|
|
Số:
20/2016/NĐ-CP |
Hà
Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2016 |
Quy định Cơ sở dữ liệu quốc
gia về xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin
ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Tư pháp,
Chính phủ ban hành Nghị định
quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định này quy định về xây dựng, quản lý, khai
thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; trách nhiệm
của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), các tổ
chức, cá nhân trong việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu
quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính.
2. Cơ quan thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính.
3. Cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng
biện pháp xử lý hành chính.
5. Cơ quan thi hành quyết định áp dụng các biện pháp
xử lý hành chính.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành
chính.
7. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức
khác có liên quan đến việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ
liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Tài liệu về xử lý vi phạm hành chính là các văn
bản, giấy tờ, bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ
của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chứa đựng thông tin về vụ việc
xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2. Dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính là
những thông tin trong tài liệu về xử lý vi phạm hành chính được số hóa.
3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
là tập hợp dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính được xây dựng, cập nhật, duy trì,
khai thác và sử dụng thông qua phương tiện điện tử nhằm phục vụ công tác quản
lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính và đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp
luật.
1. Tuân thủ quy định của Luật Xử lý vi phạm
hành chính, Luật Công nghệ thông tin và Nghị định này.
2. Bảo đảm chính xác, đầy đủ, kịp thời.
3. Phân định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm theo chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan, người có thẩm quyền.
4. Khai thác, sử dụng đúng Mục đích, bảo đảm bí mật
thông tin của tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính.
5. Quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn, an ninh thông
tin.
1. Kinh phí đầu tư xây dựng, mở rộng và nâng cấp Cơ
sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được bảo đảm từ nguồn kinh phí
chi sự nghiệp, nguồn kinh phí chi đầu tư phát triển và các nguồn vốn nhà nước
hợp pháp khác.
2. Kinh phí giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý, cập nhật thông tin, đào tạo sử
dụng và duy trì, vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành
chính do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp hằng năm.
Điều 6.
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Truy cập trái phép vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về
xử lý vi phạm hành chính.
2. Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền,
gửi, nhận dữ liệu.
3. Làm sai lệch hoặc thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trái
phép.
4. Cung cấp thông tin trái pháp luật hoặc lợi dụng
việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính để trục lợi.
5. Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thông tin hoặc
phát tán vi rút máy tính.
6. Sử dụng thông tin khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc
gia về xử lý vi phạm hành chính không đúng mục đích.
Điều 7.
Sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi
phạm hành chính được sử dụng chính thức trong quản lý nhà nước về xử lý vi phạm
hành chính và đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ
LIỆU
QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH
XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC
GIA
VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 8.
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
được xây dựng tập trung, thống nhất, dùng chung trên toàn quốc.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
được xây dựng phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, đáp ứng
quy chuẩn kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin và định mức kinh tế - kỹ thuật.
3. Thiết kế cấu trúc của Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử
lý vi phạm hành chính phải bảo đảm việc mở rộng và phát triển.
Điều 9.
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
1. Thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính:
a) Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính:
Trường hợp đối tượng vi phạm là cá nhân: Họ và
tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân
hoặc số chứng minh Công an nhân dân hoặc số chứng minh quân nhân hoặc số hộ
chiếu (nếu có); giới tính.
Trường hợp đối tượng vi phạm là tổ chức: Tên tổ
chức; địa chỉ trụ sở; mã số (đối với doanh nghiệp) hoặc số Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư/số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; số Giấy phép thành lập/số
Đăng ký hoạt động (đối với tổ chức khác); họ và tên của người đại diện theo
pháp luật hoặc chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức.
b) Số, ngày, tháng, năm ban hành Quyết định xử phạt
vi phạm hành chính;
c) Hành vi vi phạm; hình thức xử phạt, mức phạt; biện
pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
d) Cơ quan của người có thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính; chức danh của người ra Quyết định xử phạt vi phạm
hành chính.
2. Thông tin về việc thi hành Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính, thi hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu
có):
a) Hoãn thi hành quyết định phạt tiền; tạm đình chỉ
thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; đình chỉ thi hành các hình thức
xử phạt hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
(nếu có);
b) Giảm, miễn tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần (số tiền đã
nộp phạt, số tiền chưa nộp phạt (nếu có);
c) Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính (nếu có);
d) Thời điểm chấp hành xong Quyết định
xử phạt vi phạm hành chính;
đ) Khiếu nại, khởi kiện Quyết định xử phạt vi phạm
hành chính (nếu có).
3. Thông tin về việc áp dụng biện pháp xử lý hành
chính:
a) Họ và tên người vi phạm; ngày, tháng, năm sinh; số
định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu (nếu có); giới
tính;
b) Số, ngày, tháng, năm ban hành Quyết định áp dụng
biện pháp xử lý hành chính;
c) Hành vi vi phạm;
d) Biện pháp xử lý hành chính bị áp dụng;
đ) Thời hạn áp dụng;
e) Hoãn, miễn; giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc
miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
g) Thời Điểm chấp hành xong quyết định áp dụng biện
pháp xử lý hành chính;
h) Cơ quan hoặc cơ quan của người có thẩm quyền quyết
định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
i) Khiếu nại, khởi kiện, kiến nghị, kháng nghị
Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính (nếu có).
4. Thông tin về việc áp dụng biện pháp quản lý tại
gia đình:
a) Họ và tên người chưa thành niên; ngày, tháng, năm
sinh; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu (nếu
có); giới tính;
b) Số, ngày, tháng, năm ban hành Quyết định áp dụng
biện pháp quản lý tại gia đình;
c) Lý do áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;
d) Thời hạn áp dụng, ngày thi hành Quyết định áp dụng
biện pháp quản lý tại gia đình;
đ) Tên tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát;
e) Thời Điểm chấm dứt áp dụng biện pháp quản lý tại
gia đình (nếu có); lý do của việc chấm dứt; biện pháp xử lý tiếp theo;
g) Thời Điểm chấp hành xong Quyết định áp dụng biện
pháp quản lý tại gia đình;
h) Cơ quan của người có thẩm quyền quyết định áp dụng
biện pháp quản lý tại gia đình; chức danh của người ra Quyết định áp dụng biện
pháp quản lý tại gia đình;
i) Khiếu nại, khởi kiện Quyết định áp dụng biện pháp
quản lý tại gia đình (nếu có).
Điều
10. Trách nhiệm cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin về xử lý vi phạm hành
chính
1. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành quyết định
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan quyết định áp dụng các biện pháp
xử lý hành chính, cơ quan thi hành các quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành
chính có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin về xử lý vi phạm hành chính
do mình thực hiện đến hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành
chính.
2. Căn cứ tình hình thực tế, các cơ quan quy định tại
Khoản 1 Điều này có trách nhiệm bố trí người hoặc tổ chức bộ phận tiếp nhận,
cập nhật thông tin về xử lý vi phạm hành chính từ người có thẩm quyền xử lý vi
phạm hành chính.
3. Quy trình cung cấp, tiếp nhận
thông tin về xử lý vi phạm hành chính:
a) Cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời
hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính hoặc Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải cung cấp thông
tin cho bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin của cơ quan để kiểm tra, phân
loại.
Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc
đi lại gặp khó khăn, hoặc trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành
chính, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm cung cấp thông tin cho bộ
phận tiếp nhận, cập nhật thông tin của cơ quan trong thời hạn 02 (hai) ngày làm
việc, kể từ ngày nộp tiền phạt đã thu được tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào
tài Khoản của Kho bạc Nhà nước;
b) Bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin thực hiện
kiểm tra thông tin về xử lý vi phạm hành chính trên cơ sở bảo đảm tính chính xác,
toàn vẹn của văn bản, tài liệu được chuyển giao và thuộc trách nhiệm để tránh
việc cập nhật thông tin, văn bản trùng lặp.
Trong trường hợp thông tin còn thiếu hoặc chưa rõ
ràng thì đề nghị cơ quan đã cung cấp thông tin quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều
này bổ sung hoặc làm rõ thông tin.
4. Việc nhập mới thông tin về xử lý vi phạm hành
chính vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thực hiện như sau:
a) Bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin của cơ quan
quy định tại Khoản 2 Điều này, trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc Quyết định áp dụng
biện pháp xử lý hành chính thực hiện số hóa các thông tin đầu vào theo các biểu
mẫu nhập tin và nhập mới thông tin quy định tại Khoản 1; các Điểm a, b, c, d, đ
và h Khoản 3; các Điểm a, b, c, d, đ và h Khoản 4 Điều 9 Nghị định này vào Cơ
sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra lại các nội dung quy định tại Điểm a
Khoản này trước khi duyệt thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm
hành chính.
5. Việc cập nhật thông tin về xử lý vi phạm hành
chính vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thực hiện như sau:
a) Bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin của cơ quan
quy định tại Khoản 2 Điều này, trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được thông tin quy định tại Khoản 2; các Điểm e, g và i Khoản 3; các
Điểm e, g và i Khoản 4 Điều 9 Nghị định này phải thực hiện số hóa các thông tin đầu
vào theo các biểu
mẫu nhập tin và cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia
về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra lại các nội dung quy định tại Điểm a
Khoản này trước khi duyệt thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm
hành chính.
6. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể quy trình
cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi
phạm hành chính.
1. Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi
phạm hành chính được đính chính, bổ sung khi phát hiện có sai sót, nhầm lẫn
hoặc còn thiếu.
Thủ trưởng cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 10
Nghị định này quyết định việc đính chính hoặc bổ sung thông tin do cơ quan mình
cung cấp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
2. Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi
phạm hành chính được hiệu chỉnh khi có căn cứ để xác định có sự sai lệch về nội
dung giữa dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính và hồ sơ, tài liệu về xử
lý vi phạm hành chính đang được lưu trữ theo quy định của pháp luật về
lưu trữ.
Cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này
phải tiến hành truy nguyên thông tin gốc trên tài liệu lưu trữ để xác định
thông tin chính xác và tự mình hoặc đề nghị cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc
gia về xử lý vi phạm hành chính tiến hành hiệu chỉnh theo quy định.
Điều
12. Lưu dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính
Dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính được
lưu giữ lâu dài trừ những thông tin về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
quy định tại Điểm a các Khoản 1, 3 và 4 Điều 9 Nghị định này mà đã qua thời hạn
được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều
7 và Điều 137 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều
13. Bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
1. Sử dụng kênh mã hóa và xác thực người dùng cho các
hoạt động sau: đăng nhập quản trị hệ thống, đăng nhập vào các ứng dụng, gửi
nhận dữ liệu tự động giữa các máy chủ, nhập và biên tập dữ liệu.
2. Mã hóa và bảo mật đường truyền, thông tin trong Cơ
sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
3. Áp dụng các biện pháp bảo đảm tính xác thực và bảo
vệ sự toàn vẹn của dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành
chính.
4. Thực hiện lưu vết việc tạo, thay đổi, xóa thông
tin dữ liệu để phục vụ cho việc quản lý, giám sát hệ thống.
5. Thực hiện các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm
an toàn cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Điều
14. Quản lý tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành
chính
Bộ Tư pháp thực hiện việc quản lý tài Khoản quản
trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính như sau:
1. Cấp, thu hồi tài khoản quản trị Cơ sở dữ liệu
quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
2. Giới hạn, rà soát, kiểm tra quyền quản trị Cơ sở
dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính của cơ quan hoặc người được phân
quyền.
Điều
15. Duy trì và nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm
hành chính
1. Bộ Tư pháp thực hiện việc duy trì Cơ sở dữ liệu
quốc gia về xử lý vi phạm hành chính như sau:
a) Bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi
trường cho việc cài đặt, vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành
chính;
b) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vật lý và
môi trường tại Trung tâm dữ liệu điện tử của Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi
phạm hành chính;
c) Thực hiện các biện pháp sao lưu, dự phòng để bảo đảm khả
năng khắc phục sự cố, phục hồi dữ liệu khi xảy ra sự cố do
thiên tai hoặc bị làm sai lệch, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trái phép;
d) Thực hiện các biện pháp bảo trì, bảo dưỡng, sửa
chữa để bảo đảm Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính hoạt động
liên tục 24 giờ trong tất cả các ngày.
2. Bộ Tư pháp định kỳ thực hiện rà soát, đề xuất
phương án nâng cấp,
phát triển hạ tầng kỹ thuật và phần mềm của Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính cho phù hợp với yêu
cầu thực tế.
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA
VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều
16. Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
1. Các hình thức khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu
quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
a) Kết nối qua mạng máy tính với Cơ sở dữ liệu quốc
gia về xử lý vi phạm hành chính;
b) Tra cứu thông tin trực tuyến trên cổng thông tin
điện tử do Bộ Tư pháp quy định;
c) Văn bản yêu cầu.
2. Đối tượng được khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu
quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
a) Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức
khác có liên quan trực tiếp đến công tác xử lý vi phạm hành chính;
c) Các cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện chức năng
giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính có quyền yêu cầu và
được cung cấp thông tin để phục vụ hoạt động giám sát theo quy định của pháp
luật;
d) Tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị xử lý vi phạm hành
chính được cung cấp thông tin về việc xử lý vi phạm hành chính của mình khi
có đơn đề nghị và phải trả phí theo quy định.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể việc khai
thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Điều
17. Kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác
Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
được kết nối với:
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn
của cơ quan chủ quản để sử dụng thông tin gốc về công dân.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản để sử dụng thông tin cơ bản về doanh
nghiệp.
3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật để sử dụng
thông tin của văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Nguyên tắc kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập
thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính:
a) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi
phạm hành chính chỉ cho phép truy cập thông tin với cơ sở dữ liệu chuyên ngành
đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có sử dụng dữ
liệu về xử lý vi phạm hành chính khi nâng cấp hoặc xây dựng mới phải bảo đảm
khả năng kết nối và tích hợp dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi
phạm hành chính;
c) Việc kết nối, tích hợp dữ liệu, truy cập thông tin
trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo tiêu
chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.
2. Thủ tục kết nối, tích hợp dữ liệu, truy cập thông
tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính:
a) Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên
ngành gửi văn bản đề nghị kết nối, tích hợp dữ liệu, truy cập thông tin trong Cơ sở dữ
liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tới Bộ Tư pháp. Trong văn bản nêu rõ
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phạm vi, phương thức kết nối, tích
hợp dữ liệu, Mục đích và số lượng trường thông tin cần được truy cập;
b) Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phương thức kết
nối, tích hợp dữ liệu và số lượng trường thông tin chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu
quốc gia về xử lý vi phạm hành chính với cơ sở dữ liệu chuyên ngành phù hợp với
phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu
chuyên ngành.
TRÁCH NHIỆM TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC
VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC
GIA
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong xây dựng, quản lý, khai thác và
sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
1. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong
xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm
hành chính, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền các văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm
hành chính;
b) Xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc
gia về xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm các Điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ
thuật để Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính vận hành ổn định
và liên tục;
c) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê
duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền việc mở rộng, nâng cấp, phát triển Cơ sở
dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
d) Hướng dẫn thống nhất quy trình cung cấp, tiếp
nhận, cập nhật thông tin, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý
vi phạm hành chính;
đ) Bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, nhân
lực cho việc xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi
phạm hành chính;
e) Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ, công chức thuộc cơ
quan quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này về kỹ năng cập nhật thông tin
và khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; tập
huấn, hướng dẫn cho cán bộ, công chức thuộc cơ quan quy định tại các Khoản 6 và
7 Điều 2 Nghị định này về kỹ năng khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về
xử lý vi phạm hành chính;
g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và
Truyền thông xây dựng, ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật Cơ
sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.
2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi
phạm hành chính thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ của mình có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo tổ chức việc cập nhật thông tin và chịu
trách nhiệm về độ chính xác, toàn vẹn các thông tin, dữ liệu; bảo đảm kết nối
an toàn, tích hợp dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành
chính do Bộ Tư pháp xây dựng và quản lý;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp tập huấn, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thuộc cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều
10 Nghị định này trong phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực kỹ năng thực hiện việc cung
cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin và các cán bộ, công chức thuộc cơ quan quy
định tại các Khoản 6 và 7 Điều 2 Nghị định này kỹ năng khai thác, sử dụng Cơ sở
dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực đảm bảo cho việc phối
hợp xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi
phạm hành chính;
d) Bảo đảm an toàn tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu
quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được cấp.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực
hiện việc cập nhật thông tin, đào tạo sử dụng và duy trì, vận hành hệ thống Cơ
sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm bố trí nguồn
vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng, mở rộng và nâng cấp Cơ sở
dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; phối hợp với Bộ Tư pháp để thực
hiện việc kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với Cơ sở
dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
4. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp
để thực hiện việc kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ
liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xây
dựng hệ thống thông tin đầu mối kết nối, hỗ trợ truy nhập vào Cơ sở dữ liệu
quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình:
1. Cung cấp thông tin về công tác xử lý vi phạm hành
chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành
chính.
2. Chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp cung cấp thông tin
về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 6 Điều 17 Luật Xử lý vi
phạm hành chính.
3. Chỉ đạo tổ chức việc cập nhật thông tin và bảo đảm
tính chính xác, toàn vẹn các thông tin, dữ liệu; bảo đảm kết nối an toàn, tích
hợp dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
4. Bảo đảm an toàn tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu
quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được cấp.
5. Chủ trì, phối hợp với Chính phủ ban hành văn bản
quy phạm pháp luật quy định về việc quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu
quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ của mình có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo tổ chức việc cập nhật thông tin và chịu
trách nhiệm về độ chính xác, toàn vẹn các thông tin, dữ liệu; bảo đảm kết nối
an toàn, tích hợp dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành
chính.
2. Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp tập huấn, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức của các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều
10 Nghị định này trong phạm vi địa phương kỹ năng thực hiện việc cung cấp, tiếp
nhận, cập nhật thông tin và các cán bộ, công chức thuộc cơ quan quy định tại
các Khoản 6 và 7 Điều 2 Nghị định này trên địa bàn kỹ năng khai thác, sử dụng
Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
3. Bảo đảm an toàn tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu
quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được cấp.
4. Bố trí kinh phí thường xuyên cho hoạt động, đầu tư
cơ sở vật chất, nhân lực đảm bảo cho việc phối hợp xây dựng, quản lý và duy trì
Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
5. Bảo đảm kinh phí thực hiện việc cập nhật thông
tin, đào tạo sử dụng và duy trì, vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử
lý vi phạm hành chính tại các cơ quan, đơn vị trong phạm vi địa
phương thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
1. Thực hiện đúng các quy định của Nghị định này và
hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc cung cấp, tiếp nhận và cập nhật
thông tin cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
2. Bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông
tin do mình cập nhật; kịp thời đính chính, bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ
liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và
Điều 11 Nghị định này.
1. Thực hiện đúng các quy định của Nghị định này và
hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc khai thác và sử dụng Cơ sở dữ
liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
2. Sử dụng thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử
lý vi phạm hành chính đúng Mục đích, phục vụ công tác quản lý nhà nước về xử lý
vi phạm hành chính và đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15
tháng 5 năm 2016.
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện; hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị
định này./.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ (Đã ký)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét