháng 12
năm...
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng ..., tổ chức ..., Thủ trưởng các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Bộ Công Thương; - Lưu:VT,... |
BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục 03B.1
DANH SÁCH ĐIỀU
CHỈNH, BỔ SUNG HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU CÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN, CHẤT GÂY
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH ĐƯỢC KIỂM SOÁT NĂM ...
(Kèm theo Quyết
định số .../QĐ-BTNMT ngày .... tháng ... năm ... của ...)
____________
TT |
Tên doanh nghiệp |
Mã số doanh
nghiệp |
Tổng hạn ngạch
đã cấp (tấn CO2tđ) |
Tổng hạn ngạch
điều chỉnh, bổ sung (tấn CO2tđ) |
Tên chất và khối
lượng* |
Ghi chú |
|||
Tên chất |
Mã HS |
Lượng (kg) |
Lượng (tấn Co2tđ) |
|
|||||
1. |
Hạn ngạch nhập khẩu các chất làm suy
giảm tầng ô-dôn |
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
Hạn ngạch nhập khẩu các chất gây hiệu
ứng nhà kính |
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Danh mục chất
dựa trên Văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung của doanh nghiệp có điều chỉnh về
khối lượng nhằm đảm bảo không vượt tổng hạn ngạch được điều chỉnh, bổ sung.
Phụ lục 03B.2
DANH SÁCH ĐIỀU
CHỈNH, BỔ SUNG HẠN NGẠCH SẢN XUẤT CÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN, CHẤT GÂY
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH ĐƯỢC KIỂM SOÁT NĂM ...
(Kèm theo Quyết
định số .../QĐ-BTNMT ngày .... tháng ... năm ... của ...)
_____________
TT |
Tên doanh nghiệp |
Mã số doanh
nghiệp |
Tổng hạn ngạch
đã cấp (tấn CO2tđ) |
Tổng hạn ngạch
điều chỉnh, bổ sung (tấn CO2tđ) |
Tên chất và khối
lượng điều chỉnh* |
Ghi chú |
|||
Tên chất |
Mã HS |
Lượng (kg) |
Lượng (tấn CO2tđ) |
||||||
1. |
Hạn ngạch sản xuất các chất làm suy giảm
tầng ô-dôn |
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
Hạn ngạch sản xuất các chất gây hiệu ứng
nhà kính |
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Danh mục chất
dựa trên Văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung của doanh nghiệp có điều chỉnh về
khối lượng nhằm đảm bảo không vượt tổng hạn ngạch được điều chỉnh, bổ sung.
Mẫu số 04
TÊN TỔ CHỨC ______ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
HẠN NGẠCH SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CÁC CHẤT ĐƯỢC KIỂM
SOÁT
Kính gửi: Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
Căn cứ Nghị định số .../2022/NĐ-CP ngày
... tháng ... năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
và bảo vệ tầng ô-dôn, (tên tổ chức) đề nghị điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản
xuất, nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính
được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal với các thông tin như sau:
1. Thông tin về tổ chức đề nghị
- Tên đầy đủ của tổ chức: ...
- Mã số doanh nghiệp:
- Số, ký hiệu của giấy phép đăng ký kinh
doanh, hoạt động hoặc quyết định thành lập:...
Ngày cấp:... Nơi cấp:...
- Tên người đại diện theo pháp luật của tổ
chức... Chức vụ: ...
- Tên người đại diện liên lạc của tổ chức:
...
- Địa chỉ liên hệ: ... Điện thoại: ...
- Fax: ... Địa chỉ thư
điện tử: ...
2. Nội dung đề nghị
- Đề nghị điều chỉnh, bổ sung phân bổ hạn
ngạch sản xuất
- Đề nghị điều chỉnh, bổ sung phân bổ hạn
ngạch nhập khẩu
3. Tóm tắt tình hình sử dụng hạn
ngạch được phân bổ và đề nghị điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu
các chất được kiểm soát (mẫu kèm theo)
4. Tài liệu kèm theo Đơn đề nghị (liệt kê các tài liệu kèm theo, nếu có)
- Thông báo phân bổ hạn ngạch do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu các
chất được kiểm soát đề nghị bổ sung hạn ngạch nhập khẩu, đề nghị cung cấp thông
tin và tờ khai hải quan về hoạt động xuất khẩu đã thực hiện để làm cơ sở xem
xét, bổ sung hạn ngạch nhập khẩu.
5. Cam kết
(Tên tổ chức đề nghị) bảo đảm và hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về
tính trung thực của các thông tin, dữ liệu được cung cấp trong đơn đề nghị này
và tài liệu kèm theo.
(Địa danh),
ngày... tháng ... năm ...
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ và
tên kèm theo chức danh và đóng dấu nếu có)
Bảng 4.1: Thông tin đề nghị điều
chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát
TT |
Hạn ngạch được
phân bổ trong năm |
Đề nghị điều
chỉnh, bổ sung |
Tăng/giảm giữa
số điều chỉnh so với số đã phân bổ (theo tấn CO2tđ) |
Lý do đề nghị
điều chỉnh, bổ sung |
||||||
Tên chất |
Lượng (kg) |
Lượng (tấn CO2tđ) |
Tổng hạn ngạch (tấn
CO2tđ) |
Tên chất |
Lượng (kg) |
Lượng (tấn CO2tđ) |
Tổng hạn ngạch
đề xuất điều chỉnh (tấn CO2tđ) |
|||
1. |
Hạn ngạch sản xuất chất được kiểm soát |
|||||||||
|
HCFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
Hạn ngạch nhập khẩu các chất được kiểm
soát |
|||||||||
|
HCFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HFC... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu
số 05
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỤC ... ______ Số: …/TB-… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày ... tháng ... năm .... |
THÔNG BÁO
Về việc phân bổ hạn ngạch sản xuất, xuất khẩu
và nhập khẩu các chất được kiểm soát
________
Căn cứ Nghị định số ... /2022/NĐ-CP ngày
... tháng ... năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
và bảo vệ tầng ô-dôn;
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-BTNMT ngày ...
tháng... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phân bổ hạn
ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng
nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal;
Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi
trường thông báo việc phân bổ hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất làm suy
giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị
định thư Montreal với các thông tin
như sau:
1. Thông tin về tổ chức được phân bổ hạn
ngạch sản xuất/nhập khẩu:
- Tên đầy đủ của tổ chức: ...
- Mã số doanh nghiệp: ...
- Số, ký hiệu của giấy phép đăng ký kinh
doanh, hoạt động hoặc quyết định thành lập:...
Ngày cấp:... Nơi cấp:...
- Tên người đại diện theo pháp luật của tổ
chức... Chức vụ: ...
- Tên người đại diện liên lạc của tổ chức:
...
- Địa chỉ liên hệ: ... Điện thoại: ...
- Fax: ... Địa chỉ
thư điện tử: ...
2. Hạn ngạch sản xuất/nhập khẩu được phân
bổ tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm…. của tổ chức:……
Danh mục chất và khối lượng chất quy đổi
tương ứng theo kg kèm theo Thông báo này.
Cục Biến đổi khí
hậu thông báo để tổ chức ... biết và thực hiện.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ và tên kèm
theo chức danh và đóng dấu)
Phụ lục 05A.1
DANH SÁCH CÁC CHẤT
LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN, CHẤT GÂY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH NHẬP KHẨU NĂM ...
(Kèm theo Thông
báo số ... /TB-... ngày
.... tháng ... năm ...)
_____________
TT |
Tên chất và khối
lượng* |
Ghi chú |
||||
Tên chất |
Mã HS |
Khối lượng (kg) |
Khối lượng (tấn
ODP) |
Khối lượng (tấn
CO2tđ) |
||
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Tên chất và khối lượng quy đổi theo kg
trên cơ sở Báo cáo năm của doanh nghiệp, có sự điều chỉnh về khối lượng để đảm
bảo không vượt hạn ngạch được phân bổ.
Phụ lục 05A.2
DANH SÁCH CÁC CHẤT
LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN, CHẤT GÂY
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH SẢN XUẤT NĂM ...
(Kèm theo Thông
báo số ... /TB-... ngày
.... tháng ... năm ...)
____________
TT |
Tên chất và khối
lượng* |
Ghi chú |
||||
Tên chất |
Mã HS |
Khối lượng (kg) |
Khối lượng (tấn
ODP) |
Khối lượng (tấn
CO2tđ) |
||
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Tên chất và
khối lượng quy đổi theo kg trên cơ sở Báo cáo năm của doanh nghiệp, có sự điều
chỉnh về khối lượng để đảm bảo không vượt hạn ngạch được phân bổ.
Mẫu số 05B
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỤC ... ________ Số: …/TB-… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ Hà Nội, ngày ... tháng ... năm .... |
THÔNG BÁO
Về việc điều
chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát
__________
Căn cứ Nghị định số .../2022/NĐ-CP ngày
... tháng ... năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
và bảo vệ tầng ô-dôn;
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-BTNMT ngày ...
tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh,
bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất
gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal;
Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi
trường thông báo việc điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các
chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong
khuôn khổ Nghị định thư Montreal với các thông tin như sau:
1. Thông tin về tổ chức được điều chỉnh, bổ
sung hạn ngạch:
- Tên đầy đủ của tổ chức: ...
- Số, ký hiệu của giấy phép đăng ký kinh
doanh, hoạt động hoặc quyết định thành lập:...
Ngày cấp:... Nơi cấp:...
- Tên người đại diện theo pháp luật của tổ
chức... Chức vụ: ...
- Tên người đại diện liên lạc của tổ chức:
...
- Địa chỉ liên hệ: ... Điện thoại: ...
- Fax: ... Địa chỉ
thư điện tử: ...
2. Hạn ngạch sản xuất/nhập khẩu được điều
chỉnh, bổ sung tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm….của tổ chức:
Danh mục chất và lượng chất được sản
xuất/nhập khẩu điều chỉnh, bổ sung kèm theo Thông báo này.
Cục Biến đổi khí hậu thông báo để tổ chức
... biết và thực hiện.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ và tên kèm
theo chức danh và đóng dấu)
Phụ lục 05B.1
DANH SÁCH CÁC CHẤT
LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN, CHẤT GÂY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH NHẬP KHẨU ĐIỀU CHỈNH, BỔ
SUNG NĂM ...
(Kèm theo Thông
báo số .../TB-... ngày .... tháng ... năm ...)
_________
TT |
Tên chất và khối
lượng* |
Ghi chú |
||||
Tên chất |
Mã HS |
Khối lượng (kg) |
Khối lượng (tấn ODP) |
Khối lượng (tấn CO2td) |
||
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Tên chất và
khối lượng quy đổi theo kg trên cơ sở Văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung của
doanh nghiệp, có sự điều chỉnh về khối lượng để đảm bảo không vượt tổng hạn
ngạch được điều chỉnh, bổ sung.
Phụ lục 05B.2
DANH SÁCH CÁC CHẤT
LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN, CHẤT GÂY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH SẢN XUẤT ĐIỀU CHỈNH, BỔ
SUNG NĂM ...
(Kèm theo Thông
báo số .../TB-... ngày .... tháng .... năm ...)
___________
TT |
Tên chất và khối
lượng* |
Ghi chú |
||||
Tên chất |
Mã HS |
Khối lượng (kg) |
Khối lượng (tấn ODP) |
Khối lượng (tấn
CO2tđ) |
||
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Tên chất và
khối lượng quy đổi theo kg trên cơ sở Văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung của
doanh nghiệp, có sự điều chỉnh về khối lượng để đảm bảo không vượt tổng hạn
ngạch được điều chỉnh, bổ sung.
Mẫu số 06
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG _______ Số: .../QĐ-BTNMT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Hà Nội, ngày ... tháng ... năm .... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc hủy phân
bổ hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát
_______
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số …/…./NĐ-CP ngày
... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số .../2022/NĐ-CP
ngày ... tháng ... năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính và bảo vệ tầng ô-dôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng ....
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy phân bổ hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát tại Quyết
định số .../QĐ-BTNMT ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc phân bổ hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất làm suy giảm
tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định
thư Montreal cho tổ chức ...,
đối với chất ...
Điều 2. (Tên tổ chức)... đã được phân bổ hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất
được kiểm soát tại Quyết định số .../QĐ-BTNMT phải chấm dứt ngay các hoạt động
sử dụng các chất đã được phân bổ hạn ngạch và thực hiện các nghĩa vụ sau:
…..
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng ..., tổ chức ..., Thủ trưởng các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Bộ Công Thương; - Lưu: VT,... |
BỘ TRƯỞNG |
Mẫu số 07
BỘ ... CỤC... ___ Số: ... V/v Cung cấp thông tin, dữ liệu về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất
gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày ... tháng ... năm .... |
Kính gửi: Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
Căn cứ Nghị định số .../2022/NĐ-CP ngày
... tháng ... năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
và bảo vệ tầng ô-dôn, Cục..., Bộ ... gửi các thông tin, dữ liệu về các chất
được kiểm soát thuộc phạm vi quản lý để Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp,
xây dựng báo cáo quốc gia về việc thực hiện Nghị định thư Montreal tại Việt Nam như sau:
1. Thời gian chốt số liệu trong báo cáo: …..(từ ngày 01 tháng 01 đến ngày
31 tháng 12 của năm báo cáo).
2. Tổng hợp thông tin về các chất được kiểm
soát thuộc phạm vi quản lý:
STT |
Tên doanh nghiệp |
Tên chất |
Cấp phép nhập
khẩu |
Cấp phép xuất
khẩu |
Ghi chú |
||
ĐVT |
Lượng |
ĐVT |
Lượng |
||||
1. |
Doanh nghiệp A |
|
|
|
|
|
|
|
|
Methyl bromide |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
Doanh nghiệp B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Các thông tin có liên quan khác: ....
Nơi nhận: - Như trên; - …. - Lưu: .... |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Mẫu số 08
TỔNG CỤC HẢI QUAN CỤC .... ____ Số: V/v Cung cấp thông tin, dữ liệu hải quan về các chất làm suy giảm tầng
ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định
thư Montreal |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày ... tháng ... năm .... |
Kính gửi: Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
Căn cứ Nghị định số .../2022/NĐ-CP ngày
... tháng ... năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
và bảo vệ tầng ô-dôn, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính kính gửi các thông tin,
dữ liệu hải quan về các chất được kiểm soát để Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng
hợp, xây dựng báo cáo quốc gia về việc thực hiện Nghị định thư Montreal tại Việt Nam:
1. Thời gian chốt số liệu trong báo cáo:
.... (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo).
2. Tổng hợp thông tin về việc nhập khẩu các
chất được kiểm soát:
STT |
Mã hàng |
Mô tả hàng hoá |
Tên doanh nghiệp |
Mã số doanh nghiệp |
Xuất xứ |
ĐVT |
Lượng |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Tổng hợp thông tin về việc xuất
khẩu các chất được kiểm soát:
STT |
Mã hàng |
Mô tả hàng hoá |
Tên doanh nghiệp
xuất khẩu |
Mã Số doanh
nghiệp |
Tên doanh nghiệp
nhập khẩu |
Mã số doanh
nghiệp |
Quốc gia nhập
khẩu |
ĐVT |
Lượng |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Tổng hợp thông tin về việc nhập khẩu sản phẩm, thiết bị, hàng hóa có chứa
các chất được kiểm soát:
STT |
Mã hàng |
Mô tả hàng hóa |
Tên doanh nghiệp |
Mã số doanh
nghiệp |
Xuất xứ |
ĐVT |
Lượng |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Tổng hợp thông tin về việc xuất khẩu sản phẩm, thiết bị, hàng hóa có chứa
các chất được kiểm soát:
STT |
Mã hàng |
Mô tả hàng hóa |
Tên doanh nghiệp
xuất khẩu |
Mã số doanh
nghiệp |
Tên doanh nghiệp
nhập khẩu |
Mã số doanh
nghiệp |
Quốc gia nhập
khẩu |
ĐVT |
Lượng |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Các thông tin có liên quan khác: ....
Nơi nhận: - Như trên; - …. - Lưu: .... |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét