CHÍNH PHỦ Số: 32/2002/NĐ-CP |
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2002 |
||||
|
||||||
NGHỊ ĐỊNH Quy định việc áp
dụng Luật Hôn nhân và Gia đình đối với các dân
tộc thiểu số
CHÍNH PHỦ Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm2001; Căn
cứ Luật Hôn nhân và Gia đình ngày 09 tháng 6 năm 2000; Để
tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình,bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, khuyến khích phát huy các phongtục, tập
quán tốt đẹp và tiến tới xoá bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân
và gia đình của các dân tộc thiểu số; Theo
đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, NGHỊ ĐỊNH: Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều
1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh Nghị định
này quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đối với công dân
thuộc các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa; quy định việc
áp dụng các phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình của các dân tộc thiểu
số đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa. Điều
2. Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình 1. Phong
tục, tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình của các dân tộc thiểu số (được ghi
trong Phụ lục A ban hành kèm theo Nghị định này) thể hiện bản sắc của mỗi dân
tộc, không trái với những nguyên tắc quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2000 thì được tôn trọng và phát huy. 2. Phong
tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình của các dân tộc thiểu số (được ghi
trong Phụ lục B ban hành kèm theo Nghị định này) trái với những nguyên tắc quy
định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì bị nghiêm cấm hoặc vận động xoá
bỏ. Điều
3. Trách nhiệm của Nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình của người
dân thuộc các dân tộc thiểu số Các Bộ,
ngành liên quan và các địa phương xây dựng và thực hiện các chính sách, biện
pháp tạo điều kiện để người dân thuộc các dân tộc thiểu số thực hiện các quy
định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; phát huy truyền thống, phong tục,
tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, xoá bỏ phong tục, tập quán
lạc hậu về hôn nhân và gia đình. 1. Tăng
cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình, vận động người
dân phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp và xoá bỏ phong tục,
tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình. 2. Tăng
cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và giúp đỡ người dân thực hiện chính
sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. 3. Khuyến
khích mọi người giáo dục thế hệ trẻ bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, chữ viết và
phát huy các giá trị văn hoá, truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc. Chương II QUY ĐỊNH VỀ KẾT HÔN Điều
4. Tuổi kết hôn Nam từ
hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn để bảo đảm
sự phát triển giống nòi, bảo đảm cho các bên nam, nữ có đủ điều kiện về sức khoẻ
và khả năng chăm lo cuộc sống gia đình. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã), Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ
chức thành viên, các Già làng, Trưởng bản và các vị chức sắc tôn giáo thực hiện
tuyên truyền vận động người dân xoá bỏ phong tục, tập quán kết hôn trước tuổi
quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (tảo hôn). Điều
5. Bảo đảm quyền tự do kết hôn của nam, nữ 1. Việc
kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; không phân biệt dân tộc, tôn giáo,
tín ngưỡng; không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào. Uỷ ban nhân dân cấp xã,
Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ chức thành viên, các Già làng, Trưởng bản,
các vị chức sắc tôn giáo vận động, thuyết phục các bậc cha mẹ hướng dẫn con
xây dựng gia đình tiến bộ, không được cưỡng ép hoặc cản trở việc lấy vợ,lấy
chồng của con; vận động mọi người xoá bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu cản
trở quyền tự do kết hôn của nam và nữ. 2. Nghiêm
cấm tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ. Không ai
được lợi dụng việc xem tướng số hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác để cản
trở việc thực hiện quyền tự do kết hôn của nam và nữ. Điều
6. Bảo đảm quyền tự do kết hôn của người phụ nữ goá chồng, người đàn ông goá
vợ 1. Người
phụ nữ goá chồng, người đàn ông goá vợ có quyền kết hôn với người khác và không
phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng hoặc nhà vợ cũ. Khi kết hôn với người khác,
quyền lợi về con cái và tài sản của người đó được pháp luật bảo vệ. 2. Nghiêm
cấm tập quán buộc người vợ goá, chồng goá phải lấy một người khác trong gia
đình chồng cũ hoặc gia đình vợ cũ mà không được sự đồng ý của người đó. Điều
7. Việc kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người
trong dòng họ với nhau Nghiêm cấm
tập quán kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có liên quan
dòng họ trong phạm vi ba đời. Vận động
xoá bỏ phong tục, tập quán cấm kết hôn giữa những người có liên quan dòng họ
trong phạm vi từ bốn đời trở lên. Điều
8. Đăng ký kết hôn Uỷ ban
nhân dân cấp xã, nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn, thực hiện việc đăng
ký kết hôn. Để tạo
điều kiện thuận lợi cho các bên kết hôn, việc đăng ký kết hôn cho người dân được
thực hiện tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc tại tổ dân phố, thôn, bản,
phum, sóc, nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn. Khi đăng
ký kết hôn, các bên nam, nữ cần làm Tờ khai đăng ký kết hôn và xuất trình Giấy
chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế. Sau khi nhận Tờ khai đăng
ký kết hôn, Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra, nếu các bên đã có đủ điều kiện
kết hôn theo quy định tại Nghị định này, thì thực hiện việc đăng ký kết hôn.
Sau khi hai bên nam, nữ ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết
hôn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký Giấy chứng nhận kết hôn. Bản chính Giấy
chứng nhận kết hôn được trao cho vợ, chồng tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã
hoặc tại nơi cư trú. Việc đăng
ký kết hôn cho người dân thuộc các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa được miễn lệ
phí. Điều
9. Áp dụng phong tục, tập quán về nghi thức cưới hỏi 1. Các
nghi thức cưới hỏi tiết kiệm, lành mạnh thể hiện bản sắc của dân tộc mình mà
không trái với những quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì được
tôn trọng, phát huy. 2. Nghiêm
cấm việc thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt,
của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché... để dẫn cưới) và các hành vi cản trở việc
kết hôn hoặc xâm phạm đến nhân phẩm của người phụ nữ. Chương III QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG, GIỮA CHA MẸ VÀ
CON, GIỮA CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH Điều
10. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng 1. Trong
gia đình, vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về
mọi mặt. 2. Các
dân tộc có quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ có các phong tục,
tập quán không bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, thì ủy ban nhân dân
cấp xã, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ chức thành viên, các Già làng, Trưởng
bản, các vị chức sắc tôn giáo vận động, thuyết phục người dân từng bước xoá
bỏ sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ gia đình, bảo đảm vợ, chồng
có các quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt theo quy định của Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2000. Điều
11. Nơi cư trú của vợ, chồng 1. Vợ,
chồng tự lựa chọn, thoả thuận với nhau về việc ở riêng hoặc ở chung với gia đình
nhà vợ hoặc gia đình nhà chồng, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán.
Sau khi kết hôn, vợ, chồng có quyền sống chung với nhau, không ai được ngăn
cản. 2. Các
phong tục, tập quán ở dâu hoặc ở rể, thì chỉ được áp dụng khi phù hợp với nguyện
vọng lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng. Điều
12. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ, chồng 1. Các
phong tục, tập quán không bảo đảm quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng
khi một bên chết, thì vận động xoá bỏ phong tục, tập quán này nhằm bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của bên còn sống. 2. Việc
thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng khi một bên chết, thể hiện bản sắc
dân tộc mà không trái với những quy định của pháp luật về thừa kế, thì được tôn
trọng và khuyến khích phát huy. Điều
13. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con Cha, mẹ
có nghĩa vụ và quyền thương yêu, nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc, giáo dục con
và bảo đảm quyền bình đẳng giữa các con. Nghiêm cấm
cha, mẹ có hành vi phân biệt đối xử giữa các con, không nuôi dưỡng, chăm sóc
con, cố ý không cho con đi học, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con, xúi giục con
thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội. Vận động
xoá bỏ các phong tục, tập quán thể hiện sự phân biệt đối xử giữa con trai và
con gái trong gia đình của các dân tộc theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ. Điều
14. Quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình, dòng họ Các phong
tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ,
giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình và dòng họ, thì được tôn
trọng và khuyến khích phát huy. Chương IV ĐĂNG KÝ NHẬN NUÔI CON NUÔI Điều
15. Ápdụng các phong tục, tập quán về nuôi con nuôi 1. Nhà
nước khuyến khích phát huy tập quán của các dân tộc nhận những người thân thích
trong dòng họ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em mồ côi không nơi nương tựa làm
con nuôi, nếu việc nuôi con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. 2. Vận
động xoá bỏ tập quán nhận nuôi con nuôi mà người nhận nuôi con nuôi không hơn
người được nhận làm con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên. Điều
16. Đăng ký nuôi con nuôi Uỷ ban
nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận nuôi con nuôi hoặc của người được nhận
làm con nuôi, thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi. Để tạo
điều kiện thuận lợi cho các bên, việc đăng ký nuôi con nuôi được thực hiện tại
trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc tại tổ dân phố, thôn, bản, phum, sóc, nơi
cư trú của người nhận nuôi con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi. Khi đăng
ký nuôi con nuôi, người xin nhận nuôi con nuôi phải nộp đơn xin nhận nuôi con
nuôi và các giấy tờ hợp lệ khác. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân
cấp xã tiến hành xác minh việc xin nhận nuôi con nuôi, nếu đã có đủ điều kiện
về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật, thì thực hiện việc đăng ký nuôi
con nuôi. Sau khi bên giao và bên nhận nuôi con nuôi cùng ký tên vào Sổ đăng
ký nhận nuôi con nuôi và biên bản giao, nhận con nuôi, Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cấp xã ký Quyết định công nhận nuôi con nuôi. Bản chính Quyết định công
nhận nuôi con nuôi được trao cho mỗi bên một bản tại trụ sở Uỷ ban nhân dân
cấp xã hoặc tại nơi cư trú của người nhận nuôi con nuôi hoặc của người được nhận
làm con nuôi. Việc đăng
ký nuôi con nuôi cho người dân thuộc các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa được miễn
lệ phí. Điều
17. Các trường hợp nhận nuôi con nuôi trước ngày 01 tháng 01năm 2001 nhưng
không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Những trường
hợp nhận nuôi con nuôi được xác lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2001, ngày
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực pháp luật, mà chưa đăng ký tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng có đủ điều kiện theo quy định của Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và trên thực tế, quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con
nuôi đã được xác lập, các bên đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình,
thì được pháp luật công nhận và được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đăng ký nuôi con nuôi. Nếu có tranh chấp liên quan đến việc
xác định quan hệ giữa cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được
nhận làm con nuôi thì do Toà án giải quyết. Chương V QUY ĐỊNH VỀ LY HÔN Điều
18. Giải quyết việc ly hôn của vợ, chồng 1. Tòa
án giải quyết việc ly hôn của vợ, chồng. Vận động
xóa bỏ tập quán ly hôn do Già làng, Trưởng bản hoặc các vị chức sắc tôn giáo
giải quyết. 2. Trước
khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của vợ, chồng, Nhà nước khuyến khích các
Già làng, Trưởng bản hoặc các vị chức sắc tôn giáo thực hiện hoà giải ở cơsở.
Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.
Điều
19. Chia tài sản của
vợ, chồng khi ly hôn 1. Khi
ly hôn, việc chia tài sản chung của vợ, chồng phải đảm bảo sự công bằng, hợp lý
và thực hiện theo nguyên tắc mà pháp luật quy định. Đối với
các dân tộc theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ thì cần chú ý bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người vợ hoặc của người chồng trong việc chia tài sản chung
khi ly hôn. 2. Nghiêm
cấm phong tục, tập quán đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn. Điều
20. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn Sau khi
ly hôn, việc giao con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng
lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình cho một bên trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phải căn
cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con và phải tuân theo quy định của Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2000. Đối với
các dân tộc theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, cần bảo vệ quyền trực tiếp trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người vợ hoặc người chồng sau khi
ly hôn. Chương VI KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều
21. Khen thưởng Tập thể,
cá nhân có thành tích trong công tác phổ biến, giáo dục và thực hiện Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2000 đối với người dân thuộc các dân tộc thì được khen thưởng
theo quy định của pháp luật. Điều
22. Xử lý vi phạm Việc xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình của người dân thuộc các
dân tộc được thực hiện theo quy định của pháp luật, nhưng có xem xét đến ảnh
hưởng và tác động của các phong tục, tập quán để vận dụng cho phù hợp. Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều
23. Trách nhiệm của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi 1. Chủ
trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm giúp Chính
phủ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị định này. 2. Chủ
trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá - Thông tin tổ chức biên soạn sách,
tài liệu phổ thông về các nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2000 và dịch ra tiếng dân tộc để phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân thuộc
các dân tộc. Điều
24. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp 1. Hướng
dẫn, chỉ đạo cơ quan tư pháp các cấp tăng cường hoạt động tư vấn pháp luật về
hôn nhân và gia đình và thực hiện các quy định của Nghị định này. 2. Đưa
nội dung tuyên truyền, giáo dục Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đối với người
dân thuộc các dân tộc vào nội dung hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật ở Trung ương và ở địa phương; phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn
hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp. Điều
25. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin 1. Chủ
trì, phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Tư pháp xây dựng và thực hiện
kế hoạch, biện pháp phổ biến, giáo dục Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cho
người dân thuộc các dân tộc trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt
trên phương tiện truyền thanh của xã, làng, bản và tại các cuộc họp Già làng,
Trưởng bản, các vị chức sắc tôn giáo, để vận động người dân thuộc các dân tộc
thực hiện quy định của pháp luật, xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân
và gia đình. 2. Chỉ
đạo các cơ quan văn hoá - thông tin ở địa phương triển khai xây dựng làng văn
hoá, xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình cho
người dân thuộc các dân tộc. 3. Chỉ
đạo các phương tiện thông tin đại chúng xây dựng và thực hiện các chuyên mục
tuyên truyền về nội dung cơ bản của Nghị định này; tuyên truyền về phong tục,
tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình của các dân tộc, tạo dư luận xã hội
trong việc vận động từng bước xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân
và gia đình. Điều
26. Trách nhiệm của Bộ Tài chính 1. Hướng
dẫn lập dự toán kinh phí hàng năm cho việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về hôn nhân và gia đình đối với người dân thuộc các dân tộc. 2. Ban
hành và hướng dẫn thực hiện chế độ thù lao, bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp thực
hiện việc đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi ở vùng sâu, vùng xa, thực hiện
chế độ thù lao cho các Già làng, Trưởng bản, các vị chức sắc tôn giáo, cán bộ
xã và đoàn thể tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật hôn nhân và gia đình cho
người dân thuộc các dân tộc. Điều
27. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương 1. Chỉ
đạo Ban Dân tộc và Miền núi, Sở Tư pháp, Sở Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối
hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương
xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt: a) Danh
mục các phong tục, tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình của các dân tộc
được khuyến khích phát huy tại địa phương. b) Danh
mục các phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình của các dântộc
cần vận động xoá bỏ tại địa phương. 2. Xây dựng
và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt kinh phí hoạt động tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình cho người dân thuộc các
dân tộc và chỉ đạo ủy ban nhân dân các cấp thực hiện. 3. Chỉ
đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các cấp hàng năm tổ chức hội nghị Già làng, Trưởng
bản, các vị chức sắc tôn giáo để tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm công tác
tuyên truyền, giáo dục thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình và vận động
xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình; biểu dương, khen
thưởng thành tích và nhân rộng những điển hình tốt ở địa phương. Điều
28. Hiệu lực thi hành 1. Nghị
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. 2. Các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
thi hành Nghị định này./. |
||||||
|
Phụ lục I
DANH MỤC PHONG TỤC, TẬP QUÁN TỐT ĐẸP VỀ HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH CỦA CÁC DÂN TỘC ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH PHÁT HUY
QUY ĐỊNH VIỆC ÁP DỤNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM
2000
ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 32 /2002/NĐ-CP
ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ)
1. Chế độ
hôn nhân một vợ, một chồng - hình thái hôn nhân cơ bản của hầu hết các dân tộc
được pháp luật bảo vệ và khuyến khích phát huy.
2.
3. Sau
khi kết hôn, tuỳ theo sự sắp xếp, thoả thuận giữa hai bên gia đình, vợ, chồng
có thể cư trú ở nhà vợ hoặc ở nhà chồng (tục đổi sữa mẹ).
4. Cha,
mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con nên người, có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do con gây ra.
5. Con có
nghĩa vụ nghe lời, phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ khi về già. Trong gia đình và
xã hội, sinh hoạt có tôn ty, trật tự (có trên có dưới), các con được đối xử
bình đẳng như nhau, không phân biệt đối xử giữa con gái và con trai,giữa con đẻ
và con nuôi.
6. Phong
tục cho phép được nhận người khác làm con nuôi hoặc làm con nuôi người khác mà
không phân biệt họ hàng, dân tộc. Người nhận nuôi con nuôi phải là người có vợ
hoặc có chồng. Người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em không có nơi nương tựa
và không tự nuôi sống được bản thân.
7. Phong
tục, tập quán nhận trẻ em mồ côi cha, mẹ làm con nuôi, chăm sóc con nuôi, coi
con nuôi như con đẻ, con nuôi và con đẻ coi nhau như anh, em ruột thịt, con nuôi
được hưởng các quyền như con đẻ.
8. Phong
tục, tập quán chấp nhận hôn nhân giữa người thuộc dân tộc mình với người thuộc
dân tộc khác.
9. Vợ,
chồng bình đẳng với nhau trong việc nuôi dạy con, có sự quan tâm, giúp đỡlẫn
nhau. Các bậc cha, mẹ dạy dỗ, chỉ bảo con bằng những lời nói dịu dàng, giáo dục
con tinh thần lao động cần cù, tạo cho con có ý thức lao động và tự lập. Người phụ
nữ có vai trò quan trọng trong gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình không có sự cách biệt.
10. Quan
hệ hôn nhân và gia đình bền vững./.
Phụ lục II
DANH MỤC PHONG TỤC, TẬP QUÁN LẠC HẬU
VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA CÁC DÂN TỘC
BỊ NGHIÊM CẤM ÁP DỤNG HOẶC CẦN VẬN ĐỘNG XOÁ BỎ
QUY ĐỊNH VIỆC ÁP DỤNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
NĂM2000
ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 32/2002/NĐ-CP
ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ)
I- Các
phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xoá bỏ
1. Kết
hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (tảo hôn).
2. Việc
đăng ký kết hôn không do Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện.
3. Cưỡng
ép kết hôn do xem "lá số" và do mê tín, dị đoan; cản trở hôn nhân do
khác dân tộc và tôn giáo.
4. Cấm
kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên.
5. Nếu
nhà trai không có tiền cưới và đồ sính lễ, thì sau khi kết hôn, người con rể
buộc phải ở rể để trả công cho bố, mẹ vợ.
6. Quan
hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, không bảo đảm quyền bình đẳng giữa
vợ và chồng, giữa con trai và con gái.
a) Chế độ
phụ hệ:
Khi ly
hôn, nếu do người vợ yêu cầu ly hôn, thì nhà gái phải trả lại nhà trai toàn bộ
đồ sính lễ và những phí tổn khác; nếu do người chồng yêu cầu ly hôn, thì nhà gái
vẫn phải trả lại nhà trai một nửa đồ sính lễ. Sau khi ly hôn, nếu người phụnữ
kết hôn với người khác thì không được hưởng và mang đi bất cứ tài sản gì. Sau khi
ly hôn, con phải theo bố.
Khi người
chồng chết, người vợ goá không có quyền hưởng phần di sản của người chồng quá
cố để lại. Nếu người vợ goá tái hôn với người khác thì không được hưởng và mang
đi bất cứ tài sản gì.
Khi người
cha chết, chỉ các con trai có quyền còn các con gái không có quyền hưởng phần
di sản của người cha quá cố để lại.
b) Chế độ
mẫu hệ:
Người con
bị bắt buộc phải mang họ của người mẹ.
Khi người
vợ chết, người chồng goá không có quyền hưởng phần di sản của người vợ quá cố
để lại và không được mang tài sản riêng của mình về nhà.
Khi người
mẹ chết, chỉ các con gái có quyền còn các con trai không có quyền hưởngphần di
sản của người mẹ quá cố để lại.
Sau khi ở
rể, người con rể bị "từ hôn" hoặc sau khi ăn hỏi, nhận đồ sính lễ,
người con trai bị "từ hôn" thì không được bù trả lại.
7. Không
kết hôn giữa người thuộc dân tộc này với người thuộc dân tộc khác và giữa những
người khác tôn giáo.
II-
Các phong tục, tập quán lạc hậu, trái với quy định của Luật Hôn nhân và Gia
đình, bị nghiêm cấm áp dụng
1. Chế hộ
hôn nhân đa thê.
2. Kết
hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có liên quan
dòng họ trong phạm vi ba đời.
3. Tục
cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ.
4. Thách
cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu,
bò, chiêng ché... để dẫn cưới).
5. Phong
tục "nối dây": Khi người chồng chết, người vợ goá bị ép buộc kết hôn
với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố (Levirat); khi người vợ chết,
người chồng goá bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của vợ quá cố
(Sororat).
6. Bắt
buộc người phụ nữ góa chồng hoặc người đàn ông goá vợ, nếu kết hôn với người khác,
thì phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ.
7. Đòi
lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét