CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính
về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
_________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 25 tháng
6 năm 2025;
Luật Thanh tra ngày 25 tháng 6 năm 2025;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính
về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết các chức danh
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt,
biện pháp khắc phục hậu quả của từng chức danh theo quy định tại khoản 2 Điều 37a
của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2020, 2025
(sau đây gọi là Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan
quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến
xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 3. Quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước
1. Căn cứ quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính của các chức danh quy định tại Nghị định này, nghị định quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước quy định cụ thể chức
danh có thẩm quyền xử phạt; mức phạt tiền cụ thể của từng chức danh; thẩm quyền
áp dụng hình thức xử phạt; thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với
hành vi vi phạm hành chính.
2. Việc quy định chức danh có thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính và thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục
hậu quả của từng chức danh phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về quản
lý ngành, lĩnh vực, địa bàn.
Điều 4. Xác định thẩm quyền xử phạt và tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính trong một số trường hợp
1. Vụ việc vi phạm hành chính do người có thẩm
quyền thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo hệ thống ngành dọc đóng tại địa
phương đang thụ lý, giải quyết nhưng phải chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt,
thì việc chuyển hồ sơ có thể được quy định cụ thể tại các nghị định quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước, trường hợp không
quy định tại các nghị định đó thì thực hiện theo thứ tự sau đây:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương;
b) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
cao nhất trong ngành, lĩnh vực quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm. Vụ việc vi phạm hành chính có hành vi thuộc trường
hợp tại điểm c khoản 4 Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc vụ việc có
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là bất động sản, tàu bay, tàu biển, tàu
cá, phương tiện thủy nội địa, các loại hàng hóa, phương tiện cồng kềnh, khó vận
chuyển, chi phí vận chuyển cao thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
2. Vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi
vi phạm thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau mà trong đó có hành vi vi
phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thì thực hiện
như sau:
a) Đối với những hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì xác định theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều
52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Đối với những hành vi không thuộc thẩm quyền
xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì xác định theo quy định tại điểm a và điểm
b khoản 4 Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp áp dụng
hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm
tàng trữ, cấm lưu hành được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu người đang giải quyết vụ việc thuộc ngành,
lĩnh vực mình quản lý quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và 17
của Nghị định này có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
phụ thuộc vào thẩm quyền phạt tiền thì phải chuyển vụ vi phạm đến người có thẩm
quyền xử phạt trong ngành, lĩnh vực đó có thẩm quyền tịch thu không phụ thuộc vào
giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b) Nếu người đang giải quyết vụ việc không thuộc
trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì phải chuyển vụ vi phạm đến Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm;
c) Nếu người đang giải quyết vụ việc có căn cứ
để xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm tàng trữ,
cấm lưu hành, thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo quy định tại nghị định về
xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
4. Thẩm quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính là hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành được thực hiện theo quy
định tại khoản 3 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Chương II
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 5. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu
(sau đây gọi chung là cấp xã) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (sau
đây gọi chung là cấp tỉnh) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước theo chuyên ngành, lĩnh vực và một số chức danh khác
1. Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y vùng
thuộc Cục Chăn nuôi và Thú y; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc
Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến và
Phát triển thị trường khu vực Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến
và Phát triển thị trường khu vực Nam Bộ thuộc Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển
thị trường; Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa
học và Công nghệ; Chi cục trưởng Chi cục về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật,
chăn nuôi, thú y, quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng,
chống thiên tai thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường; Chi cục trưởng Chi cục An toàn
thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục về lĩnh vực dân số, trẻ em thuộc Sở Y tế; Thủ
trưởng cơ quan quản lý đường bộ khu vực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam; Chi cục trưởng
Chi cục Thống kê cấp tỉnh thuộc Cục Thống kê; Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến
điện khu vực; Giám đốc Kho bạc Nhà nước khu vực; Giám đốc Bảo hiểm xã hội khu vực;
Chi cục trưởng Chi cục Hàng hải và Đường thủy phía Bắc, Chi cục trưởng Chi cục Hàng
hải và Đường thủy phía Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Giám đốc sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 80% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp; Cục trưởng Cục
Hành chính tư pháp; Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam; Cục trưởng Cục Hàng hải và
Đường thủy Việt Nam; Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam; Cục trưởng Cục Đường sắt
Việt Nam; Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam; Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ
thực vật; Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y; Cục trưởng Cục Quản lý và Xây dựng
công trình thủy lợi; Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai; Cục
trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường; Cục trưởng Cục Quản lý
đất đai; Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước; Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam; Cục trưởng Cục Môi trường; Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn; Cục
trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học; Cục trưởng Cục An toàn bức xạ
và hạt nhân; Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ; Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện;
Cục trưởng Cục Viễn thông; Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia;
Cục trưởng Cục Quản lý công sản; Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm
toán; Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí; Cục trưởng
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm; Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Cục trưởng
Cục Quản lý giá; Cục trưởng Cục Thống kê; Giám đốc Kho bạc Nhà nước; Giám đốc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam; Cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên;
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục trưởng Cục Quản lý Dược; Cục trưởng
Cục An toàn thực phẩm; Cục trưởng Cục Dân số; Cục trưởng Cục Phòng bệnh; Cục trưởng
Cục Công nghiệp; Cục trưởng Cục Điện lực; Cục trưởng Cục Hóa chất; Cục trưởng Cục
Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và
Kinh tế số; Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia; Cục trưởng Cục Báo chí; Cục trưởng
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục trưởng Cục Xuất bản, In và
Phát hành; Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước; Cục trưởng Cục Việc làm;
Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; Thủ trưởng tổ
chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong phạm
vi quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng đoàn kiểm tra do Thủ trưởng tổ chức
thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang
bộ thành lập có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trưởng đoàn kiểm tra do Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ thành lập có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều
này.
Điều 7. Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Quốc
phòng, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra viên Ban Cơ yếu Chính phủ,
Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam, Cục Hàng không
Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản này.
2. Trưởng đoàn thanh tra của các cơ quan: Cục
An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam, Cục Hàng không
Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước khu vực, Cục Cảnh sát
quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Cục Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an cấp tỉnh, Ban Cơ yếu Chính phủ; Trưởng
đoàn thanh tra cấp quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chánh Thanh tra Cơ yếu; Chánh Thanh tra Cục
An toàn bức xạ và hạt nhân; Chánh Thanh tra Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam;
Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam; Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước; Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu; Chánh Thanh tra quốc phòng Bộ Tư lệnh
Thủ đô Hà Nội; Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước khu vực; Chánh Thanh tra Cục Cảnh
sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Chánh Thanh tra
Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Chánh Thanh tra Công an cấp
tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 80% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Chánh Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Quốc
phòng, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Trưởng đoàn thanh tra do Chánh Thanh
tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành
lập có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 8. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công
vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này.
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại
đội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các điểm a, c, đ và e khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Trưởng đồn Công an, Thủ trưởng đơn vị Cảnh
sát cơ động cấp tiểu đoàn, Thủy đội trưởng, Trưởng trạm, Đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các điểm a, c, đ và e khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
5. Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc
tế; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh nội địa gồm: Trưởng phòng Tham mưu
tổng hợp, Trưởng phòng An ninh Công giáo, Trưởng phòng An ninh tôn giáo khác, Trưởng
phòng An ninh dân tộc, Trưởng phòng Chống phản động, Trưởng phòng Chống khủng bố,
Trưởng phòng An ninh xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị
nội bộ gồm: Trưởng phòng Bảo vệ nội bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước Trung ương, Trưởng
phòng An ninh các cơ quan tư pháp, xây dựng pháp luật, tổ chức chính trị - xã hội
Trung ương, Trưởng phòng An ninh báo chí, xuất bản, Trưởng phòng An ninh y tế, giáo
dục, Trưởng phòng An ninh văn hóa, thể thao và lao động xã hội, Trưởng phòng An
ninh bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, Trưởng phòng Quản lý nhà nước
về bảo vệ bí mật Nhà nước; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh kinh tế gồm:
Trưởng phòng An ninh công thương, Trưởng phòng An ninh tiền tệ, Trưởng phòng An
ninh giao thông, xây dựng, Trưởng phòng An ninh tài chính, đầu tư, Trưởng phòng
An ninh nông, lâm, ngư nghiệp, Trưởng phòng An ninh khoa học, công nghệ và tài nguyên,
môi trường; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
gồm: Trưởng phòng Phòng ngừa, điều tra tội phạm lĩnh vực mua bán, vận chuyển trái
phép chất ma túy, Trưởng phòng Phòng ngừa, điều tra tội phạm lĩnh vực tổ chức, chứa
chấp sử dụng trái phép chất ma túy, Trưởng phòng Phòng ngừa, điều tra tội phạm lĩnh
vực sản xuất trái phép chất ma túy, Trưởng phòng Phòng ngừa, điều tra tội phạm trong
các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh
sát quản lý hành chính về trật tự xã hội gồm: Trưởng phòng Hướng dẫn, quản lý vũ
khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, Trưởng phòng Hướng dẫn, quản lý các ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và con dấu, Giám đốc Trung
tâm dữ liệu quốc gia về dân cư; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông
gồm: Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông,
Trưởng phòng Hướng dẫn, đăng ký và kiểm định phương tiện, Trưởng phòng Hướng dẫn,
đào tạo, sát hạch, quản lý giấy phép của người điều khiển phương tiện giao thông,
Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng
phòng Hướng dẫn điều khiển giao thông và dẫn đoàn, Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra,
kiểm soát và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên đường thủy nội địa, Thủy đoàn
trưởng; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ gồm: Trưởng phòng Công tác phòng cháy, Trưởng phòng Thẩm duyệt về phòng cháy,
chữa cháy, Trưởng phòng Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Quản
lý khoa học - công nghệ và kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử
dụng công nghệ cao gồm: Trưởng phòng Phòng, chống tội phạm sử dụng không gian mạng
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Trưởng phòng Phòng, chống tội phạm sử dụng không
gian mạng xâm phạm trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh thông tin mạng, Trưởng phòng
Bảo vệ an ninh hệ thống mạng thông tin quốc gia, Trưởng phòng Giám sát thông tin
mạng và phòng, chống hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia;
Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh gồm: Trưởng phòng Quản lý
nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh,
nhập cảnh của công dân Việt Nam, Giám đốc Trung tâm An ninh hàng không quốc gia;
Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Trung tâm dữ liệu quốc gia gồm: Trưởng phòng Tham mưu
tổng hợp, Trưởng phòng Quản trị ứng dụng, Trưởng phòng Quản trị dữ liệu, Trưởng
phòng An ninh, an toàn hệ thống, Trưởng phòng Quản trị, vận hành hệ thống công nghệ
thông tin, Trưởng phòng Quản trị, vận hành vỏ trạm trung tâm dữ liệu; Thủ trưởng
đơn vị Cảnh sát cơ động cấp trung đoàn; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng
phòng An ninh nội địa, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh
sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm
về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế,
buôn lậu, môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng
phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát
thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy
và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công
nghệ cao, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Chánh Văn
phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 80% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công
an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều này và có quyền
quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
7. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
8. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục
trưởng Cục An ninh kinh tế, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an,
Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh
sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm
về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma
túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường,
Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục
trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và
thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Trung tâm
dữ liệu quốc gia có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
9. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm
quyền xử phạt theo quy định tại khoản 8 Điều này và có quyền quyết định áp dụng
hình thức xử phạt trục xuất.
Điều 9. Thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công
vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với
lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy
định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các điểm a, c, đ và e khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy
và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các điểm a, c, đ và e khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải
đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy
và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên
phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng;
Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm
thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 10. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công
vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với
lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm
trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các điểm a, c, đ và e khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các điểm a, c, d, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn
trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc
Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các điểm a, c, d, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục
Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 80% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 11. Thẩm quyền của Hải quan
Thẩm quyền xử phạt của Hải quan đối với hành vi
khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm,
hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực
hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản
của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo
yêu cầu của cơ quan quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế
năm 2019 được sửa đổi, bổ sung năm 2024 (sau đây gọi là Luật Quản lý thuế). Đối
với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của Hải quan được quy định
như sau:
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với
lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này.
2. Đội trưởng Hải quan cửa khẩu/ngoài cửa khẩu,
Đội trưởng Đội Phúc tập và Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội Thông quan, Đội
trưởng Đội Kiểm soát hải quan thuộc Chi cục Hải quan khu vực, Đội trưởng Đội kiểm
soát chống buôn lậu thuộc Chi cục Điều tra chống buôn lậu; Đội trưởng Đội Kiểm tra
sau thông quan khu vực thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chi cục trưởng Chi cục Điều tra chống buôn
lậu, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải
quan khu vực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Cục trưởng Cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 12. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công
vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường thuộc Chi
cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường,
Trưởng phòng Nghiệp vụ Quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý và Phát triển thị trường
trong nước:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường
trong nước có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 13. Thẩm quyền của cơ quan Thuế
Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế đối với hành
vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn,
giảm, hoàn; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện
trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của
ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu
cầu của cơ quan quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế được
quy định như sau:
1. Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này.
2. Trưởng Thuế cơ sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các điểm a, e, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế; Trưởng Thuế tỉnh,
thành phố có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 80% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuế
quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 14. Thẩm quyền của Kiểm lâm
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với
lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các điểm a, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm
lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các điểm a, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng
Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục
về lĩnh vực lâm nghiệp, kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực lâm
nghiệp quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 15. Thẩm quyền của Kiểm ngư
1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với
lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm
ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các điểm a, b, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng thuộc
Cục Thủy sản và Kiểm ngư; Chi cục trưởng Chi cục về lĩnh vực thủy sản, kiểm ngư
thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4, Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 16. Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; Trưởng
phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cục trưởng Cục Quản lý thi hành án dân sự thuộc
Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thi
hành án dân sự quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 17. Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường
thủy
1. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại
diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ
hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối
với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 18. Thẩm quyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ
quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính.
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Điều 20. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 7 năm 2025.
Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp
Trong thời gian Chính phủ chưa ban hành nghị định
để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định về thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước, thì việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các
chức danh được thực hiện như sau:
1. Đối với chức danh có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính đã được quy định tại nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong
các lĩnh vực quản lý nhà nước mà không thay đổi tên gọi và nhiệm vụ, quyền hạn hoặc
có sự thay đổi tên gọi nhưng không thay đổi nhiệm vụ, quyền hạn, thì tên gọi, thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính của chức danh đó được áp dụng theo tên gọi, thẩm
quyền tương ứng quy định tại Nghị định này cho đến khi có quy định của Chính phủ
thay thế.
2. Đối với chức danh có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính đã được quy định tại nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong
các lĩnh vực quản lý nhà nước mà có sự thay đổi nhiệm vụ, quyền hạn, thì chức danh
tiếp nhận nhiệm vụ, quyền hạn đó có thẩm quyền xử phạt. Tên gọi, thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính được áp dụng theo tên gọi, thẩm quyền tương ứng quy định tại
Nghị định này cho đến khi có quy định của Chính phủ thay thế.
3. Đối với chức danh chưa được quy định thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính tại nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh
vực quản lý nhà nước nhưng được quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại
Nghị định này, thì thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi
ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý theo quy định tại Nghị định này cho đến khi có
quy định của Chính phủ thay thế.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ
tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và
các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các
Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân
tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của
các tổ chức chính trị - xã hội; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ
lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, PL (2b). |
TM. CHÍNH PHỦ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét