CHÍNH PHỦ Số: 20/2025/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2025 |
NGHỊ ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP
ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế
đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
________________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm
2019;
Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày
03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng ngày 18
tháng 01 năm 2024;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định
về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản
lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
1. Sửa đổi, bổ sung điểm
d, điểm k và bổ sung điểm m khoản 2 Điều 5 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm d
như sau:
“d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một
doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ
bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch
tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện tổng dư nợ các khoản vốn vay của
doanh nghiệp đi vay với doanh nghiệp cho vay hoặc bảo lãnh ít nhất bằng 25% vốn
góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng dư nợ tất cả
các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.
Quy định tại điểm d khoản này không áp dụng với
các trường hợp sau:
d.1) Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức
kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng không tham gia trực
tiếp, gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp đi vay
hoặc doanh nghiệp được bảo lãnh theo quy định tại các điểm a, c, đ, e, g, h, k,
l và m khoản này.
d.2) Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức
kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp
đi vay hoặc được bảo lãnh không trực tiếp, gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm
soát, góp vốn, đầu tư của một bên khác theo quy định tại các điểm b, e và i khoản
này.”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm k
như sau:
“k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp
(bao gồm cả chi nhánh hạch toán độc lập thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp) chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;”
“m) Tổ chức tín dụng với Công ty con hoặc với
Công ty kiểm soát hoặc với Công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định
tại Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu
có);”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản
2 Điều 21 như sau:
“2. Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm:
Phối hợp cung cấp thông tin, số liệu về các
khoản vay, trả nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp cụ thể có giao dịch liên kết
trên cơ sở danh sách do Cơ quan thuế yêu cầu, bao gồm dữ liệu về kim ngạch khoản
vay, lãi suất, kỳ trả lãi, trả gốc, thực tế rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) và các
thông tin liên quan khác (nếu có).
Phối hợp cung cấp thông tin được báo cáo theo
quy định pháp luật về người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị,
thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc),
Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương theo quy định tại Điều
lệ của tổ chức tín dụng; người có liên quan của cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều
lệ trở lên của tổ chức tín dụng; Công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo hệ
thống thông tin dữ liệu quản lý của Ngân hàng Nhà nước khi cơ quan thuế đề nghị.”
Điều 2. Thay thế Phụ lục I - Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết
ban hành kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2020 của
Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết bằng
Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 3. Quy định chuyển tiếp
Trường hợp, tại kỳ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp năm 2020, năm 2021, năm 2022 và năm 2023, doanh nghiệp đi vay chỉ có
quan hệ liên kết với tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức
tín dụng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và
doanh nghiệp đi vay với bên cho vay hoặc bảo lãnh thuộc trường hợp quy định tại
điểm d.1 và điểm d.2 khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ
sung tại Điều 1 Nghị định này, có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại
khoản 2 Điều 1 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và có chi phí lãi vay không được trừ
theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì kể từ
kỳ tính thuế năm 2024 thực hiện như sau:
1. Trường hợp doanh nghiệp
không có quan hệ liên kết và không phát sinh giao dịch liên kết theo quy định tại
Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và Nghị định này thì phần chi phí lãi vay không được
trừ và chưa được chuyển sang các kỳ tính thuế tiếp theo tính đến cuối kỳ tính
thuế năm 2023 được phân bổ đều chuyển sang các kỳ tính thuế tiếp theo cho thời
gian còn lại theo quy định về thời gian được chuyển chi phí lãi vay tại điểm b
khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
2. Trường hợp doanh nghiệp
có quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định số
132/2020/NĐ-CP và Nghị định này thì chi phí lãi vay không được trừ và chưa được
chuyển sang các kỳ tính thuế tiếp theo thực hiện theo quy định tại điểm b khoản
3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Điều 4. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực
thi hành từ ngày 27 tháng 3 năm 2025 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp năm 2024.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Nghị định này.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; -
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng
TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (2). |
TM. CHÍNH PHỦ KT.
THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Hồ Đức Phớc |
(Kèm theo Nghị định số 20/2025/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm
2025 của Chính phủ)
_____________
THÔNG TIN VỀ QUAN HỆ LIÊN KẾT VÀ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
(Kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập
doanh nghiệp)
Kỳ tính thuế: Từ……………….đến…………………….
[01] Tên người nộp thuế……………………………………………………………….
[02] Mã số thuế:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
[03] Địa chỉ………………………………………………..
[04] Quận/huyện……………………………..[05] Tỉnh/thành
phố…………………………
[06] Điện thoại…………………..[07]
Fax……………………..[08] Email…………………
[09] Tên đại lý thuế (nếu
có)………………………………………………..
[10] Mã số thuế:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MỤC I.
THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN KẾT
STT |
Tên bên liên kết |
Quốc gia |
Mã số thuế |
Hình thức quan hệ liên kết1 |
|||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
|||||||||||
A |
B |
C |
D |
Đ |
E |
G |
H |
I |
K |
L |
M |
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
_______________________
1 Người
nộp thuế đánh dấu “x” vào cột hình thức quan hệ liên kết kê khai theo quy định
tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2020 của
Chính phủ được và Điều 1 Nghị định số 20/2025/NĐ-CP ngày 10
tháng 02 năm 2025 của Chính phủ. Trường hợp bên liên kết thuộc nhiều hơn một
hình thức quan hệ liên kết, người nộp thuế đánh dấu “x” vào các ô tương ứng.
MỤC II. CÁC
TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN KÊ KHAI, MIỄN LẬP HỒ SƠ XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
STT |
Trường hợp miễn trừ |
Thuộc diện miễn trừ2 |
(1) |
(2) |
(3) |
1 |
Miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết
tại mục III, mục IV và được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết |
|
|
Người nộp thuế chỉ phát sinh giao dịch với
các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp
dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và
không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế |
|
2 |
Miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên
kết |
|
a |
Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên
kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng
giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ
đồng |
|
b |
Người nộp thuế đã ký kết Thoả thuận trước về
phương pháp xác định giá tính thuế thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy
định pháp luật về Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế |
|
c |
Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức
năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử
dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận
thuần trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các
lĩnh vực như sau: |
|
|
- Phân phối: Từ 5% trở lên |
|
|
- Sản xuất: Từ 10% trở lên |
|
|
- Gia công: Từ 15% trở lên |
|
___________________
2 Người nộp thuế đánh dấu “x” vào dòng trường hợp miễn trừ áp dụng tương ứng.
MỤC
III. THÔNG TIN XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT |
Nội dung |
Giá trị bán
ra cho bên liên kết |
Giá trị mua
vào từ bên liên kết |
Lợi nhuận
tăng do xác định lại theo giá giao dịch độc lập |
Thu hộ, chi
hộ, phân bổ cơ sở thường trú3 |
Giao dịch
thuộc phạm vi áp dụng APA4 |
||||||
Giá trị ghi
nhận của giao dịch liên kết |
Giá trị xác
định lại theo giá giao dịch độc lập |
Chênh lệch |
Phương pháp xác
định giá |
Giá trị ghi
nhận của giao dịch liên kết |
Giá trị xác
định lại theo giá giao dịch độc lập |
Chênh lệch |
Phương pháp
xác định giá |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5)=(4)-(3) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9)=(8)-(7) |
(10) |
(11)=(5)+(9) |
(12) |
(13) |
I |
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động kinh
doanh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động liên kết |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Hàng hoá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Hàng hoá hình thành tài sản cố định |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a |
Bên liên kết A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b |
Bên liên kết B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Hàng hoá không hình thành tài sản cố định |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a |
Bên liên kết A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b |
Bên liên kết B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Dịch vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Nghiên cứu, phát triển |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a |
Bên liên kết A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b |
Bên liên kết B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Dịch vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Nghiên cứu, phát triển |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a |
Bên liên kết A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b |
Bên liên kết B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Quảng cáo, tiếp thị |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a |
Bên liên kết A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b |
Bên liên kết B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.3 |
Quản lý kinh doanh và tư vấn, đào tạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a |
Bên liên kết A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b |
Bên liên kết B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.4 |
Hoạt động tài chính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.4.1 |
Phí bản quyền và các khoản tương tự |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A |
Bên liên kết A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
Bên liên kết B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.4.2 |
Lãi vay |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A |
Bên liên kết A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
Bên liên kết B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.5 |
Dịch vụ khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A |
Bên liên kết A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
Bên liên kết B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
_________________
3 Giá trị phân bổ cho cơ sở thường trú cần kê khai và chú thích rõ là phân
bổ doanh thu hay chi phí cho cơ sở thường trú.
4 Người
nộp thuế kê khai “x” đối với giao dịch thuộc phạm vi áp dụng APA và “không” đối
với giao dịch không thuộc phạm vi áp dụng APA.
MỤC IV. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH SAU KHI
XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
1. Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản
xuất, thương mại, dịch vụ
Người nộp thuế đã ký thỏa thuận trước về
phương pháp xác định giá tính thuế (APA) |
Có □ |
Không □ |
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT |
Chỉ tiêu |
Giá trị giao
dịch liên kết |
Giá trị giao
dịch với các bên độc lập |
Tổng giá trị
phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong kỳ |
|
Giá trị xác
định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết |
Giá trị xác
định giá theo APA |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6)=(3)+(4)+(5) |
1 |
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ |
|
|
|
|
|
Trong đó: Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu |
|
|
|
|
2 |
Các khoản giảm trừ doanh thu |
|
|
|
|
3 |
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3)=(1)-(2) |
|
|
|
|
4 |
Giá vốn hàng bán |
|
|
|
|
5 |
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(5)=(3)-(4) |
|
|
|
|
6 |
Chi phí bán hàng |
|
|
|
|
7 |
Chi phí quản lý doanh nghiệp |
|
|
|
|
8 |
Doanh thu hoạt động tài chính |
|
|
|
|
8.1 |
Trong đó: Lãi tiền gửi và lãi cho vay |
|
|
|
|
9 |
Chi phí tài chính |
|
|
|
|
9.1 |
Trong đó: Chi phí lãi vay |
|
|
|
|
9.1.a |
Chi phí lãi vay được trừ trong kỳ |
|
|
|
|
9.1.b |
Phần chi phí lãi vay trong kỳ không được trừ
chuyển sang kỳ sau theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 |
|
|
|
|
10 |
Chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ |
|
|
|
|
11 |
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong
kỳ (11)=(5)-(6)-(7)+(8)-(9) |
|
|
|
|
12 |
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong
kỳ không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính
(12)=(11)-(8)+(9) |
|
|
|
|
13 |
Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi
phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay trong kỳ cộng chi phí khấu
hao trong kỳ (13)=(11)+(9.1)-(8.1)+(10) |
|
|
|
|
14 |
Tỷ lệ chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi
cho vay phát sinh trong kỳ trên tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay trong kỳ cộng
chi phí khấu hao trong kỳ (14)=[(9.1)-(8.1)]/(13) |
|
|
|
|
15 |
Chi phí lãi vay của các kỳ trước chuyển sang, trong đó:
(15)=(15.1)+(15.2)+(15.3)+(15.4)+(15.5) |
|
|
|
|
15.1 |
- Phần chi phí lãi vay không được trừ từ
năm (n-1) chuyển sang kỳ tính thuế (n) |
|
|
|
|
15.2 |
- Phần chi phí lãi vay không được trừ từ
năm (n-2) chuyển sang kỳ tính thuế (n) |
|
|
|
|
15.3 |
- Phần chi phí lãi vay không được trừ từ
năm (n-3) chuyển sang kỳ tính thuế (n) |
|
|
|
|
15.4 |
- Phần chi phí lãi vay không được trừ từ
năm (n-4) chuyển sang kỳ tính thuế (n) |
|
|
|
|
15.5 |
- Phần chi phí lãi vay không được trừ từ
năm (n-5) chuyển sang kỳ tính thuế (n) |
|
|
|
|
16 |
Tỷ lệ chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi
cho vay phát sinh cộng chi phí lãi vay của các kỳ trước chuyển sang trên tổng
lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi
tiền gửi và lãi cho vay) trong kỳ cộng chi phí khấu hao trong kỳ (16)=[(9.1)-
(8.1)+(15)]/(13) |
|
|
|
|
17 |
Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết |
|
|
|
|
17.1 |
- Tỷ suất……………………………. |
|
|
|
|
17.2 |
- Tỷ suất……………………………. |
|
|
|
|
17.3 |
- ………………………………………. |
|
|
|
|
2. Dành
cho người nộp thuế thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng
Người nộp thuế đã ký thỏa thuận trước về
phương pháp xác định giá tính thuế (APA) |
Có □ |
Không □ |
Đơn vị tiền: Đồng
Việt Nam
STT |
Chỉ tiêu |
Giá trị giao
dịch liên kết |
Giá trị giao
dịch với các bên độc lập |
Tổng giá trị
phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong kỳ |
|
Giá trị xác
định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết |
Giá trị xác
định giá theo APA |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6)=(3)+(4)+(5) |
1 |
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự |
|
|
|
|
2 |
Chi phí lãi và các chi phí tương tự |
|
|
|
|
3 |
Thu nhập lãi thuần (3)=(1)-(2) |
|
|
|
|
4 |
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ |
|
|
|
|
5 |
Chi phí hoạt động dịch vụ |
|
|
|
|
6 |
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ
(6)=(4)-(5) |
|
|
|
|
7 |
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại
hối |
|
|
|
|
8 |
Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh
doanh |
|
|
|
|
9 |
Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư |
|
|
|
|
10 |
Thu nhập từ hoạt động khác |
|
|
|
|
11 |
Chi phí hoạt động khác |
|
|
|
|
12 |
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác (12)=(10)-(11) |
|
|
|
|
13 |
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần |
|
|
|
|
14 |
Chi phí hoạt động |
|
|
|
|
15 |
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng |
|
|
|
|
16 |
Tổng lợi nhuận trước thuế (16)=(3)+(6)+(7)+(8)+(9)+(12)+(13)-(14)-(15) |
|
|
|
|
17 |
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
(17=16-12) |
|
|
|
|
18 |
Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao
dịch liên kết |
|
|
|
|
18.1 |
Tỷ suất……………………. |
|
|
|
|
18.2 |
Tỷ suất……………………. |
|
|
|
|
18.3 |
………………………… |
|
|
|
|
3. Dành
cho người nộp thuế là các Công ty chứng khoán
Người nộp thuế đã ký thỏa thuận trước về
phương pháp xác định giá tính thuế (APA) |
Có □ |
Không □ |
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT |
Chỉ tiêu |
Giá trị giao
dịch liên kết |
Giá trị giao
dịch với các bên độc lập |
Tổng giá trị
phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong kỳ |
|
Giá trị xác
định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết |
Giá trị xác
định giá theo APA |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6)=(3)+(4)+(5) |
1 |
Doanh thu hoạt động (1)=(1.1)+(1.2)+(1.3)+(1.4)+(1.5)+(1.6)+(1.7)+(1.8)+(1.9)+ (1.10)+(1.11) |
|
|
|
|
1.1 |
Lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông
qua lãi/lỗ (FVTPL) (1.1)=(1.1.a)+(1.1.b)+(1.1.c) |
|
|
|
|
1.1.a |
Lãi bán các tài sản tài chính FVTPL |
|
|
|
|
1.1.b |
Chênh lệch tăng về đánh giá lại các TSTC
FVTPL |
|
|
|
|
1.1.c |
Cổ tức, tiền lãi phát sinh từ tài sản tài
chính FVTPL |
|
|
|
|
1.2 |
Lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày
đáo hạn (HTM) |
|
|
|
|
1.3 |
Lãi từ các khoản cho vay và phải thu |
|
|
|
|
1.4 |
Lãi từ tài sản tài chính sẵn sàng để bán
(AFS) |
|
|
|
|
1.5 |
Lãi từ các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi
ro |
|
|
|
|
1.6 |
Doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán |
|
|
|
|
1.7 |
Doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát
hành chứng khoán |
|
|
|
|
1.8 |
Doanh thu nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng
khoán |
|
|
|
|
1.9 |
Doanh thu nghiệp vụ lưu ký chứng khoán |
|
|
|
|
1.10 |
Doanh thu hoạt động tư vấn tài chính |
|
|
|
|
1.11 |
Thu nhập hoạt động khác |
|
|
|
|
2 |
Chi phí hoạt động (2)=(2.1)+(2.2)+(2.3)+(2.4)+(2.5)+(2.6)+(2.7)+(2.8)+(2.9)+ (2.10)+(2.11)+(2.12) |
|
|
|
|
2.1 |
Lỗ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua
lãi/lỗ (FVTPL) (2.1)=(2.1.a)+(2.1.b)+(2.1.c) |
|
|
|
|
2.1.a |
Lỗ bán các tài sản tài chính FVTPL |
|
|
|
|
2.1.b |
Chênh lệch giảm đánh giá lại các TSTC FVTPL |
|
|
|
|
2.1.c |
Chi phí giao dịch mua các tài sản tài chính
FVTPL |
|
|
|
|
2.2 |
Lỗ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
(HTM) |
|
|
|
|
2.3 |
Lỗ và ghi nhận chênh lệch đánh giá theo giá
trị hợp lý tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) khi phân loại lại |
|
|
|
|
2.4 |
Chi phí dự phòng tài sản tài chính, xử lý tổn
thất các khoản phải thu khó đòi và lỗ suy giảm tài sản tài chính và chi phí
đi vay của các khoản cho vay |
|
|
|
|
2.5 |
Lỗ từ các tài sản tài chính phái sinh phòng
ngừa rủi ro |
|
|
|
|
2.6 |
Chi phí hoạt động tự doanh |
|
|
|
|
2.7 |
Chi phí nghiệp vụ môi giới chứng khoán |
|
|
|
|
2.8 |
Chi phí nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát
hành chứng khoán |
|
|
|
|
2.9 |
Chi phí nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán |
|
|
|
|
2.10 |
Chi phí nghiệp vụ lưu ký chứng khoán |
|
|
|
|
2.11 |
Chi phí hoạt động tư vấn tài chính |
|
|
|
|
2.12 |
Chi phí các dịch vụ khác |
|
|
|
|
3 |
Doanh thu hoạt động tài chính (3)=(3.1)+(3.2)+(3.3)+(3.4) |
|
|
|
|
3.1 |
Chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái đã và chưa
thực hiện |
|
|
|
|
3.2 |
Doanh thu, dự thu cổ tức, lãi tiền gửi ngân
hàng không cố định |
|
|
|
|
3.3 |
Lãi bán, thanh lý các khoản đầu tư vào công
ty con, liên kết, liên doanh |
|
|
|
|
3.4 |
Doanh thu khác về đầu tư |
|
|
|
|
4 |
Chi phí tài chính (4)=(4.1)+(4.2)+(4.3)+(4.4)+(4.5) |
|
|
|
|
4.1 |
Chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái đã và chưa thực
hiện |
|
|
|
|
4.2 |
Chi phí lãi vay |
|
|
|
|
4.3 |
Lỗ bán, thanh lý các khoản đầu tư vào công
ty con, liên kết, liên doanh |
|
|
|
|
4.4 |
Chi phí dự phòng suy giảm giá trị các khoản
đầu tư tài chính dài hạn |
|
|
|
|
4.5 |
Chi phí tài chính khác |
|
|
|
|
5 |
Chi phí bán hàng |
|
|
|
|
6 |
Chi phí quản lý công ty chứng khoán |
|
|
|
|
7 |
Kết quả hoạt động (7)=(1)-(2)+(3)-(4)-(5)-(6) |
|
|
|
|
8 |
Tổng lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh
trong kỳ |
|
|
|
|
9 |
Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ |
|
|
|
|
9.1 |
Chi phí lãi vay được trừ trong kỳ |
|
|
|
|
9.2 |
Phần chi phí lãi vay trong kỳ không được trừ
chuyển sang kỳ sau theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 |
|
|
|
|
10 |
Chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ |
|
|
|
|
11 |
Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay
phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ
[(11)=(7)+(9)-(8)+(10)] |
|
|
|
|
12 |
Tỷ lệ chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền
gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ trên tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay trong
kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ (12) = [(9)-(8)]/(11) |
|
|
|
|
13 |
Chi phí lãi vay của các kỳ trước chuyển
sang |
|
|
|
|
13.1 |
- Phần chi phí lãi vay không được trừ từ
năm (n-1) chuyển sang kỳ tính thuế (n) |
|
|
|
|
13.2 |
- Phần chi phí lãi vay không được trừ từ
năm (n-2) chuyển sang kỳ tính thuế (n) |
|
|
|
|
13.3 |
- Phần chi phí lãi vay không được trừ từ
năm (n-3) chuyển sang kỳ tính thuế (n) |
|
|
|
|
13.4 |
- Phần chi phí lãi vay không được trừ từ
năm (n-4) chuyển sang kỳ tính thuế (n) |
|
|
|
|
13.5 |
- Phần chi phí lãi vay không được trừ từ
năm (n-5) chuyển sang kỳ tính thuế (n) |
|
|
|
|
14 |
Tỷ lệ chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền
gửi và lãi cho vay phát sinh được trừ trong kỳ cộng chi phí lãi vay của các kỳ
trước chuyển sang kỳ tính thuế (n) trên tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh cộng chi phí lãi vay thuần phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu
hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế (14) = [(9)-(8)+(13))/(11) |
|
|
|
|
15 |
Tỷ suất lợi nhuận sử dụng xác định giá giao
dịch liên kết |
|
|
|
|
15.1 |
Tỷ suất…………………………………….. |
|
|
|
|
15.2 |
Tỷ suất…………………………………….. |
|
|
|
|
15.3 |
……………………………………………... |
|
|
|
|
Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai.
|
….., ngày….. tháng….. năm…. |
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI MỘT SỐ CHỈ TIÊU
A. Kỳ tính thuế: Ghi thông
tin tương ứng với kỳ tính thuế của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh
nghiệp. Kỳ tính thuế xác định theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp.
B. Thông tin chung của
người nộp thuế: Từ chỉ tiêu [01] đến chỉ tiêu [10] ghi thông tin tương ứng với
thông tin đã ghi tại Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
C. Mục I. Thông tin về các bên liên kết:
- Cột (2): Ghi đầy đủ tên
của từng bên liên kết:
+ Trường hợp bên liên kết tại Việt Nam là tổ chức thì ghi
theo thông tin tại giấy phép đăng ký doanh nghiệp; là cá nhân thì ghi theo
thông tin tại chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu.
+ Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân ngoài Việt
Nam thì ghi theo thông tin tại văn bản xác định quan hệ liên kết như giấy phép
đăng ký kinh doanh, hợp đồng, thỏa thuận giao dịch của người nộp thuế với bên
liên kết.
- Cột (3): Ghi tên quốc gia, vùng lãnh thổ
nơi bên liên kết là đối tượng cư trú.
- Cột (4): Ghi mã số thuế của các bên liên
kết:
+ Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân tại Việt
Nam thì ghi đủ mã số thuế.
+ Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân ngoài Việt
Nam thì ghi đủ mã số thuế, mã định danh người nộp thuế, nếu không có thì ghi rõ
lý do.
- Cột (5): Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5
Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định số 20/2025/NĐ-CP, người nộp
thuế phát sinh giao dịch liên kết kê khai hình thức quan hệ liên kết tương ứng
với từng bên liên kết bằng cách đánh dấu “x” vào ô tương ứng. Trường hợp bên
liên kết thuộc nhiều hơn một hình thức quan hệ liên kết, người nộp thuế đánh
dấu “x” vào các ô tương ứng.
D. Mục II. Các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập hồ
sơ xác định giá giao dịch liên kết:
Nếu người nộp thuế thuộc trường hợp được miễn kê khai,
miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 19 Nghị định
số 132/2020/NĐ-CP tại Cột (2) thì đánh dấu “x” vào ô thuộc diện miễn trừ tương
ứng tại Cột (3).
Trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập hồ
sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định
số 132/2020/NĐ-CP, người nộp thuế chỉ đánh dấu vào ô tương ứng tại Cột (3) và
không phải kê khai các mục III và IV Phụ lục I kèm theo Nghị định số
20/2025/NĐ-CP.
Trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định
giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 19
Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, người nộp thuế kê khai các mục III và IV theo
hướng dẫn tương ứng tại các phần Đ.1 và E.
Trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định
giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số
132/2020/NĐ-CP, người nộp thuế kê khai theo hướng dẫn tương ứng tại các phần
Đ.2 và E.
Đ. Mục III. Thông tin xác định giá giao dịch liên kết:
Đ.1. Trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác
định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều
19 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và đã kê khai đánh dấu (x) vào cột 3 tại dòng a
hoặc dòng c chỉ tiêu miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của Mục II
Phụ lục I kèm theo Nghị định số 20/2025/NĐ-CP thực hiện kê khai mục này như
sau:
- Cột (3), (7) và (12): Kê khai như hướng dẫn
tại phần Đ.2 Phụ lục này.
- Cột (4), (5), 6), (8), (9), (10) và (11):
Người nộp thuế để trống không kê khai.
Đối với trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác
định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định
số 132/2020/NĐ-CP, tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong
kỳ tính thuế làm căn cứ xác định điều kiện được miễn trừ được tính bằng (=)
tổng giá trị tại Cột (3) cộng (+) Cột (7) của dòng chỉ tiêu “Tổng giá trị giao
dịch phát sinh từ hoạt động liên kết”.
Đ.2. Người nộp thuế không thuộc trường hợp được miễn lập
Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 19
Nghị định số 132/2020/NĐ-CP kê khai như sau:
- Chỉ tiêu “Tổng giá trị giao dịch phát sinh
từ hoạt động kinh doanh”:
+ Cột (3): Ghi tổng giá trị doanh thu bán ra cho các bên
liên kết và các bên độc lập, bao gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,
doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác (không bao gồm các khoản thu
hộ).
+ Cột (7): Ghi tổng giá trị chi phí phải trả cho các bên
liên kết và các bên độc lập, bao gồm: Chi phí hàng hóa và dịch vụ mua vào, chi
phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác
(không bao gồm các khoản chi hộ).
+ Cột (4), (5), (6), (8), (9), (10), (11), (12) và (13):
Để trống không phải kê khai.
- Chỉ tiêu “Tổng giá trị giao dịch phát sinh
từ hoạt động liên kết”:
+ Cột (3), (4), (7) và (8): Ghi tổng giá trị tại các ô
tương ứng với từng chỉ tiêu Hàng hóa cộng (+) Dịch vụ.
- Chỉ tiêu “Hàng hóa”:
+ Cột (3), (4), (7) và (8): Ghi tổng giá trị tại các ô
tương ứng với các chỉ tiêu Hàng hóa hình thành tài sản cố định cộng (+) Hàng
hóa không hình thành tài sản cố định.
- Chỉ tiêu “Hàng hóa hình thành tài sản cố
định” và các dòng chi tiết “Bên liên kết A”, “Bên liên kết B”,...:
+ Cột (3) và (7): Ghi tổng giá trị phát sinh từ mua hoặc
bán tài sản cố định của người nộp thuế với các bên liên kết theo giá trị tại sổ
kế toán.
+ Cột (4) và (8): Ghi tổng giá trị phát sinh từ mua hoặc
bán tài sản cố định với các bên liên kết được xác định theo phương pháp xác
định giá giao dịch liên kết tương ứng tại Cột (6) và (10).
- Chỉ tiêu “Hàng hóa không hình thành tài sản
cố định” và các dòng chi tiết “Bên liên kết A”, “Bên liên kết B”,...:
+ Cột (3) và (7): Ghi tổng giá trị phát sinh từ mua hoặc
bán hàng hoá không phải là tài sản cố định của người nộp thuế với các bên liên
kết theo giá trị tại sổ kế toán.
+ Cột (4) và (8): Ghi tổng giá trị phát sinh từ mua hoặc
bán hàng hoá không phải là tài sản cố định của người nộp thuế với các bên liên
kết được xác định theo phương pháp xác định giá giao dịch liên kết tương ứng
tại Cột (6) và (10).
- Chỉ tiêu “Dịch vụ”:
+ Cột (3), (4), (7) và (8): Ghi tổng giá trị tại các ô
tương ứng với các chỉ tiêu “Nghiên cứu, phát triển” cộng (+) “Quảng cáo, tiếp
thị” cộng (+) “Quản lý kinh doanh và tư vấn, đào tạo” cộng (+) “Hoạt động tài
chính cộng” (+) “Dịch vụ khác”.
- Các chỉ tiêu “Nghiên cứu, phát triển”;
“Quảng cáo, tiếp thị”; “Quản lý kinh doanh và tư vấn, đào tạo”; “Hoạt động tài
chính và Dịch vụ khác”, và chi tiết theo từng “Bên liên kết A”, “Bên liên kết
B”,...:
+ Cột (3) và (7): Ghi tổng giá trị từng loại dịch vụ phát
sinh từ giao dịch với các bên liên kết được ghi nhận theo giá trị ghi tại sổ kế
toán.
+ Cột (4) và (8): Ghi tổng giá trị từng loại dịch vụ phát
sinh từ giao dịch với các bên liên kết được xác định theo phương pháp xác định
giá giao dịch liên kết tương ứng tại Cột (6) và Cột (10).
- Cột (6) và (10): Ghi
tương ứng với từng chỉ tiêu theo từng bên liên kết ký hiệu viết tắt tên phương
pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều
15 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP cấu thành giá trị bán ra cho bên liên kết và giá
trị mua vào từ bên liên kết của người nộp thuế xác định theo Hồ sơ xác định giá
giao dịch liên kết, cụ thể như sau:
+ PP1: Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá
giao dịch độc lập (phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập).
+ PP2: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người
nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập.
PP2-1: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi gộp trên doanh thu
(phương pháp giá bán lại).
PP2-2: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi gộp trên giá vốn
(phương pháp giá vốn cộng lãi).
PP2-3: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần.
+ PP3: Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết.
Ví dụ:
+ Mua máy móc từ bên liên kết A trên cơ sở phương pháp so
sánh giá giao dịch độc lập, tại dòng chỉ tiêu Hàng hóa hình thành tài sản cố
định từ bên liên kết A Cột (10): Ghi PP1.
+ Thu phí dịch vụ quản lý cung cấp cho bên liên kết B
trên cơ sở phương pháp giá vốn cộng lãi, tại dòng chỉ tiêu Quản lý kinh doanh
và tư vấn, đào tạo cho bên liên kết B Cột (6): Ghi PP2-2.
- Cột (5) và (9): Ghi tổng
giá trị được xác định theo công thức tính tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định số 20/2025/NĐ-CP.
- Cột (11): Ghi lợi nhuận
tăng do xác định lại theo giá giao dịch độc lập.
- Cột (12): Ghi lần lượt
tổng giá trị thu hộ, tổng giá trị chi hộ, tổng giá trị doanh thu phân bổ cho cơ
sở thường trú, tổng giá trị chi phí phân bổ cho cơ sở thường trú phát sinh
trong kỳ tính thuế.
- Cột (13): Ghi theo hướng
dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 20/2025/NĐ-CP tương ứng với
từng giao dịch thuộc phạm vi áp dụng APA và để trống các ô tương ứng với các
dòng chỉ tiêu ghi số liệu tổng giá trị.
E. Mục IV. Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác định
giá giao dịch liên kết:
- Chỉ tiêu “Người nộp thuế
đã ký thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)”:
Người nộp thuế đánh dấu “x” vào “Có” nếu đã ký APA đơn
phương, song phương hoặc đa phương với Cơ quan thuế Việt Nam. Trường hợp người
nộp thuế không ký APA với Cơ quan thuế thì đánh dấu “x” vào “Không” và để trống
không kê khai các chỉ tiêu tại Cột (4) bảng kết quả sản xuất kinh doanh tại mục
này.
- Người nộp thuế chỉ phát
sinh các khoản thu hoặc doanh thu với các bên độc lập chỉ kê khai tại Cột (6)
của bảng kết quả sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp
đối với từng chỉ tiêu tương ứng được hướng dẫn tại Phụ lục này.
1. Dành cho người nộp thuế
thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ:
a) Trường hợp người nộp
thuế đã kê khai đánh dấu (x) vào Cột 3 tại dòng 2a miễn lập Hồ sơ xác định giá
giao dịch liên kết của Mục II Phụ lục I kèm theo Nghị định số 20/2025/NĐ-CP,
thực hiện kê khai theo hướng dẫn như sau:
- Các chỉ tiêu tại dòng (1), (2), (3), (4),
(5), (6), (7), (8), (8.1), (9), (9.1), (9.1.a), (9.1.b), (10), (11) và (12):
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê
khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị được xác định từ số liệu tại Báo
cáo tài chính.
- Các chỉ tiêu tại dòng (13), (14), (15),
(15.1), (15.2), (15.3), (15.4), (15.5) và (16) xác định và tính toán theo quy
định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
- Chỉ tiêu tại dòng (17): Người nộp thuế để
trống không kê khai.
b) Trường hợp người nộp thuế đã kê khai đánh
dấu (x) vào Cột 3 tại dòng 2c miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
của Mục II Phụ lục I kèm theo Nghị định số 20/2025/NĐ-CP, thực hiện kê khai
theo hướng dẫn như sau:
- Các chỉ tiêu tại dòng (1), (2), (3), (4),
(5), (6), (7), (8), (8.1), (9), (9.1), (9.1.a), (9.1.b),(10),(11)và (12):
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê
khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị được xác định từ số liệu tại Báo
cáo tài chính.
- Các chỉ tiêu tại dòng (13), (14), (15),
(15.1), (15.2), (15.3), (15.4), (15.5) và (16) xác định và tính toán theo quy
định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
- Chỉ tiêu “Tỷ suất lợi
nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết”
+ Cột (2): Ghi các tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động
sản xuất kinh doanh trong kỳ không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của
hoạt động tài chính trên doanh thu thuần tại các dòng chỉ tiêu (17.1), (17.2),
(17.3), (17...) theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 19 Nghị định số
132/2020/NĐ-CP.
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê
khai.
+ Cột 6: Người nộp thuế kê khai giá trị Lợi nhuận thuần
từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ không bao gồm chênh lệch doanh thu và
chi phí của hoạt động tài chính trên doanh thu thuần đối với lĩnh vực hoạt động
theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 19 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Trường hợp người nộp thuế thực hiện kinh doanh nhiều hơn
một lĩnh vực, theo dõi, hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng lĩnh vực
hoặc theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu nhưng không theo dõi, hạch toán
riêng được chi phí phát sinh của từng lĩnh vực thực hiện kê khai riêng theo
từng lĩnh vực.
Trường hợp người nộp thuế thực hiện kinh doanh nhiều hơn
một lĩnh vực không theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu và chi phí của từng
lĩnh vực thực hiện kê khai theo lĩnh vực có tỷ suất cao nhất.
c) Trường hợp người nộp
thuế không được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định
tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 19 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, kê khai như
sau:
- Chỉ tiêu “Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ”:
+ Cột (3) và (4): Ghi tổng giá trị của các giao dịch cung
cấp hàng hóa, dịch vụ cho các bên liên kết xác định giá theo Hồ sơ xác định giá
giao dịch liên kết tại Cột (3) và theo APA tại Cột (4).
+ Cột (5): Ghi tổng giá trị của các giao dịch cung cấp
hàng hóa, dịch vụ cho các bên độc lập theo giá trị ghi tại sổ kế toán.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức
tính tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 20/2025/NĐ-CP.
Các chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu”
và “Các khoản giảm trừ doanh thu”: Người nộp thuế kê khai tương ứng doanh thu
bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu
“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
- Chỉ tiêu “Doanh thu
thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng giá trị
tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
trừ (-) chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu”.
- Chỉ tiêu “Giá vốn hàng
bán”:
+ Cột (3) và (4): Ghi tổng giá trị của giá vốn hàng bán
tương ứng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết và
bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác
định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị giao dịch phát sinh
với các bên độc lập ghi tại sổ kế toán.
+ Cột (5): Ghi tổng giá trị của giá vốn hàng bán tương
ứng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các bên độc lập và bằng (=)
tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá
giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị giao dịch phát sinh với các bên
độc lập ghi tại sổ kế toán.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức
tính tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 20/2025/NĐ-CP.
- Chỉ tiêu “Lợi nhuận gộp
về bán hàng và cung cấp dịch vụ”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6) có giá trị bằng giá trị tương
ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ” trừ (-) chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”.
- Các chỉ tiêu “Chi phí
bán hàng” và “Chi phí quản lý doanh nghiệp”:
+ Cột (3) và (4): Ghi tổng giá trị của chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp tương ứng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ cho các bên liên kết bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết
xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá
trị giao dịch phát sinh với các bên độc lập ghi tại sổ kế toán.
+ Cột (5): Ghi tổng giá trị của chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp tương ứng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho
các bên độc lập bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác định
theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị giao
dịch phát sinh với các bên độc lập ghi tại sổ kế toán.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức
tính tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 20/2025/NĐ-CP.
- Đối với các chỉ tiêu chi
phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người nộp thuế theo dõi hạch
toán và ghi giá trị hạch toán, xác định riêng đối với chi phí từ bên liên kết
thuộc phạm vi xác định giá theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết; theo APA
và giao dịch với các bên độc lập tương ứng với cột (3), (4) và (5). Trường hợp
không xác định riêng được thì người nộp thuế lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp
nhất theo một hoặc một số yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản, nhân lực hoặc
yếu tố khác phù hợp với bản chất hoạt động và ghi giá trị chi phí phân bổ vào
các ô tương ứng (3), (4) và (5).
- Chỉ tiêu “Doanh thu hoạt
động tài chính”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê
khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị doanh thu hoạt động tài
chính.
- Chỉ tiêu “Lãi tiền gửi
và lãi cho vay”: Ghi giá trị tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay tính vào
doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ.
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê
khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị theo xác định tại Hồ sơ xác
định giá giao dịch liên kết, theo APA đối với giao dịch phát sinh với các bên
liên kết và giá trị ghi tại sổ kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên
độc lập.
- Chỉ tiêu “Chi phí tài
chính”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê
khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị chi phí hoạt động tài chính.
- Chỉ tiêu “Chi phí lãi
tiền vay dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh”: Ghi giá trị chi phí lãi vay
tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê
khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị theo xác định tại Hồ sơ xác
định giá giao dịch liên kết, theo APA đối với giao dịch phát sinh với các bên
liên kết và giá trị ghi tại sổ kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên
độc lập.
- Chỉ tiêu “Chi phí khấu
hao phát sinh trong kỳ”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê
khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị chi phí khấu hao đã tính vào
chi phí trong kỳ và được xác định bằng tổng giá trị chi phí khấu hao đã tính
vào giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu “Lợi nhuận
thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê
khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị bằng giá trị tương ứng theo từng
cột tại chỉ tiêu “Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ” trừ (-) chỉ
tiêu “Chi phí bán hàng” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí quản lý doanh nghiệp” cộng
(+) chỉ tiêu “Doanh thu tài chính” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí tài chính”.
- Chỉ tiêu “Lợi nhuận
thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ không bao gồm chênh lệch doanh
thu và chi phí của hoạt động tài chính”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng giá trị
tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí bán hàng” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí quản lý
doanh nghiệp”.
- Chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và
lãi cho vay trong kỳ cộng chi phí khấu hao trong kỳ”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê
khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị bằng giá trị chỉ tiêu “Lợi nhuận
thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh” cộng (+) chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” trừ
(-) chỉ tiêu “Lãi tiền gửi và lãi cho vay” cộng (+) chỉ tiêu “Chi phí khấu
hao”.
- Chỉ tiêu “Tỷ lệ chi phí
lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ trên tổng
lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi
tiền gửi và lãi cho vay trong kỳ cộng chi phí khấu hao trong kỳ”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê
khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị tỷ lệ phần trăm bằng (=) giá trị
[chỉ tiêu “Chi phí lãi tiền vay” trừ (-) chỉ tiêu “Lãi tiền gửi và lãi cho
vay”] chia (:) giá trị chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay trong kỳ cộng chi
phí khấu hao trong kỳ”.
- Chỉ tiêu “Tỷ suất lợi
nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết”:
+ Cột (2): Ghi các tỷ suất lợi nhuận áp dụng để điều
chỉnh, xác định giá giao dịch liên kết tại các dòng chỉ tiêu (17.1), (17.2),
(17.3),... tương ứng với phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy
định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
+ Cột (3) và (4): Ghi giá trị tỷ suất lợi nhuận sử dụng
xác định giá giao dịch liên kết theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại
Cột (3) và theo APA tại Cột (4).
+ Cột (5) và (6): Người nộp thuế để trống không kê khai.
Ví dụ:
+ Người nộp thuế sử dụng phương pháp so sánh tỷ suất lợi
nhuận thuần và áp dụng Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong
kỳ không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính trên
tổng chi phí để xác định lợi nhuận thuần trong kỳ tính thuế, tại Cột (2) chỉ
tiêu (17.1): Ghi Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính trên tổng
chi phí và kê khai mức tỷ suất tương ứng theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên
kết tại Cột (3) và theo APA tại Cột (4).
+ Người nộp thuế sử dụng phương pháp so sánh tỷ suất lợi
nhuận thuần và áp dụng Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong
kỳ không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính trên
tổng chi phí đối với hoạt động sản xuất theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên
kết; Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ không bao gồm
chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính trên doanh thu thuần
đối với hoạt động phân phối theo APA, tại Cột (2) chỉ tiêu (17.1) và (17.2):
Ghi Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ không bao gồm
chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính trên tổng chi phí đối
với hoạt động sản xuất tại chỉ tiêu (17.1) và kê khai tỷ
suất tương ứng tại Cột (3); ghi Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh
doanh trong kỳ không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài
chính trên doanh thu thuần đối với hoạt động phân phối tại chỉ tiêu (17.2) và kê khai tỷ suất tương ứng tại Cột (4).
- Trường hợp người nộp
thuế thực hiện nhiều chức năng sản xuất, kinh doanh và Tỷ suất lợi nhuận sử
dụng xác định giá giao dịch liên kết khác nhau thì kê khai Kết quả sản xuất
kinh doanh sau khi xác định giá giao dịch liên kết riêng đối với từng chức năng
sản xuất, kinh doanh.
2. Dành cho người nộp thuế
thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng:
- Chỉ tiêu “Thu nhập lãi
và các khoản thu nhập tương tự”:
+ Cột (3), (4) và (5): Ghi tổng giá trị của thu nhập lãi
và các khoản thu nhập tương tự từ các bên liên kết không ký APA xác định theo
Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Cột (3), theo APA tại Cột (4) và theo
giá trị ghi sổ kế toán phát sinh với bên độc lập tại Cột (5).
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức
tính tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 20/2025/NĐ-CP.
- Chỉ tiêu “Chi phí lãi và
các khoản chi phí tương tự”:
+ Cột (3) và (4): Ghi tổng giá trị Chi trả lãi và các
khoản chi phí tương tự tương ứng với Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương
tự thu được từ các bên liên kết và bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên
liên kết xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng
(+) giá trị giao dịch phát sinh với các bên độc lập ghi tại sổ kế toán.
+ Cột (5): Ghi tổng giá trị Chi trả lãi và các khoản chi
phí tương tự tương ứng với Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự thu được
từ các bên độc lập bằng (=) tổng giá trị phát sinh với các bên liên kết xác
định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và theo APA cộng (+) giá trị
giao dịch phát sinh với các bên độc lập ghi tại sổ kế toán.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức
tính tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 20/2025/NĐ-CP.
- Chỉ tiêu “Thu nhập lãi
thuần”:
Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị
tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương
tự trừ (-) chỉ tiêu Chi trả lãi và các khoản chi phí tương tự.
- Chỉ tiêu “Thu nhập từ
hoạt động dịch vụ”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu Thu nhập lãi và
các khoản thu nhập tương tự.
- Chỉ tiêu “Chi phí hoạt
động dịch vụ”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu Chi trả lãi và các
khoản chi phí tương tự.
- Chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần
từ hoạt động dịch vụ”:
Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị
tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Thu nhập từ hoạt động dịch vụ” trừ (-)
chỉ tiêu “Chi phí hoạt động dịch vụ”.
- Các chỉ tiêu “Lãi/lỗ
thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối”, “Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán
kinh doanh”, “Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư”: Ghi theo hướng dẫn
tương tự tại chỉ tiêu “Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự”.
- Chỉ tiêu “Thu nhập từ
hoạt động khác”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Thu nhập lãi và các
khoản thu nhập tương tự”.
- Chỉ tiêu “Chi phí hoạt
động khác”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu Chi trả lãi và các khoản
chi phí tương tự.
- Chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần
từ hoạt động khác”:
Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị
tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Thu nhập từ hoạt động khác” trừ (-) chỉ
tiêu “Chi phí hoạt động khác”.
- Chỉ tiêu “Thu nhập từ
góp vốn, mua cổ phần”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Thu nhập lãi
và các khoản thu nhập tương tự”.
- Chỉ tiêu “Chi phí hoạt
động”: Ghi theo hướng dẫn tương tự tại chỉ tiêu “Chi trả lãi và các khoản chi
phí tương tự”.
- Chỉ tiêu “Chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng”:
+ Cột (3), (4) và (5): Ghi tổng giá trị chi phí dự phòng
rủi ro tín dụng tương ứng với thu nhập và các khoản thu có tính chất là doanh
thu tại Cột (3), (4) và (5) được trích lập dự phòng.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức
tính tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 20/2025/NĐ-CP.
- Đối với các chỉ tiêu chi
phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh, người nộp thuế hạch toán, xác định
riêng tương ứng với từng khoản thu có tính chất là doanh thu tại các cột (3),
(4), (5) và ghi giá trị được hạch toán, xác định riêng. Trường hợp không xác
định riêng được thì người nộp thuế lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp nhất theo
một hoặc một số yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản, nhân lực hoặc yếu tố
khác phù hợp với bản chất hoạt động và ghi giá trị chi phí phân bổ vào các ô
tương ứng (3), (4) và (5).
- Chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận
trước thuế”: Phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện trước thuế của tổ chức ngân
hàng, tín dụng trong kỳ tính thuế và được xác định như sau:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng (=) giá trị
tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Thu nhập lãi thuần” cộng (+) chỉ tiêu
“Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ” cộng (+) chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ hoạt
động kinh doanh ngoại hối” cộng (+) chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng
khoán kinh doanh” cộng (+) chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu
tư” cộng (+) chỉ tiêu “Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác” cộng (+) chỉ tiêu “Thu
nhập từ góp vốn, mua cổ phần” trừ (-) chỉ tiêu “Chi phí hoạt động” trừ (-) chỉ
tiêu “Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng”.
- Chỉ tiêu: “Lợi nhuận
thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh”:
+ Cột (3), (4), (5) và (6): Ghi giá trị bằng giá trị
tương ứng theo từng cột tại chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận trước thuế” trừ (-) chỉ
tiêu “Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác”.
- Chỉ tiêu “Tỷ suất lợi
nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết”:
+ Cột (2): Ghi các tỷ suất lợi nhuận áp dụng để điều
chỉnh, xác định giá giao dịch liên kết tại các dòng chỉ tiêu (18.1), (18.2),
(18.3) ... tương ứng với phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy
định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
+ Cột (3) và (4): Ghi giá trị tỷ suất lợi nhuận áp dụng
xác định giá giao dịch liên kết theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại
Cột (3) và theo APA tại Cột (4).
+ Cột (5) và (6): Người nộp thuế để trống không kê khai.
3. Dành cho người nộp thuế
là các công ty chứng khoán:
a) Trường hợp người nộp
thuế đã kê khai đánh dấu (x) vào Cột 3 tại dòng 2a Mục II Phụ lục I kèm theo
Nghị định số 20/2025/NĐ-CP, thực hiện kê khai theo hướng dẫn như sau:
- Các chỉ tiêu tại dòng
(1.1.a), (1.1.b), (1.1.c), (1.2), (1.3), (1.4), (1.5), (1.6), (1.7), (1.8), (1.9), (1.10),
(1.11), (2.1.a), (2.1.b), (2.1.c), (2 2), (2.3), (2.4), (2.5), (2.6), (2.7), (2.8), (2.9), (2.10), (2.11), (2.12),
(3.1), (3.2), (3.3), (3.4), (4.1), (4.2), (4.3), (4.4), (4.5), (5), (6), (7),
và (10):
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê
khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị được xác định từ số liệu tại Báo
cáo tài chính.
- Chỉ tiêu tại dòng (15):
Người nộp thuế để trống không kê khai.
b) Trường hợp người nộp
thuế không được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định
tại điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, kê khai như sau:
- Các chỉ tiêu tại dòng
(1.1.a), (1.1.b), (1.1.c), (1.2),
(1.3), (1.4), (1.5), (1.6), (1.7), (1.8), (1.9), (1.10),
(1.11), (2.1.a), (2.1.b), (2.1.c), (2.2),
(2.3), (2.4), (2.5), (2.6), (2.7), (2.8), (2.9), (2.10), (2.11), (2.12), (3.1),
(3.2), (3.3), (3.4), (4.1), (4.2), (4.3), (4.4), (4.5), (5), (6) và (10):
+ Cột (3), (4) và (5): Ghi tổng giá trị của thu nhập lãi
và các khoản thu nhập tương tự từ các bên liên kết không ký APA xác định theo
Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Cột (3), theo APA tại Cột (4) và theo
giá trị ghi sổ kế toán phát sinh với bên độc lập tại Cột (5).
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức
tính tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 20/2025/NĐ-CP.
- Đối với các chỉ tiêu chi
phí phát sinh trong kỳ, người nộp thuế theo dõi hạch toán và ghi giá trị hạch
toán, xác định riêng đối với chi phí từ bên liên kết thuộc phạm vi xác định giá
theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết; theo APA và giao dịch với các bên
độc lập tương ứng với cột (3), (4) và (5). Trường hợp không xác định riêng được
thì người nộp thuế lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp nhất theo một hoặc một số
yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản, nhân lực hoặc yếu tố khác phù hợp với
bản chất hoạt động và ghi giá trị chi phí phân bổ vào các ô tương ứng (3), (4)
và (5).
- Chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi
tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh
trong kỳ”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê
khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị bằng giá trị chỉ tiêu “Kết quả
hoạt động” cộng (+) chỉ tiêu “Tổng Chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ” trừ (-)
“Tổng lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ” cộng (+) chỉ tiêu “Chi
phí khấu hao phát sinh trong kỳ”.
- Chỉ tiêu “Tỷ lệ chi phí
lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ trên tổng
lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi
tiền gửi và lãi cho vay trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê
khai.
+ Cột (6): Ghi giá trị tỷ lệ phần trăm bằng (=) giá trị
[chỉ tiêu “Tổng Chi phí lãi tiền vay” trừ (-) chỉ tiêu “Tổng lãi tiền gửi và
lãi cho vay”] chia (:) giá trị chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh cộng chi phí lãi vay cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ”.
- Chỉ tiêu “Tỷ suất lợi
nhuận sử dụng xác định giá giao dịch liên kết”:
+ Cột (2): Ghi các tỷ suất lợi nhuận áp dụng để điều
chỉnh, xác định giá giao dịch liên kết tại các dòng chỉ tiêu (15.1), (15.2)
(15.3), ... tương ứng với phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy
định tại khoản 2 và 3 Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
+ Cột (3) và (4): Ghi giá trị tỷ suất lợi nhuận áp dụng
xác định giá giao dịch liên kết theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại
Cột (3) và theo APA tại Cột (4).
+ Cột (5) và (6): Người nộp thuế để trống không kê khai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét