CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 124/2021/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021 |
NGHỊ ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm
2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ
chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6
năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 16 tháng 11 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP
ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9
năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế.
1. Bổ sung một số khoản của Điều 2 như sau:
a) Bổ sung
điểm m vào sau điểm l khoản 3 như sau:
“m) Buộc
nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa.”;
b) Bổ sung
khoản 4 vào sau khoản 3 như sau:
“4. Việc
thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả phải bảo đảm
các yêu cầu sau đây:
a) Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt bổ
sung là đình chỉ hoạt động có thời hạn, người có thẩm quyền ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho
cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo
cáo khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt;
b) Trường hợp áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả là buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy
xóa, người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản
thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc tiếp nhận để thu hồi;
c) Các yêu cầu khác theo quy định
của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”.
2. Sửa đổi, bổ sung một
số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là
100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ
trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều
6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này.
Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và
khoản 6 Điều 26 Nghị định này nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23
của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn
thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng
07 lần giá trị thực phẩm vi phạm.”;
b) Sửa
đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Mức
phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ
quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6
Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều
21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức
phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền
đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các
khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7
Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1
và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi
một nửa.”.
3. Sửa đổi, bổ sung một
số khoản của Điều 9 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
‘b) Dụng
cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy theo quy định;”;
c) Bổ sung
điểm d vào sau điểm c khoản 2 như sau:
“d)
Không duy trì bảo đảm vệ sinh nơi kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến.”;
d) Sửa
đổi, bổ sung điểm đ khoản 3 như sau:
đ) Sửa
đổi, bổ sung điểm d khoản 5 như sau:
e) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 6 như sau:
g) Sửa
đổi, bổ sung các điểm a và b khoản 7 như sau:
4. Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 10 như sau:
5. Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 5 Điều 11 như sau:
6. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 15 như sau:
a) Bổ sung
điểm đ vào sau điểm d khoản 1 như sau:
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau:
“d)
Cống rãnh thoát nước thải khu vực cửa hàng, nhà bếp bị ứ đọng; không được che
kín;”;
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm e khoản 2 như sau:
“e)
Không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh;”;
d) Sửa
đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
đ) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 4 như sau:
“b) Chủ
cơ sở không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;”;
e) Sửa
đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
7. Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 16 như sau:
8. Sửa
đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 18 như sau:
3. Phạt
tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
9. Sửa đổi, bổ sung một
số khoản của Điều 19 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:
c) Bổ sung
điểm d vào sau điểm c khoản 2 như sau:
d) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau:
đ) Bổ sung
điểm e vào sau điểm đ khoản 6 như sau:
10. Sửa đổi, bổ sung một
số khoản của Điều 20 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
b) Bổ sung
điểm e vào sau điểm đ khoản 2 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:
11. Sửa
đổi, bổ sung khoản 1 Điều 21 như sau:
12. Sửa đổi, bổ sung một
số khoản của Điều 22 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
b) Bổ sung
các điểm h, i, k, l, m và n vào sau điểm g khoản 2 như sau:
k) Không
có quy trình sản xuất được phê duyệt cho mỗi sản phẩm;
c) Bổ sung
khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
d) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau:
đ) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 6 như sau:
e) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 8 như sau:
g) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 10 như sau:
h) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 11 như sau:
“b)
Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 9
Điều này;”;
i) Bổ sung
các điểm đ và e vào sau điểm d khoản 11 như sau:
13. Bổ
sung điểm c vào sau điểm b khoản 6 Điều 24 như sau:
14. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 26 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung tên Điều 26 như sau:
“Điều
26. Vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực
phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói,
chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn”;
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau:
15. Sửa đổi, bổ sung một
số khoản của Điều 28 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
“b) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng đối với cá
nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 2 và điểm c khoản 3 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính;”.
16. Sửa đổi, bổ sung một
số khoản của Điều 29 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
“b) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng đối với cá
nhân và 2.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
b) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với cá
nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
d) Sửa
đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
đ) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 4 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng đối với cá
nhân và 280.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
e) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 5 như sau:
g) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 5 như
sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính;”.
17. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 30 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
“2.
Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:”;
b) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
“b) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng đối với cá
nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
d) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
đ) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau:
“a) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng
đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
e) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 4 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 40.000.000 đồng đối với cá
nhân và 80.000.000 đồng đối với tổ chức;";
g) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 5 và điểm c khoản 6 như
sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính;”;
h) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu Khoản 6 như sau:
18. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 31 như sau:
a) Bổ sung
khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng
đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng đối với cá nhân và
40.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”;
b) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung các điểm b và c khoản 3 như sau:
“b) Tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000
đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, i và l khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”;
d) Bổ sung
khoản 3a vào sau khoản 3 như sau:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng
đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với cá nhân
và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i và l khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”;
đ) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
e) Sửa
đổi, bổ sung các điểm c và d khoản 4 như sau:
“c) Tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i và l khoản 3
Điều 2 Nghị định này.”.
19. Sửa đổi, bổ sung một
số khoản của Điều 32 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 4 như sau:
“b) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 40.000.000 đồng đối với cá
nhân và 80.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
b) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 5 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 5 như sau:
“b) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 60.000.000 đồng đối với cá
nhân và 120.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
d) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 6 như sau:
đ) Bổ sung
điểm a1 vào sau điểm a khoản 6 như sau:
“a1) Tước quyền sử dụng Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản
công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;”;
e) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 6 như sau:
“b) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính;”;
g) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 7 như sau:
“7. Tư
lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”;
h) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 7 như sau:
”c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính;”.
20. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 33 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
b) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung các điểm b và c khoản 3 như sau:
“b) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá
nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, k, l và m khoản 3 Điều 2 Nghị
định này.”;
d) Sửa
đổi, bổ sung các điểm c và d khoản 4 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, k, l và m khoản 3 Điều 2 Nghị
định này.”;
đ) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 5 như sau:
“c) Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, k, l và m khoản 3 Điều 2 Nghị
định này.”.
21. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 34 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá
nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
c) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
d) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
"b) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;";
đ) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
"4.
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:".
22. Sửa
đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 35 như sau:
“4. Người có thẩm quyền xử phạt
của Bộ đội Biên phòng quy định tại Điều 31 Nghị định này và Cảnh sát biển quy
định tại Điều 32 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính,
xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động
thu gom, bán, cung cấp, nhập khẩu thực phẩm quy định tại khoản 3, điểm b khoản
4 và khoản 5 Điều 4; các điều 10 và 11; các khoản 1 và 4 Điều 19; điểm a khoản
4 Điều 20; khoản 2 Điều 21; khoản 1, các điểm b và c khoản 6 Điều 22; khoản 6
Điều 26 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Người có thẩm quyền xử phạt
của cơ quan Hải quan quy định tại Điều 33 Nghị định này có thẩm quyền lập biên
bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp
khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn
thực phẩm quy định tại Điều 19; các khoản 2, 3 và 4 Điều 20; Điều 21; điểm a, b
khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 22; khoản 4 Điều 24 Nghị định
này nếu phát hiện được các hành vi này tại địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của
Hải quan mà Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực hải quan chưa quy định.”.
1. Sửa
đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 như sau:
"4. Khi phát hiện các hành
vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7; điểm b khoản 6 Điều 38; các điểm
a và b khoản 7 Điều 44; khoản 6 Điều 48; điểm a khoản 2 Điều 52; khoản 3 Điều
53; điểm a khoản 1 Điều 54; điểm c khoản 4 Điều 56; điểm d khoản 5, khoản 7
Điều 57; khoản 7 Điều 58; khoản 7 Điều 59; điểm a khoản 4 Điều 60; điểm c khoản
5 Điều 67; khoản 3 Điều 68; điểm b khoản 2 Điều 70; các điểm a và b khoản 3
Điều 73; khoản 4 Điều 80; các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều 85; các điểm d,
đ, e, g, h và i khoản 2 Điều 86 Nghị định này hoặc trường hợp tái phạm đối với
các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều 7; khoản 9 Điều
15; khoản 6 Điều 40; điểm a khoản 6 Điều 44; điểm b khoản 5 Điều 67 và các
khoản 2, 3 Điều 80 Nghị định này mà căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi
xét thấy có dấu hiệu tội phạm theo quy định của điều luật tương ứng trong Bộ
luật Hình sự, người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không
khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự thì cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự trả lại hồ sơ vụ việc cho người có
thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến theo quy định tại khoản
3 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định tại Nghị định này.”.
2. Sửa
đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 2 như sau:
“đ) Đơn vị sự nghiệp;”.
3. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 3 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung điểm s khoản 3 như sau:
“s) Buộc nộp lại cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chứng chỉ hành nghề; giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa
bệnh; giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế; giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược; giấy chứng nhận lưu hành tự do cho trang thiết bị y tế sản
xuất trong nước; giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; số tiếp
nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm; phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố; giấy đăng
ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; giấy chứng nhận lưu hành đối với
trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.”;
b) Bổ sung
khoản 4 vào sau khoản 3 như sau:
“4. Việc thi hành các hình thức
xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Trường hợp áp dụng hình thức
xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động có thời hạn, người có thẩm quyền ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo
khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt;
b) Trường hợp áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả là buộc nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giấy phép,
chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách
nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc tiếp
nhận để thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
c) Các yêu cầu khác theo quy định
của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”.
4. Sửa
đổi, bổ sung khoản 6 Điều 4 như sau:
"6. Thẩm quyền phạt tiền của
các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt
tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền
tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.".
5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 12 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau:
"a)
Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế khi ra vào vùng có
dịch thuộc nhóm A;";
d) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 5 như sau:
6. Sửa
đổi, bổ sung điểm e khoản 3 Điều 20 như sau:
7. Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu của Điều 32 như sau:
"Phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:"
8. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 38 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau:
b) Bổ sung
điểm đ sau điểm d khoản 4 như sau:
"đ)
Người hành nghề không đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của
pháp luật.";
c) Bổ sung
điểm m sau điểm l khoản 5 như sau:
d) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 8 như sau:
9. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 39 như sau:
a) Bổ sung
khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
"2a.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a) Thu giá
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết;
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 7 như sau:
10. Bổ
sung điểm đ vào sau điểm d khoản 1 Điều 40 như sau:
11. Bổ
sung Điều 48a vào sau Điều 48 như sau:
"Điều 48a. Vi phạm quy định
về hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt
tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không
bố trí đủ số lượng người làm công tác dược lâm sàng theo lộ trình quy định của
pháp luật;
b) Không
bố trí người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật làm công tác dược lâm
sàng.
12. Sửa
đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 51 như sau:
13. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 56 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm c và d khoản 3 như sau:
c) Bổ sung
khoản 6 vào sau khoản 5 như sau:
14. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 57 như sau:
a) Bổ sung
điểm d vào sau điểm c khoản 1 như sau:
b) Sửa
đổi, bổ sung các điểm a, b và c khoản 2 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm đ khoản 3 như sau:
d) Bổ sung
điểm i vào sau điểm h khoản 4 như sau:
15. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 58 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung các điểm d và đ khoản 3 như sau:
d) Sửa
đổi, bổ sung khoản 9 như sau:
"9.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
16. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 59 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
b) Sửa
đổi, bổ sung các điểm đ và e khoản 3 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung các điểm h và i khoản 3 như sau:
d) Bổ sung
điểm g vào sau điểm e khoản 4 như sau:
“g) Bán
thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc.”;
đ) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 9 như sau:
“c)
Buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc, dược liệu đối với hành vi quy định tại khoản 6
Điều này.”;
e) Bổ sung
khoản 10 vào sau khoản 9 như sau:
17. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 60 như sau:
a) Bổ sung
các điểm c và d vào sau điểm b khoản 1 như sau:
“c)
Không tiến hành lưu mẫu thuốc thành phẩm ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng
của thuốc;
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
c) Bổ sung
điểm đ vào sau điểm d khoản 5 như sau:
d) Sửa
đổi, bổ sung điểm đ khoản 6 như sau:
18. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 66 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau:
b) Bổ sung
khoản 6 vào sau khoản 5 như sau:
19. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 68 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
b) Bổ sung
khoản 6 vào sau khoản 5 như sau:
20. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 70 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau:
b) Bổ sung
khoản 5 vào sau khoản 4 như sau:
21. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 71 như sau:
a) Bổ sung
điểm đ vào sau điểm d khoản 2 như sau:
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
c) Bổ sung
khoản 5 vào sau khoản 4 như sau:
22. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 72 như sau:
a) Sửa đổi
bổ sung khoản 1 như sau:
b) Sửa
đổi, bổ sung các điểm d, đ và e khoản 2 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
d) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau:
23. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 73 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Sản
xuất trang thiết bị y tế khi không đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng
ISO 13485.”;
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
d) Sửa
đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
"4.
Hình thức xử phạt bổ sung:
đ) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau:
24. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 74 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm g khoản 1 như sau:
d) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:
đ) Sửa
đổi, bổ sung điểm g khoản 2 như sau:
e) Sửa
đổi, bổ sung điểm l khoản 2 như sau:
g) Sửa
đổi, bổ sung các điểm b, c, d và đ khoản 3 như sau:
h) Sửa
đổi, bổ sung các điểm a và b khoản 4 như sau:
i) Sửa
đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau:
k) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 6 như sau:
25. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 77 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
26. Bổ
sung Điều 78a vào sau Điều 78 như sau:
"Điều 78a. Vi phạm quy định
về quản lý giá trang thiết bị y tế
1. Phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Kê khai
giá không kèm theo đầy đủ các thành phần thông tin theo quy định của pháp luật;
c) Không
thực hiện việc cập nhật giá kê khai trang thiết bị y tế khi có thay đổi;
2. Phạt
tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không
thực hiện việc kê khai giá trang thiết bị y tế trước khi lưu hành tại Việt Nam;
27. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 103 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 1 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 6.000.000 đồng đối với vi
phạm hành chính về dân số; 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế
dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ
phẩm và trang thiết bị y tế;";
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau:
"d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;".
28. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 104 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 1 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 600.000 đồng đối với vi phạm
hành chính về dân số; 1.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự
phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ
phẩm và trang thiết bị y tế;”;
b) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau:
"d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng đối
với vi phạm hành chính về dân số; 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về
y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính
về bảo hiểm y tế; 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh,
chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;";
d) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
đ) Sửa
đổi, bổ sung điểm d khoản 4 như sau:
"d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 42.000.000 đồng đối
với vi phạm hành chính về dân số; 70.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về
y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 105.000.000 đồng đối với vi phạm hành
chính về bảo hiểm y tế; 140.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám
bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;".
29. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 105 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với vi
phạm hành chính về dân số, y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm
và trang thiết bị y tế;”;
c) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
d) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính;”.
30. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 106 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
"2.
Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:";
b) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 3.000.000 đồng đối với vi
phạm hành chính về dân số và đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y
tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược,
mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;";
d) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
đ) Sửa
đổi, bổ sung điểm d khoản 4 như sau:
"d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng đối
với vi phạm hành chính về dân số; 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về
y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS; 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành
chính về bảo hiểm y tế; 40.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám
bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;”;
e) Sửa
đổi, bổ sung điểm d khoản 5 như sau:
"d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;”;
g) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 6 như sau:
31. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 107 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
b) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với vi
phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, dược, mỹ phẩm và
trang thiết bị y tế;”;
d) Sửa
đổi, bổ sung điểm d khoản 4 như sau:
"d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;”.
32. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 108 như sau:
a) Bổ sung
khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng
đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành
chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 10.000.000 đồng đối với vi
phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 6.000.000 đồng đối với vi phạm
hành chính về dân số; 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự
phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về
khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại các điểm c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật
Xử lý vi phạm hành chính.";
b) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung các điểm c và d khoản 3 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng đối với vi
phạm hành chính về dân số; 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế
dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 40.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính
về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 28 của Luật
Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.";
d) Bổ sung
khoản 3a vào sau khoản 3 như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng
đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành
chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 50.000.000 đồng đối với vi
phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng đối với vi phạm
hành chính về dân số; 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự
phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về
khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ và i khoản 1 Điều 28 của
Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”;
đ) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
e) Sửa
đổi, bổ sung điểm đ khoản 4 như sau:
“đ) Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ và i khoản 1 Điều 28 của
Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.".
33. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 109 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 4 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng đối với vi
phạm hành chính về dân số; 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế
dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 40.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính
về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;”;
b) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 5 như sau:
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 5 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 18.000.000 đồng đối với vi
phạm hành chính về dân số; 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế
dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 60.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính
về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;”;
d) Sửa
đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 6 như sau:
đ) Bổ sung
điểm b1 vào sau điểm b khoản 6 như sau:
“b1) Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;”;
e) Sửa
đổi, bổ sung điểm c khoản 6 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính;”.
34. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 110 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung các điểm c và d khoản 3 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với vi
phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi
phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”;
b) Sửa
đổi, bổ sung các điểm c và d khoản 4 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại các điểm i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý
vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”;
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm d khoản 5 như sau:
“d) Áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại các điểm i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý
vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”.
35. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 111 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
"b) Phạt tiền đến 37.500.000
đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;";
b) Sửa
đổi, bổ sung điểm d khoản 1 như sau:
“d) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng đối với vi
phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;”;
c) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng
đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;”;
d) Sửa
đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
“b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng
đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;”.
đ) Sửa
đổi, bổ sung điểm d khoản 3 như sau:
“d) Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 105.000.000 đồng đối với vi
phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;”.
36. Sửa đổi, bổ sung một số khoản
của Điều 112 như sau:
a) Sửa
đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Người có thẩm quyền xử phạt
của cơ quan Hải quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt
hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 107
Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 7, 11, 12, 13,
14, 25, 26, 27, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 60, 64, 71, 76; các khoản 1
và 2 Điều 6; điểm b khoản 1 Điều 54; các khoản 6 và 7 Điều 58; các khoản 6 và 7
Điều 59; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 65; các điểm d và d khoản 2 Điều 72; các
điểm a, b khoản 4 Điều 74 và điểm c khoản 2 Điều 75 Nghị định này.”;
b) Sửa
đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“7. Người có thẩm quyền xử phạt
của Cảnh sát biển có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành
chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 109 Nghị
định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 5, 6, 7, 10, 11, 12,
13, 14, 17, 19, 22, 24, 25, 26, 27, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 60, 65, 71,
76, 80, 83, 96, 97, 102; điểm b khoản 3 Điều 8; điểm b khoản 3 Điều 9; các điểm
a và b khoản 3 Điều 16; điểm g khoản 2, khoản 3 Điều 23; các khoản 1, 2, 3, các
điểm a, b, c, g khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 29; các khoản 1, 3, 5, 6 và 7 Điều
38; điểm b khoản 4 Điều 39; khoản 4 Điều 40; điểm b khoản 1 Điều 45; điểm b
khoản 3 Điều 48; điểm b khoản 1 Điều 52; khoản 1, điểm b khoản 2, các điểm a và
b khoản 3 Điều 64; khoản 2 Điều 68; khoản 1 Điều 74; khoản 2 Điều 78 và điểm a
khoản 1, khoản 2 Điều 95 Nghị định này.”;
c) Sửa
đổi, bổ sung khoản 11 như sau:
“11. Người có thẩm quyền xử phạt
của Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền lập biên bản vi
phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm
quyền quy định tại Điều 104 Nghị định này đối với hành vi vi phạm quy định tại
các Điều 5, 19, 25, 26, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 37, 49, 50, 51, 67, 69, 78, 96,
97; các điểm b và c khoản 3 Điều 12; khoản 2 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, các
điểm a, b, c, e, g khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 29 và điểm b khoản 2 Điều 35
Nghị định này.”.
1. Thay
thế cụm từ “Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi” bằng cụm từ “Buộc
nộp lại” tại điểm c khoản 9 Điều 38; điểm c khoản 8 Điều 39; điểm b khoản 5
Điều 52; điểm b khoản 3 Điều 54; điểm b khoản 5 Điều 56;
các điểm b và c khoản 9 Điều 57; điểm b khoản 5 Điều 68; điểm b khoản 4 Điều
70; điểm b khoản 4 Điều 71; điểm b khoản 6 Điều 72; các
điểm a và b khoản 5 Điều 75; điểm b khoản 4 Điều 76; khoản 4 Điều 77 Nghị định
số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
2. Bãi bỏ
quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9, điểm d khoản 10 Điều 22, điểm b khoản 5
Điều 24 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng
9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực
phẩm.
3. Bãi bỏ
quy định tại các điểm c, d khoản 2 Điều 39; các điểm b, c, g, h khoản 2, khoản 4,
điểm a khoản 6 Điều 72; điểm b khoản 3 Điều 73; điểm b khoản 1 Điều 74; các
điểm b và d khoản 2 Điều 75; khoản 2 Điều 78; điểm c khoản
5 Điều 107; điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 111 Nghị định
số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
1. Nghị định này có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Đối với các hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế, an toàn thực phẩm xảy ra trước ngày Nghị định
này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải
quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này nếu Nghị
định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý
nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét