|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
142/2021/NĐ-CP |
|
NGHỊ ĐỊNH
Quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người,
áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý
người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam
trong thời gian làm thủ tục trục xuất
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất
cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người
nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm
hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng
Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy
định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi
phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt
Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Nghị định này quy định về:
1. Đối tượng áp dụng, thủ tục áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; quyền,
nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; biện pháp quản lý
người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục
xuất và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thi hành hình thức xử
phạt trục xuất.
2. Đối tượng
áp dụng, thủ tục tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính;
các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ
tục hành chính; quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp tạm giữ người,
áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính.
3. Những quy định khác có liên quan đến việc áp dụng hình
thức xử phạt trục xuất và biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo
thủ tục hành chính.
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật hành chính bị tạm giữ theo thủ tục
hành chính theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
2. Người có hành vi vi phạm bị áp giải theo quy định tại Điều
124 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam mà theo quy định
của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải bị trục xuất theo quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định
tại Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính; người có thẩm
quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy định tại Điều
123 Luật Xử lý vi phạm hành chính; người có thẩm quyền đang thi hành công
vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm theo quy định tại khoản
2 Điều 124 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác có liên quan đến việc áp dụng hình
thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ
tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật hành chính Việt
Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt
trục xuất phải bảo đảm đúng nguyên tắc, đúng đối tượng, đúng thủ tục, thẩm
quyền và thời hạn quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, các quy định tại
Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tài sản của người bị tạm giữ, áp giải theo thủ tục hành chính và người bị
áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
3. Việc tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính, áp
dụng hình thức xử phạt trục xuất được thực hiện theo quy định tại Điều
122, Điều 124 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người, áp giải người
vi phạm theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao
gồm:
a) Các khoản chi cho việc đầu tư, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật
chất tạm giữ;
b) Các khoản chi cho việc mua sắm đồ dùng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ
trợ và các điều kiện khác phục vụ cho việc tạm giữ người, áp giải người vi phạm
theo thủ tục hành chính;
c) Các khoản chi cho việc ăn, uống, khám chữa bệnh cho người bị tạm giữ,
chi phí cho việc tổ chức mai táng khi người bị tạm giữ, áp giải chết trong thời
gian bị tạm giữ, áp giải đối với trường hợp bản thân hoặc gia đình họ không tự
bảo đảm được;
d) Các khoản chi phí khác phục vụ cho việc tạm giữ người theo thủ tục hành
chính;
đ) Lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, quản lý người
nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất, truy tìm người bị trục xuất
bỏ trốn và thi hành quyết định trục xuất.
2. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người, áp giải người
vi phạm theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt trục xuất do ngân
sách nhà nước cấp. Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí từ nguồn ngân
sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn
bản hướng dẫn thi hành.
XỬ PHẠT TRỤC XUẤT VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
VI PHẠM
PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
LÀM THỦ
TỤC TRỤC XUẤT
Điều 5. Đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi
lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam,
tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì tùy theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ
bị áp dụng hình thức bị xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều
27 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được thực
hiện theo quy định tại điểm đ khoản 5, khoản 7 Điều 39 Luật Xử
lý vi phạm hành chính.
Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử
phạt trục xuất
1. Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có quyền:
a) Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ
trước khi thi hành;
b) Được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm
quyền;
c) Được thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày
10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức và các chế độ đối với người lưu trú tại
cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh;
d) Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu
nại, tố cáo.
2. Nghĩa vụ của người bị trục xuất:
a) Thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành
chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập
cảnh;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ
quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
d) Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế
theo quy định của pháp luật (nếu có);
đ) Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Điều 8. Hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan phát hiện vi phạm xét thấy
người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình
thức xử phạt trục xuất, phải gửi tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ
(nếu có) liên quan đến vụ vi phạm đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an
cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành
vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Đối với
trường hợp vi phạm do cơ quan ở trung ương, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an
phát hiện thì hồ sơ vi phạm được gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lập hồ
sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, cơ
quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý
xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử
phạt trục xuất. Hồ sơ gồm có:
a) Tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp
dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Biên bản vi phạm hành chính của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử
phạt trục xuất;
c) Tài liệu, chứng cứ về vi phạm hành chính;
d) Tài liệu về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đã bị áp dụng (đối
với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm);
đ) Văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
3. Việc lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước
ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp là hình thức xử phạt bổ sung theo quy
định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được
thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 9. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị áp
dụng hình thức xử phạt trục xuất của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp
tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Giám đốc Công an
cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh phải tiến hành xem xét, ra
quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính. Nếu không đủ
điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải thông báo ngay cho cơ
quan phát hiện vi phạm biết.
2. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải ghi rõ những nội
dung sau:
a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định;
c) Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của
người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
d) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
đ) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu hoặc
giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Hành vi vi phạm hành chính của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục
xuất; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ;
g) Điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng;
h) Hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc
phục hậu quả (nếu có);
i) Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định;
k) Hiệu lực của Quyết định; thời hạn thi hành quyết định; nơi bị trục xuất
đến; nơi thi hành quyết định; nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời
gian làm thủ tục trục xuất;
l) Họ tên, chữ ký của người ra quyết định;
m) Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định.
3. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải được gửi cho người
bị trục xuất và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại
giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú
cuối cùng trước khi đến Việt Nam trước khi thi hành theo quy định tại Điều 84 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Quyết định trục xuất
phải được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
4. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài
vi phạm hành chính trong trường hợp được quy định là hình thức xử phạt bổ sung
theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính
được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
Điều 10. Thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt
trục xuất
1. Cơ quan Công an, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục
xuất; đồng thời, có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ có liên quan,
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết
định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất để thi hành quyết định áp dụng hình
thức xử phạt trục xuất theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với trường hợp người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất cố tình
không nhận quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc
không nhận quyết định, gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan
đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà
người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam.
3. Cá nhân là
người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải chấp hành quyết
định xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2012.
4. Việc thi hành Quyết định áp dụng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối
với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp được quy định là hình
thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử
lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều
này.
Điều 11. Hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử
phạt trục xuất
1. Việc hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được
thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng, phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác không
thể thực hiện được Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có chứng nhận
của bệnh viện hoặc cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện trở lên;
b) Phải thực hiện nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của
pháp luật.
2. Thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành quyết định áp dụng hình thức xử
phạt trục xuất:
a) Trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Công an cấp tỉnh hoặc của Thủ trưởng đơn
vị quản lý người nước ngoài thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Trưởng phòng
nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cục trưởng Cục Quản lý
xuất nhập cảnh Bộ Công an xem xét, ra quyết định hoãn thi hành quyết định áp
dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với trường hợp do Cục trưởng Cục Quản lý
xuất nhập cảnh Bộ Công an ra quyết định trục xuất;
b) Trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng đơn vị quản lý xuất nhập cảnh, Giám
đốc Công an cấp tỉnh xem xét, ra quyết định hoãn thi hành quyết định áp dụng
hình thức xử phạt trục xuất đối với trường hợp do Giám đốc Công an cấp tỉnh ra
quyết định trục xuất.
3. Việc hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối
với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp được quy định là hình
thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử
lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều
này.
4. Khi điều kiện hoãn không còn thì quyết định áp dụng hình thức xử phạt
trục xuất được tiếp tục thi hành.
Điều 12. Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao gồm:
a) Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Biên bản vi phạm hành chính;
c) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp trục xuất theo quy định tại Điều 8 Nghị
định này;
d) Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu của
người bị trục xuất;
đ) Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có);
e) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ
thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm lập hồ sơ áp dụng
hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi
phạm hành chính trong trường hợp quy định là hình thức xử phạt bổ sung theo quy
định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được
thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 và khoản 4 Điều này.
4. Hồ sơ áp dụng biện pháp trục xuất phải được đánh bút lục và lưu trữ tại
cơ quan có thẩm quyền.
Điều 13. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt
Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng
quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất) đề
xuất với Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh
quyết định áp dụng các biện pháp quản lý đối với người nước ngoài trong thời
gian làm thủ tục trục xuất.
2. Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục
trục xuất bị áp dụng biện pháp quản lý trong những trường hợp sau:
a) Khi có căn cứ cho rằng, nếu không áp dụng biện pháp cần thiết để quản lý
thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục
xuất;
b) Để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3. Biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời
gian làm thủ tục trục xuất
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu.
4. Việc áp dụng biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt
Nam phải được ghi rõ trong Quyết định áp dụng biện pháp quản lý đối với người
nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất,
bao gồm những nội dung sau:
a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu/giấy
tờ thay thế hộ chiếu của người bị áp dụng biện pháp quản lý;
d) Biện pháp quản lý (ghi rõ biện pháp quản lý cụ thể);
đ) Hiệu lực của Quyết định áp dụng biện pháp quản lý; thời hạn áp dụng
quyết định quản lý; phạm vi, địa điểm áp dụng việc hạn chế đi lại (đối với biện
pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này); nơi ở bắt buộc của người bị áp dụng
biện pháp quản lý (đối với biện pháp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này); lý
do tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu (đối với biện pháp
quy định tại điểm c khoản 3 Điều này);
e) Họ, tên, chữ ký của người ra quyết định;
g) Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định.
5. Việc chỉ định chỗ ở của người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam
trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện như sau:
a) Lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý;
b) Tại cơ sở lưu trú khác do Bộ Công an chỉ định.
6. Việc áp dụng biện pháp lưu trú đối với người nước ngoài vi phạm pháp
luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú do Bộ
Công an quản lý, chỉ định được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục
trục xuất không có hộ chiếu hoặc các giấy tờ thay thế hộ chiếu, chưa có đủ các
điều kiện cần thiết để thực hiện việc trục xuất (vé máy bay, thị thực, hộ
chiếu, các giấy tờ thay thế hộ chiếu...);
b) Không có nơi cư trú hoặc hết thời hạn cư trú;
c) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc không chấp hành các biện pháp
quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
đ) Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho
việc thi hành quyết định trục xuất;
e) Mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật phòng, chống bệnh
truyền nhiễm phải tổ chức cách ly y tế;
g) Người mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi;
h) Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
7. Không được sử dụng nhà tạm giữ người theo thủ tục hành chính, nhà tạm
giữ hình sự, trại tạm giam, trại giam để quản lý người nước ngoài vi phạm pháp
luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
1. Các chế độ lưu trú đối với người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt
trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện theo quy định
tại Chương II Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6
năm 2020 quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ
sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
2. Các khoản chi chế độ đối với người lưu trú được thực hiện theo quy định
tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức
quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian
chờ xuất cảnh.
a) Trong trường hợp người bị trục xuất không có khả năng chi trả thì Cục
Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ quản lý
đối tượng) yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà
người đó là công dân hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào
Việt Nam hoặc xin gia hạn thị thực cho người nước ngoài chi trả.
b) Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức nêu trên không có điều kiện, khả
năng chi trả thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh
nơi lập hồ sơ quản lý đối tượng chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước.
Điều 15.
Trách nhiệm của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an
1. Trách nhiệm của Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
a) Lập hồ sơ thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao
gồm: Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Bản sao hộ chiếu hoặc bản
sao giấy tờ tùy thân khác thay thế hộ chiếu của người bị trục xuất; Giấy tờ
chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có); các tài liệu khác có
liên quan;
b) Gửi Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, Quyết định hoãn thi
hành Quyết định xử phạt trục xuất và Quyết định áp dụng biện pháp quản lý người
nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất cho Bộ Ngoại
giao để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà
người đó là công dân; đồng thời, gửi một bản quyết định cho người bị trục xuất
để thi hành;
c) Thu thập, tiếp nhận các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tổ chức
thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của người bị trục xuất;
đ) Tổ chức trục xuất theo quyết định.
2. Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức
xử phạt trục xuất:
a) Lập hồ sơ thi hành Quyết định xử phạt trục xuất;
b) Quản lý đối tượng trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử
phạt trục xuất theo quy định tại Điều 13 Nghị định này;
c) Bàn giao đối tượng cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi được yêu cầu;
d) Phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trong việc thi hành quyết
định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của người bị trục xuất.
TẠM GIỮ NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 16. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các
trường hợp sau:
1. Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây
thương tích cho người khác.
2. Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giới.
3. Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo
quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Để xác
định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều 17. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Trong các trường hợp quy định tại Điều 16 của Nghị định này, những người có
thẩm quyền quyết định việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện
theo quy định tại Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 18. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy
định tại khoản 3 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được ghi cụ thể
trong quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính của người có thẩm quyền
ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với trường hợp bị tạm
giữ ở khu vực biên giới hoặc vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời
hạn tạm giữ được tính từ thời điểm người vi phạm được áp giải đến nơi tạm giữ
người theo thủ tục hành chính.
Điều 19. Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Trường hợp có đủ căn cứ tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy
định tại Điều 16 Nghị định này và xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm
giữ người theo thủ tục hành chính đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật thì người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ra
ngay quyết định tạm giữ người.
2. Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được lập thành hai
bản, một bản giao cho người bị tạm giữ, một bản lưu vào hồ sơ tạm giữ và phải
ghi rõ các nội dung sau:
a) Số quyết định; giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, cấp bậc (nếu có), chức vụ, cơ quan, đơn vị của người ra quyết
định;
c) Căn cứ ra quyết định tạm giữ, điều, khoản văn bản pháp luật được áp
dụng; lý do tạm giữ;
d) Họ tên, ngày, tháng năm sinh, nơi sinh, nơi đăng ký thường trú (hoặc tạm
trú), nghề nghiệp, nơi công tác, học tập, số định danh cá nhân, số Căn cước
công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân) của người bị tạm giữ; họ tên cha, mẹ
hoặc người giám hộ của người bị tạm giữ (nếu người bị tạm giữ là người chưa
thành niên);
đ) Quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (nếu
người bị tạm giữ là người nước ngoài);
e) Thời hạn tạm giữ (tạm giữ trong thời gian bao lâu; bắt đầu từ thời điểm
nào); nơi tạm giữ;
g) Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc ra quyết định tạm giữ và việc
thực hiện biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy định của
pháp luật;
h) Chữ ký, dấu cơ quan của người ra quyết định tạm giữ.
3. Khi có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ
theo thủ tục hành chính có dấu hiệu tội phạm, người ra quyết định tạm giữ phải
chuyển ngay hồ sơ và người bị tạm giữ kèm theo tang vật, phương tiện vi phạm
(nếu có) cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để giải quyết theo
quy định của pháp luật.
4. Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải có
quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc tạm giữ người
không có quyết định bằng văn bản.
Điều 20. Kéo dài thời gian tạm giữ
1. Trường hợp cần kéo dài thời gian tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì trước khi
hết thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính ghi trong quyết định, người
có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định kéo dài thời gian tạm giữ.
2. Nội dung quyết định kéo dài thời gian tạm giữ phải ghi
rõ các nội dung sau:
a) Số quyết định; giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, cấp bậc (nếu có), chức vụ, cơ quan, đơn vị
của người ra quyết định;
c) Căn cứ ra quyết định kéo dài thời gian tạm giữ người, điều, khoản văn
bản pháp luật được áp dụng; lý do kéo dài thời gian tạm giữ;
d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, giới tính, nơi đăng ký thường
trú (hoặc tạm trú), nghề nghiệp, nơi công tác, học tập, số định danh cá nhân,
số Căn cước công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân) của người bị kéo dài thời
gian tạm giữ; họ tên cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bị kéo dài thời gian
tạm giữ (nếu người bị tạm giữ là người chưa thành niên);
đ) Quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (nếu
người bị tạm giữ là người nước ngoài);
e) Thời hạn kéo dài thời gian tạm giữ người;
g) Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc ra quyết định kéo dài thời
gian tạm giữ người và việc thực hiện biện pháp này theo quy định của pháp luật;
h) Chữ ký, dấu cơ quan của người ra quyết định tạm giữ.
3. Quyết định
kéo dài thời gian tạm giữ được lập thành hai bản, một bản giao cho người bị tạm
giữ, một bản lưu vào hồ sơ tạm giữ.
Điều 21. Hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm
giữ theo thủ tục hành chính
1. Việc hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành
chính được thực hiện khi:
a) Hết thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Người bị tạm giữ bị bệnh theo quy định tại khoản 1
Điều 29 Nghị định này;
c) Có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ hành
chính theo thủ tục hành chính có dấu hiệu của tội phạm;
d) Các căn cứ để tạm giữ người theo thủ tục hành chính đã chấm dứt nhưng
chưa hết thời hạn tạm giữ ghi trong quyết định tạm giữ.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phải ra quyết định hủy bỏ áp
dụng việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người bị tạm giữ. Quyết
định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính được lập
thành hai bản, một bản giao cho người bị tạm giữ, một bản lưu hồ sơ.
3. Nội dung quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục
hành chính phải ghi rõ các nội dung sau:
a) Số quyết định; địa danh, giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, cấp bậc (nếu có), chức vụ, cơ quan, đơn vị của người ra quyết
định;
c) Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định; điều, khoản văn bản pháp luật
được áp dụng;
d) Lý do hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người;
đ) Họ tên, ngày, tháng năm sinh, nơi sinh, nơi đăng ký thường trú (hoặc tạm
trú), nghề nghiệp, nơi công tác, học tập, số định danh cá nhân, số Căn cước
công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân) của người được hủy bỏ áp dụng biện pháp
tạm giữ;
e) Họ tên cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bị tạm giữ là người chưa
thành niên;
g) Quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (nếu
người bị tạm giữ là người nước ngoài);
h) Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc ra quyết định hủy bỏ áp dụng
biện pháp tạm giữ và việc thực hiện biện pháp này theo quy định của pháp luật;
i) Họ tên, chữ ký của người ra quyết định hủy bỏ áp dụng
biện pháp tạm giữ.
4. Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành
chính phải được ghi vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính và có chữ ký
xác nhận của người được hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ. Trường hợp người được
hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ từ chối ký xác nhận thì người ra quyết định
hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải lập biên
bản hoặc phân công cho người đang trực tiếp thi hành nhiệm vụ tạm giữ người
theo thủ tục hành chính lập biên bản và ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản
phải có chữ ký của người chứng kiến (nếu có), người lập biên bản và người ra
quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
5. Người ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ phải chuyển hồ sơ
và bàn giao người bị tạm giữ cùng tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) cho cơ
quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của
pháp luật nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
1. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định
tại khoản 5, khoản 6 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính
phải có khóa cửa, bảo đảm ánh sáng, thoáng mát, vệ sinh an toàn về phòng cháy,
chữa cháy, thuận tiện cho việc trông coi, bảo vệ. Người bị tạm giữ qua đêm phải
được bố trí giường nằm và phải có chiếu, chăn, màn; chỗ nằm tối thiểu cho mỗi
người là 2 m2.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào quy định tại Điều 122
Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Điều 22 Nghị định này chịu
trách nhiệm về việc tổ chức, bố trí nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính
và chỉ đạo thiết kế, xây dựng nơi tạm giữ hành chính bảo đảm và tuân thủ các
quy định của pháp luật.
Điều 23. Thông báo quyết định tạm giữ
1. Việc thông báo quyết định tạm giữ người được thực hiện theo quy định tại
khoản 4 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp
không thông báo được thì phải báo cho người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
biết và ghi rõ lý do vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính.
2. Trường hợp
người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính là người nước ngoài thì người ra quyết
định tạm giữ phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp trên
biết để thông báo cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan lãnh sự, cơ quan
đại diện ngoại giao của nước mà người đó là công dân biết; đồng thời, phối hợp
với Bộ Ngoại giao thu xếp cho đại diện của cơ quan lãnh sự hoặc đại diện cơ
quan ngoại giao của nước đó thăm gặp lãnh sự nếu có yêu cầu và phối hợp xử lý
các vấn đề đối ngoại khác có liên quan.
Điều 24. Tiếp nhận người bị tạm giữ theo thủ tục hành
chính
Khi tiếp nhận người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, người được giao
nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý người bị tạm giữ phải:
1. Kiểm tra, đối chiếu quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính với
người bị tạm giữ hành chính.
2. Kiểm tra, ghi nhận tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ theo thủ tục
hành chính.
3. Kiểm tra tư trang, đồ vật của người bị tạm giữ được phép mang theo; phổ
biến quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ; nội quy nơi tạm giữ và những quy
định khác có liên quan.
4. Vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Điều 25. Quản lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Người được giao nhiệm vụ quản lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
có trách nhiệm thường xuyên giám sát, bảo vệ, trông coi người bị tạm giữ.
1. Trường hợp phát hiện thấy người bị tạm giữ có thương tích, có biểu hiện
về tâm lý, sức khỏe, hành vi không bình thường thì phải lập biên bản về tình
trạng sức khỏe của người bị tạm giữ và báo cáo ngay với người có thẩm quyền ra
quyết định tạm giữ để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Trường hợp phát hiện những tình tiết có liên quan đến vụ việc vi phạm
hoặc phát hiện người bị tạm giữ cất giấu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ,
tang vật, phương tiện vi phạm thì phải lập biên bản về việc phát hiện những
tình tiết liên quan và biên bản tạm giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ,
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đó.
3. Tư trang, tài sản của người bị tạm giữ phải được ký gửi tại nơi tạm giữ.
Việc giao, nhận tư trang tài sản ký gửi phải được ghi đầy đủ, cụ thể vào Sổ
theo dõi tạm giữ người theo thủ tục hành chính và phải có xác nhận của người bị
tạm giữ.
4. Trường hợp
tư trang, tài sản ký gửi có số lượng nhiều hoặc có giá trị lớn thì cán bộ được
giao trách nhiệm quản lý phải lập biên bản ký gửi tư trang, tài sản, trong đó
phải ghi đầy đủ, cụ thể số lượng, chủng loại, ký hiệu, hình thức, tình trạng đồ
vật và các vấn đề khác có liên quan. Biên bản ký gửi tài sản phải được lập
thành 02 bản, có chữ ký xác nhận của người bị tạm giữ, chữ ký của người nhận
bảo quản tài sản và giao cho mỗi bên 01 bản.
5. Khi hết thời hạn tạm giữ hoặc người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
chuyển đi nơi khác, người bị tạm giữ được nhận lại đầy đủ tư trang, tài sản đã
ký gửi. Trường hợp phát hiện tư trang, tài sản ký gửi bị mất mát, hư hỏng thì
người bị tạm giữ có quyền yêu cầu cơ quan tạm giữ có trách nhiệm bồi thường
theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 26. Giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính tiến hành lập
biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính với tổ chức, cá nhân áp
giải người vi phạm hành chính hoặc phân công cho người đang thi hành nhiệm vụ
tiến hành lập biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính.
2. Ngay sau khi lập biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành
chính, nếu xét thấy phải tạm giữ người vi phạm theo thủ tục hành chính, người
có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ra ngay
quyết định tạm giữ.
Trường hợp không đủ căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết phải áp dụng biện
pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì người có thẩm quyền tạm giữ
người theo thủ tục hành chính phải ra quyết định trả tự do ngay cho người đó và
trả lại tư trang, tài sản, phương tiện, giấy tờ (nếu có) cho họ nếu các tư
trang, tài sản, giấy tờ này không thuộc diện bị áp dụng biện pháp tạm giữ tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính phải ghi rõ các
nội dung sau:
a) Họ tên, chức vụ, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bên giao và bên nhận người
có hành vi vi phạm hành chính;
b) Thời gian lập biên bản (giờ, phút, ngày, tháng, năm);
c) Địa điểm lập biên bản;
d) Họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân (hoặc số
Chứng minh nhân dân nếu còn thời hạn sử dụng) của người có hành vi vi phạm;
thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm;
đ) Tình trạng sức khỏe, thái độ của người có hành vi vi phạm;
e) Tang vật, tư trang, tài sản, phương tiện, giấy tờ của họ (nếu có) và
những tình tiết khác có liên quan đến việc giao, nhận người vi phạm.
4. Trường hợp có người làm chứng và có người bị thiệt hại do người có hành
vi vi phạm hành chính gây ra thì phải ghi rõ trong biên bản:
a) Các nội dung, sự việc mà họ được chứng kiến và những thiệt hại do người
có hành vi vi phạm hành chính gây ra;
b) Họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân (hoặc số
Chứng minh nhân dân nếu còn thời hạn sử dụng) của người làm chứng và người bị
thiệt hại;
c) Nếu người làm chứng, người bị thiệt hại từ chối ký vào biên bản thì
người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính phải được lập
thành 02 bản và đọc lại cho mọi người tham gia ký biên bản cùng nghe; bên nhận
giữ 01 bản, bên giao giữ 01 bản.
Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ
1. Người bị tạm giữ có quyền:
a) Được thông báo về việc bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục
hành chính;
b) Được biết lý do bị tạm giữ, thời hạn bị tạm giữ, địa điểm bị tạm giữ;
khiếu nại về việc bị tạm giữ;
c) Yêu cầu người ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính thông
báo quyết định tạm giữ cho gia đình, tổ chức (nơi làm việc, học tập) biết việc
mình bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này;
d) Được bảo đảm chế độ ăn uống theo quy định tại Điều 28
Nghị định này;
đ) Được điều trị, chăm sóc y tế khi bị bệnh theo quy định tại Điều 29 Nghị
định này.
2. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, nội quy, quy định của nơi tạm
giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Tuân thủ yêu cầu, mệnh lệnh của người ra quyết định tạm giữ và người
được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ nơi tạm giữ;
c) Không được đưa vào nơi tạm giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ,
phương tiện, thiết bị điện tử có chức năng thu phát sóng, văn hóa phẩm độc hại,
rượu, bia và các chất gây nghiện khác hoặc các vật dụng có thể ảnh hưởng đến
trật tự, an toàn nơi tạm giữ.
Điều 28. Chế độ ăn uống của người bị tạm giữ
1. Trường hợp người bị tạm giữ hoặc gia đình họ không thể tự đảm bảo được
thì cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo
thủ tục hành chính có trách nhiệm bảo đảm chế độ ăn uống cho người bị tạm giữ
theo tiêu chuẩn định lượng mỗi người một ngày là 0,6 kg gạo tẻ thường; 0,1 kg
thịt lợn; 0,5 kg rau; 01 lít nước uống được đun sôi để nguội; nước mắm, muối,
chất đốt phù hợp. Chế độ này do ngân sách nhà nước cấp và được quy ra tiền theo
thời giá thị trường ở từng địa phương trong từng thời điểm.
2. Chế độ đối với người bị tạm giữ trong các ngày lễ, Tết được thực hiện
như sau:
a) Tết nguyên
đán thì người bị tạm giữ được ăn thêm nhưng mức ăn (bao gồm cả ăn thêm) không
quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường;
b) Ngày lễ hoặc Tết dương lịch thì người bị tạm giữ được ăn thêm, nhưng
không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày ăn ngày thường;
c) Cơ quan nơi tạm giữ có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn nêu trên
cho phù hợp với thực tế và khẩu vị của người bị tạm giữ để bảo đảm họ được ăn
hết tiêu chuẩn.
3. Cơ quan, đơn vị có chức năng tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải
mở sổ sách để theo dõi, thanh quyết toán chế độ ăn uống của người bị tạm giữ
theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh
hoặc chết trong thời gian tạm giữ
1. Xử lý đối với người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh:
a) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị bệnh trong
thời gian tạm giữ thì được điều trị tại chỗ;
b) Trường hợp tình trạng bệnh cần cấp cứu thì cơ quan, đơn vị và người quản
lý trực tiếp người bị tạm giữ có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh để điều trị, đồng thời thông báo ngay cho gia đình, thân nhân của họ biết
để chăm sóc;
c) Trường hợp gia đình, thân nhân, gia đình của người bị tạm giữ có đơn đề
nghị đưa về nhà để chăm sóc và xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giữ
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11, điểm a, b và điểm d khoản 1 Điều 21
Nghị định này thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể quyết định hủy bỏ việc
tạm giữ và cho họ về gia đình để chữa bệnh. Việc hủy bỏ biện pháp tạm giữ được
thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 21 Nghị
định này;
d) Trường hợp người bị tạm giữ không có nơi cư trú nhất định hoặc gia đình,
thân nhân của họ ở xa, không kịp thời đến để chăm sóc thì cơ quan, đơn vị nơi
tạm giữ người theo thủ tục hành chính trực tiếp chịu trách nhiệm chăm sóc người
bị tạm giữ.
2. Xử lý đối với trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị
chết trong thời gian tạm giữ:
a) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị chết trong
thời gian bị tạm giữ thì người ra quyết định tạm giữ phải báo ngay cho cơ quan
điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp
luật, đồng thời, lập biên bản về việc người tạm giữ bị chết và thông báo ngay
cho gia đình, thân nhân của người chết biết; gia đình người chết có trách nhiệm
mai táng người chết;
b) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
chết mà không có gia đình, thân nhân thì việc mai táng do cơ quan, đơn vị nơi
tạm giữ phối hợp với chính quyền địa phương nơi tạm giữ giải quyết việc mai
táng; kinh phí mai táng trong trường hợp này do ngân sách nhà nước chi trả theo
quy định của pháp luật;
c) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết là người nước
ngoài thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành
chính phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo
ngay cho Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với cơ
quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người chết có quốc tịch
để phối hợp giải quyết.
3. Biên bản về việc người tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong
thời gian tạm giữ phải ghi rõ các nội dung:
a) Họ tên người bị tạm giữ; ngày, tháng, năm sinh của người bị tạm giữ;
b) Số định danh cá nhân, số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân/Hộ
chiếu/các giấy tờ cá nhân có liên quan; địa điểm tạm giữ;
c) Tình trạng sức khỏe của người tạm giữ khi tiếp nhận;
d) Quá trình xử lý người tạm giữ từ khi tiếp nhận tới khi
người bị tạm giữ chết;
đ) Lý do người tạm giữ bị chết.
ÁP GIẢI NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 30. Áp giải người vi phạm
1. Người vi phạm không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền
mà không phải do trở ngại khách quan hoặc trường hợp bất khả kháng thì bị áp
giải trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Đưa vào hoặc đưa trở lại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo
dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều
124 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ quy định tại Điều 31 Nghị định
này thực hiện việc áp giải người vi phạm.
3. Trong thời gian bị áp giải, việc quản lý người bị áp giải được thực hiện
theo quy định tại các Điều 25, Điều 28 và Điều 29 Nghị định này.
Điều 31. Thực hiện việc áp giải
Những người sau đây đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi
phạm theo thủ tục hành chính:
1. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ của lực lượng Công an nhân
dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, cơ quan thuế, Quản
lý thị trường, Cơ quan thanh tra, Thi hành án dân sự, Kiểm lâm, Thuế, Kiểm ngư,
Quản lý thị trường, Thanh tra.
2. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ khác theo quy định của Luật Xử
lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Trước khi áp giải người vi phạm, người đang thi hành công vụ thực hiện
việc áp giải phải giải thích cho người bị áp giải về quyền và nghĩa vụ của họ
trong quá trình bị áp giải theo quy định của pháp luật, giải đáp thắc mắc của
người bị áp giải.
2. Trong khi áp giải, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người đang thi
hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải và cho người bị áp giải. Việc sử dụng
vũ khí, công cụ hỗ trợ khi áp dụng biện pháp áp giải phải bảo đảm đúng nguyên
tắc quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại
Nghị định này.
3. Trường hợp người bị áp giải có dấu hiệu bỏ trốn hoặc có hành vi chống
người thi hành công vụ, người đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải
phải báo cáo ngay người có thẩm quyền để ra quyết định tạm giữ người theo thủ
tục hành chính đối với người đó.
4. Người đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải phải giám sát,
quản lý chặt chẽ người bị áp giải, cảnh giác, chủ động, kịp thời xử lý những
tình huống phức tạp có thể xảy ra; không được tùy tiện giải quyết các yêu cầu
của người bị áp giải trong khi đang tiến hành áp giải.
Điều 33. Giao, nhận người bị áp giải
1. Người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm phải
tiến hành lập biên bản giao, nhận người bị áp giải với cơ quan tiếp nhận người
bị áp giải.
2. Người đang
thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm khi đến địa điểm thực
hiện áp giải phải mời đại diện chính quyền địa phương nơi người bị áp giải cư
trú hoặc đang bị quản lý, đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị áp giải làm
việc, học tập và người chứng kiến.
3. Tiến hành kiểm tra, đối chiếu ảnh, giấy tờ tùy thân, xác định đúng người
vi phạm bị áp giải theo thủ tục hành chính và lập biên bản về việc áp giải
người vi phạm theo thủ tục hành chính.
4. Biên bản giao, nhận người bị áp giải thực hiện theo quy định tại Điều 34
Nghị định này.
Điều 34. Biên bản giao, nhận người bị áp giải
Biên bản giao, nhận người bị áp giải bao gồm các nội dung sau:
1. Thời gian, địa điểm lập biên bản.
2. Họ, tên, chức vụ, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bên giao, bên nhận; họ,
tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân
dân (nếu có) hoặc giấy tờ tùy thân khác của người có hành vi vi phạm bị áp
giải; hành vi vi phạm; thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm; tình
trạng sức khỏe, thái độ của người có hành vi vi phạm, tang vật, tài sản của họ
(nếu có) và những tình tiết khác có liên quan đến việc áp giải người vi phạm;
trường hợp có người làm chứng phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người làm chứng.
3. Biên bản phải có chữ ký của bên giao, bên nhận áp giải và của người có
hành vi vi phạm bị áp giải, người làm chứng (nếu có); người có thẩm quyền tạm
giữ người theo thủ tục hành chính ký tên vào biên bản giao, nhận người vi phạm
bị áp giải. Trường hợp người vi phạm bị áp giải, người làm chứng từ chối ký thì
người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
4. Biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính bị áp giải phải
lập thành hai bản và đọc cho mọi người tham gia ký biên bản nghe; bên nhận, bên
giao người vi phạm bị áp giải mỗi bên giữ một bản.
Điều 35. Xử lý một số tình huống trong khi áp giải
1. Trường hợp người bị áp giải có hành vi chống đối; người bị áp giải là
người chưa thành niên có hành vi chửi bới, lăng mạ nhưng không tấn công bằng vũ
lực thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải giải thích quy
định của pháp luật, yêu cầu họ chấp hành quyết định; trường hợp người bị áp
giải có hành vi tấn công bằng vũ lực, người đang thi hành công vụ thực hiện
việc áp giải có quyền sử dụng vũ lực, trói, khóa tay, chân, sử dụng vũ khí,
công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để khống chế vô hiệu hóa hành vi
chống đối của người bị áp giải.
2. Trường hợp
người vi phạm bị áp giải bỏ trốn thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc
áp giải phải yêu cầu những người có mặt phối hợp bắt giữ; trường hợp không bắt
giữ ngay được đối tượng thì phải kịp thời báo cáo cho thủ trưởng đơn vị và liên
hệ với chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc để có phương án truy tìm người
vi phạm bỏ trốn; đồng thời, lập biên bản về việc người bị áp giải bỏ trốn, có
chữ ký của người chứng kiến; nếu không có người chứng kiến phải ghi rõ lý do
vào biên bản.
3. Trường hợp người bị áp giải bị phát bệnh đột xuất cần cấp cứu kịp thời
thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải nhanh chóng đưa vào
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất. Việc áp giải hoặc đưa lên cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh tuyến trên để tiếp tục chữa trị phải có xác nhận bằng văn bản của cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh về tình trạng sức khỏe của người bị áp giải và người
đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải báo cáo ngay cho chỉ huy trực
tiếp biết. Trong thời gian cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người đang
thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải có kế hoạch tổ chức canh giữ, giám
sát chặt chẽ người vi phạm, không để trốn hoặc tự do tiếp xúc với người khác.
4. Trường hợp người bị áp giải bị chết bất thường thì phải đưa vào cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh gần nhất và báo cáo ngay thủ trưởng đơn vị, Cơ quan điều
tra và Viện Kiểm sát nơi xảy ra vụ việc biết để tiến hành các thủ tục theo quy
định của pháp luật.
5. Mọi trường hợp áp giải người vi phạm đều phải chuẩn bị các điều kiện cần
thiết về hậu cần, liên hệ trước với chính quyền địa phương nơi dẫn giải người
vi phạm đến trong việc quản lý người bị áp giải.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Công an
Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Giúp Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân
các địa phương có liên quan để tổ chức thi hành việc áp dụng hình thức xử phạt
trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành
chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian
làm thủ tục trục xuất.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương thực hiện việc áp dụng
hình thức xử phạt trục xuất, tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục
hành chính; quản lý đối tượng là người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam bị
trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất; tổ chức trục xuất theo quyết
định; bàn giao đối tượng bị trục xuất cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi
được yêu cầu; đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất.
4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc áp dụng hình
thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ
tục hành chính và tổ chức thi hành quyết định xử phạt trục xuất.
5. Thống kê về việc áp dụng, tổ chức thi hành quyết định trục xuất.
Điều 37. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
1. Giải quyết các thủ tục đối ngoại liên quan đến việc thi hành quyết định
xử phạt trục xuất và các thủ tục khác có liên quan đối với trường hợp người bị
tạm giữ, áp giải theo thủ tục hành chính là người nước ngoài.
2. Trao đổi, cung cấp thông tin liên quan cho các cơ quan
có thẩm quyền nước ngoài, cơ quan lãnh sự cơ quan đại diện ngoại giao của nước
mà người mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu bị áp dụng biện pháp tạm
giữ người, áp giải người theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt
trục xuất.
3. Chỉ đạo các cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan đại diện ngoại
giao của nước mà người mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu bị tạm giữ
hành chính, bị trục xuất (trong trường hợp bị chết) để giải quyết.
Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Bảo đảm kinh phí thường xuyên cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người, áp
giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt trục
xuất theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị, lực lượng chức
năng trực thuộc tổ chức thực hiện việc áp giải người, tạm giữ người vi phạm
theo thủ tục hành chính theo đúng quy định tại Nghị định này và các văn bản
pháp luật có liên quan.
2. Phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành trong việc thực hiện và trao
đổi thông tin liên quan đến việc trục xuất, áp giải người, tạm giữ người vi
phạm theo thủ tục hành chính.
Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Y tế
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan y tế và bệnh viện trực thuộc tổ chức khám,
chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và giám định sức khỏe đối với người bị áp dụng
hình thức xử phạt trục xuất, tạm giữ theo thủ tục hành chính và trong trường
hợp họ bị bệnh nặng, phải điều trị.
Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Xây dựng, bố trí kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện
đầu tư, xây dựng mới và sửa chữa nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính và
các cơ sở lưu trú thuộc Bộ Công an quản lý đối với người nước ngoài vi phạm
pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Điều 42. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo các cơ quan chức
năng của địa phương trong việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp
tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính.
Điều 43. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan
1. Phối hợp, cộng tác với cơ quan chức năng thực hiện việc áp dụng hình
thức xử phạt trục xuất.
2. Chịu mọi chi phí hoặc bảo lãnh tài chính trong trường hợp người bị trục
xuất không có khả năng tài chính tại chỗ để thanh toán các chi phí theo quy
định của pháp luật Việt Nam.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Nghị định này thay thế các Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm
2013 của Chính phủ quy định về hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ,
áp giải người theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp
luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất và Nghị định số
17/2016/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về hình
thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ, áp giải người theo thủ tục hành
chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian
làm thủ tục trục xuất.
1. Bộ trưởng các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Ngoại giao, Y tế có trách
nhiệm thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng hình thức xử phạt
trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành
chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian
làm thủ tục trục xuất thuộc phạm vi quản lý của mình.
2. Các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ Phạm
Minh Chính |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét