|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 140/2021/NĐ-CP |
|
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19
tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ
và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày
20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành
chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế
độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục
bắt buộc.
Nghị định
này quy định về:
1. Lập hồ
sơ đề nghị, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ
sở giáo dục bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc); chế độ, quản lý, giáo dục; trình tự, thủ tục về lập hồ sơ
hoãn, miễn, giảm thời hạn; tạm thời đưa học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng, trại
viên ra khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc; tạm đình chỉ thi hành quyết định, hủy quyết
định đối với người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo
dục bắt buộc.
2. Đề nghị
áp dụng và thi hành quyết định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành
chính giáo dục dựa vào cộng đồng đối với người chưa thành niên (sau đây gọi là
biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng).
Nghị định
này áp dụng đối với:
1. Người bị
đề nghị và bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Người bị
đề nghị và bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Người
được áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng.
4. Người đại
diện hợp pháp của người bị đề nghị, bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc, người được áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng.
5. Cơ
quan, tổ chức, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị, có liên quan đến việc lập
hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc, biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng.
6. Cơ
quan, tổ chức, người có thẩm quyền thi hành, quản lý, giáo dục người bị áp dụng
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, biện pháp giáo dục
dựa vào cộng đồng.
Trong Nghị
định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Học
sinh là người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng.
2. Trại
viên là người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
bắt buộc.
3. Người bị
ốm nặng là người đang ở trong tình trạng bị bệnh nặng đến mức không còn khả
năng lao động và sinh hoạt bình thường hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng và phải điều trị trong một thời gian nhất định theo chỉ định của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên mới có thể bình phục trở lại.
4. Người mắc
bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng
như: Ung thư giai đoạn cuối, bại liệt, phong hủi, lao đã kháng thuốc, xơ gan cổ
trướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển
giai đoạn AIDS hoặc bệnh khác có văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
từ tuyến huyện trở lên xác nhận là bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế.
5. Khó
khăn đặc biệt là người phải chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc là người lao động duy nhất để bảo đảm cuộc sống gia đình; gia
đình bị thiên tai, hỏa hoạn hoặc có thân nhân bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm
nghèo mà ngoài người đó ra không còn ai chăm sóc, khắc phục hậu quả thiên tai,
hỏa hoạn.
6. Có tiến
bộ rõ rệt là trường hợp học sinh, trại viên thành thật hối lỗi, tích cực lao động,
học tập, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước.
7. Lập
công là trường hợp học sinh, trại viên phát hiện, cung cấp nguồn tin giúp trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc ngăn chặn, phòng, chống âm mưu, hành động
gây mất trật tự, an ninh, an toàn, chống phá trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục
bắt buộc; giúp cơ quan điều tra phát hiện tội phạm; dũng cảm cứu người trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hoặc cứu tài sản có giá trị 20.000.000 đồng
(hai mươi triệu đồng) trở lên; có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong
lao động được cấp có thẩm quyền xác nhận.
8. Thân
nhân học sinh, trại viên gồm: vợ hoặc chồng; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
ông nội, bà nội của vợ hoặc chồng, ông ngoại, bà ngoại của vợ hoặc chồng; bố đẻ,
mẹ đẻ, bố dượng, mẹ kế, bố nuôi, mẹ nuôi hợp pháp; bố đẻ, mẹ đẻ, bố dượng, mẹ kế,
bố nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp
pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; cô, dì, chú, bác,
cậu, cháu ruột.
1. Kinh
phí do ngân sách nhà nước bảo đảm và được dự toán ngân sách hàng năm của Bộ
Công an:
a) Kinh
phí bảo đảm cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương
tiện, tổ chức hoạt động của trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Kinh
phí lập hồ sơ, tổ chức đưa người vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
truy tìm đối tượng bỏ trốn; tổ chức cai nghiện ma túy;
c) Kinh
phí trưng cầu giám định pháp y;
d) Kinh
phí bảo đảm ăn, mặc, ở, học tập, học nghề, lao động, hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể dục, thể thao, phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh của học sinh, trại viên;
đ) Kinh
phí tổ chức đưa học sinh dưới 16 tuổi, học sinh, trại viên bị ốm khi chấp hành
xong quyết định về địa phương mà không có thân nhân đến đón và các khoản kinh
phí khác phục vụ cho việc áp dụng, thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Kinh
phí điều trị cho học sinh, trại viên bị nhiễm HIV.
2. Trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc:
a) Được trực
tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất, chuyên môn, kỹ thuật của Ủy ban nhân dân địa
phương, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo
quy định của pháp luật;
b) Được
tham gia hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước để
tổ chức lao động, đào tạo nghề cho trại viên, học sinh theo quy định của pháp
luật để tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc sử dụng vào việc dạy văn hóa, đào tạo nghề, mua sắm trang thiết
bị, phương tiện, đồ dùng phục vụ học tập, sinh hoạt, cải thiện đời sống, khám bệnh,
chữa bệnh, tuyên truyền phòng chống dịch và tổ chức cai nghiện ma túy, tư vấn,
tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
1. Khi xem
xét hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc, nếu xét thấy hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu của tội phạm thì
người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
có thẩm quyền.
Trong trường
hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó có một
trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định
khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị
can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can
hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
có thẩm quyền gửi một trong các quyết định trên kèm theo hồ sơ cho Trưởng Công
an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, quyết định chuyển hồ sơ đề
nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Đối với
trường hợp đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc nhưng chưa chấp hành quyết định, nếu sau đó phát hiện hành vi
vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu của tội phạm mà chưa hết
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan
tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi
tố vụ án, quyết định khởi tố bị can đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
xem xét, quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong
thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hủy quyết định, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định
và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền;
c) Trường
hợp sau đó mà có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết
định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình
chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều
tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo hồ sơ và một trong các
quyết định nêu trên cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hủy quyết
định trước đó để ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
3. Đối với
trường hợp học sinh, trại viên đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa
vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu sau đó phát hiện hành vi vi
phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu của tội phạm mà chưa hết thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan
tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi
tố vụ án, quyết định khởi tố bị can đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
xem xét, quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong
thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hủy quyết định, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định
và bàn giao hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm
quyền, đồng thời gửi quyết định cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hủy quyết định áp dụng
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ quan tiến hành
tố tụng hình sự có thẩm quyền có trách nhiệm đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo
dục bắt buộc để nhận người;
c) Trường
hợp nếu sau đó mà có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án,
quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định
đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ
điều tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo hồ sơ và một trong các
quyết định trên cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hủy quyết định
áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét,
quyết định hủy quyết định trước đó để tiếp tục thi hành quyết định đưa vào trường
giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
1. Trường
hợp người chưa chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện hành vi phạm tội trước đó thì giải quyết như
sau:
a) Cơ quan
tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi
tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc
cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong
thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Hiệu trưởng trường giáo
dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết
định đối với người đó và gửi ngay quyết định cho cơ quan tiến hành tố tụng hình
sự có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định
áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Trường
hợp học sinh, trại viên đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp
hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì giải quyết
như sau:
a) Cơ quan
tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi
tố vụ án, quyết định khởi tố bị can cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc
cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong
thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Hiệu trưởng trường giáo
dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết
định đối với học sinh, trại viên và gửi ngay quyết định cho cơ quan tiến hành tố
tụng hình sự có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho Tòa án nhân dân nơi đã ra
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Trong
thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tạm đình chỉ, cơ
quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có trách nhiệm đến trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc nhận học sinh, trại viên;
d) Thời
gian tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ (nếu có) không được quá thời gian còn lại
của quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc. Nếu ngày chấp hành xong thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc đúng ngày hết thời hạn tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình
chỉ (nếu có) thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc
có trách nhiệm làm thủ tục theo quy định tại Điều 42, Điều 43 Nghị định này.
3. Trường
hợp có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy
quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án
đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối
với bị can hoặc được Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố
tụng hình sự có thẩm quyền phải bàn giao người và hồ sơ kèm theo một trong các
quyết định trên cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để Hiệu trưởng
trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định hủy quyết định
tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ (nếu có) trước đó để tiếp tục thi hành quyết
định.
4. Trường
hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có yêu cầu gia hạn tạm đình
chỉ thì trước 07 ngày khi hết thời hạn tạm đình chỉ, phải có văn bản đề nghị Hiệu
trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để ra quyết định gia
hạn tạm đình chỉ.
5. Trường
hợp đối tượng bị Tòa án xử phạt tù, kể cả trường hợp được hưởng án treo thì được
miễn chấp hành quyết định hoặc phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện
pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Cơ
quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo bản sao Bản
án cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để ra
quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ (nếu có) và thông
báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa
vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Trưởng Công an cấp huyện nơi đã
lập hồ sơ, Ủy ban nhân dân nơi người đó cư trú và gia đình của người đó.
1. Quản lý
người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính thực hiện
theo quy định tại Điều 131 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Trong
thời gian quản lý, người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn, vi phạm pháp luật, chết thì giải quyết như
sau:
a) Trường
hợp bỏ trốn thì gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối tượng phải
thông báo, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ để truy tìm. Sau khi
truy tìm được thì giao cho gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp tục quản lý;
b) Trường
hợp có hành vi vi phạm pháp luật thì gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao
quản lý đối tượng phải thông báo, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ
trên cơ sở căn cứ vào hành vi, tính chất, mức độ hậu quả để xử lý theo quy định
của pháp luật;
c) Trường
hợp chết thì gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối tượng báo
ngay cho cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ hủy quyết định giao quản lý và đình chỉ
việc lập hồ sơ đề nghị.
Sau khi
hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 3 Điều
99 và khoản 3 Điều 101 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, người bị đề nghị áp dụng biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc người đại diện hợp
pháp của người đó không đến đọc hồ sơ và ghi chép những nội dung cần thiết có
trong hồ sơ thì cơ quan lập hồ sơ đề nghị chuyển hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 100, khoản 1 Điều 102 của Luật Xử lý vi phạm hành
chính.
Điều 9. Thi hành
quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong
thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ
chức đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục
bắt buộc.
Trường hợp
cần phải có thêm thời gian để hoàn thiện hồ sơ trước khi đưa người phải chấp
hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì Trưởng Công
an cấp huyện ra quyết định tạm giữ người đó theo thủ tục hành chính quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Thời
gian tạm giữ được tính vào thời gian chấp hành quyết định.
Chế độ ăn
của người bị tạm giữ được hưởng như chế độ ăn của học sinh, trại viên trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và được dự toán trong ngân sách hàng năm của
Bộ Công an.
2. Người
phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc nếu không tự giác chấp hành hoặc có hành vi chống đối thì bị
áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải
chấp hành quyết định. Trường hợp hành vi chống đối có dấu hiệu của tội phạm thì
phải lập hồ sơ để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp
luật.
3. Thủ tục
đưa người phải chấp hành quyết định biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 14, Điều 28 Nghị định này.
Điều 10. Truy tìm
người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn
1. Người
đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng chưa
thi hành quyết định mà bỏ trốn thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ ra
quyết định truy tìm.
2. Học
sinh bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định truy tìm; trại
viên bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định truy tìm. Thời
gian trốn khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc không được tính vào
thời gian chấp hành quyết định.
3. Cơ quan
đã ra quyết định truy tìm có trách nhiệm tổ chức truy tìm; nếu người đó có hành
vi chống đối thì được áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của
pháp luật để buộc người đó phải chấp hành.
4. Ủy ban
nhân dân và cơ quan Công an các cấp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nêu
tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong việc truy tìm đối tượng bỏ trốn.
Khi phát
hiện người có quyết định truy tìm, phải báo ngay cho cơ quan Công an, Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi gần nhất hoặc đưa ngay người đó đến cơ quan Công an, Ủy ban
nhân dân nơi gần nhất để đưa đến cơ quan Công an cấp huyện nơi gần nhất.
5. Khi
giao, nhận người có quyết định truy tìm, cơ quan Công an phải lập biên bản, lấy
lời khai, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy tìm biết
và cử người đến nhận. Trường hợp cơ quan ra quyết định truy tìm chưa đến kịp
thì cơ quan Công an phải ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính
theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 122 của Luật Xử lý vi phạm
hành chính và quản lý tại nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành
chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính
thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc.
6. Khi đưa
đối tượng về trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện áp giải theo
quy định của pháp luật.
7. Tùy từng
trường hợp cụ thể, quyết định truy tìm được gửi cho cơ quan Công an, Ủy ban
nhân dân địa phương liên quan để phục vụ cho việc truy tìm và bắt giữ đối tượng.
1. Khi có
yêu cầu đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc, Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền phải có văn bản
gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, trong đó
phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của học sinh, trại viên,
lý do và thời hạn tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Khi nhận
được văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền quy định tại khoản
1 Điều này, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra
quyết định tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc để tham gia tố tụng. Quyết định phải ghi rõ họ tên, ngày,
tháng, năm sinh, nơi cư trú của học sinh, trại viên; mục đích, thời hạn tạm thời
đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; họ
tên, chức vụ của người ký quyết định.
3. Cơ quan
có yêu cầu đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc có trách nhiệm đưa học sinh, trại viên đi và trả lại theo đúng thời hạn đã
ghi trong quyết định hoặc khi không còn yêu cầu. Người đến nhận, trả lại học
sinh, trại viên phải có Giấy giới thiệu kèm theo Chứng minh Công an nhân dân.
Việc giao, nhận người và hồ sơ phải được lập thành biên bản.
4. Trường
hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có yêu cầu gia hạn tạm thời
đưa học sinh. Trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì
trước 03 ngày khi hết thời hạn tạm thời đưa ra phải có văn bản đề nghị Hiệu trưởng
trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để ra quyết định gia hạn tạm
thời đưa ra.
5. Thời
gian tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục
bắt buộc không được quá thời hạn chấp hành quyết định. Nếu ngày chấp hành xong
thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
đúng ngày hết thời hạn tạm thời đưa ra thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám
đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm làm thủ tục theo quy định tại Điều
42, Điều 43 Nghị định này.
1. Khi nhận
được quyết định hoãn thì Trưởng Công an cấp huyện tổ chức thi hành. Khi nhận được
quyết định tạm đình chỉ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo
dục bắt buộc phải tổ chức thi hành.
2. Trong
thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, người được hoãn, tạm
đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
phải đến trình diện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; trường hợp không thể
tự đến trình diện được thì gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người đó
có trách nhiệm đến trình báo.
3. Khi hết
thời hạn được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định, người được hoãn, tạm
đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc phải thực hiện theo quy định sau:
a) Khi hết
thời hạn hoãn, người được hoãn phải tự giác đến Công an cấp huyện để đưa đi chấp
hành quyết định;
b) Khi hết
thời hạn tạm đình chỉ, trại viên, học sinh phải tự giác đến trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc để tiếp tục chấp hành quyết định;
c) Khi hết
thời hạn hoãn, tạm đình chỉ mà không tự giác đến Công an cấp huyện, trường giáo
dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện, Hiệu trưởng trường
giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc tổ chức áp giải. Việc áp giải thực
hiện theo quy định của pháp luật;
d) Khi hết
thời hạn hoãn, tạm đình chỉ mà sức khỏe chưa được phục hồi hoặc gia đình vẫn
còn hoàn cảnh khó khăn đặc biệt thì người được hoãn, trại viên, học sinh hoặc
thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có đơn đề nghị gia hạn hoãn,
tạm đình chỉ kèm theo Văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến
huyện trở lên về tình trạng ốm nặng, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về gia
đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gửi Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định để
gia hạn hoãn chấp hành quyết định; đối với trường hợp tạm đình chỉ thì gửi Hiệu
trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để đề nghị Tòa án
nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định tạm đình chỉ xem xét, quyết định gia hạn
tạm đình chỉ.
4. Trường
hợp người được hoãn, học sinh, trại viên được tạm đình chỉ chết thì giải quyết
như sau:
a) Trường
hợp người được hoãn chết thì gia đình của người đó phải thông báo cho Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng
văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hoãn và cơ quan đã lập
hồ sơ đề nghị;
b) Trường
hợp học sinh, trại viên được tạm đình chỉ chết thì gia đình của học sinh, trại
viên phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học sinh, trại viên về cư
trú, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Hiệu trưởng
trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Khi nhận
được thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm b khoản này, Hiệu
trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải thông báo bằng
văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Tòa án nhân dân cấp huyện
nơi đã ra quyết định tạm đình chỉ, cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị.
5. Ủy ban
nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao cho cán bộ cấp xã giám sát quản lý, giáo dục
người được hoãn, tạm đình chỉ trong thời gian được hoãn, tạm đình chỉ. Định kỳ
hằng tháng Ủy ban nhân dân cấp xã phải trao đổi bằng văn bản cho Công an cấp
huyện nơi đề nghị hoãn thi hành, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nơi
người đó chấp hành về tình hình chấp hành pháp luật của người được hoãn, tạm
đình chỉ.
6. Trong
thời gian được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa
vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà người đó tiếp tục có hành vi
vi phạm hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
người đó cư trú phải thông báo ngay cho cơ quan Công an cấp huyện và trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nơi người đó chấp hành kèm theo tài liệu có
liên quan đến việc bỏ trốn (nếu có) đế đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem
xét, quyết định hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ để tiếp tục đưa đi thi hành.
Mục 1
THỦ
TỤC LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ, THI HÀNH; CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC; CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI
VỚI HỌC SINH
Điều 13. Hồ sơ, thủ
tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Sau khi
hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện. Hồ
sơ gồm:
a) Văn bản
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị, xem xét áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng;
b) Tài liệu,
giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Sau khi
xem xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện
chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện để xem xét, quyết định áp dụng biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản
của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét áp dụng
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Tài liệu,
giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đề
nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng do Công an cấp huyện hoặc Công
an tỉnh trực tiếp lập, sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ thì Trưởng Công an cấp
huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện
nơi người thực hiện hành vi vi phạm để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản
của Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân
dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Tài liệu,
giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 99 Luật Xử
lý vi phạm hành chính.
4. Việc
giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản. Hồ sơ phải được đánh bút lục theo quy
định.
Điều 14. Hồ sơ, thủ
tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng
1. Khi đưa
người vào trường giáo dưỡng phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định
của Tòa án nhân dân cấp huyện về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Biên bản
thi hành quyết định;
c) Quyết định
tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
d) Bản tóm
tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng;
đ) Danh bản,
chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
e) Bản sao
các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
g) Quyết định
giao cho gia đình, tổ chức quản lý người có quyết định áp dụng biện pháp đưa
vào trường giáo dưỡng trong thời gian lập hồ sơ đề nghị;
h) Giấy
khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
i) Tài liệu
khác liên quan đến nhân thân của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng (nếu có).
2. Đối với
người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
nhưng chưa chấp hành quyết định mà bỏ trốn, khi truy tìm được nhưng người đó
chưa đủ 18 tuổi thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ có trách nhiệm tổ
chức đưa người đó vào trường giáo dưỡng để thi hành quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Tài liệu,
giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyết định
truy tìm;
c) Biên bản
giữ người có quyết định truy tìm;
d) Thông
báo về việc hủy quyết định truy tìm;
đ) Tài liệu
về các hành vi vi phạm trong thời gian bỏ trốn (nếu có).
3. Khi
giao, nhận người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng, trường giáo dưỡng phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với
những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khỏe hiện tại của người được
giao, nhận, tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác có liên
quan đến việc giao, nhận. Việc giao, nhận người và hồ sơ phải được lập thành
biên bản. Hồ sơ phải được đánh bút lục theo quy định.
1. Hồ sơ,
thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng
Người phải
chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhưng chưa đưa
vào trường giáo dưỡng hoặc người đại diện hợp pháp của người đó nếu thấy đủ điều
kiện hoãn chấp hành quyết định thì phải gửi hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp
huyện xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin
hoãn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nêu rõ lý
do, có xác nhận của chính quyền địa phương;
b) Bản sao
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Bản cam
kết chấp hành các quy định của pháp luật;
d) Văn bản
xác nhận hoặc bản sao bệnh án của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở
lên về tình trạng ốm nặng của người đó hoặc văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã xác nhận về gia đình người đó đang có khó khăn đặc biệt.
Học sinh
đã chấp hành một nửa thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, nếu
có đủ điều kiện giảm thời hạn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng lập hồ sơ đề
nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định. Hồ
sơ gồm:
a) Văn bản
của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét giảm
thời hạn chấp hành quyết định;
b) Văn bản
của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị xem xét giảm thời hạn chấp hành quyết
định đối với từng học sinh;
c) Danh
sách học sinh được đề nghị xem xét giảm thời hạn chấp hành quyết định;
d) Bản sao
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
đ) Văn bản
xác nhận về việc lập công (nếu có).
3. Hồ sơ,
thủ tục đề nghị xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Học sinh bị
ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng lập
hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết
định. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản
của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét tạm
đình chỉ chấp hành quyết định;
b) Bản sao
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Đơn xin
bảo lãnh của gia đình học sinh nêu rõ lý do, có xác nhận của chính quyền địa
phương;
d) Bản cam
kết chấp hành các quy định của pháp luật;
đ) Văn bản
xác nhận hoặc bản sao bệnh án của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở
lên về tình trạng ốm nặng của học sinh.
4. Hồ sơ,
thủ tục đề nghị xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng
Người đang
được hoãn; người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng hoặc người đại diện hợp pháp của
người đó nếu thấy đủ điều kiện miễn chấp hành quyết định thì phải gửi hồ sơ đề
nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin
miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nêu rõ lý
do, có xác nhận của chính quyền địa phương;
b) Bản sao
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào hường giáo dưỡng;
c) Bản cam
kết chấp hành các quy định của pháp luật;
d) Một
trong các văn bản sau: Văn bản xác nhận hoặc bản sao bệnh án của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng ốm nặng; văn bản xác nhận của cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng đang mang thai;
văn bản xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên về việc có tiến
bộ rõ rệt hoặc lập công; văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền công nhận
có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động.
5. Hồ sơ,
thủ tục đề nghị xem xét, quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại
trường giáo dưỡng
Học sinh
đã chấp hành một nửa thời hạn; học sinh đang được tạm đình chỉ về nhà chữa bệnh;
học sinh mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mang thai thì học sinh đó hoặc người đại
diện hợp pháp của học sinh đó nếu thấy đủ điều kiện miễn chấp hành phần thời
gian còn lại tại trường giáo dưỡng phải có đơn gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng
đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định.
Hồ sơ gồm:
a) Văn bản
của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét miễn
chấp hành phần thời gian còn lại;
b) Đơn xin
miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng của học sinh nêu rõ
lý do, đối với trường hợp học sinh đang được tạm đình chỉ về nhà chữa bệnh thì
phải có xác nhận của chính quyền địa phương;
c) Bản sao
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
d) Bản cam
kết chấp hành các quy định của pháp luật;
đ) Một
trong các văn bản sau: Văn bản xác nhận hoặc bản sao bệnh án của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng bệnh hiểm nghèo; văn bản xác nhận
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng đang mang
thai; văn bản xác nhận của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân từ cấp xã trở lên về việc lập công; văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm
quyền công nhận có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động.
Điều 16. Chế độ quản
lý học sinh
1. Học
sinh chịu sự quản lý, giám sát của trường giáo dưỡng và chấp hành nghiêm chỉnh
nội quy của trường giáo dưỡng.
2. Căn cứ
vào quy mô của từng lớp trong trường giáo dưỡng, thời hạn chấp hành quyết định,
đặc điểm nhân thân, tính chất, mức độ vi phạm, tình trạng sức khỏe, giới tính,
độ tuổi, trình độ học vấn của từng học sinh, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng sắp
xếp họ vào đội, lớp, tổ, nhóm cho phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý,
giáo dục. Mỗi đội, lớp, tổ, nhóm phải có cán bộ của trường giáo dưỡng trực tiếp
phụ trách.
Điều 17. Chế độ
ăn, mặc và đồ dùng sinh hoạt của học sinh
Thực hiện
theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày
09 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Thi hành án hình sự.
Điều 18. Chế độ ở
của học sinh
1. Căn cứ
vào giới tính, độ tuổi, đặc điểm hành vi, tính chất, mức độ vi phạm của học
sinh, trường giáo dưỡng sắp xếp chỗ ở, sinh hoạt phù hợp trong các phòng tập thể.
Ban đêm, học sinh ngủ trong các phòng tập thể có khóa cửa bên ngoài và có cán bộ
thường trực tại các khu ở.
2. Phòng ở
phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường.
3. Học
sinh được bố trí giường nằm, nếu không có giường nằm thì phải có ván ép bằng gỗ
có chiếu trải. Diện tích nằm tối thiểu cho mỗi học sinh là 2,5 m2.
Khu ở của nam tách riêng khu ở của nữ; học sinh mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A; học
sinh mắc bệnh tâm thần được quản lý riêng.
Điều 19. Chế độ
chăm sóc y tế đối với học sinh
1. Thực hiện
theo quy định tại Điều 29 Nghị định 133/2020/NĐ-CP ngày 09
tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Thi hành án hình sự.
2. Thời
gian điều trị bệnh của học sinh được tính vào thời gian chấp hành quyết định.
3. Trường
hợp học sinh bị thương tích trong khi lao động, học tập, thiên tai, hỏa hoạn
thi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng thực hiện chế độ hỗ trợ cho học sinh theo quy
định.
Điều 20. Chế độ học
văn hóa, học nghề và lao động của học sinh
1. Chế độ
học văn hóa
a) Học
sinh được học văn hóa theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với học
sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở thì việc học văn hóa là
bắt buộc; đối với những học sinh khác thì tùy theo khả năng và điều kiện thực tế
của trường mà tổ chức học văn hóa cho phù hợp.
Học sinh
khi vào trường giáo dưỡng không có hồ sơ học bạ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng
tổ chức kiểm tra kiến thức hai môn Văn và Toán bằng hình thức kiểm tra viết.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định xếp lớp học
văn hóa cho phù hợp. Quyết định này thay cho học bạ những năm trước đã mất để
xét tốt nghiệp cho học sinh.
Ngoài việc
học văn hóa, học sinh phải được học tập chương trình giáo dục công dân và chương
trình giáo dục khác do Bộ Công an quy định;
b) Phòng học
của học sinh được trang bị máy tính, máy chiếu, quạt điện và các dụng cụ dạy học
cần thiết;
c) Kinh
phí mua sách, vở, đồ dùng học tập cho mỗi học sinh hằng tháng tương đương với
07 kg gạo tẻ loại thường tính theo giá thị trường của từng địa phương;
d) Trường
giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức cho học sinh thi học kỳ, thi kết thúc năm học,
phối hợp với Phòng giáo dục và đào tạo nơi có trường giáo dưỡng thi tuyển chọn
học sinh giỏi, thi vào lớp chuyên và cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp tương ứng
với chương trình học cho học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
đ) Sổ điểm,
học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc giảng dạy và học tập ở trường
giáo dưỡng phải theo mẫu chung thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công
an;
e) Văn bằng,
chứng chỉ học văn hóa trong trường giáo dưỡng có giá trị như văn bằng, chứng chỉ
của các trường phổ thông.
2. Chế độ
học nghề
a) Học
sinh từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia học nghề do Nhà trường tổ chức, ngoài giờ học
văn hóa, được học nghề phù hợp với trình độ học vấn và sức khỏe để đảm bảo sự
phát triển bình thường về thể lực, trí lực và nhân cách, giúp học sinh có kỹ
năng nghề phù hợp để tìm việc làm, tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành
xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Thời
gian học nghề do nhà trường quy định, đảm bảo sự phù hợp về thời gian học văn
hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt của học sinh nhưng không quá 07 giờ trong một
ngày và không quá 35 giờ trong một tuần;
c) Trường
giáo dưỡng có đủ điều kiện trực tiếp đào tạo nghề nghiệp hoặc phối hợp với cơ sở
hoạt động giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho học sinh theo
quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
d) Không sử
dụng học sinh tham gia học nghề thuộc các danh mục công việc và nơi làm việc cấm
sử dụng lao động từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi và danh mục nghề, công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định
của pháp luật;
đ) Trường
giáo dưỡng căn cứ vào tình hình thực tế và khảo sát nhu cầu nghề, việc làm của
địa phương nơi học sinh cư trú để hướng nghiệp, đào tạo nghề nghiệp phù hợp;
e) Chứng
chỉ học nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Chế độ
lao động
a) Học
sinh từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia lao động do Nhà trường tổ chức ngoài giờ học
văn hóa, học nghề. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với
sức khoẻ của học sinh để đảm bảo sự phát triển bình thường về thể chất, trí lực,
nhân cách;
b) Thời
gian lao động của học sinh thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ,
chăm sóc trẻ em và pháp luật về lao động. Thời gian học nghề được tính vào thời
gian lao động. Thời gian lao động không được nhiều hơn thời gian học tập. Học
sinh được nghỉ lao động trong các ngày thứ Bảy, Chủ nhật, lễ, Tết theo quy định
của pháp luật.
Ngoài thời
gian được nghỉ theo quy định chung, học sinh được nghỉ khi ốm đau theo chỉ định
của y, bác sỹ. Khi gặp thân nhân trong thời gian lao động phải được cán bộ có
thẩm quyền của trường giáo dưỡng cho phép;
c) Khi tổ
chức lao động, trường giáo dưỡng có trách nhiệm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và quy định của pháp
luật lao động về lao động chưa thành niên;
d) Trường
hợp trường giáo dưỡng phối hợp với các doanh nghiệp để tổ chức lao động cho học
sinh thì phải được sự tự nguyện tham gia lao động của học sinh.
Điều 21. Quản lý,
sử dụng kết quả lao động của trường giáo dưỡng
1. Quản lý
kết quả lao động của trường giáo dưỡng
a) Trường
giáo dưỡng phải mở đầy đủ hệ thống sổ sách kế toán và hạch toán kế toán các khoản
thu, chi tài chính phát sinh, báo cáo tài chính được thực hiện theo chế độ kế
toán hành chính sự nghiệp;
b) Các khoản
thu, chi từ hoạt động tổ chức lao động, học nghề của đơn vị phải được phản ánh
vào hệ thống sổ kế toán, hạch toán đầy đủ các khoản chi phí hợp lý trong quá
hình tổ chức lao động, học nghề cho học sinh vào giá thành sản phẩm;
c) Các khoản
chi phí hợp lý bao gồm: Chi phí vật tư, nguyên liệu; tiền công thuê lao động
bên ngoài (nếu có), chi phí điện, nước, trích khấu hao tài sản cố định phục vụ
quá trình tổ chức lao động, học nghề, chi phí quản lý và các chi phí khác phục
vụ trực tiếp cho hoạt động tổ chức lao động, học nghề của học sinh.
2. Kết quả
lao động của trường giáo dưỡng từ phần chênh lệch thu lớn hơn chi trong hoạt động
tổ chức lao động sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý, được sử dụng cho các nội
dung sau:
a) Chi hỗ
trợ ăn, uống, sinh hoạt cho học sinh;
b) Lập Quỹ
hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho học sinh khi chấp hành xong quyết định đưa
vào trường giáo dưỡng;
c) Chi trả
một phần công tham gia đào tạo nghề nghiệp của học sinh;
d) Bổ sung
Quỹ phúc lợi của trường giáo dưỡng;
đ) Bổ sung
Quỹ khen thưởng của trường giáo dưỡng;
e) Hỗ trợ
cho học sinh khi bị bệnh, gặp rủi ro, tai nạn;
g) Hỗ trợ
hoạt động học tập, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí của
học sinh;
h) Hỗ trợ
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ
lao động để phát triển hoạt động đào tạo nghề nghiệp của trường giáo dưỡng.
Điều 22. Chế độ
sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí của học sinh
1. Ngoài
giờ học văn hóa, học nghề và lao động theo quy định của pháp luật, trường giáo
dưỡng phải tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc
sách, báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác cho học
sinh.
2. Mỗi trường
giáo dưỡng được thành lập một thư viện; mỗi phân hiệu của trường được thành lập
một phòng đọc sách, báo, khu vui chơi, nhà luyện tập thể dục, thể thao, sân thể
thao để học sinh rèn luyện thể lực; được trang bị hệ thống truyền thanh, truyền
hình. Mỗi phòng ở tập thể được trang bị 01 ti vi, được phát 01 tờ báo thanh
niên và 01 tờ báo thiếu niên theo kỳ phát hành.
3. Ngoài
thời gian tham gia các hoạt động giáo dục, học tập, lao động, sinh hoạt chung,
học sinh theo tôn giáo được sử dụng kinh sách in được xuất bản, phát hành hợp
pháp mỗi tuần một lần. Học sinh theo tôn giáo đăng ký với cán bộ, giáo viên nhà
trường việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cá nhân tại
địa điểm, thời gian do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quy định và không làm ảnh
hưởng đến người khác. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm quản lý, kiểm duyệt kinh
sách trước khi cho học sinh sử dụng.
Điều 23. Chế độ
khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh
1. Học
sinh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng, có kết quả xếp
loại học tập, rèn luyện, học nghề và lao động đạt loại Khá trở lên hoặc lập
công thì được Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định khen thưởng bằng một
trong các hình thức sau đây:
a) Biểu
dương; tặng giấy khen; tặng quà;
b) Cho đi
tham quan do trường giáo dưỡng tổ chức;
c) Được
thưởng 05 ngày về thăm gia đình, không kể thời gian đi đường và một khoản tiền
để ăn, mua vé tàu, xe đi và về;
Trường hợp
hết thời gian thưởng về thăm gia đình mà học sinh cố tình không trở lại thì Hiệu
trưởng trường giáo dưỡng tổ chức đưa học sinh đó trở lại trường giáo dưỡng;
d) Được đề
nghị xem xét giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng.
2. Học
sinh vi phạm nội quy trường giáo dưỡng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm
mà Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định xử lý kỷ luật bằng một trong các
hình thức sau đây:
a) Khiển
trách;
b) Cảnh
cáo;
c) Giáo dục
tại phòng riêng không quá 05 ngày. Học sinh bị giáo dục tại phòng riêng phải
làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước đội, tổ, nhóm hoặc lớp. Trong thời gian
giáo dục tại phòng riêng, học sinh được tham gia học văn hóa.
3. Quyết định
khen thưởng, kỷ luật được lưu vào hồ sơ học sinh.
4. Học
sinh vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật.
Điều 24. Chế độ
thăm gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, quà của học sinh
1. Chế độ
thăm gặp thân nhân
a) Học
sinh được thăm gặp thân nhân tại nhà thăm gặp của trường giáo dưỡng, thời gian
mỗi lần không quá 03 giờ theo thời gian làm việc của nhà trường, trường hợp
ngoài giờ do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.
Thời gian
thăm gặp vào tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Trường hợp học
sinh chấp hành tốt nội quy trường giáo dưỡng, tích cực rèn luyện, học tập, học
nghề và lao động hoặc để phục vụ công tác giáo dục thì Hiệu trưởng trường giáo
dưỡng quyết định cho kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 48 giờ;
b) Trường
giáo dưỡng cấp Sổ thăm gặp theo mẫu thống nhất có danh sách của thân nhân học
sinh. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ký tên, đóng dấu vào Sổ thăm gặp. Sổ thăm gặp
phải được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc
cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Thân nhân
đến thăm gặp phải là người có tên trong Sổ thăm gặp và xuất trình Chứng minh
nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu. Trường hợp thân nhân đến thăm gặp
học sinh không có các giấy tờ nêu trên thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh đóng
dấu giáp lai được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của
cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận.
Thân nhân
đến thăm gặp học sinh phải chấp hành đúng quy định của pháp luật, nội quy nhà
thăm gặp và theo sự hướng dẫn của cán bộ trưởng giáo dưỡng;
c) Khi
thăm gặp phải sử dụng Tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc thiểu số phải có
cán bộ biết tiếng dân tộc đó hoặc người không biết Tiếng Việt phải thông qua
người phiên dịch để giám sát.
2. Chế độ
liên lạc
a) Học
sinh được gửi thư và nhận thư; thư được kiểm duyệt trước khi nhận, gửi; học
sinh không được gửi, nhận thư nếu nội dung không phù hợp, không đúng với thuần
phong mỹ tục, không mang tính chất giáo dục;
b) Học
sinh được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại, mỗi tháng 02 lần, mỗi lần
không quá 05 phút. Trường hợp học sinh có nhu cầu trao đổi với thân nhân để giải
quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của học sinh hoặc
vì công tác giáo dục thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cho tăng thêm số lần, thời
gian liên lạc với thân nhân. Trước khi liên lạc với thân nhân học sinh phải
đăng ký theo quy định của trường giáo dưỡng; trường hợp cán bộ trưởng giáo dưỡng
phát hiện nội dung liên lạc không đúng với nội dung đã đăng ký sẽ bị chấm dứt
liên lạc;
c) Học
sinh vi phạm Nội quy trường giáo dưỡng đang bị giáo dục tại phòng riêng hoặc học
sinh đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc có liên quan đến vụ án
hình sự khác đang được xem xét, xử lý thì không được liên lạc điện thoại với
thân nhân.
3. Chế độ
nhận tiền, quà
a) Học
sinh được nhận tiền mặt (Việt Nam đồng) do thân nhân đến thăm gặp gửi thì cán bộ
làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp tiếp nhận, chuyển vào Sổ lưu ký học sinh; đối với
tiền gửi qua bưu điện thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm cử cán bộ
đến bưu điện nhận tiền và làm thủ tục lưu ký theo quy định, vào sổ theo dõi, quản
lý, đồng thời thông báo cho học sinh được nhận tiền biết.
Số tiền
lưu ký của học sinh được sử dụng mua lương thực, thực phẩm, hàng hóa và các đồ
dùng thiết yếu khác tại căng tin trường giáo dưỡng; thanh toán tiền gửi thư,
liên lạc điện thoại; gửi về cho thân nhân hoặc nhận lại (nếu còn) khi chấp hành
xong quyết định;
b) Học
sinh được nhận quà khi thăm gặp thân nhân theo quy định của pháp luật. Đối với
quà là hàng tươi sống, thực phẩm chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
thì yêu cầu thân nhân nhận lại; mỗi tháng học sinh được nhận bưu phẩm, bưu kiện
02 lần qua đường bưu điện, mỗi lần không quá 07 kg, nếu gửi 01 lần thì không
quá 14 kg; trường hợp bưu phẩm, bưu kiện không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
thì lập biên bản tiêu hủy có sự chứng kiến, chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của học
sinh;
c) Học
sinh được nhận thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, thực phẩm chức năng khi thăm gặp thân
nhân, các loại thuốc, thực phẩm chức năng thì phải có nhãn mác, hàm lượng, công
dụng, nơi sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Trường giáo dưỡng bố trí tủ riêng để
bảo quản, cán bộ y tế có trách nhiệm quản lý tủ thuốc, kiểm tra, hướng dẫn học
sinh sử dụng khi có nhu cầu. Khi học sinh ốm, đau có nhu cầu sử dụng thuốc cán
bộ y tế căn cứ vào bệnh lý, phác đồ điều trị để cấp thuốc và hướng dẫn học sinh
sử dụng và ghi rõ trong bệnh án: “Thuốc do thân nhân gửi” hoặc ghi vào Sổ theo
dõi, học sinh nhận, sử dụng thuốc phải ký tên hoặc điểm chỉ vào bệnh án hoặc Sổ
theo dõi. Thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, thực phẩm chức năng hết hạn phải lập biên
bản tiêu hủy có sự chứng kiến, chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của học sinh.
Khi học
sinh chấp hành xong quyết định hoặc điều chuyển nơi khác cán bộ y tế phải kiểm
tra, đối chiếu, trả lại học sinh số thuốc, thực phẩm chức năng chưa sử dụng hết
hoặc bàn giao thuốc kèm theo hồ sơ sức khỏe của học sinh.
Điều 25. Giải quyết
trường hợp học sinh chết
1. Khi có
học sinh chết, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo ngay cho Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền tiến hành giám định pháp y xác định
nguyên nhân chết và có sự chứng kiến của đại diện Ban giám hiệu trường giáo dưỡng,
đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trường giáo dưỡng, đại diện gia đình học
sinh (nếu có), làm thủ tục khai tử với chính quyền địa phương, thông báo cho
thân nhân học sinh. Sau đó, phải gửi giấy chứng tử cho thân nhân học sinh (nếu
có) và thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định
áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó,
Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi người đó cư trú. Trường hợp học sinh chết khi đang điều trị tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh nhà nước từ tuyến huyện trở lên thì cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh đó có trách nhiệm thông báo và gửi giấy chứng tử cho trường giáo dưỡng.
Trường hợp
học sinh chết đã rõ nguyên nhân khi có kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
nhà nước từ tuyến huyện trở lên thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng mời đại diện
Cơ quan điều tra, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, đại diện Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có trường giáo dưỡng, đại diện gia đình của học sinh chết
(nếu có) đến để lập biên bản theo quy định.
2. Trong
thời hạn 24 giờ, kể từ khi làm xong các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này,
Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức mai táng tử thi. Kinh phí
mai táng do ngân sách nhà nước cấp.
3. Trường
hợp gia đình của người chết có đơn đề nghị nhận tử thi, hài cốt về mai táng thì
Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có thể xem xét, quyết định, trừ trường hợp có căn
cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng,
chống dịch bệnh. Đơn đề nghị phải có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi người đó cư trú và phải cam đoan thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Điều 26. Giải quyết
trường hợp học sinh có việc tang hoặc trường hợp khó khăn đặc biệt
1. Khi có
việc tang của gia đình gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; ông nội, bà nội
của vợ hoặc chồng, ông ngoại, bà ngoại của vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ, bố dượng,
mẹ kế, bố nuôi, mẹ nuôi hợp pháp; bố đẻ, mẹ đẻ, bố dượng, mẹ kế, bố nuôi, mẹ
nuôi hợp pháp của vợ hoặc chồng; con đẻ; người trực tiếp nuôi dưỡng; anh, chị,
em ruột hoặc có trường hợp khó khăn đặc biệt và có đơn xin bảo lãnh của thân
nhân gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận thì Hiệu trưởng trường giáo
dưỡng có thể xem xét cho học sinh về gia đình không quá 05 ngày, không kể thời
gian đi đường. Thời gian về gia đình được tính vào thời gian chấp hành quyết định.
2. Khi giải
quyết cho học sinh về gia đình, đại diện thân nhân gia đình học sinh đến nhận học
sinh và viết cam kết quản lý học sinh trong thời gian được về nhà và chịu trách
nhiệm đưa học sinh trở lại trường giáo dưỡng đúng thời gian quy định.
3. Hết thời
gian được về gia đình, học sinh phải tự giác đến chấp hành, nếu không tự giác
thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng tổ chức đưa học sinh đó trở lại trường giáo
dưỡng; nếu học sinh trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định truy
tìm.
Mục 2
THỦ
TỤC LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ, THI HÀNH; CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC; CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI
VỚI TRẠI VIÊN
Điều 27. Hồ sơ, thủ
tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Sau khi
hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc chuyển
hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đề nghị
xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu,
giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 101 và khoản 3 Điều 118
Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Sau khi
xem xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện
bắt buộc, Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện đề
nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ
sơ gồm:
a) Văn bản
của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định
áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu,
giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đề
nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc do Công an cấp huyện hoặc
Công an tỉnh trực tiếp lập, sau khi hoàn thành lập hồ sơ thì Trưởng Công an cấp
huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện
nơi người thực hiện hành vi vi phạm để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản
của Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân
dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc;
b) Tài liệu,
giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Xử lý vi phạm
hành chính.
4. Đối với
người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
nhưng chưa thi hành quyết định mà bỏ trốn, khi truy tìm được mà người đó đủ 18
tuổi trở lên thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân
dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản
của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Hồ sơ đề
nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trước đó;
c) Quyết định
truy tìm;
d) Biên bản
giữ người có quyết định truy tìm;
đ) Quyết định
tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
e) Thông
báo về việc hủy quyết định truy tìm;
g) Tài liệu
về các hành vi vi phạm trong thời gian bỏ trốn (nếu có).
5. Đối với
học sinh đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
mà bỏ trốn, khi truy tìm được mà người đó đủ 18 tuổi trở lên thì Hiệu trưởng
trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng
xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản
của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường
giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Hồ sơ
tài liệu trong quá trình chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Quyết định
truy tìm;
d) Biên bản
giữ người có quyết định truy tìm;
đ) Quyết định
tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
e) Thông
báo về việc hủy quyết định truy tìm.
6. Việc
giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản. Hồ sơ phải được đánh bút lục theo quy
định.
Điều 28. Hồ sơ, thủ
tục đưa người đã có quyết định vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Hồ sơ
khi đưa người vào cơ sở giáo dục bắt buộc gồm:
a) Quyết định
của Tòa án nhân dân cấp huyện về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
bắt buộc;
b) Biên bản
thi hành quyết định;
c) Quyết định
tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
d) Bản tóm
tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào
cơ sở giáo dục bắt buộc;
đ) Danh bản,
chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Bản sao
các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
g) Quyết định
giao cho gia đình, tổ chức quản lý;
h) Giấy
khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
i) Tài liệu
khác liên quan đến nhân thân của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo
dục bắt buộc (nếu có).
2. Đối với
người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
nhưng chưa đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà bỏ trốn, khi truy tìm được thì
Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ có trách nhiệm tổ chức đưa người đó
vào cơ sở giáo dục bắt buộc để thi hành quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Tài liệu,
giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyết định
truy tìm;
c) Biên bản
giữ người có quyết định truy tìm;
d) Thông
báo về việc hủy quyết định truy tìm;
đ) Tài liệu
về các hành vi vi phạm trong thời gian bỏ trốn (nếu có).
3. Khi
giao, nhận người có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc,
cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với những
tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khỏe hiện tại của người được giao, nhận,
tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác có liên quan đến việc
giao, nhận. Việc giao, nhận người và hồ sơ phải được lập thành biên bản. Hồ sơ
phải được đánh bút lục theo quy định.
1. Hồ sơ,
thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Người phải
chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng
chưa đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của người đó
nếu thấy đủ điều kiện hoãn chấp hành quyết định thì phải gửi hồ sơ đề nghị Tòa
án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin
hoãn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nêu
rõ lý do, có xác nhận của chính quyền địa phương;
b) Bản sao
quyết định áp dụng biện pháp đưa và cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Bản cam
kết chấp hành các quy định của pháp luật;
d) Văn bản
xác nhận hoặc bản sao bệnh án của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở
lên về tình trạng ốm nặng của người đó hoặc văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã xác nhận đang có khó khăn đặc biệt.
2. Hồ sơ,
thủ tục đề nghị xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Trại viên
đã chấp hành một nửa thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc,
nếu có đủ điều kiện giảm thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc lập hồ sơ đề nghị
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định. Hồ
sơ gồm:
a) Văn bản
của Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét
giảm thời hạn chấp hành quyết định;
b) Văn bản
của Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét
giảm thời hạn chấp hành quyết định đối với từng trại viên;
c) Danh
sách trại viên được đề nghị xem xét giảm thời hạn chấp hành quyết định;
d) Bản sao
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
đ) Văn bản
xác nhận về việc lập công (nếu có).
3. Hồ sơ,
thủ tục đề nghị xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Trại viên
bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc
lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc xem
xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản
của Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét
tạm đình chỉ chấp hành quyết định;
b) Đơn xin
bảo lãnh của gia đình trại viên nêu rõ lý do, có xác nhận của chính quyền địa
phương;
c) Bản sao
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản cam
kết chấp hành các quy định của pháp luật;
đ) Văn bản
xác nhận hoặc bản sao bệnh án của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở
lên về tình trạng ốm nặng của trại viên.
4. Hồ sơ,
thủ tục đề nghị xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Người đang
được hoãn; người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo
dục bắt buộc nhưng chưa đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc người đại diện hợp
pháp của người đó nếu thấy đủ điều kiện miễn chấp hành quyết định thì phải gửi
hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin
miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nêu
rõ lý do, có xác nhận của chính quyền địa phương;
b) Bản sao
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Bản cam
kết chấp hành các quy định của pháp luật;
d) Một
trong các văn bản sau: Văn bản xác nhận hoặc bản sao bệnh án của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng ốm nặng; văn bản xác nhận của cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng đang mang thai;
văn bản xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên về việc có tiến
bộ rõ rệt, lập công; văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền công nhận có
sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động.
5. Hồ sơ,
thủ tục đề nghị xem xét, quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại
cơ sở giáo dục bắt buộc
Trại viên
đã chấp hành một nửa thời hạn; trại viên đang được tạm đình chỉ về nhà chữa bệnh;
trại viên mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mang thai thì trại viên đó hoặc người đại
diện hợp pháp của trại viên đó nếu thấy đủ điều kiện miễn chấp hành phần
thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục bắt buộc phải có đơn gửi Giám đốc cơ sở
giáo dục bắt buộc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở giáo dục bắt
buộc xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản
của Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét
miễn chấp hành phần thời gian còn lại;
b) Đơn xin
miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục bắt buộc của trại viên
nêu rõ lý do; đối với trường hợp trại viên đang được tạm đình chỉ về nhà chữa bệnh
thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương;
c) Bản sao
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản cam
kết chấp hành các quy định của pháp luật;
đ) Một
trong các giấy tờ sau: Văn bản xác nhận hoặc bản sao bệnh án của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng bệnh hiểm nghèo; văn bản xác nhận
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng đang mang
thai; văn bản xác nhận của Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân từ cấp xã trở lên về việc tiến bộ rõ rệt, lập công; văn bản xác nhận của
cơ quan có thẩm quyền công nhận có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị
trong lao động.
Điều 30. Chế độ quản
lý trại viên
1. Trại
viên phải chịu sự giám sát, quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc và chấp hành
nghiêm chỉnh nội quy của cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Căn cứ
vào số lượng trại viên, thời hạn chấp hành quyết định, đặc điểm nhân thân, tính
chất, mức độ vi phạm, tình trạng sức khoẻ, giới tính, lứa tuổi của từng loại đối
tượng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có biện pháp tổ chức quản lý, giáo dục
đối với trại viên cho phù hợp theo quy định của Bộ Công an.
Điều 31. Chế độ ăn
đối với trại viên
1. Trại
viên được Nhà nước đảm bảo định lượng mỗi tháng, gồm:
a) 17 kg gạo
tẻ;
b) 01 kg
thịt lợn;
c) 01 kg
cá;
d) 15 kg
rau xanh;
đ) 0,5 kg
đường;
e) 0,75
lít nước mắm;
g) 0,1 kg
bột ngọt;
h) 0,5 kg
muối;
i) 0,2 lít
dầu ăn;
k) Gia vị
khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ;
l) Chất đốt
tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than;
m) Giám đốc
cơ sở giáo dục bắt buộc có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với
thực tế để bảo đảm trại viên sử dụng hết tiêu chuẩn.
2. Lương
thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời
giá thị trường tại địa phương. Trại viên được bảo đảm ăn, uống vệ sinh, an toàn
thực phẩm.
3. Ngày lễ,
ngày Tết Dương lịch được ăn thêm không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày thường; các
ngày Tết Nguyên đán được ăn thêm không quá 05 lần tiêu chuẩn ngày thường.
4. Trại
viên lao động thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của
pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng không quá 02 lần tiêu chuẩn
ngày thường. Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định chế độ ăn đối với trại
viên bị ốm đau đang được điều trị tại bệnh xá, bệnh viện trên cơ sở đề nghị của
cán bộ y tế nhưng tổng định lượng ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
5. Ngoài
tiêu chuẩn ăn quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này, trại viên được sử dụng
quà, tiền của trại viên để ăn thêm nhưng không quá 03 lần định lượng ăn trong
01 tháng cho mỗi trại viên và phải thông qua hệ thống lưu ký và căng tin phục vụ
sinh hoạt cho trại viên của cơ sở giáo dục bắt buộc.
6. Mỗi
phân khu của cơ sở giáo dục bắt buộc được tổ chức ít nhất một bếp ăn tập thể. Định
mức dụng cụ cấp dưỡng cụ thể như sau:
a) Đối với
một bếp tập thể dùng cho 100 trại viên gồm: 01 tủ lưu mẫu thức ăn 48 giờ, 01 tủ
đựng thức ăn có lưới hoặc kính che kín, 03 chảo to, 01 chảo nhỏ, 01 nồi to; các
loại dao, thớt, chậu rửa bát, rổ, rá, bát, đũa dùng và các dụng cụ, trang thiết
bị cấp dưỡng cần thiết khác phục vụ việc nấu ăn và chia khẩu phần ăn cho trại
viên;
b) Đối với
dụng cụ, đồ dùng cho 01 mâm ăn của 06 trại viên bao gồm: 01 lồng bàn, 01 xoong
đựng cơm, 01 xoong đựng canh; 02 đĩa đựng thức ăn, 01 bát đựng nước chấm, 01
muôi múc cơm, 01 muôi múc canh;
c) Đối với
dụng cụ, đồ dùng cho 01 trại viên ăn riêng theo suất gồm: 01 cặp lồng có 04
ngăn hoặc khay có 05 ngăn bằng nhựa chuyên dùng đựng đồ ăn cơm và 01 thìa ăn
cơm bằng nhựa.
Điều 32. Chế độ mặc
và đồ dùng sinh hoạt của trại viên
1. Chế độ
mặc của trại viên trong một năm được cấp:
a) 02 bộ
quần, áo dài;
b) 02 bộ
quần, áo lót;
c) Trại
viên tham gia lao động, học nghề mỗi năm được cấp 02 bộ quần áo bảo hộ lao động
và dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác;
d) Đối với
trại viên ở các cơ sở giáo dục bắt buộc từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc
được cấp 01 áo ấm/năm.
2. Chế độ
đồ dùng sinh hoạt của trại viên trong một năm được cấp:
a) 02 khăn
mặt;
b) 02 đôi
dép;
c) 04 bàn
chải đánh răng;
d) 02 chiếc
chiếu cá nhân;
đ) 01 áo
mưa ni lông;
e) 01 chiếc
mũ (dùng để che mưa, nắng);
g) 600 g
kem đánh răng;
h) 3,6 kg
xà phòng;
i) 800 ml
dầu gội đầu;
3. Ngoài
chế độ quy định tại khoản 2 Điều này, trại viên còn được cấp:
a) 01
màn/02 năm;
b) 01 chăn
sợi/02 năm;
c) Đối với
trại viên ở các cơ sở giáo dục bắt buộc từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc
được cấp 01 chăn bông/02 năm có vỏ nặng không quá 02 kg;
d) Đối với
trại viên ở cơ sở giáo dục bắt buộc từ thành phố Đà Nẵng trở vào phía Nam được
cấp 01 tấm đắp/02 năm;
đ) Trại
viên nữ được cấp đồ dùng vệ sinh cá nhân tương đương 03 kg gạo tẻ/trại
viên/tháng.
4. Trại
viên được mang vào cơ sở giáo dục bắt buộc những đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử
dụng theo quy định của Bộ Công an.
Điều 33. Chế độ ở
của trại viên
1. Trại
viên được bố trí ở buồng tập thể theo đội, tổ hoặc nhóm phù hợp với yêu cầu của
công tác quản lý, giáo dục đối với từng loại đối tượng. Ban đêm, trại viên ngủ
trong các phòng tập thể có khóa cửa bên ngoài và có cán bộ của cơ sở giáo dục bắt
buộc thường trực tại các Phân khu.
2. Phòng ở
phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông và bảo đảm vệ sinh môi
trường.
3. Trại
viên được bố trí giường hoặc sàn nằm. Nếu chỗ nằm của trại viên bằng sàn xây xi
- măng hoặc lát gạch men thì phải có ván ép bằng gỗ đặt trên mặt sàn. Diện tích
nằm tối thiểu cho mỗi trại viên là 2,5 m2. Khu ở của nam tách riêng
khu ở của nữ; trại viên mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A; trại viên mắc bệnh tâm thần
được quản lý riêng.
Điều 34. Chế độ
chăm sóc y tế đối với trại viên
1. Trại
viên khi đến cơ sở giáo dục bắt buộc được y tế của cơ sở giáo dục bắt buộc tổ
chức khám sức khỏe và lập phiếu theo dõi. Trong thời gian trại viên chấp hành tại
cơ sở giáo dục bắt buộc, căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị tổ chức khám sức khỏe
tổng quát cho trại viên, định kỳ 01 năm/lần, cụ thể: Đo chiều cao, cân nặng,
vòng ngực trung bình, kiểm tra các thông số về nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ
thể, khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa. Việc khám sức khỏe cho trại
viên được lưu kết quả vào hồ sơ để quản lý, theo dõi sức khỏe của trại viên.
2. Chi phí
khám sức khỏe tổng quát, định kỳ cho trại viên được thanh toán theo khung giá
quy định của Bộ Y tế. Tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho trại viên được cấp
tương đương 04 kg gạo tẻ/trại viên/tháng.
3. Cơ sở
giáo dục bắt buộc thường xuyên có biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thực hiện
các biện pháp cai nghiện ma túy, phòng, chống lây nhiễm, điều trị HIV/AIDS và
các bệnh truyền nhiễm khác cho trại viên.
4. Trại
viên bị ốm được điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giáo dục bắt buộc. Trường hợp
trại viên bị ốm nặng vượt quá khả năng điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giáo dục
bắt buộc thì được đưa đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên hoặc
có thể được đưa về gia đình để điều trị.
5. Trường
hợp trại viên bị thương tích do tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn thì Giám
đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải làm các thủ tục để thực hiện chế độ trợ cấp
theo quy định.
6. Kinh
phí để thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này do ngân sách nhà
nước cấp. Trường hợp trại viên được tạm đình chỉ để đưa về gia đình điều trị
thì gia đình phải chi trả toàn bộ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho trại viên.
7. Trường
hợp trại viên bị ốm nặng phải đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện
trở lên để điều trị lâu dài thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày đưa đến cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc
phải báo cáo Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường
giáo dưỡng và thông báo cho thân nhân của trại viên.
8. Thời
gian trại viên điều trị bệnh được tính vào thời gian chấp hành quyết định. Một
ngày điều trị bệnh được tính bằng một ngày chấp hành quyết định.
Điều 35. Chế độ học
tập, sinh hoạt của trại viên
1. Chế độ
học tập
a) Trại
viên được học các chương trình giáo dục công dân mỗi tuần 01 buổi, mỗi buổi 04
giờ và các chương trình giáo dục khác của Bộ Công an;
b) Cơ sở
giáo dục bắt buộc tổ chức dạy Chương trình Xóa mù chữ cho những trại viên chưa
biết chữ hoặc tái mù chữ, việc học văn hóa đối với những trại viên mù chữ, tái
mù chữ là bắt buộc. Thời gian học văn hóa cho trại viên mỗi tuần 02 buổi, mỗi
buổi 04 giờ, không tổ chức học vào các ngày Chủ nhật, lễ, Tết;
c) Căn cứ
vào điều kiện cụ thể, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có thể sắp xếp thời gian
học văn hóa cho các đối tượng;
d) Kinh
phí hằng tháng chi cho việc học văn hóa, học nghề, giáo dục công dân cho mỗi trại
viên tương đương với 05 kg gạo tẻ.
2. Chế độ
sinh hoạt
a) Trại
viên được hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí; được
đọc sách, báo, nghe đài, nghe phổ biến thời sự, chính sách, được xem vô tuyến
truyền hình theo quy định của Bộ Công an;
b) Mỗi cơ
sở giáo dục bắt buộc được thành lập 01 thư viện, khu vui chơi, sân thể thao. Cứ
30 trại viên được phát 01 tờ báo Nhân dân và 01 tờ báo Pháp luật Việt Nam theo
kỳ phát hành. Mỗi Phân khu được trang bị hệ thống truyền thanh, mỗi buồng ở tập
thể được trang bị 01 ti vi;
c) Ngoài
thời gian tham gia các hoạt động giáo dục, học tập, lao động, sinh hoạt chung,
trại viên theo tôn giáo được sử dụng kinh sách in được xuất bản, phát hành hợp
pháp mỗi tuần một lần. Trại viên theo tôn giáo đăng ký với cán bộ cơ sở giáo dục
bắt buộc việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cá nhân tại
địa điểm, thời gian do Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quy định và không làm ảnh
hưởng đến người khác. Cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm quản lý, kiểm duyệt
kinh sách trước khi cho trại viên sử dụng.
Điều 36. Chế độ
lao động, học nghề của trại viên
1. Chế độ
lao động
a) Thời
gian lao động của trại viên không quá 08 giờ trong 01 ngày, không quá 05 ngày
trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật, lễ, Tết theo quy định
của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc do yêu cầu lao động, Giám đốc cơ sở
giáo dục bắt buộc có thể quyết định lao động thêm giờ nhưng không quá 02 giờ
trong 01 ngày, không quá 40 giờ trong 01 tháng, 200 giờ trong 01 năm và được bố
trí nghỉ bù;
b) Trại
viên phải hoàn thành định mức lao động được giao. Ngoài giờ lao động hằng ngày
theo quy định, cơ sở giáo dục bắt buộc có thể cho phép trại viên lao động thêm
để cải thiện đời sống theo nguyện vọng của họ nhưng phải theo đúng quy định của
pháp luật;
c) Đối với
những công việc mà pháp luật quy định phải có bảo hộ lao động thì cơ sở giáo dục
bắt buộc có trách nhiệm trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với
yêu cầu của công việc. Trường hợp làm ca đêm, làm việc ngoài giờ, làm việc
trong các điều kiện độc hại hoặc công việc nặng nhọc thì được bồi dưỡng theo
quy định;
d) Trường
hợp trại viên bị tai nạn lao động thì cơ sở giáo dục bắt buộc phải tổ chức cứu
chữa kịp thời và làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ trợ cấp theo
quy định của pháp luật;
đ) Trường
hợp cơ sở giáo dục bắt buộc phối hợp với doanh nghiệp để tổ chức lao động cho
trại viên thì chế độ lao động của trại viên được thực hiện theo quy định của
pháp luật.
2. Chế độ
học nghề
a) Cơ sở
giáo dục bắt buộc có đủ điều kiện trực tiếp đào tạo nghề nghiệp hoặc phối hợp với
cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho trại viên
theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
b) Cơ sở
giáo dục bắt buộc căn cứ vào tình hình thực tế và khảo sát nhu cầu nghề, việc
làm của địa phương nơi trại viên cư trú để đào tạo nghề nghiệp phù hợp.
3. Chứng
chỉ học nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 37. Quản lý,
sử dụng kết quả lao động của cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Quản lý
kết quả lao động của cơ sở giáo dục bắt buộc
a) Cơ sở
giáo dục bắt buộc phải mở đầy đủ hệ thống sổ sách kế toán và hạch toán kế toán
các khoản thu, chi tài chính phát sinh, báo cáo tài chính được thực hiện theo
chế độ kế toán hành chính sự nghiệp;
b) Các khoản
thu, chi từ hoạt động tổ chức lao động của đơn vị phải được phản ánh vào hệ thống
sổ kế toán; hạch toán đầy đủ các khoản chi phí hợp lý trong quá trình tổ chức
lao động, học nghề cho trại viên vào giá thành sản phẩm;
c) Các khoản
chi phí hợp lý bao gồm: Chi phí vật tư, nguyên liệu; tiền công thuê lao động
bên ngoài (nếu có); chi phí điện, nước; trích khấu hao tài sản cố định phục vụ
quá trình tổ chức lao động; chi phí quản lý và các chi phí khác phục vụ trực tiếp
cho hoạt động tổ chức lao động của trại viên.
2. Kết quả
lao động của cơ sở giáo dục bắt buộc từ phần chênh lệch thu lớn hơn chi trong
hoạt động tổ chức lao động sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý, được sử dụng
cho các nội dung sau:
a) Hỗ trợ
ăn, uống, sinh hoạt cho trại viên;
b) Lập Quỹ
hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho trại viên khi chấp hành xong quyết định
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Chi trả
một phần công lao động của trại viên; bổ sung Quỹ phúc lợi của cơ sở giáo dục bắt
buộc; bổ sung Quỹ khen thưởng của cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Hỗ trợ
cho trại viên khi bị bệnh, gặp rủi ro, tai nạn; hỗ trợ hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí của trại viên;
đ) Hỗ trợ
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ
lao động để phát triển hoạt động đào tạo nghề nghiệp của cơ sở giáo dục bắt buộc.
Điều 38. Chế độ
khen thưởng, kỷ luật đối với trại viên
1. Trại
viên có thành tích trong rèn luyện, học tập và chấp hành tốt quy định của pháp
luật, nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc lập công thì được khen thưởng bằng một
trong các hình thức:
a) Biểu
dương; tặng quà;
b) Tăng số
lần và thời gian thăm gặp thân nhân, số lần liên lạc bằng điện thoại, số lần và
số lượng nhận quà;
c) Được đề
nghị xét giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
2. Trại
viên vi phạm nội quy thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng
một trong các hình thức:
a) Khiển
trách;
b) Cảnh
cáo;
c) Cách ly
với trại viên khác tại buồng kỷ luật từ 05 đến 10 ngày. Trong thời gian cách ly
không được thăm gặp thân nhân.
d) Hạn chế
số lần thăm gặp thân nhân, số lần liên lạc bằng điện thoại, số lần và số lượng
nhận quà.
3. Trại
viên nếu gây thiệt hại về tài sản của cơ quan nhà nước, của cá nhân, gây tổn hại
đến sức khỏe của người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Các quyết
định khen thưởng hoặc kỷ luật được lưu vào hồ sơ của trại viên.
Điều 39. Chế độ
thăm gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, quà của trại viên
1. Chế độ
thăm gặp thân nhân
a) Trại
viên được thăm gặp thân nhân mỗi tháng 02 lần, mỗi lần không quá 02 giờ tại nhà
thăm gặp của cơ sở giáo dục bắt buộc và phải chấp hành đúng quy định về thăm gặp.
Trường hợp thăm gặp thêm giờ thì phải được sự đồng ý của Giám đốc cơ sở giáo dục
bắt buộc, nhưng không quá 04 giờ;
b) Trại
viên phải có 03 tháng liên tục xếp loại khá, tốt liền kề với thời điểm thăm gặp
và có đơn đề nghị thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có thể cho gặp vợ hoặc
chồng đến 24 giờ và được ở lại qua đêm tại nhà thăm gặp của cơ sở giáo dục bắt
buộc. Vợ hoặc chồng đến thăm và được nghỉ qua đêm thì phải có thêm Giấy chứng
nhận hoặc trích lục kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của Ủy ban
nhân dân cấp xã thể hiện là vợ hoặc chồng;
c) Thời
gian thăm gặp được tổ chức tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.
Thời gian tổ chức cho trại viên thăm gặp thân nhân theo thời gian làm việc của
cơ sở giáo dục bắt buộc, trường hợp ngoài giờ do Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc
quyết định;
d) Thân
nhân đến thăm gặp phải là người có tên trong Sổ thăm gặp và xuất trình Chứng
minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu. Trường hợp thân nhân đến
thăm gặp trại viên không có các giấy tờ nêu trên thì phải có đơn đề nghị có dán
ảnh đóng dấu giáp lai được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp
xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Cơ sở
giáo dục bắt buộc cấp Sổ thăm gặp theo mẫu thống nhất có danh sách của thân
nhân trại viên. Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ký tên, đóng dấu vào Sổ thăm gặp.
Sổ thăm gặp phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú xác
nhận.
Thân nhân
đến thăm gặp trại viên phải chấp hành đúng quy định của pháp luật, nội quy nhà
thăm gặp và theo sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở giáo dục bắt buộc;
đ) Đối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đến thăm gặp trại viên do Giám đốc cơ sở giáo dục
bắt buộc quyết định, phải có: Công văn đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc đơn đề
nghị của cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức
nơi làm việc nêu rõ lý do; khi đến thăm gặp phải xuất trình Chứng minh nhân dân
hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
e) Khi
thăm gặp phải sử dụng Tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc thiểu số phải có
cán bộ biết tiếng dân tộc đó hoặc người không biết Tiếng Việt phải thông qua
người phiên dịch để giám sát;
g) Trại
viên vi phạm Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc đang bị cách ly tại buồng kỷ luật
hoặc trại viên đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc có liên quan
đến vụ án hình sự khác đang được xem xét, xử lý thì không được thăm gặp thân
nhân.
2. Chế độ
liên lạc
a) Trại
viên được gửi thư và nhận thư; thư được kiểm duyệt trước khi nhận, gửi; trại
viên không được gửi, nhận thư nếu nội dung không phù hợp, không đúng với thuần
phong mỹ tục, không mang tính chất giáo dục;
b) Trại
viên được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại mỗi tháng 02 lần, mỗi lần
không quá 05 phút. Trường hợp trại viên có nhu cầu trao đổi với thân nhân để giải
quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của trại viên hoặc
vì công tác giáo dục thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc cho tăng thêm số lần,
thời gian liên lạc với thân nhân. Trước khi liên lạc với thân nhân trại viên phải
đăng ký theo quy định của cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp cán bộ cơ sở giáo
dục bắt buộc phát hiện nội dung liên lạc không đúng với nội dung đã đăng ký sẽ
bị chấm dứt liên lạc;
c) Trại
viên vi phạm Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc đang bị cách ly tại buồng kỷ luật
hoặc trại viên đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc có liên quan
đến vụ án hình sự khác đang được xem xét, xử lý thì không được liên lạc điện
thoại, gửi thư với thân nhân.
3. Chế độ
nhận tiền, quà
a) Trại
viên được nhận tiền mặt (Việt Nam đồng) do thân nhân đến thăm gặp gửi thì cán bộ
làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp tiếp nhận, chuyển vào sổ lưu ký trại viên; đối với
tiền gửi qua bưu điện thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm cử
cán bộ đến bưu điện nhận tiền và làm thủ tục lưu ký theo quy định, vào sổ theo
dõi, quản lý, đồng thời thông báo cho trại viên được nhận tiền biết.
Số tiền
lưu ký của trại viên được sử dụng mua lương thực, thực phẩm, hàng hóa và các đồ
dùng thiết yếu khác tại căng tin cơ sở giáo dục bắt buộc không quá 03 lần định
lượng ăn trung bình hàng tháng theo quy định khoản 1 Điều 31 Nghị định này;
thanh toán tiền gửi thư, liên lạc điện thoại; gửi về cho thân nhân hoặc nhận lại
(nếu còn) khi chấp hành xong quyết định;
b) Trại
viên được nhận quà khi thăm gặp thân nhân theo quy định của pháp luật. Đối với
quà là hàng tươi sống, thực phẩm chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
thì yêu cầu thân nhân nhận lại; mỗi tháng trại viên được nhận bưu phẩm, bưu kiện
02 lần qua đường bưu điện, mỗi lần không quá 07 kg, nếu gửi 01 lần thì không
quá 14 kg; trường hợp bưu phẩm, bưu kiện không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
thì lập biên bản tiêu hủy có sự chứng kiến, chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của
trại viên;
c) Trại
viên được nhận thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, thực phẩm chức năng, các loại thuốc,
thực phẩm chức năng phải có nhãn mác, hàm lượng, công dụng, nơi sản xuất và còn
thời hạn sử dụng. Cơ sở giáo dục bắt buộc bố trí tủ riêng để bảo quản, cán bộ y
tế có trách nhiệm quản lý tủ thuốc, kiểm tra, hướng dẫn trại viên sử dụng khi
có nhu cầu. Khi trại viên ốm, đau có nhu cầu sử dụng thuốc cán bộ y tế căn cứ
vào bệnh lý, phác đồ điều trị để cấp thuốc và hướng dẫn trại viên sử dụng và
ghi rõ trong bệnh án: “Thuốc do thân nhân gửi” hoặc ghi vào Sổ theo dõi, trại
viên nhận, sử dụng thuốc phải ký tên hoặc điểm chỉ vào bệnh án hoặc sổ theo
dõi. Thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, thực phẩm chức năng hết hạn phải lập biên bản
tiêu hủy có sự chứng kiến, chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của trại viên.
Khi trại
viên chấp hành xong quyết định hoặc điều chuyển nơi khác cán bộ y tế phải kiểm
tra, đối chiếu, trả lại trại viên số thuốc, thực phẩm chức năng chưa sử dụng hết
hoặc bàn giao thuốc kèm theo hồ sơ sức khỏe của trại viên.
Điều 40. Giải quyết
trường hợp trại viên chết
1. Khi có
trại viên chết, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải báo ngay cho Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền tiến hành giám định pháp y xác định
nguyên nhân chết và có sự chứng kiến của đại diện Ban giám đốc cơ sở giáo dục bắt
buộc, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc, đại diện gia
đình trại viên (nếu có), làm thủ tục khai tử với chính quyền địa phương, thông
báo cho thân nhân trại viên. Sau đó, phải gửi giấy chứng tử cho thân nhân trại
viên (nếu có) và thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra
quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối
với người đó, Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trường hợp trại viên chết khi đang điều trị tại
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước từ tuyến huyện trở lên thì cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh đó có trách nhiệm thông báo và gửi giấy chứng tử cho cơ sở giáo dục bắt
buộc.
Trường hợp
trại viên chết đã rõ nguyên nhân khi có kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
nhà nước từ tuyến huyện trở lên thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc mời đại diện
Cơ quan điều tra, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, đại diện Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc, đại diện gia đình của trại viên
chết (nếu có) đến để lập biên bản theo quy định.
2. Trong
thời hạn 24 giờ, kể từ khi làm xong các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này,
Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm tổ chức mai táng tử thi. Kinh
phí mai táng do ngân sách nhà nước cấp.
3. Trong trường
hợp gia đình của người chết có đơn đề nghị nhận tử thi, hài cốt (đã được cải
táng trên 03 năm) về mai táng thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có thể xem
xét, quyết định, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an
ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh. Đơn đề nghị phải có
xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và phải cam đoan thực
hiện đúng các quy định của pháp luật.
1. Khi có
việc tang của gia đình gồm: vợ hoặc chồng; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
ông nội, bà nội của vợ hoặc chồng, ông ngoại, bà ngoại của vợ hoặc chồng; bố đẻ,
mẹ đẻ, bố dượng, mẹ kế, bố nuôi, mẹ nuôi hợp pháp; bố đẻ, mẹ đẻ, bố dượng, mẹ kế,
bố nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của vợ hoặc chồng; con đẻ; người trực tiếp nuôi dưỡng;
anh, chị, em ruột hoặc có trường hợp khó khăn đặc biệt và có đơn xin bảo lãnh của
thân nhân gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận thì Giám đốc cơ sở giáo
dục bắt buộc có thể xem xét cho trại viên về gia đình không quá 05 ngày, không
kể thời gian đi đường. Thời gian về gia đình được tính vào thời gian chấp hành
quyết định.
2. Khi giải
quyết cho trại viên về gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều này, đại diện
thân nhân trại viên đến nhận trại viên và viết cam kết quản lý trại viên trong
thời gian được về nhà và chịu trách nhiệm đưa trại viên hở lại cơ sở giáo dục bắt
buộc đúng thời gian quy định.
3. Hết thời
hạn được về gia đình, trại viên phải tự giác đến chấp hành, nếu không tự giác
thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc tổ chức đưa trại viên đó trở lại cơ sở
giáo dục bắt buộc; nếu trại viên trốn thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra
quyết định truy tìm.
Mục 3
HẾT
THỜI HẠN CHẤP HÀNH BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO
TRƯỜNG
GIÁO DƯỠNG, CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC;
TÁI
HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
Điều 42. Hết thời
hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Chậm nhất
hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân dân cấp
huyện nơi đã ra quyết định, Công an cấp huyện nơi về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi về cư trú và cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh biết ngày học sinh
ra trường.
2. Khi học
sinh đã chấp hành xong quyết định thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cấp Giấy chứng
nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cho học sinh đó và gửi
bản sao cho Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường
giáo dưỡng, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Công an cấp huyện
nơi về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú và cho cha mẹ hoặc người
giám hộ của học sinh đó.
Trường hợp
đã chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Hiệu trưởng trường
giáo dưỡng phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo
dục tiếp theo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú.
3. Đối với
học sinh dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định mà không rõ cha, mẹ, nơi cư
trú hoặc không có nơi nương tựa thì được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội tại địa
phương nơi có trường giáo dưỡng.
4. Đối với
học sinh dưới 16 tuổi đã chấp hành xong quyết định và học sinh bị ốm đau, bệnh
tật đến ngày ra trường mà không có thân nhân đến đón thì Hiệu trưởng trường
giáo dưỡng có trách nhiệm cử cán bộ đưa học sinh về tận gia đình hoặc về Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi học sinh về cư trú. Thân nhân học sinh hoặc Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận.
5. Học
sinh đã chấp hành xong quyết định được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các văn
bằng, chứng chỉ học văn hóa, chứng chỉ học nghề (nếu có); được cấp tiền tàu xe,
tiền ăn đường và 01 bộ quần áo thường (nếu họ không có); được nhận hỗ trợ từ Quỹ
hòa nhập cộng đồng; phải trả lại chiếu, chăn, màn và vật dụng, trang thiết bị
dùng cho việc học tập, lao động, sinh hoạt đã được trường giáo dưỡng cho mượn;
nếu làm mất thì phải bồi thường.
6. Trong
thời hạn 05 ngày, kể từ ngày về địa phương, học sinh đã chấp hành xong quyết định
phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cùng cấp nơi về cư
trú.
Điều 43. Hết thời
hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Chậm nhất
hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân
dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Công an cấp huyện nơi cư trú, Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi cư trú và cha, mẹ, vợ, chồng hoặc thân nhân của trại viên biết
ngày trại viên ra khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Khi trại
viên đã chấp hành xong quyết định thì Giám đốc cơ sở giáo dục cấp Giấy chứng nhận
đã chấp hành xong biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc cho trại viên đó và
gửi bản sao cho Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường
giáo dưỡng, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Công an cấp huyện
nơi về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú và cha, mẹ, vợ, chồng hoặc
thân nhân của trại viên đó.
3. Trường
hợp trại viên chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Giám đốc
cơ sở giáo dục bắt buộc phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp
quản lý, giáo dục tiếp theo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú.
4. Trại
viên đã chấp hành xong quyết định được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các
văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, chứng chỉ học nghề (nếu có); được cấp tiền tàu
xe, tiền ăn đường và một bộ quần áo thường (nếu họ không có); được nhận hỗ trợ
từ Quỹ hòa nhập cộng đồng; phải trả lại chiếu, chăn, màn và vật dụng, trang thiết
bị dùng cho việc học tập, lao động, sinh hoạt đã được cơ sở giáo dục bắt buộc
cho mượn; nếu làm mất thì phải bồi thường.
5. Trong
thời hạn 05 ngày, kể từ ngày về địa phương, trại viên đã chấp hành xong quyết định
phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cùng cấp nơi về cư
trú.
Điều 44. Chuẩn bị
công tác tái hòa nhập cộng đồng
1. Trước
khi học sinh, trại viên chấp hành xong quyết định, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng,
Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc thông báo cho Công an cấp huyện, Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi họ về cư trú để chủ động theo dõi, giáo dục, giúp đỡ họ tái hòa
nhập cộng đồng; tổ chức phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình
kinh tế - xã hội, thị trường lao động, tư vấn, giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp
về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý nhằm trang bị kiến thức cần thiết, nâng
cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc của học sinh, trại viên.
Bộ Công an
hướng dẫn hoạt động tư vấn, phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình
hình kinh tế - xã hội, giáo dục kỹ năng sống, thị trường lao động, trợ giúp
pháp lý cho học sinh, trại viên.
2. Trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thành lập Quỹ hòa nhập cộng đồng từ nguồn
kinh phí hợp pháp theo quy định để hỗ trợ hoạt động hòa nhập cộng đồng cho học
sinh, trại viên khi chấp hành xong quyết định.
Điều 45. Biện pháp
tái hòa nhập cộng đồng
1. Biện
pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người đã chấp hành xong quyết định áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
a) Thông
tin, truyền thông giáo dục nhằm định hướng, khuyến khích, động viên việc giáo dục,
giúp đỡ, xóa bỏ sự định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử với người chấp hành xong
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, giúp họ ổn định
cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng;
b) Người
chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được
chính quyền địa phương, tổ chức xã hội theo dõi, giúp đỡ, giáo dục trong thời
gian kể từ khi họ chấp hành xong quyết định cho đến khi họ được coi như chưa bị
xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi
phạm hành chính.
Nội dung
theo dõi, giáo dục, giúp đỡ bao gồm: Tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận; phân
công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm theo dõi, giáo dục, giúp đỡ người chấp
hành xong quyết định; tư vấn, trợ giúp về tâm lý, các thủ tục pháp lý; hướng dẫn
làm thủ tục đăng ký cư trú, căn cước công dân, cấp Phiếu lý lịch tư pháp; theo
dõi người chấp hành xong quyết định; hướng dẫn chấp hành pháp luật, nghĩa vụ
công dân; phát hiện, ngăn chặn, xử lý khi có hành vi vi phạm pháp luật; hỗ trợ
kinh phí, cho vay vốn, tổ chức học tập, đào tạo nghề nghiệp, tìm kiếm, giới thiệu
việc làm; tạo các điều kiện cần thiết khác giúp người chấp hành xong quyết định
ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, tránh tái vi phạm;
c) Người
chấp hành xong quyết định được quan tâm đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc
làm tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe, khả năng chuyên môn, nhu cầu của người sử
dụng lao động và điều kiện thực tế của địa phương; được xem xét hỗ trợ cho vay
vốn từ các ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở địa
phương và được xét hỗ trợ một phần vốn đối với người có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, gia đình chính sách để tạo việc làm, lao động, sản xuất, kinh doanh;
d) Nhà nước
khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt
động tư vấn, đào tạo nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, giúp đỡ những người chấp
hành xong quyết định tái hòa nhập cộng đồng; khuyến khích việc tiếp nhận người
chấp hành xong quyết định vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất,
kinh doanh.
2. Biện
pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người đã chấp hành xong quyết định áp dụng
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
a) Việc
tái hòa nhập cộng đồng cho người đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Người
chưa thành niên chấp hành xong quyết định được ưu tiên học văn hóa, học nghề,
giải quyết việc làm, trợ giúp pháp lý và hỗ trợ vay vốn để học tập, tìm kiếm việc
làm, ổn định cuộc sống;
c) Trẻ em
chấp hành xong quyết định được áp dụng các biện pháp bảo vệ nhằm khắc phục các
nguyên nhân và điều kiện vi phạm pháp luật, phục hồi, tránh tái phạm theo quy định
của Luật Trẻ em.
ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG VÀ
THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH
GIÁO
DỤC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Điều 46. Đề nghị
áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng
1. Người
có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì
có thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng.
2. Hồ sơ đề
nghị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng gồm có:
a) Văn bản
đề nghị của người có thẩm quyền lập hồ sơ, trong đó nêu rõ họ, tên người vi phạm;
ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú; hành vi vi phạm; lý do đề nghị áp dụng; dự
kiến thời hạn áp dụng và tên tổ chức, cá nhân phối hợp cùng gia đình trong việc
giám sát người chưa thành niên;
b) Bản tóm
tắt lý lịch của người vi phạm;
c) Các văn
bản, tài liệu được thu thập để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng;
d) Bản tường
trình của người vi phạm;
đ) Văn bản
cam kết của cha mẹ hoặc người giám hộ.
3. Người
có thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng yêu cầu cha
mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên làm bản cam kết gồm các nội
dung chủ yếu sau đây:
a) Bảo đảm
về chỗ ở để người chưa thành niên sống cùng cha mẹ hoặc người giám hộ;
b) Động
viên, khuyến khích, tạo điều kiện để người chưa thành niên được đi học hoặc
tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn,
phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
c) Phối hợp
chặt chẽ với cá nhân được phân công giám sát để quản lý, giáo dục người chưa
thành niên;
d) Báo cáo
theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ sở trợ giúp
trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội về tình hình quản lý, giáo dục người chưa thành
niên;
đ) Thực hiện
tốt việc quản lý, giáo dục để người chưa thành niên không vi phạm pháp luật.
Điều 47. Công bố
quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng
Trong thời
hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án nhân dân, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc người đứng đầu cơ sở trợ
giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội phải tổ chức công bố quyết định áp dụng biện
pháp giáo dục dựa vào cộng đồng.
1. Cha mẹ
hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có trách nhiệm sau đây:
a) Quản
lý, giáo dục người chưa thành niên;
b) Quan
tâm, tạo điều kiện cho người chưa thành niên được đi học, tham gia các chương
trình học tập, dạy nghề khác, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống
tại cộng đồng phù hợp được tổ chức tại địa phương;
c) Định kỳ
hằng tháng báo cáo với Tòa án nhân dân đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo
dục dựa vào cộng đồng về tình hình quản lý, giáo dục người chưa thành niên;
d) Phối hợp
với tổ chức, cá nhân được phân công phối hợp giám sát thực hiện kế hoạch giám
sát người chưa thành niên.
2. Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ
xã hội được phân công phối hợp giám sát có trách nhiệm phân công người trực tiếp
phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ để quản lý, giám sát người chưa thành
niên.
3. Cá nhân
được giao trách nhiệm giám sát phải phối hợp cùng với cha mẹ hoặc người giám hộ
của người chưa thành niên thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng
và thực hiện kế hoạch để giám sát người chưa thành niên. Kế hoạch phối hợp giám
sát gồm các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ giám sát cụ thể, thời hạn thực hiện và
phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ sở trợ
giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội;
b) Giới
thiệu tham gia các chương trình học tập, dạy nghề; các chương trình tham vấn,
phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng được tổ chức tại địa phương;
c) Giúp đỡ,
động viên người chưa thành niên sửa chữa sai phạm.
1. Người
chưa thành niên được áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng có các quyền
sau đây:
a) Được giải
thích về biện pháp quản lý, giám sát, giáo dục;
b) Không bị
phân biệt đối xử; được học tập, sinh hoạt tại nơi cư trú;
c) Được đi
học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương
trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng phù hợp được tổ chức tại
địa phương;
d) Được
các cơ sở giáo dục xem xét, tiếp nhận học tập;
đ) Được áp
dụng các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại,
khởi kiện quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng và các hành
vi vi phạm trong quá trình thi hành quyết định.
2. Người
chưa thành niên được áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng có nghĩa vụ
sau đây:
a) Chấp
hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Tham
gia học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy định của địa
phương nơi cư trú;
c) Chịu sự
quản lý, giám sát, giáo dục của gia đình và người được phân công phối hợp giám
sát.
Điều 50. Hết thời hạn chấp hành biện
pháp giáo dục dựa vào cộng đồng
1. Trước
15 ngày khi hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng, Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ
xã hội phải có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân đã ra quyết định áp dụng biện
pháp giáo dục dựa vào cộng đồng cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định
áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng cho người chưa thành niên.
2. Tòa án
nhân dân phải cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện
pháp giáo dục dựa vào cộng đồng cho người chưa thành niên, lưu hồ sơ, đồng thời
gửi bản sao hợp lệ cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên và Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở bảo
trợ xã hội biết.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ
QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG,
CƠ
SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC
Điều 51. Trách nhiệm
của Bộ Công an
1. Thống
nhất quản lý các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và tổ chức chỉ đạo
Công an các đơn vị, địa phương, các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
trong phạm vi cả nước thực hiện biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo
dục bắt buộc.
2. Ban
hành các văn bản quy định nội quy trường giáo dưỡng; nội quy cơ sở giáo dục bắt
buộc; hướng dẫn trình tự, thủ tục hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân xem xét giảm thời
hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại của học sinh, trại
viên; quy định về thăm gặp, nhận, gửi thư, tiền, quà, liên lạc điện thoại; quy
định công tác của giáo viên chủ nhiệm; quy định về xếp loại thi đua; quy định về
khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh, trại viên; quy định việc lập kế hoạch tổ
chức lao động, quản lý, sử dụng kết quả lao động, đào tạo nghề nghiệp của học
sinh, trại viên; quy định việc lập, quản lý, sử dụng Quỹ hòa nhập cộng đồng.
3. Thường
xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, bảo đảm cho các hoạt động đó theo đúng quy định
của pháp luật.
4. Phối hợp
với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành khác có liên quan, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức để thực hiện tốt biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Điều 52. Trách nhiệm
của Bộ Y tế
Phối hợp với
Bộ Công an hướng dẫn việc phòng, chống dịch bệnh, khám bệnh, chữa bệnh và khám
sức khỏe định kỳ cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Điều 53. Trách nhiệm
của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với
Bộ Công an xây dựng chương trình giáo dục cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục
bắt buộc; chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, kiểm tra chất lượng học tập,
tổ chức thi và cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp tương ứng với chương
trình học cho học sinh, trại viên và hỗ trợ sách giáo khoa, tập huấn giáo viên
giảng dạy cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; tạo điều kiện cho học
sinh khi ra trường được tiếp tục học tập tại nơi cư trú của họ.
Điều 54. Trách nhiệm
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với
Bộ Công an trong việc xây dựng chương trình giáo dục hướng nghiệp, hướng dẫn tổ
chức đào tạo nghề nghiệp và thực hiện các chế độ bảo hiểm lao động cho học
sinh, trại viên theo quy định của pháp luật; việc hòa nhập cộng đồng cho học
sinh, trại viên.
Điều 55. Trách nhiệm
của Bộ Tài chính
Bộ Tài
chính trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách
trung ương đảm bảo cho việc áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa
vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nước.
Điều 56. Trách nhiệm
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với
Bộ Công an, Bộ Tài chính trong việc thẩm định, bố trí kế hoạch đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện đảm bảo cho các trường giáo
dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật
Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 57. Trách nhiệm
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Giao đất
để xây dựng trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, hỗ trợ về vật chất và tạo
điều kiện thuận lợi cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đóng tại địa
phương mình trong quá trình xây dựng và hoạt động.
2. Thường
xuyên hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chức năng có
liên quan của địa phương mình thực hiện tốt biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Xử lý kỷ
luật kịp thời, nghiêm minh đối với người có sai phạm trong việc áp dụng biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc phạm vi quản lý của
mình.
4. Chỉ đạo
Ủy ban nhân dân các cấp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc và có chính sách hỗ trợ những người đã chấp hành xong
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
tìm việc làm, sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
5. Chỉ đạo
các cơ sở bảo trợ xã hội trong việc tiếp nhận người chưa thành niên không rõ
cha, mẹ, nơi cư trú hoặc không có nơi nương tựa hoặc người ốm yếu không còn khả
năng lao động khi chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc.
6. Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí kinh phí từ nguồn
ngân sách địa phương để thực hiện Nghị định này thuộc nhiệm vụ chi của ngân
sách địa phương.
Ban hành
kèm theo Nghị định này Phụ lục về biểu mẫu sử dụng trong áp dụng biện pháp xử
lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
Nghị định
này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Nghị định
này thay thế Nghị định số 02/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2014 quy định chế
độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ
sở giáo dục bắt buộc.
Điều 60. Điều khoản
chuyển tiếp
Đối với
hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện
hoặc đang lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường
giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang xem xét ra quyết định áp
dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục
bắt buộc thì áp dụng quy định của Nghị định này nếu Nghị định này không quy định
trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.
Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ Phạm Minh Chính |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét