CHÍNH PHỦ ________ Số: 39/2025/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2025 |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng
02 năm 2025;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
Điều 1. Vị trí và chức năng
Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng pháp luật; tổ chức thi hành pháp luật;
thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp; công tác pháp chế; quản
lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của bộ.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, quy định của Chính phủ về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và các nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án
luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo chương trình,
kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm đã được phê duyệt và các dự án, đề án khác
theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển dài hạn, 05
năm, hàng năm và các dự án quan trọng quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo
quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
3. Ban hành thông tư, quyết
định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
4. Chỉ đạo, theo dõi, hướng
dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án đã được
phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
5. Chỉ đạo và tổ chức thực
hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số
và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng; xây dựng Chính phủ điện tử, Chính
phủ số; quản lý, phát triển, kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu, thông tin
trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định pháp luật.
6. Về công tác xây dựng
pháp luật:
a) Trình Chính phủ dự thảo
chiến lược, đề án xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật;
b) Lập dự kiến của Chính
phủ về chương trình xây dựng pháp luật đối với các vấn đề thuộc phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; dự kiến cơ quan chủ trì, cơ quan phối
hợp soạn thảo dự án luật, pháp lệnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Thẩm định, tham gia xây
dựng, góp ý đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật theo quy định pháp luật và phân công của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ;
d) Lập danh mục văn bản
quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước trình Thủ tướng
Chính phủ quyết định; thông báo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương về danh mục các nội dung giao cho địa phương
quy định chi tiết;
đ) Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có
thẩm quyền ban hành các quy định về kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật;
phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, xây dựng đội ngũ cán bộ soạn thảo văn bản
quy phạm pháp luật chuyên nghiệp;
e) Chỉ đạo, theo dõi, hướng
dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra về công tác xây dựng pháp luật theo quy định
pháp luật.
7. Về tổ chức thi hành
pháp luật:
a) Tham mưu Chính phủ các
biện pháp để tổ chức thi hành pháp luật theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ;
b) Chỉ đạo, theo dõi, hướng
dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện các công tác: phổ biến, giáo
dục pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa, hợp
nhất văn bản quy phạm pháp luật; pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; theo
dõi việc thi hành pháp luật; xử lý vi phạm hành chính; tiếp cận thông tin; hòa
giải ở cơ sở; đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp
luật theo quy định pháp luật;
c) Thực hiện nhiệm vụ của
cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương,
công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật theo quy định pháp luật;
d) Giúp Chính phủ kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh và chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt ban hành; kiến nghị xử lý đối với các văn bản trái pháp luật theo quy định
pháp luật;
đ) Thẩm định các đề mục trong Bộ pháp điển; cập
nhật, loại bỏ các quy phạm pháp luật, đề mục mới trong Bộ pháp điển; trình
Chính phủ quyết định thông qua kết quả pháp điển các chủ đề của Bộ pháp điển và
bổ sung các chủ đề mới vào Bộ pháp điển; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ
sung đề mục mới theo quy định;
e) Quy định chi tiết việc
xem xét, đánh giá việc thi hành pháp luật theo quy định pháp luật; tham mưu
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý kết quả theo dõi việc thi hành pháp luật
thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; có ý kiến về việc
áp dụng văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ;
g) Giúp Chính phủ thống nhất
quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả
nước theo quy định pháp luật;
h) Giúp Chính phủ thống nhất
quản lý nhà nước về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi cả
nước theo quy định pháp luật.
8. Về thi hành án dân sự,
thi hành án hành chính:
a) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn chuyên môn,
nghiệp vụ, kiểm tra công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và thừa
phát lại theo quy định pháp luật;
b) Quản lý tổ chức và hoạt
động của cơ quan thi hành án dân sự, thừa phát lại theo quy định pháp luật;
c) Bảo đảm kinh phí, cơ sở
vật chất, phương tiện hoạt động cho công tác thi hành án dân sự, thi hành án
hành chính theo quy định pháp luật.
a) Chỉ đạo, theo dõi, hướng
dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện các công tác: hộ tịch, quốc
tịch, nuôi con nuôi; đăng ký biện pháp bảo đảm, đăng ký giao dịch, tài sản khác
thuộc thẩm quyền; bồi thường nhà nước theo quy định pháp luật;
b) Giải quyết thủ tục xin
nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ
quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam và các việc về hộ tịch, quốc tịch theo
quy định pháp luật;
c) Thực hiện nhiệm vụ của
cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của Việt Nam; giải quyết các việc về
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; cấp, gia hạn, sửa đổi, thu hồi Giấy phép hoạt
động của tổ chức con nuôi nước ngoài và quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại
Việt Nam theo quy định pháp luật;
d) Quản lý cơ quan đăng ký
và hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin biện pháp bảo đảm, đăng ký giao dịch,
tài sản khác và Hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm theo quy định
pháp luật;
đ) Thực hiện công tác bồi thường nhà nước
theo quy định pháp luật.
a) Chỉ đạo, theo dõi, hướng
dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra tổ chức và hoạt động luật sư, tư vấn pháp
luật, trợ giúp pháp lý, công chứng, chứng thực, giám định tư pháp, đấu giá tài
sản, trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, quản tài viên trong phạm vi cả
nước theo quy định pháp luật;
b) Cấp, gia hạn, thu hồi
các giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp và bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, miễn nhiệm đối với các chức danh bổ trợ tư pháp theo quy định pháp
luật;
c) Thực hiện công tác trợ
giúp pháp lý theo quy định pháp luật.
Theo dõi, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm
tra công tác pháp chế bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định pháp luật.
12. Về xây dựng thể chế,
pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế:
a) Chủ trì ký kết và thực
hiện điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ;
b) Thẩm định, góp ý và
tham gia đàm phán điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định pháp luật;
c) Là cơ quan đại diện
pháp lý cho Chính phủ trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trên cơ sở các
điều ước quốc tế về đầu tư; tham gia xử lý các vấn đề pháp lý quốc tế phát sinh
trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam; cấp ý kiến pháp lý theo quy định
pháp luật;
d) Quản lý nhà nước về
tương trợ tư pháp và là đầu mối thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự theo quy
định pháp luật;
đ) Là cơ quan đầu mối quốc gia thực thi Công
ước về các Quyền Dân sự và Chính trị (Công ước ICCPR); cơ quan đầu mối quốc gia
thực hiện Công ước Niu Óoc năm 1958 về Công nhận và cho thi hành phán quyết của
trọng tài nước ngoài; cơ quan quốc gia trong quan hệ với các thành viên và cơ
quan thường trực của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, cơ quan trung ương
trong các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và các điều
ước quốc tế khác theo sự phân công của cơ quan có thẩm quyền.
13. Về hợp tác quốc tế về
pháp luật và cải cách tư pháp:
a) Chỉ đạo, theo dõi, hướng
dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách
tư pháp theo quy định pháp luật; thực hiện công tác hợp tác quốc tế và thông
tin đối ngoại trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy
định pháp luật;
b) Đề xuất ký kết và thực
hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
c) Đề xuất gia nhập, tham
gia các tổ chức quốc tế; là cơ quan đầu mối quốc gia của Việt Nam trong quan hệ
với các tổ chức quốc tế về tư pháp và pháp luật mà Việt Nam là thành viên theo
sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
a) Theo dõi, tổng hợp việc
thực hiện nhiệm vụ cải cách thể chế; thực hiện nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất
lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
b) Quyết định và tổ chức
thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung chương
trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
15. Ban hành, quản lý và
hướng dẫn sử dụng thống nhất các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách trong các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định pháp luật; thực hiện công
tác báo cáo, thống kê, lưu trữ tài liệu, số liệu về các lĩnh vực quản lý nhà nước
của bộ theo quy định pháp luật.
16. Quản lý các hội, tổ chức
phi Chính phủ, các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của bộ theo quy định pháp luật.
17. Thực hiện công tác
thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổ chức tiếp công dân, thực
hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định
pháp luật.
18. Chỉ đạo và tổ chức thực
hiện công tác nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng kết quả nghiên cứu
khoa học trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
19. Tổ chức đào tạo luật
và đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp theo quy định pháp
luật.
20. Quản lý tổ chức bộ
máy, vị trí việc làm, biên chế, công chức, viên chức, người lao động và thực hiện
chế độ tiền lương, các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức, người lao động
thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định pháp luật.
21. Quản lý tài chính, tài
sản, đầu tư công được giao và tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật.
22. Thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Công tác xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật.
2. Vụ Pháp luật hình sự -
hành chính.
3. Vụ Pháp luật dân sự -
kinh tế.
9. Cục Quản lý thi hành án
dân sự.
10. Cục Kiểm tra văn bản
và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
11. Cục Phổ biến, giáo dục
pháp luật và Trợ giúp pháp lý.
13. Cục Đăng ký giao dịch
bảo đảm và Bồi thường nhà nước.
17. Viện Chiến lược và
Khoa học pháp lý.
19. Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 16
Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý
nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 17 đến khoản 20 Điều này là các đơn vị
sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
có 03 phòng, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có 03 phòng, Vụ Pháp luật dân sự
- kinh tế có 04 phòng, Vụ Pháp luật quốc tế có 04 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có
05 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 03 phòng.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc bộ và trình Thủ tướng
Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
Tổng cục Thi hành án dân sự tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật cho đến khi Quyết định của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản
lý thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.
2. Nghị định này thay thế
Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng
TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, TCCV (02b). |
TM. CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Lê Thành
Long |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét