CHÍNH PHỦ Số: 116/2014/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 04 tháng
12 năm 2014 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO VỆ
VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn
cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều
của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Nghị
định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 9, Điều 17, Điều 21 và
Điều 35 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật về cơ quan chuyên ngành bảo vệ và
kiểm dịch thực vật; công bố dịch hại thực vật; kinh phí chống dịch; tạm ngừng
xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch
thực vật.
Nghị
định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước
ngoài có liên quan đến hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam.
Điều 3. Hệ thống cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch
thực vật
1.
Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp
luật trong lĩnh vực phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm dịch thực vật
và quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên toàn quốc.
2.
Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu
cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức
thực thi pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm
dịch thực vật nội địa và quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ
quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương.
3.
Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) trực thuộc cơ quan chuyên ngành
bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao trên địa bàn
cấp huyện và phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Ủy ban
nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống sinh vật gây
hại thực vật; kiểm dịch thực vật nội địa và quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên
địa bàn cấp huyện.
4.
Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương hoạt động theo
hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
CÔNG
BỐ DỊCH HẠI THỰC VẬT, KINH PHÍ CHỐNG DỊCH
Điều 4. Điều kiện công bố dịch hại thực vật
1.
Đối với sinh vật gây hại thực vật không thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật,
không phải là sinh vật gây hại lạ thì phải đảm bảo hai điều kiện sau:
a)
Sinh vật gây hại thực vật gia tăng đột biến cả về số lượng, diện tích, mức độ
gây hại so với trung bình của 02 (hai) năm trước liền kề của thời điểm công bố
dịch và dự báo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh
trở lên; có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sản xuất, môi trường, đời sống nhân dân, vượt quá khả năng kiểm soát của chủ
thực vật;
b)
Các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đã được chủ thực vật áp dụng theo hướng
dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật nhưng chưa đạt hiệu
quả, phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá
nhân có liên quan trên địa bàn có dịch thực hiện nghiêm chỉnh trong một thời
gian nhất định để nhanh chóng khống chế, dập tắt dịch.
2.
Đối với sinh vật gây hại thực vật là đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật
gây hại lạ
Khi
phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ xuất hiện hoặc
xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ thiết lập quần thể, lây lan ra diện
rộng mà phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá
nhân có liên quan trên địa bàn có dịch thực hiện nghiêm chỉnh để nhanh chóng
bao vây và xử lý triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại
lạ.
Điều 5. Trình tự, thủ tục công bố dịch hại thực vật
1.
Trình tự, thủ tục công bố dịch hại thực vật
a)
Căn cứ vào quy định tại Điều 4 Nghị định này, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và
kiểm dịch thực vật ở trung ương báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở cấp tỉnh trình
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh về tình hình dịch hại, các số liệu thực tế chứng minh đủ điều kiện
công bố dịch và sự cần thiết phải công bố dịch, đề xuất phạm vi công bố dịch và
các giải pháp chống dịch;
b)
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào báo cáo của thủ
trưởng cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào báo cáo của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quyết định công bố dịch;
c)
Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền công bố dịch thành lập Hội đồng
tư vấn để lấy ý kiến. Hội đồng do người có thẩm quyền công bố dịch hoặc cấp phó
của người đó làm Chủ tịch, Thủ trưởng cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch
thực vật ở trung ương hoặc Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm
Phó Chủ tịch, thành viên là đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và các
chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Hội
đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét báo cáo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và
kiểm dịch thực vật, đề xuất với người có thẩm quyền về việc công bố dịch, phạm
vi công bố dịch, các giải pháp chống dịch.
2.
Quyết định công bố dịch hại thực vật
a)
Nội dung của quyết định công bố dịch bao gồm: Sinh vật gây hại thực vật, đối
tượng bị hại, phạm vi công bố dịch, các giải pháp chống dịch, hiệu lực của
quyết định;
b)
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi công bố dịch, Quyết định công bố dịch phải được
thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và
địa phương; chính quyền địa phương nơi công bố dịch phải thông báo cho chủ thực
vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn biết và thực hiện.
Điều 6. Trình tự, thủ tục công bố hết dịch hại thực vật
1.
Khi dịch hại thực vật đã được khống chế và không còn nguy cơ gây thiệt hại
nghiêm trọng thì cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương
báo cáo kết quả chống dịch và đề xuất công bố hết dịch với Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực
vật ở cấp tỉnh trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo
kết quả chống dịch và đề xuất công bố hết dịch với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.
2.
Nội dung của báo cáo kết quả chống dịch và đề xuất công bố hết dịch bao gồm:
Tình hình diễn biến dịch và dự báo xu hướng phát triển của sinh vật gây hại;
các biện pháp khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục
sản xuất; các biện pháp quản lý sinh vật gây hại bền vững; cơ sở pháp lý, khoa
học và thực tiễn của việc đề xuất công bố hết dịch.
3.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào báo cáo của thủ
trưởng cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào báo cáo của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quyết định công bố hết dịch.
4.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi người có thẩm quyền ký Quyết định công bố hết
dịch, Quyết định phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin
đại chúng của trung ương và địa phương.
Điều 7. Kinh phí chống dịch hại thực vật
1.
Nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật
a)
Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành;
b)
Kinh phí của tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hoặc trực tiếp
quản lý chủ thực vật;
c)
Đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc
tế và các nguồn hợp pháp khác.
2.
Đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí chống dịch hại thực vật:
a)
Chủ thực vật có thực vật bị thiệt hại do dịch hại gây ra hoặc buộc phải áp dụng
biện pháp chống dịch theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b)
Người tham gia chống dịch hại thực vật.
3.
Nội dung được hỗ trợ chống dịch hại thực vật
a)
Tuyên truyền, tập huấn, tổ chức chống dịch;
b)
Phương tiện, trang thiết bị, thuốc bảo vệ thực vật để chống dịch;
c)
Thiệt hại do dịch hại gây ra;
d)
Thiệt hại do phải áp dụng biện pháp xử lý thực vật theo yêu cầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và chi phí xử lý.
4.
Mức hỗ trợ chống dịch hại thực vật
a)
Đối với các nội dung hỗ trợ đã có định mức, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định thì
chi theo quy định hiện hành;
b)
Đối với những nội dung hỗ trợ chưa có quy định về định mức, tiêu chuẩn, Bộ
trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức hỗ trợ từ nguồn ngân
sách trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ
ngân sách địa phương.
5.
Sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật từ ngân sách nhà nước
a)
Kinh phí chống dịch tại địa phương do Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử
dụng dự phòng ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Trường
hợp kinh phí chống dịch hại thực vật phát sinh lớn, vượt quá khả năng cân đối
của ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có báo cáo gửi Bộ Tài chính,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định;
b)
Kinh phí chi cho các hoạt động chống dịch của các cơ quan trung ương bố trí từ
nguồn ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
6.
Sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật của chủ thực vật
Các
chi phí để chống dịch khác ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước,
kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc
tế (nếu có).
7.
Sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật do đóng góp, tài trợ của các tổ
chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp
khác.
a)
Đối với nguồn đóng góp, tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước
thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước;
b)
Đối với các nguồn đóng góp, tài trợ hợp pháp khác được thực hiện theo yêu cầu
của nhà tài trợ.
Chương III
QUY
ĐỊNH VIỆC TẠM NGỪNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU; CẤM XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
1.
Tạm ngừng xuất khẩu vật thể trong các trường hợp sau đây:
a)
Vật thể có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật của nước nhập
khẩu và chưa có biện pháp xử lý triệt để;
b)
Vật thể đã bị vi phạm quy định của nước nhập khẩu mà chưa có biện pháp khắc
phục triệt để nguyên nhân vi phạm và có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu.
2.
Tạm ngừng nhập khẩu vật thể trong các trường hợp sau đây:
a)
Vật thể nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ có nguy cơ cao mang theo đối tượng
kiểm dịch thực vật của Việt Nam mà chưa có biện pháp xử lý triệt để;
b)
Vật thể nhập khẩu từ một quốc gia, vùng lãnh thổ bị phát hiện nhiễm đối tượng
kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ mà cơ quan chuyên ngành bảo vệ và
kiểm dịch thực vật ở trung ương đã có thông báo về việc không tuân thủ quy định
kiểm dịch thực vật của Việt Nam;
c)
Vật thể từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có thông tin chính thức về sự bùng phát
đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
Điều 9. Điều kiện để tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể
thuộc diện kiểm dịch thực vật
1.
Điều kiện để tiếp tục xuất khẩu vật thể:
a)
Vật thể đã được áp dụng đầy đủ các biện pháp theo hướng dẫn của cơ quan chuyên
ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền;
b)
Vật thể đã được kiểm tra, giám sát, xác nhận việc thực hiện hiệu quả các biện
pháp khắc phục được các nguy cơ quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.
2.
Điều kiện để tiếp tục nhập khẩu vật thể
a)
Vật thể đã được cơ quan kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu báo cáo xác định
nguyên nhân bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật và đã áp dụng các biện pháp
xử lý triệt để;
b)
Vật thể đã được kiểm tra, giám sát, xác nhận hiệu quả thực hiện các biện pháp
khắc phục được các nguy cơ quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Điều 10. Cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm
dịch thực vật
1.
Cấm xuất khẩu vật thể trong các trường hợp sau đây:
a)
Vật thể thuộc Danh mục cấm nhập khẩu của nước nhập khẩu;
b)
Vật thể không có biện pháp xử lý đáp ứng quy định của nước nhập khẩu.
2.
Cấm nhập khẩu vật thể trong các trường hợp sau đây:
a)
Vật thể nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ được xác định có nguy cơ cao mang
theo đối tượng kiểm dịch thực vật, đe dọa sản xuất nông nghiệp trong nước, an
ninh lương thực quốc gia mà không có biện pháp xử lý triệt để;
b)
Vật thể nhập khẩu đã bị áp dụng biện pháp xử lý tạm ngừng nhập khẩu nhưng vẫn
không áp dụng các biện pháp khắc phục hoặc đã áp dụng nhưng vẫn không đáp ứng
được các quy định kiểm dịch thực vật nhập khẩu của Việt Nam.
Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc tạm ngừng hoặc
cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện
kiểm dịch thực vật theo quy định tại Nghị định này.
1.
Căn cứ vào quy định tại Điều 8 và Điều 10 của Nghị định này, cơ quan chuyên
ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương xác định cụ thể loại vật thể
phải tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu; nguyên nhân phải tạm ngừng hoặc
cấm xuất khẩu, nhập khẩu đối với một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định và
báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ báo cáo của cơ quan
chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương để xem xét, trong trường
hợp cần thiết tổ chức họp lấy ý kiến của các Bộ, ngành liên quan trước khi
quyết định tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể.
3.
Quyết định tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể phải quy định cụ thể
các nội dung sau:
a)
Tên vật thể bao gồm cả tên khoa học;
b)
Tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà từ đó vật thể được xuất khẩu sang Việt Nam
hoặc nhập khẩu từ Việt Nam;
c)
Nguyên nhân phải tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm cơ sở pháp lý
và cơ sở khoa học;
d)
Quyết định có hiệu lực sau 02 tháng (60 ngày) kể từ ngày ký và trong thời hạn
24 giờ phải được công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng và
thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của quốc gia hoặc
vùng lãnh thổ xuất khẩu.
Điều 13. Trình tự, thủ tục tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu
vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
1.
Căn cứ vào quy định tại Điều 9 của Nghị định này, cơ quan chuyên ngành bảo vệ
và kiểm dịch thực vật ở trung ương kiểm tra, giám sát, xác nhận việc thực hiện
hiệu quả các biện pháp khắc phục và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
2.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ báo cáo của cơ quan
chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương xem xét để quyết định
tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể.
3.
Quyết định tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể có hiệu lực kể từ ngày ký và
trong thời hạn 24 giờ phải được công bố chính thức trên các phương tiện thông
tin đại chúng và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của
quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu.
1.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 01 năm 2015.
2.
Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm
theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ; Nghị
định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định về kiểm
dịch thực vật hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét