CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 158/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2018 |
QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ TỔ
CHỨC HÀNH CHÍNH
Căn cứ Luật tổ chức Chính
phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị
định quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ
chức hành chính.
Nghị định này quy định về
nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thành lập, tổ chức lại,
giải thể tổ chức hành chính.
1. Các tổ chức hành chính
do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và trực tiếp chỉ đạo, quản lý.
2. Các tổ chức hành chính
của bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi tắt là bộ), gồm:
a) Văn phòng, thanh tra,
vụ, cục, tổng cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của bộ;
b) Văn phòng, thanh tra
(nếu có), vụ, cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của tổng cục và
tổ chức tương đương tổng cục (sau đây gọi tắt là tổng cục);
c) Phòng thuộc cơ cấu tổ
chức của văn phòng, thanh tra, vụ (nếu có), cục và tổ chức tương đương thuộc
bộ;
d) Phòng thuộc cơ cấu tổ
chức của văn phòng, cục và tổ chức tương đương thuộc tổng cục;
đ) Chi cục và tổ chức
tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của cục thuộc bộ (sau đây gọi tắt là chi cục
thuộc cục thuộc bộ);
e) Chi cục và tổ chức
tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của cục thuộc tổng cục (sau đây gọi tắt là chi
cục thuộc cục thuộc tổng cục);
g) Phòng và tổ chức tương
đương thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc cục thuộc bộ;
h) Phòng và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của chi
cục thuộc cục thuộc tổng cục.
3. Các tổ chức hành chính
của cơ quan thuộc Chính phủ (nếu có).
a) Tổ chức hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính
phủ;
b) Phòng thuộc cơ cấu tổ
chức của tổ chức hành chính thuộc cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Các tổ chức hành chính
ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh), gồm:
a) Cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là sở);
b) Văn phòng, thanh tra,
phòng chuyên môn, nghiệp vụ, chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ
chức của sở;
c) Phòng thuộc cơ cấu tổ chức
của chi cục thuộc sở;
d) Các tổ chức hành chính
khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Văn phòng, phòng, chi
cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức hành chính khác
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Các tổ chức hành chính
ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp huyện), gồm:
a) Cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi tắt là phòng cấp huyện);
b) Các tổ chức hành chính
khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Nghị định này không áp
dụng đối với việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan sau:
a) Các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân cấp huyện;
d) Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Trong Nghị định này, các
từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức hành chính là
tổ chức được giao chức năng tham mưu giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước
về ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của cơ quan, tổ
chức và được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tương đương là
tổ chức hành chính có vị trí, chức năng, nhiệm vụ như các tổ chức hành chính
quy định tại khoản 2 và điểm b, điểm đ khoản 4 Điều 2 Nghị định này nhưng có
tên gọi khác và được thành lập theo quy định của
pháp luật
3. Tổ chức lại tổ chức
hành chính là việc sắp xếp, kiện toàn lại các tổ chức hành chính dưới các hình
thức: chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hoặc điều chỉnh chức năng,
nhiệm vụ để hình thành tổ chức hành chính mới.
Điều
4. Nguyên tắc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính
1. Việc thành lập, tổ
chức lại, giải thể tổ chức hành chính phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự,
thủ tục, thẩm quyền quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp
luật khác có liên quan; chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cá biệt thật
sự cần thiết do yêu cầu thực tiễn.
2. Việc thành lập, tổ
chức lại tổ chức hành chính phải bảo đảm không vượt khung số lượng tổ chức theo
quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc quy định của cấp có thẩm
quyền.
Điều
5. Điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính
1. Tổ chức hành chính
được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở pháp lý;
b) Đáp ứng các tiêu chí
thành lập theo quy định của pháp luật;
c) Có phạm vi, đối tượng
quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực hoặc lĩnh vực quản lý nội bộ của tổ chức
hành chính;
d) Có chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức
hành chính khác;
đ) Loại hình và quy mô tổ
chức hành chính được thành lập phải phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của tổ chức và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
2. Tổ chức hành chính
được tổ chức lại trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức hành chính
được tổ chức lại khi có sự điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu
tổ chức, phạm vi, đối tượng quản lý theo quy định của cơ quan hoặc người có
thẩm quyền;
b) Tổ chức hành chính
được tổ chức lại khi hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Việc tổ chức lại để hình
thành tổ chức hành chính mới phải đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập tổ
chức hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức hành chính
được giải thể trong trường hợp tổ chức đó không còn chức năng, nhiệm vụ, phạm
vi, đối tượng quản lý.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ
CHỨC LẠI, GIẢI THỂ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
1. Đề án thành lập tổ
chức hành chính do cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập xây dựng, trình cơ quan
hoặc người có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập.
2. Nội dung đề án, gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở
pháp lý;
b) Mục tiêu, phạm vi, đối
tượng quản lý;
c) Loại hình và tên gọi
của tổ chức hành chính;
d) Vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức;
đ) Báo cáo giải trình về
việc đáp ứng các tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định của pháp luật;
e) Dự kiến vị trí việc
làm, biên chế công chức theo vị trí việc làm, cơ cấu công
chức theo ngạch, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; có trụ sở
làm việc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và cơ chế tài chính cần thiết để bảo đảm cho tổ
chức hành chính hoạt động sau khi được thành lập;
g) Phương án thành lập và
lộ trình triển khai hoạt động của tổ chức hành chính;
h) Kiến nghị của cơ quan,
tổ chức xây dựng đề án thành lập tổ chức hành chính (nếu có);
i) Các nội dung khác thực
hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của bộ quản lý
ngành, lĩnh vực.
1. Tờ trình thành lập tổ
chức hành chính do cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập xây dựng để trình cơ quan
hoặc người có thẩm quyền quyết định thành, lập.
2. Nội dung tờ trình,
gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở
pháp lý;
b) Quá trình xây dựng đề
án;
c) Nội dung chính của đề
án;
d) Những vấn đề còn có ý
kiến khác nhau và những vấn đề liên quan.
3. Tờ trình thành lập
phải do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập ký, trình cơ quan
hoặc người có thẩm
quyền quyết định thành lập.
4. Cơ quan, tổ chức đề
nghị thành lập đối với các tổ chức hành chính như sau:
a) Bộ Nội vụ đề nghị
thành lập tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
b) Bộ đề nghị thành lập
các tổ chức quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định này;
c) Văn phòng, thanh tra,
vụ, cục và tổ chức tương đương thuộc bộ đề nghị thành lập tổ chức quy định tại
điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định này;
d) Tổng cục thuộc Bộ đề
nghị thành lập các tổ chức quy định tại điểm d, điểm e, điểm h khoản 2 Điều 2
Nghị định này;
Trường hợp Bộ trưởng phân
cấp cho Tổng cục trưởng quyết định thành lập tổ chức quy định tại điểm h khoản
2 Điều 2 Nghị định này thì cơ quan đề nghị là cục thuộc tổng cục.
đ) Cục thuộc bộ đề nghị
thành lập các tổ chức quy định tại điểm đ, điểm g khoản 2 Điều 2 Nghị định này;
e) Cơ quan thuộc Chính
phủ đề xuất với bộ (cơ quan được Chính phủ phân công quản lý) để bộ đề nghị
thành lập tổ chức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
g) Tổ chức hành chính
thuộc cơ quan thuộc Chính phủ đề nghị thành lập tổ chức quy định tại điểm b
khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
h) Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh đề nghị thành lập tổ chức quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định
này;
i) Cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập các tổ chức quy định tại điểm
b, điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định này;
k) Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh đề nghị thành lập các tổ chức quy định tại điểm d khoản 4, điểm b khoản 5
Điều 2 Nghị định này thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo
quy định của pháp luật;
Trường hợp pháp luật quy
định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập tổ chức quy định tại điểm d
khoản 4 và Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập tổ chức quy định điểm
b khoản 5 Điều 2 Nghị định này thì cơ quan đề nghị thành lập tương ứng là cơ
quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân Cấp huyện.
l) Tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
đề nghị thành lập tổ chức quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 2 Nghị định này;
m) Ủy ban nhân dân cấp
huyện đề nghị thành lập các tổ chức quy định tại điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị
định này.
Điều
8. Lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan
Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập tổ chức hành chính phải gửi dự thảo đề
án, tờ trình và dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đến các cơ quan, tổ chức
liên quan theo quy định của pháp luật để lấy ý kiến tham gia bằng văn bản đối
với việc thành lập tổ chức hành chính trước khi gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm
định.
1. Hồ sơ gửi cơ quan, tổ
chức thẩm định:
a) Văn bản đề nghị thẩm
định được ký tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập theo quy
định;
b) Dự thảo tờ trình thành
lập tổ chức hành chính;
c) Dự thảo đề án thành
lập tổ chức hành chính;
d) Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập
tổ chức hành chính;
đ) Ý kiến bằng văn bản
của các cơ quan liên quan về việc thành lập tổ chức hành chính;
e) Báo cáo của cơ quan,
tổ chức đề nghị thành lập về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan
liên quan.
2. Hồ sơ trình cơ quan
hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức hành chính:
a) Tờ trình của cơ quan,
tổ chức đề nghị thành lập tổ chức hành chính;
b) Đề án thành lập tổ
chức hành chính;
c) Dự thảo văn bản của cơ
quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức hành chính;
d) Văn bản thẩm định của
cơ quan có thẩm quyền;
đ) Báo cáo của cơ quan đề
nghị thành lập về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan thẩm định;
e) Báo cáo của cơ quan,
tổ chức đề nghị thành lập về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan
liên quan (kèm theo văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan liên quan) và các
tài liệu khác có liên quan đến thành lập tổ chức hành chính;
g) Văn bản thông báo ý kiến của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp thành lập tổ
chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định
này làm tăng đầu mối tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Điều
10. Trình tự gửi và tiếp nhận hồ sơ thành lập
1. Cơ quan, tổ chức đề
nghị thành lập tổ chức hành chính gửi 01 bộ hồ sơ thành lập tổ chức hành chính
đến cơ quan, tổ chức thẩm định được quy định tại Điều 11 Nghị định này để thẩm
định; đối với các cơ quan có liên quan để phối hợp hoặc để biết thì chỉ ghi tên
các cơ quan đó vào mục nơi nhận của văn bản hoặc tờ trình đề nghị thành lập.
2. Cơ quan, tổ chức tiếp
nhận hồ sơ thành lập tổ chức hành chính phải lập danh mục hồ sơ theo quy định.
3. Hồ sơ gửi là văn bản
chính được ký tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập và các tài
liệu khác có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
Điều
11. Thẩm định thành lập tổ chức
1. Cơ quan, tổ chức thẩm
định
Đối với việc thành lập
các tổ chức hành chính thì cơ quan thẩm định được quy định như
sau:
a) Bộ Nội vụ là cơ quan
thẩm định đối với các tổ chức hành chính thuộc thẩm
quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Vụ (cục hoặc ban) tổ
chức cán bộ thuộc bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là tổ chức thẩm định đối với các
tổ chức hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
c) Cơ quan chuyên môn
tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ
chức bộ máy thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan thẩm định đối với các tổ
chức hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Cơ quan chuyên môn
tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện là cơ quan thẩm định đối với các tổ chức hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Nội dung thẩm định,
gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở
pháp lý của việc thành lập tổ chức;
b) Mục tiêu, phạm vi, đối
tượng, tên gọi, loại hình tổ chức, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức hành chính;
c) Hồ sơ, thủ tục thành
lập tổ chức theo quy định;
d) Điều kiện bảo đảm hoạt
động đối với tổ chức hành chính khi được thành lập;
đ) Việc đáp ứng các tiêu
chí thành lập tổ chức theo quy định của pháp luật;
e) Tính khả thi của việc
thành lập tổ chức hành chính;
g) Dự thảo văn bản của cơ
quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức hành chính.
Đối với những vấn đề chưa
rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau thì cơ quan, tổ chức thẩm định yêu cầu cơ quan,
tổ chức đề nghị thành lập tổ chức hành chính phải có văn bản giải trình bổ sung
hoặc theo ủy quyền của người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức hành
chính tổ chức họp với cơ quan, tổ chức trình đề án và các cơ quan có liên quan
để làm rõ và báo cáo cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định.
3. Trường hợp quyết định
thành lập tổ chức hành chính là văn bản quy phạm pháp luật, việc thẩm định còn
phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp
luật.
Điều
12. Báo cáo thành lập tổ chức hành chính
1. Việc thành lập các tổ
chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định
này làm tăng đầu mối tổ chức hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ thì cơ quan đề nghị thành lập tổ chức phải báo cáo Chính phủ để
trình xin ý kiến cấp có thẩm quyền.
2. Trình tự, thủ tục báo
cáo thành lập tổ chức hành chính, gồm:
a) Cơ quan đề nghị thành
lập tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này xây dựng dự thảo đề án thành lập theo
Điều 6, dự thảo tờ trình thành lập theo Điều 7 và gửi lấy ý kiến tham gia theo
Điều 8 Nghị định này;
b) Cơ quan đề nghị thành
lập có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia của các cơ
quan có liên quan để hoàn thiện dự thảo đề án và dự thảo tờ trình thành lập tổ
chức, gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp thẩm định (kèm theo văn bản tham gia ý kiến
của các cơ quan có liên quan);
c) Cơ quan đề nghị thành
lập có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Nội
vụ, Bộ Tư pháp, hoàn thiện đề án và trình Chính phủ cho ý kiến;
d) Cơ quan đề nghị thành
lập có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến của các Thành viên Chính phủ để
hoàn thiện đề án, trình xin ý kiến cấp có thẩm quyền.
1. Cơ quan hoặc người có
thẩm quyền quyết định thành lập căn cứ vào văn bản đề nghị thành lập, văn bản
thẩm định và văn bản thông báo ý kiến của cấp có thẩm quyền (đối với việc thành lập tổ chức hành chính quy
định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định này làm tăng đầu mối
tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) để quyết định việc thành
lập tổ chức hành chính.
2. Hình thức văn bản
thành lập tổ chức hành chính phải phù hợp với thẩm quyền quyết định thành lập
tổ chức hành chính và quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên
quan.
Điều
14. Xử lý hồ sơ và thời hạn giải quyết việc thành lập
1. Về thẩm định thành lập tổ chức hành chính:
a) Thành lập tổ chức hành
chính thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì thời hạn thẩm định là 15 ngày, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan, tổ chức thẩm định phải có văn bản
thẩm định gửi cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập;
b) Thành lập tổ chức hành
chính thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương thì thời hạn thẩm
định là 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan, tổ chức thẩm
định phải có văn bản thẩm định gửi cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập.
2. Về quyết định thành lập tổ chức hành chính
Trong thời hạn 10 ngày,
kể từ ngày cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo ý
kiến của cơ quan, tổ chức thẩm định và trình theo quy định, cơ quan hoặc người
có thẩm quyền ra quyết định thành lập.
Trường hợp cơ quan hoặc
người có thẩm quyền quyết định thành lập không đồng ý việc thành lập tổ chức
hành chính thì có ý kiến bằng văn bản (nêu rõ lý do) gửi cơ quan, tổ chức đề
nghị thành lập tổ chức hành chính.
Điều
15. Đề án, tờ trình tổ chức lại tổ chức hành chính
1. Nội dung đề án tổ chức
lại tổ chức hành chính, gồm:
a) Các nội dung quy định
tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này;
b) Thực trạng tổ chức và
hoạt động của tổ chức hành chính trước khi tổ chức lại;
c) Phương án xử lý về tổ
chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên
quan;
d) Các văn bản của cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản
vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan
(nếu có);
đ) Quy định trách nhiệm
của người đứng đầu tổ chức hành chính và các cá nhân có liên quan đối với việc
thực hiện phương án tổ chức lại tổ chức hành chính và thời hạn xử lý.
2. Nội dung tờ trình tổ
chức lại tổ chức hành chính thực hiện như đối với tờ trình thành lập tổ chức
hành chính quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Điều
16. Đề án, tờ trình giải thể tổ chức hành chính
1. Nội dung đề án giải thể tổ chức hành chính, gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở
pháp lý của việc giải thể;
b) Phương án xử lý về tổ chức
bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
c) Các văn bản của cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản
vay, nợ phải trả và các vấn đề khác liên quan (nếu có);
d) Quy định trách nhiệm
của người đứng đầu tổ chức hành chính và các cá nhân có liên quan đối với việc
thực hiện phương án giải thể tổ chức hành chính và
thời hạn xử lý.
2. Nội dung tờ trình giải
thể tổ chức hành chính thực hiện như đối với tờ trình thành lập tổ chức hành
chính quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Điều
17. Hồ sơ và trình tự, thủ tục giải quyết việc tổ chức lại, giải thể tổ chức
hành chính
1. Hồ sơ tổ chức lại,
giải thể tổ chức hành chính, gồm:
a) Đề án tổ chức lại,
giải thể tổ chức hành chính;
b) Tờ trình tổ chức lại,
giải thể tổ chức hành chính;
c) Dự thảo văn bản của cơ
quan hoặc người có thẩm quyền quyết định tổ chức lại, giải thể tổ chức hành
chính;
d) Các văn bản của cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài
sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu
có).
2. Việc lấy ý kiến tham
gia của các cơ quan, tổ chức liên quan; trình tự gửi và tiếp nhận hồ sơ; thẩm định; xử lý hồ sơ và thời hạn giải quyết việc tổ
chức lại, giải thể tổ chức hành chính được thực hiện như quy định đối với việc
thành lập tổ chức hành chính.
Điều
18. Thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Chính phủ ban hành các
quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính.
2. Chính phủ quy định
tiêu chí thành lập tổ chức hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quyết định
thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2
và Điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
4. Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại
khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định này (trừ các tổ chức thuộc Bộ Tổng
tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt
Nam); quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định
tại điểm d khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 2 Nghị định này theo quy định của
pháp luật.
Điều
19. Thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
1. Trình cơ quan hoặc
người có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm
pháp luật về tổ chức hành chính, văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ,
biểu mẫu, chế độ báo cáo phục vụ công tác quản lý tổ chức hành chính.
2. Trình Chính phủ quy
định tiêu chí chung về thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính
quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 2 Nghị định này.
3. Tổng hợp, cập nhật
thông tin về tổ chức hành chính trong phạm vi cả nước và báo cáo các cấp có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm sau:
a) Trình cơ quan hoặc
người có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định cụ thể tiêu
chí thành lập tổ chức hành chính theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định thành lập,
tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ,
điểm e, điểm g, điểm h khoản 2 Điều 2 Nghị định này hoặc phân cấp cho Tổng cục
trưởng quyết định thành lập tổ chức quy định tại điểm h khoản 2 Điều 2 Nghị
định này.
2. Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính
quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
Điều
21. Thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân
cấp huyện
1. Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thành lập, tổ chức lại, giải
thể tổ chức hành chính quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định
tại điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4 Điều 2 Nghị định này; quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định
tại điểm d khoản 4 Điều 2 Nghị định này theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp
huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thành lập, tổ chức lại, giải
thể tổ chức hành chính quy định tại điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định này.
4. Ủy ban nhân dân cấp
huyện quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định
tại điểm b khoản 5 Điều 2 Nghị định này theo quy định của pháp luật.
Điều
22. Chế độ cung cấp thông tin, báo cáo về tổ chức hành chính
Các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức hành chính khác do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ thành lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
1. Cung cấp thông tin về
tổ chức hành chính thuộc thẩm quyền quản lý cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Định kỳ tổng hợp gửi
báo cáo số liệu về tổ chức hành chính thuộc thẩm quyền quản lý về Bộ Nội vụ
trước ngày 20 tháng 12 hàng năm để tổng hợp theo quy định.
1. Cơ quan, tổ chức đã
gửi đề án, tờ trình đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập,
tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính trước ngày Nghị định này có hiệu lực,
nhưng chưa được cơ quan hoặc người có thẩm quyền ra quyết định thành lập, tổ
chức lại, giải thể tổ chức hành chính thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại
Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về
trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính nhà nước.
2. Riêng đối với việc
thành lập các tổ chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3
Điều 2 Nghị định này làm tăng đầu mối tổ chức hành chính thuộc cơ cấu tổ chức
của bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thì cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập tổ chức
phải báo cáo, xin ý kiến theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực
thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2019, thay thế Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày
17 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thành lập, tổ
chức lại, giải thể tổ chức hành chính nhà nước.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu cơ quan do
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét