|
|
Số: 121/2017/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2017 |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu
về thi hành tạm giữ, tạm giam
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật thi hành tạm giữ, tạm giam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ; tạm giam số 94/2015/QH13;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Nghị định này quy định về xây dựng, thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ, khai
thác, sử dụng (gọi chung là xây dựng, quản lý, sử dụng) cơ sở dữ liệu về thi
hành tạm giữ, tạm giam; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan trong xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ,
tạm giam.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam; cơ quan
thi hành tạm giữ, tạm giam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến
việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam.
Điều 3. Nguyên tắc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm
giữ, tạm giam
1. Tuân thủ Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật
thi hành án hình sự, Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên
quan.
2. Mọi thông tin liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam của người bị
tạm giữ, người bị tạm giam phải được thu thập, cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính
xác, khách quan, khoa học và quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo đúng quy định
của pháp luật.
3. Khai
thác, sử dụng đúng mục đích, bảo đảm bí mật thông tin cá
nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được giữ bí mật theo quy định của
pháp luật.
4. Việc xây dựng, khai thác, sử dụng thông tin liên quan đến người bị tạm
giữ, người bị tạm giam phải bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, phục vụ công
tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
5. Quản lý chặt chẽ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam, bảo đảm an
toàn, an ninh và bảo mật theo quy định của pháp luật trong việc quản lý dữ
liệu; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông
tin trong cơ quan nhà nước; bảo đảm sự tương thích, thông suốt an toàn giữa các
hệ thống thông tin.
1. Cố tình làm sai lệch thông tin, cung cấp thông tin sai lệch.
2. Tự ý lập, tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin, tài liệu.
3. Cố tình sử dụng sai mục đích kết quả thu thập, quản lý, sử dụng cơ sở dữ
liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam xâm phạm quyền tự do, danh dự, đời tư và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Chiếm đoạt, làm hỏng, mất tài liệu, mua bán, chuyển giao, tiêu hủy trái
phép thông tin, tài liệu.
5. Truy cập trái phép, thay đổi, giả mạo, sao chép, tiết lộ, gửi, hủy trái
phép tài liệu lưu trữ điện tử, tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm
rối loạn hoặc hủy hoại thông tin và cơ sở dữ liệu.
1. Kinh phí thực hiện việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi
hành tạm giữ, tạm giam do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước hiện hành.
2. Việc quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo
quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
Chương II
XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
VỀ THI HÀNH TẠM GIỮ, TẠM
GIAM
Điều 6. Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam là
tập hợp thông tin về tình hình, kết quả thi hành tạm giữ, tạm giam và các thông
tin cơ bản về người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
2. Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam do Bộ Công an thống nhất
quản lý là một bộ phận của cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin phòng, chống tội
phạm nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về thi hành tạm giữ, tạm giam.
3. Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm:
a) Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân;
b) Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân.
Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân được
kết nối với Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân
dân. Bộ Công an sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng ban hành hướng dẫn việc
kết nối, cung cấp thông tin về thi hành tạm giữ, tạm giam giữa Hệ cơ sở dữ liệu
về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân với Hệ cơ sở dữ liệu về
thi hành tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân.
Điều 7. Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm
giam trong Công an nhân dân
1. Trung tâm cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an
có chức năng xây dựng, quản lý, sử dụng cơ
sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trên phạm vi toàn quốc. Bộ trưởng Bộ
Công an quy định cụ thể điều kiện bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của Trung
tâm cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an.
2. Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cơ quan quản lý tạm giữ, tạm
giam cấp huyện, trại tạm giam, nhà tạm giữ có trách nhiệm:
a) Xây dựng, quản lý, sử dụng thông tin về thi hành tạm giữ, tạm giam thuộc
phạm vi quản lý;
b) Cung cấp thông tin về tình hình, kết quả thi hành tạm giữ, tạm giam và
các thông tin cơ bản về người bị tạm giữ, người bị tạm giam về Trung tâm cơ sở
dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về việc kết nối, cung cấp thông tin
về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân.
Điều 8. Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm
giam trong Quân đội nhân dân
1. Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng có chức năng xây
dựng, quản lý, sử dụng hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Quân
đội nhân dân có trách nhiệm:
a) Xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam
trong Quân đội nhân dân;
b) Cung cấp thông tin về tình hình, kết quả thi hành tạm giữ, tạm giam và
các thông tin cơ bản về người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong Quân đội nhân
dân về Trung tâm cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an
để xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam nhằm phục vụ công tác
quản lý nhà nước về thi hành tạm giữ, tạm giam.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự quân
khu và tương đương, Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
a) Xây dựng, quản lý, sử dụng thông tin về thi hành tạm giữ, tạm giam thuộc
phạm vi quản lý;
b) Cung cấp thông tin về tình hình, kết quả thi hành tạm giữ, tạm giam và
các thông tin cơ bản về người bị tạm giữ, người bị tạm giam về Cơ quan quản lý
tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể về việc kết nối, cung cấp thông
tin về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân.
1. Thông tin về tình hình, kết quả thi hành tạm giữ, tạm giam trong cơ sở
dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm:
a) Số liệu về người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
b) Tình hình, kết quả thi hành tạm giữ, tạm giam đối với người bị tạm giữ,
người bị tạm giam;
c) Tình hình về biên chế, nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết
bị kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ công tác thi hành tạm giữ, tạm giam;
d) Các thông tin khác có liên quan đến công tác thi hành tạm giữ, tạm giam.
2. Thông tin cơ bản về người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong cơ sở dữ
liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm các thông tin, tài liệu quy định tại
khoản 1, khoản 2 Điều 17 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
Điều 10. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam là quá trình thực
hiện các nhiệm vụ: Thu thập, tích lũy tập hợp thông tin về tình hình, kết quả
thi hành tạm giữ, tạm giam và các thông tin cơ bản về người bị tạm giữ, người
bị tạm giam; chuẩn hóa, nhập và cập nhật hoàn chỉnh các thông tin đã thu thập,
tập hợp được vào hệ thống lưu trữ điện tử, theo một cấu trúc nhất định, phù hợp
với nhu cầu quản lý nhà nước về người bị tạm giữ, tạm giam.
2. Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam được xây dựng phù hợp với
khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật cơ sở dữ
liệu quốc gia, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, an toàn,
an ninh thông tin và định mức kinh tế - kỹ thuật.
3. Các hình thức thu thập, cập nhật thông tin:
a) Báo cáo định kỳ, báo cáo vụ việc, báo cáo chuyên đề về thi hành tạm giữ,
tạm giam và các số liệu thống kê theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Hồ sơ quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
c) Các cơ sở dữ liệu có liên quan;
d) Các hình thức khác.
4. Các cơ quan có quyền thu thập thông tin về tình hình, kết quả thi hành
tạm giữ, tạm giam và các thông tin cơ bản về người bị tạm giữ, người bị tạm
giam:
a) Trung tâm cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an;
Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh; Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam
cấp huyện; trại tạm giam; nhà tạm giữ trong Công an nhân dân;
b) Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương, Trại
tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng.
5. Các cơ quan có quyền thu thập thông tin về tình hình, kết quả thi hành
tạm giữ, tạm giam và các thông tin cơ bản về người bị tạm giữ, người bị tạm
giam theo quy định tại khoản 4 Điều này có quyền yêu cầu đính chính, bổ sung
hoặc tự đính chính, bổ sung thông tin khi có sai sót, nhầm lẫn hoặc còn thiếu.
Điều 11. Lưu trữ, bảo quản cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam là tài sản quốc gia phải
được quản lý, bảo vệ chặt chẽ, an toàn theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan được giao quản lý cơ sở dữ liệu về thi
hành tạm giữ, tạm giam có trách nhiệm xây dựng các giải pháp kỹ thuật, quy
trình nghiệp vụ, quy định về việc quản lý cơ sở dữ liệu, vận hành hệ thống, an
ninh, an toàn thông tin, lưu trữ dữ liệu, kiểm tra hệ thống.
3. Việc bảo quản cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam phải bảo đảm
an toàn trong nơi lưu trữ thích hợp và thường xuyên cập nhật sao lưu bảo đảm
tính toàn vẹn khả năng truy cập của cơ sở dữ liệu.
Điều 12. Khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Các hình thức khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về
thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm:
a) Qua mạng máy tính nội bộ;
b) Bằng văn bản hoặc phiếu đề nghị cung cấp.
2. Đối tượng khai thác và sử dụng:
a) Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam;
b) Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam;
c) Cơ quan kiểm sát thi hành tạm giữ, tạm giam;
d) Cơ quan tiến hành tố tụng;
đ) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
3. Nguyên tắc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm
giam:
a) Các cơ quan tham gia xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu về thi hành tạm
giữ, tạm giam được quyền khai thác dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam thuộc
phạm vi quản lý của cơ quan mình. Việc khai thác cơ sở dữ liệu về thi hành tạm
giữ, tạm giam ngoài phạm vi quản lý phải được cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về
thi hành tạm giữ, tạm giam có thẩm quyền phê duyệt; nếu trong thời gian điều
tra, truy tố, xét xử phải được cơ quan thụ lý vụ án đồng ý bằng văn bản.
b) Trường hợp các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có yêu cầu tra cứu,
cung cấp thông tin, tài liệu lưu trữ về người bị tạm giữ, người bị tạm giam
trong cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam thì phải tuân thủ các quy
định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và Luật lưu trữ; nếu trong thời
gian điều tra, truy tố, xét xử phải được cơ quan thụ lý vụ án đồng ý bằng văn
bản.
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy trình tiếp
nhận, xử lý yêu cầu về khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ,
tạm giam.
1. Việc trao đổi dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam
và các cơ sở dữ liệu khác liên quan phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt
và thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Thông tin về người bị tạm giữ, người bị tạm giam thuộc cơ sở dữ liệu về
thi hành tạm giữ, tạm giam được cung cấp cho cơ sở dữ liệu về phòng, chống tội
phạm để phục vụ công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và đấu tranh
phòng, chống tội phạm.
Chương III
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ
THI HÀNH TẠM GIỮ, TẠM GIAM
Điều 14. Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Công an
1. Bộ Công an giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu
về thi hành tạm giữ, tạm giam.
2. Nghiên cứu, đề xuất ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản
quy phạm pháp luật về cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam.
3. Xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho việc xây dựng,
quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam.
4. Thống nhất chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, sử dụng
cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trên phạm vi toàn quốc.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm
giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm
giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân.
2. Xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho việc xây dựng,
quản lý, sử dụng hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Quân đội
nhân dân.
3. Cung cấp dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân
về Trung tâm cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an để
xây dựng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam nhằm phục vụ công tác quản
lý nhà nước về thi hành tạm giữ, tạm giam trên phạm vi toàn quốc.
4. Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, sử dụng hệ cơ sở dữ
liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ
Công an trong việc thực hiện quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý, sử
dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam.
Điều 17. Trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương
Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức tại địa phương phối hợp với cơ quan quản lý
tạm giữ, tạm giam và cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân,
Quân đội nhân dân xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ,
tạm giam theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ sở dữ
liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam khi được yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính
chính xác của thông tin do mình cung cấp.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được khai thác thông tin về thi hành tạm
giữ, tạm giam có trách nhiệm sử dụng thông tin đúng mục đích, không được cung
cấp, để lộ thông tin dưới bất kỳ hình thức nào và phải kịp thời thông báo cho
cơ quan quản lý dữ liệu có
thẩm quyền về những sai sót của dữ liệu được cung cấp.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
1 Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn,
kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ Nguyễn Xuân Phúc |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét