CHÍNH PHỦ Số: 67/2020/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2020 |
NGHỊ ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7
năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho
bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
__________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm
2015;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số
68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn
thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải
quan.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh
doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm
tra, giám sát hải quan
1. Bổ sung khoản 8,
khoản 9, khoản 10 Điều 3 như sau:
“8. Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối
với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh là khu vực tập kết, kiểm tra, giám sát
đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được gửi qua dịch vụ bưu
chính của doanh nghiệp bưu chính, doanh nghiệp chuyển phát nhanh.
9. Kho ngoại quan
chuyên dùng là kho ngoại quan theo quy định tại Luật Hải quan được sử dụng để
lưu giữ, bảo quản một hoặc một số chủng loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc
biệt như chất lỏng, hóa chất, hàng đông lạnh hoặc hàng hóa phải được lưu giữ,
bảo quản ở điều kiện nhiệt độ, ánh sáng và môi trường nhất định.
10. Bãi ngoại quan là
khu vực bãi để tập kết, lưu giữ hàng rời và/hoặc các hàng hóa siêu trường, siêu
trọng không cần mái che.”.
2. Điểm d khoản 1,
khoản 2, khoản 3 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“ 1. Vị trí đặt cửa hàng miễn thuế.
d) Kho chứa hàng miễn thuế đặt tại vị trí cùng với cửa
hàng miễn thuế hoặc nằm trong khu vực cách ly, khu vực hạn chế hoặc khu vực cửa
khẩu hoặc thuộc địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực ngoài cửa khẩu quy
định tại Điều 8 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2015 và khoản 3
Điều 1 Nghị định số 12/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2015 của Chính
phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp
trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Có phần mềm đáp ứng
yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về
tên hàng, chủng loại, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa
vào, đưa ra, lưu giữ trong cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế chi tiết
theo tờ khai hải quan và đối tượng mua hàng để quản lý theo Hệ thống quản lý,
giám sát hàng hóa tự động.
3. Có hệ thống camera
đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan
hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho chứa hàng miễn
thuế, cửa hàng miễn thuế, quầy nhận hàng trong khu cách ly vào tất cả các thời
điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.”
3. Điều 5 được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“Điều 5. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh hàng miễn thuế
1. Văn bản đề
nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế theo Mẫu số 01
Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.
2. Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác quy
định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015
của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.
3. Sơ đồ thiết
kế khu vực, vị trí cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế, vị trí lắp đặt
hệ thống camera: 01 bản chụp.
4. Giấy chứng
nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp (trừ trường
hợp nằm trong khu vực đã được công nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy):
01 bản chụp.”.
4. Khoản 1,
khoản 2, khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Các trường hợp tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng
miễn thuế
a) Tạm dừng theo
đề nghị của doanh nghiệp;
b) Tạm dừng do
trong 06 tháng liên tiếp không có hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế.
2. Trình tự, thủ
tục tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế
a) Trường hợp
tạm dừng theo đề nghị của doanh nghiệp
a.1) Doanh nghiệp gửi
đề nghị theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính)
đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn
thuế của doanh nghiệp;
a.2) Cục Hải quan tỉnh,
thành phố thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế trong thời hạn
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động kinh
doanh hàng miễn thuế của doanh nghiệp;
a.3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông
báo tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, Cục Hải quan tỉnh, thành phố
thực hiện kiểm tra, lập biên bản xác nhận lượng hàng tồn tại cửa hàng miễn
thuế, kho chứa hàng miễn thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị
định này;
a.4) Trong thời
gian tạm dừng hoạt động, trường hợp có hàng hóa hết thời hạn lưu giữ tại Việt
Nam, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục gia hạn thời gian lưu giữ, tái xuất,
tái nhập hoặc chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định tại Điều 18 Nghị định số
167/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về kinh doanh
hàng miễn thuế (sau đây gọi là Nghị định số 167/2016/NĐ-CP).
b) Trường hợp
tạm dừng do trong 06 tháng liên tiếp không có hoạt động kinh doanh miễn thuế
b.1) Trong thời
hạn 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc thời hạn quy định tại điểm b khoản 1
Điều này, Chi cục Hải quan quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế báo cáo
Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn
thuế của doanh nghiệp;
b.2) Cục Hải quan tỉnh,
thành phố ra thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế trong thời
hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Chi cục Hải quan; thực
hiện kiểm tra, xác nhận lượng hàng tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn
thuế theo quy định tại điểm a.3 khoản này;
b.3) Trong thời
gian tạm dừng hoạt động, trường hợp có hàng hóa hết thời hạn lưu giữ tại Việt
Nam, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục theo quy định tại điểm a.4 khoản này.
3. Trong thời
gian tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, cơ quan hải quan thực hiện
giám sát lượng hàng tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế. Doanh
nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế chịu trách nhiệm bảo đảm nguyên trạng hàng hóa
tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế. Trường hợp có hàng hóa đổ vỡ,
hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng, hết hạn sử dụng thì thực hiện theo quy
định tại khoản 8 Điều 6 và khoản 1 Điều 19 Nghị định số 167/2016/NĐ-CP.”
5. Điểm đ khoản
1, khoản 2 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh hàng miễn thuế
đ) Quá thời hạn tạm dừng hoạt động quy định tại khoản
5 Điều 7 Nghị định này, doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế không có thông
báo hoạt động trở lại bằng văn bản theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định này gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đã ra thông báo tạm dừng
hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế của doanh nghiệp.
2. Trình tự thu
hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế
a) Doanh nghiệp
gửi văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế đến Cục Hải
quan tỉnh, thành phố nơi quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế.
b) Cục Hải quan
tỉnh, thành phố ra thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế theo Mẫu
số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp hoặc kể từ ngày phát hiện
một trong các vi phạm của doanh nghiệp theo quy định tại điểm b, c, d, và đ
khoản 1 Điều này;
c) Trách nhiệm
của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế sau khi nhận được thông báo chấm dứt
của Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
c.1) Lập báo cáo
quyết toán kinh doanh hàng miễn thuế theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị
định số 167/2016/NĐ-CP từ thời điểm kết thúc năm tài chính trước liền kề đến
thời điểm thông báo chấm dứt và phương án xử lý hàng hóa còn đang tồn tại cửa
hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b
khoản 1 Điều này; nộp báo cáo quyết toán và phương án xử lý hàng hóa còn đang
tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp cho Chi
cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế trong thời hạn
15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo chấm dứt của Cục Hải quan tỉnh, thành
phố;
c.2) Thực hiện
thủ tục tái xuất, tái nhập, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa còn tồn
tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày
cơ quan hải quan hoàn thành việc kiểm tra báo cáo quyết toán. Trường hợp cần
kéo dài thời hạn, doanh nghiệp có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan
quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế; doanh nghiệp được gia hạn
01 lần không quá 30 ngày. Hàng hoá đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất
lượng, hết hạn sử dụng doanh nghiệp thực hiện xử lý theo quy định tại khoản 8
Điều 6 và khoản 1 Điều 19 Nghị định số 167/2016/NĐ-CP.
d) Trách nhiệm
của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế
d.1) Tiếp nhận
báo cáo quyết toán và kiểm tra báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 6,
khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 21 Nghị định số 167/2016/NĐ-CP của Chính phủ;
d.2) Tiếp nhận hồ sơ
hải quan, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, thông quan hàng
hóa đối với hàng hóa thực hiện tái xuất, tái nhập, chuyển tiêu thụ nội địa của
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hải quan;
d.3) Gia hạn thời gian thực hiện thủ tục tái xuất, tái
nhập, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa còn tồn tại cửa hàng miễn thuế,
kho chứa hàng miễn thuế trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản
đề nghị gia hạn của doanh nghiệp và xử lý hàng hoá đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm
chất, kém chất lượng, hết hạn sử dụng của doanh nghiệp đối với trường hợp quy
định tại điểm C.2 khoản 2 Điều này;
d.4) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn
thành việc xử lý hàng hóa còn tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn
thuế, báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố quá trình, kết quả thực hiện xử lý
hàng hóa và đề xuất về việc chấm dứt hoạt động của cửa hàng miễn thuế, kho chứa
hàng miễn thuế của doanh nghiệp.
đ) Trách nhiệm của Cục Hải quan tỉnh, thành phố
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
báo cáo của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn
thuế quy định tại điểm d khoản này, báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế.
e) Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thu
hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế trong thời hạn 05
ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.”.
6. Điều 10 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 10. Điều kiện công nhận kho ngoại quan
1. Khu vực đề
nghị công nhận kho, bãi ngoại quan phải nằm trong khu vực quy định tại khoản 1
Điều 62 Luật Hải quan hoặc khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu vực được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics.
2. Kho, bãi
ngoại quan được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu
cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, trừ kho nằm trong khu vực cửa
khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh.
a) Kho ngoại
quan nằm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng cạn, cảng hàng không
quốc tế hoặc khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế phải có diện tích kho chứa
hàng tối thiểu 1.000 m2;
b) Kho ngoại
quan chuyên dùng có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2 hoặc
thể tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m3;
c) Kho ngoại quan nằm trong khu công nghiệp phải có
diện tích khu đất tối thiểu 4.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công
trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2;
d) Kho ngoại
quan không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này phải
có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các
công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2;
đ) Bãi ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 10.000 m2,
không yêu cầu diện tích kho.
4. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết
xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, số lượng,
tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong kho
ngoại quan chi tiết theo tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý,
giám sát hàng hóa tự động.
5. Có hệ thống camera
đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ
quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho ngoại quan,
bãi ngoại quan (bao gồm cổng, cửa và trong kho bãi, riêng kho ngoại quan chứa
hàng đông lạnh không phải lắp đặt trong kho) vào tất cả các thời điểm trong
ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.”.
7. Điều 11 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 11. Hồ sơ công nhận kho ngoại quan
1. Văn bản đề
nghị công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản
chính.
2. Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác quy
định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015
của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.
3. Sơ đồ thiết
kế khu vực kho, bãi, thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị
trí các kho hàng, vị trí lắp đặt hệ thống camera, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, bảo vệ, văn phòng
kho và nơi làm việc của cơ quan hải quan: 01 bản chụp.
4. Giấy chứng
nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản chụp.”
8. Khoản 1,
khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“ 1. Các trường hợp tạm dừng hoạt động kho ngoại quan
a) Tạm dừng theo
đề nghị của doanh nghiệp;
b) Tạm dừng do
trong 06 tháng liên tiếp không có hoạt động đưa hàng hóa vào, ra kho ngoại
quan.
2. Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định tạm dừng hoạt động kho ngoại quan.
3. Trình tự, thủ
tục tạm dừng hoạt động
a) Trường hợp tạm dừng theo đề nghị của doanh nghiệp
Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị tạm dừng theo Mẫu
số 01 Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định này cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý kho ngoại quan.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được
văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động kho ngoại quan của doanh nghiệp, Cục Hải
quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, lập biên bản xác nhận lượng hàng tồn
tại kho với chủ kho theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và
báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định tạm
dừng hoạt động kho ngoại quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Thời gian tạm dừng hoạt động
không quá 06 tháng.
b) Trường hợp tạm dừng hoạt động kho ngoại quan do
trong 06 tháng liên tiếp không có hoạt động đưa hàng hóa vào, ra kho ngoại quan
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc
thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Chi cục Hải quan quản lý kho
ngoại quan báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc tạm dừng hoạt động của
kho ngoại quan.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được
báo cáo của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan, Cục Hải quan tỉnh, thành
phố thực hiện kiểm tra, lập biên bản xác nhận lượng hàng tồn tại kho với chủ
kho theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và báo cáo Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan quyết định tạm dừng hoạt động kho ngoại quan theo quy
định tại điểm a khoản này.
6. Trong thời
gian tạm dừng hoạt động, trường hợp có nhu cầu hoạt động trở lại, doanh nghiệp
có văn bản thông báo gửi cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo Mẫu số 02 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề
nghị của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra các điều
kiện hoạt động, tình trạng hàng hóa tồn tại kho, lập biên bản xác nhận theo Mẫu
số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và báo cáo Tổng cục Hải quan.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Cục Hải quan
tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định hoạt động trở
lại kho ngoại quan của doanh nghiệp.”.
9. Khoản 4,
khoản 5, khoản 6 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết
xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng
của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa điểm thu
gom hàng lẻ chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ
thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.
5. Có hệ thống camera
đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ
quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của địa điểm thu gom
hàng lẻ vào tất cả thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu
giữ tối thiểu 06 tháng.
6. Đối với địa
điểm thu gom hàng lẻ nằm trong khu vực cảng biển, cảng cạn
a) Trường hợp
doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ là doanh nghiệp kinh doanh
cảng thì không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định
này, nhưng phải làm thủ tục cấp mã địa điểm thu gom hàng lẻ để làm thủ tục hàng
hóa đưa vào, đưa ra địa điểm thu gom hàng lẻ trước khi đưa địa điểm thu gom
hàng lẻ vào hoạt động.
Doanh nghiệp kinh doanh cảng có văn bản gửi Cục Hải
quan tỉnh, thành phố đề nghị cấp mã địa điểm thu gom hàng lẻ theo Mẫu số 03 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính). Trong thời hạn 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Cục Hải quan
tỉnh, thành phố hoàn thành việc kiểm tra thực tế địa điểm, báo cáo Tổng cục Hải
quan về việc cấp mã địa điểm thu gom hàng lẻ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ khi nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan
thực hiện cấp mã, thông báo cho doanh nghiệp và Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
b) Trường hợp
doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ không phải là doanh nghiệp
kinh doanh cảng, phải thực hiện công nhận địa điểm thu gom hàng lẻ thực hiện
theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 19, Điều
20 Nghị định này.”.
10. Điều 20 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 20. Hồ sơ công nhận địa điểm thu gom hàng lẻ
1. Văn bản đề
nghị công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản
chính.
2. Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác quy
định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015
của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.
3. Sơ đồ thiết
kế khu vực địa điểm thu gom hàng lẻ thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với
bên ngoài, vị trí các kho hàng, vị trí lắp đặt hệ thống camera,
hệ thống đường vận chuyển nội bộ,
bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan: 01 bản chụp.
4. Giấy chứng
nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản
chụp.”.
11. Điều 22 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 22. Điều kiện kiểm tra, giám sát kho xăng dầu
1. Có phần mềm
đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải
quan về tên hàng, chủng loại, nguồn gốc, số lượng, thời điểm hàng hóa đưa vào,
đưa ra, lưu giữ tại các bồn bể trong kho xăng dầu chi tiết theo tờ khai hải
quan để thực hiện Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.
Quy định này không áp dụng đối với các kho xăng dầu
quân đội có chứa chung hàng nhập kinh doanh với hàng phục vụ quốc phòng
2. Có thiết bị
đo mức bồn, bể tự động kết nối trực tuyến số lượng xăng dầu xuất, nhập, tồn kho
với cơ quan hải quan.
Đối với kho xăng dầu quân đội, chỉ kết nối trực tuyến
với đơn vị quản lý do Bộ Quốc phòng quy định.
3. Có hệ thống camera
đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ
quan hải quan; đảm bảo quan sát được vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24
giờ) toàn cảnh khu vực kho, giám sát được mọi hoạt động đưa hàng hóa và phương
tiện vận tải vào, ra kho xăng dầu. Dữ liệu về hình ảnh camera
lưu giữ tối thiểu 06 tháng.
Đối với kho xăng dầu có đường ống bơm xăng dầu ngoài
khơi không thể lắp đặt hệ thống camera tại khu vực phao neo đậu cách xa bờ, doanh nghiệp kinh
doanh kho phải đảm bảo điều kiện làm việc để công chức hải quan giám sát trực
tiếp.
Quy định này không áp dụng đối với các kho xăng dầu
quân đội có chứa chung hàng nhập kinh doanh với hàng phục vụ quốc phòng.”
12. Điều 23 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 23. Hồ sơ xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, giám
sát của cơ quan hải quan
Thương nhân đầu mối hoặc thương nhân kinh doanh dịch
vụ xăng dầu quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014
của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận kho xăng
dầu đủ điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản đề
nghị xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan theo Mẫu số
01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.
2. Sơ đồ thiết
kế khu vực kho, thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các
kho, bồn, bể chứa, vị trí lắp đặt hệ thống camera:
01 bản chụp.
3. Giấy chứng
nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản sao.”.
13. Khoản 2,
khoản 5, khoản 6 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Kho hàng không kéo dài để lưu giữ hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không qua sân bay quốc tế Nội
Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phải có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2
(bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có
diện tích tối thiểu 2.000 m2. Đối với các cảng hàng không quốc tế
còn lại và cảng hàng không nội địa được phép khai thác chuyến bay quốc tế, kho
hàng không kéo dài phải có diện tích khu đất tối thiểu 2.000 m2 (bao
gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện
tích tối thiểu 1.000 m2. Kho, bãi được ngăn cách với khu vực xung
quanh bằng tường rào, có khu vực chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu riêng biệt.
Đối với kho hàng không kéo dài đã được thành lập và
công nhận đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị
định này có hiệu lực được phép tiếp tục hoạt động theo quyết định công nhận đã
ban hành.
5. Có phần mềm
đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải
quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa
vào, đưa ra, lưu giữ trong kho hàng không kéo dài chi tiết theo vận đơn và/hoặc
tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.
6. Có hệ thống camera
đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ
quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho vào tất cả
thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06
tháng.”.
14. Điều 26 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 26. Hồ sơ công nhận kho hàng không kéo dài
1. Văn bản đề
nghị công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theoNghị định này: 01 bản
chính.
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy
chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác quy định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số
78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp:
01 bản chụp.
3. Sơ đồ thiết
kế khu vực kho thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các
kho hàng, vị trí lắp đặt hệ thống camera, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, bảo vệ, văn phòng
kho và nơi làm việc của hải quan: 01 bản chụp.
4. Giấy chứng
nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản sao.”.
15. Điều 31 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 31. Điều kiện công nhận địa điểm làm thủ tục hải
quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa
“1. Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa phải có diện tích khu đất tối
thiểu 50.000 m2. Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa nằm trong khu công nghiệp phải
có diện tích khu đất tối thiểu 20.000 m2.
2. Có phần mềm
đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải
quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa
vào, đưa ra, lưu giữ trong địa điểm chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải
quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.
3. Có hệ thống camera
đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ
quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của địa điểm làm thủ
tục hải quan vào tất cả thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh
lưu giữ tối thiểu 06 tháng.”.
16. Điều 32 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 32. Hồ sơ công nhận địa điểm làm thủ tục hải
quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa
1. Văn bản đề
nghị công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản
chính.
2. Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác quy
định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015
của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.
3. Sơ đồ thiết
kế khu vực địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
được thành lập trong nội địa thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên
ngoài, vị trí các kho hàng, vị trí lắp đặt hệ thống camera,
nơi tập kết hàng xuất khẩu, nơi tập
kết hàng nhập khẩu, nơi tập kết xe công-ten-nơ, nơi kiểm tra thực tế, bảo vệ,
văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan: 01 bản chụp.
4. Quyết định
công bố mở cảng cạn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: 01 bản chụp.
5. Giấy chứng
nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản sao.”.
17. Bổ sung điểm
e khoản 1 Điều 35 như sau:
“e) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định đóng
cảng cạn.”
18. Điều 36 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 36. Điều kiện công nhận địa điểm tập kết, kiểm
tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm tập kết, kiểm
tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới; địa điểm tập
kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh
a) Địa điểm tập
kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung nằm trong các
khu vực cửa khẩu hoặc khu công nghiệp hoặc khu công nghệ cao hoặc khu kinh tế
cửa khẩu hoặc khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển
hệ thống trung tâm logistics.
b) Địa điểm tập
kết, kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh, trừ
địa điểm chỉ có doanh nghiệp được chỉ định theo Luật Bưu chính hoạt động, nằm
trong quy hoạch khu vực cảng hàng không quốc tế theo quy định của pháp luật
hoặc trong khu vực cửa khẩu đường bộ quốc tế hoặc cửa khẩu ga đường sắt liên
vận quốc tế hoặc khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát
triển hệ thống trung tâm logistics.
c) Địa điểm tập
kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới nằm
trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu vực cửa khẩu biên giới đất liền. Trường hợp
nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu thì cách khu vực cửa khẩu có bán kính không quá
10 km.
a) Địa điểm tập
kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung có diện tích
khu đất tối thiểu 10.000 m2;
b) Địa điểm tập
kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh:
b.1) Đối với địa điểm trong khu vực cửa khẩu đường bộ
quốc tế, cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế có diện tích khu đất tối thiểu
là 1.000 m2;
b.2) Đối với địa điểm trong khu vực được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics
có diện tích khu đất tối thiểu là
5.000 m2;
b.3) Đối với địa điểm trong quy hoạch khu vực cảng
hàng không quốc tế có từ 02 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, kinh doanh
dịch vụ chuyển phát nhanh hoạt động trở lên có diện tích khu đất tối thiểu là
5.000 m2. Trường hợp địa điểm nằm trong quy hoạch này chỉ có 01
doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh
hoạt động thì diện tích khu đất tối thiểu là 2.000 m2;
b.4) Đối với các địa điểm chỉ có doanh nghiệp được chỉ
định theo Luật Bưu chính hoạt động thì diện tích khu đất tối thiểu là 500 m2
và diện tích sàn sử dụng tối thiểu là 1.000 m2.
c) Địa điểm tập
kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới tại
cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2.
Các địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu
vực biên giới nằm tại khu vực khác có diện tích khu đất tối thiểu 3.000 m2.
3. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị
a) Địa điểm được
ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám
sát của cơ quan hải quan, trừ địa điểm nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có
tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh;
b) Có phần mềm
đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải
quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa
vào, đưa ra, lưu giữ trong địa điểm chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải
quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động;
c) Có hệ thống camera
đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ
quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của địa điểm vào tất
cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh được lưu giữ tối
thiểu trong 06 tháng;
d) Đối với địa
điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát
nhanh: Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, kinh doanh dịch vụ chuyển phát
nhanh thuê kho tại các địa điểm đã được công nhận theo quy định được lựa chọn
sử dụng phần mềm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm hoặc tự trang bị phần mềm
đáp ứng theo quy định.
19. Điều 37 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 37. Hồ sơ và trình tự công nhận địa điểm tập
kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm tập
kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới; địa
điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát
nhanh
a) Văn bản đề
nghị công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản
chính;
b) Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác quy
định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015
của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp;
c) Sơ đồ thiết
kế khu vực địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng chuyển
phát nhanh, hàng bưu chính; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu ở biên giới thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị
trí các kho hàng, vị trí lắp đắt hệ thống camera, nơi tập kết hàng xuất khẩu, nơi tập kết hàng nhập
khẩu, nơi tập kết phương tiện vận tải, nơi kiểm tra thực tế, bảo vệ, văn phòng kho
và nơi làm việc của hải quan: 01 bản chụp;
d) Giấy chứng
nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản sao;
đ) Văn bản quy hoạch cảng hàng không quốc tế hoặc văn
bản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống trung
tâm logistics đối với trường hợp công nhận địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung
đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh nằm trong quy hoạch khu vực cảng hàng
không quốc tế hoặc khu vực quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics:
01 bản chụp.
2. Trình tự công
nhận địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập
trung; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu
vực biên giới; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu
chính, chuyển phát nhanh thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
3. Doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ bưu chính, kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh thuê kho trong
địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển
phát nhanh:
a) Doanh nghiệp
thực hiện thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý
hoạt động địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu
chính, chuyển phát nhanh về vị trí kho, hệ thống camera
giám sát, phần mềm;
b) Cục Hải quan
tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra thực tế vị trí kho; hệ thống camera
giám sát; phần mềm trong trường hợp
doanh nghiệp không sử dụng phần mềm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm;
c) Doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ bưu chính, kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh chỉ được đưa
hàng hóa vào địa điểm sau khi Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản thông báo
kho đã đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải
quan.”
20. Điều 38 được
sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 38. Trình tự mở rộng, thu hẹp, di chuyển, đổi
tên, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động địa điểm tập kết, kiểm
tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm tập kết, kiểm
tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới; địa điểm tập
kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh;
kho bảo thuế
Khi mở rộng, thu hẹp, đổi tên, di chuyển, chuyển quyền
sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám
sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh; kho bảo thuế, doanh
nghiệp kinh doanh địa điểm thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều
15 Nghị định này.”.
“Điều 38a. Công nhận kho, bãi, địa điểm trong khu vực
cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận
quốc tế đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
1. Đối với các
kho, bãi, địa điểm nằm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng
không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế được cơ quan có thẩm quyền quy
hoạch và công bố thì doanh nghiệp kinh doanh địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa
xuất, nhập khẩu đề nghị Tổng cục Hải quan thực hiện thủ tục công nhận địa điểm
tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đủ điều kiện tập kết,
kiểm tra, giám sát hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ
quan hải quan (sau đây gọi là kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa).
Đối với các kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng
biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế
được Bộ Giao thông vận tải công bố trước khi Nghị định này có hiệu lực không
phải thực hiện công nhận theo quy định tại Điều này.
2. Kho, bãi, địa
điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang
thiết bị theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định này.
a) Kho, bãi, địa
điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa thuộc
quyết định công bố mở, thành lập cảng biển, cảng thủy nội địa, diện tích công
nhận được xác định theo đề nghị công nhận của doanh nghiệp;
b) Kho, bãi, địa
điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa nằm trong quy hoạch cảng hàng không quốc tế Nội
Bài và Tân Sơn Nhất phải có diện tích khu đất tối thiểu 1.000 m2.
Đối với các cảng hàng không quốc tế còn lại và cảng hàng không nội địa được
phép khai thác chuyến bay quốc tế, kho, bãi, địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan phải có diện
tích khu đất tối thiểu 500 m2;
c) Kho, bãi, địa
điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa nằm trong khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế
phải có diện tích khu đất tối thiểu 1.000 m2.
a) Văn bản đề
nghị công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản
chính;
b) Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác quy
định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015
của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp;
c) Quyết định
công bố mở, thành lập cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga
đường sắt liên vận quốc tế của cơ quan có thẩm quyền: 01 bản chụp;
d) Sơ đồ thiết
kế khu vực đề nghị công nhận địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa thể hiện rõ
đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí lắp đặt hệ thống camera,
hệ thống đường vận chuyển nội bộ,
bảo vệ và nơi làm việc của hải quan: 01 bản chụp.
5. Trình tự công nhận đối với các kho, bãi, địa điểm
nằm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga
đường sắt liên vận quốc tế được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch và công bố
Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, địa điểm tập kết,
lưu giữ hàng hóa tại cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga
đường sắt liên vận quốc tế thực hiện thủ tục công nhận kho, bãi, địa điểm tập
kết, lưu giữ hàng hóa theo trình tự quy định tại Điều 12 Nghị định này trước
khi đưa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào tập kết để làm thủ tục hải quan.
6. Doanh nghiệp
thực hiện mở rộng, thu hẹp, đổi tên, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng,
chấm dứt hoạt động địa điểm tập kết, lưu giữ hàng hóa tại khu vực cảng biển,
cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế theo
trình tự quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Nghị định này.”.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này
có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 8 năm 2020.
2. Nghị định này
bãi bỏ các quy định tại: điểm c khoản 1 Điều 9, điểm c khoản 1 Điều 13, khoản 3
Điều 19, khoản 3, khoản 4 Điều 25, điểm c khoản 1 Điều 34 Nghị định số 68/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng
miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát
hải quan; cụm từ “tập trung như” tại điểm 3 khoản 2 Điều 1 Nghị định số
59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ;
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
1. Thương nhân
đầu mối hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu đã được cơ quan hải quan
công nhận đủ điều kiện kinh doanh, đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan có
trách nhiệm thực hiện trang bị thiết bị đo mức bồn, bể tự động đáp ứng điều
kiện theo quy định tại Nghị định này trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Nghị định
này có hiệu lực thi hành.
2. Đối với kho,
bãi, địa điểm đã được công nhận trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực nhưng
không đáp ứng điều kiện quy định về phần mềm tại Nghị định này, doanh nghiệp
thực hiện nâng cấp phần mềm đáp ứng điều kiện theo quy định tại Nghị định này
trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành định dạng thông điệp dữ liệu
trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp để thực hiện quy định tại khoản
2 Điều 4, khoản 5 Điều 10, khoản 4 Điều 19, khoản 1 Điều 22, khoản 5 Điều 25,
khoản 1 Điều 31, điểm c khoản 3 Điều 36 Nghị định này.
2. Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Nghị định này./.
Phụ lục
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MẪU QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÀNG MIỄN
THUẾ, KHO BÃI, ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN, TẬP KẾT, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI
QUAN
(Kèm theo Nghị định số
67/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ)
____________
Mẫu số 01 |
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế;
công nhận, xác nhận/mở rộng/thu hẹp/di chuyển/chuyển quyền sở hữu/tạm dừng,
chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục
hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan |
Mẫu
số 02 |
Thông báo hoạt động trở lại cửa hàng hàng miễn thuế; công nhận, xác nhận
kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan |
Mẫu số 03 |
Văn bản đề nghị cấp mã kho đối với địa điểm thu gom hàng lẻ của doanh
nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ đồng thời là chủ doanh nghiệp kinh
doanh cảng |
Mẫu số 04 |
Biên bản xác nhận lượng hàng tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho bãi, địa
điểm của cơ quan hải quan với doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng miễn, kho bãi,
địa điểm. |
Mẫu
số 05 |
Thông báo về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế. |
Mẫu số 01
TÊN DOANH NGHIỆP __________ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM ...., ngày ... tháng ... năm ... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ (1)
Kính gửi: Tổng cục Hải quan/Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
__________
1. Doanh nghiệp
đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế; công nhận,
xác nhận/mở rộng/thu hẹp/di chuyển/chuyển quyền sở hữu/tạm dừng, chấm dứt hoạt
động kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm:
- Mã số thuế:......................................................
- Số điện thoại:
....................................... Số fax: .............................................
- Giấy chứng nhận ...(2).......... số:....... ngày...
tháng ... năm ;
Cơ quan cấp:..................................................................................................
Ngành nghề kinh doanh: .................. (chỉ kê ngành nghề kinh doanh
liên quan đến kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm).
2. Đề nghị (3).... tại........ (4)
3. Khu vực đề nghị.................................... có. diện tích: m2.
Tổng diện tích:.......................................
m2, trong đó:
- Diện tích nhà kho:....................................................
m2;
- Diện tích bãi:............................................................
m2;
- Diện tích kho chứa
tang vật vi phạm (nếu có):.........
m2;
- Nơi làm việc của Hải
quan kho:...............................
m2;
- Các công trình phụ
trợ (nếu có)................................ m2.
Công ty cam kết diện
tích khu đất kho, bãi, địa điểm đề nghị......................................................................................... thuộc
quyền sở hữu/quyền sử dụng của Công ty do ............................................................................................ cấp
theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ................. (hoặc hợp đồng
thuê). Công ty xin chịu trách nhiệm về quyền sử dụng đất cũng như mục đích sử
dụng khu đất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
4. Cam kết phòng cháy chữa cháy: hiện nay Công ty đã
được chứng nhận đủ điều kiện phòng
cháy, chữa cháy theo quy định của tại văn bản số................ Công ty chịu
trách nhiệm về các trường hợp phòng cháy chữa cháy khi xảy ra tại kho, bãi, địa
điểm đã được công nhận.
5. Hồ sơ kèm theo đơn:................................................ (5)
Doanh nghiệp cam đoan các nội dung trên là đúng; đồng
thời chấp hành và thực hiện đúng các quy định pháp luật về hoạt động của
......................(1).
(Ký, ghi rõ họ tên,
đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Ghi rõ đề nghị công
nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt
động và tên cửa hàng miễn thuế, địa điểm, kho, bãi.
Đối với kho xăng dầu thì ghi là: “Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện, kiểm
tra, giám sát hải quan”.
(2) Ghi rõ loại giấy tờ
theo quy định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9
năm 2015 của Chính phủ.
(3) Trường hợp đề nghị
tạm dừng hoạt động, doanh nghiệp nêu rõ lý do, thời hạn hoạt động trở lại.
(4) Đối với đơn đề nghị
công nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm kinh doanh hàng miễn thuế thì
ghi rõ địa chỉ của địa điểm kinh doanh hàng miễn thuế và bán hàng miễn thuế cho
đối tượng nào.
Mẫu số 02
TÊN DOANH NGHIỆP __________ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM ...., ngày ... tháng ... năm ... |
THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI............
Kính gửi: Tổng cục Hải quan/Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
1. Doanh nghiệp
thông báo hoạt động trở lại
- Số điện thoại:........................... Số
fax:
Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư số:........... ngày.... tháng năm ;
Cơ quan cấp:..................................................................................................
Ngành nghề kinh doanh:.... (chỉ kê ngành nghề kinh doanh liên quan
đến kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm).
2. Đề nghị hoạt động trở lại. có vị trí tại
3. Cửa hàng miễn
thuế, kho bãi, địa điểm hoạt động trở lại đã tạm dừng hoạt động theo Đơn đề
nghị số ...... ngày... tháng ... năm....của doanh nghiệp và Thông báo tạm dừng
hoạt động số ... ngày....tháng ... năm.... của Cục Hải quan/Tổng cục Hải quan.
- ....
Doanh nghiệp cam đoan các nội dung trên là đúng; đồng
thời chấp hành và thực hiện đúng các quy định pháp luật về hoạt động của ...
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên,
đóng dấu)
Mẫu số 03
TÊN DOANH NGHIỆP __________ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM ...., ngày ... tháng ... năm ... |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh, thành phố...
(nơi có địa điểm thu gom hàng lẻ)
Thực hiện Nghị
định số............................... /2020/NĐ-CP
ngày..................................... tháng...................... năm 2020 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của
Chính phủ, Công ty......... đề nghị
Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh ........... cấp mã địa điểm thu gom hàng
lẻ của chúng tôi, cụ thể như sau:
1. Tên Công ty:.... Mã
số thuế:
2. Địa chỉ địa điểm thu gom hàng lẻ:
3. Diện tích địa điểm thu gom hàng lẻ:
4. Vị trí của
địa điểm thu gom hàng lẻ: (ghi rõ vị trí địa điểm thu gom hàng lẻ xin cấp mã
nằm tại khu vực nào trong cảng)
5. Hệ thống
trang thiết bị của địa điểm thu gom hàng lẻ: (ghi rõ về thực trạng hệ thống camera
giám sát, hệ thống phần mềm kết nối
với cơ quan hải quan của địa điểm thu gom hàng lẻ).
Đề nghị Cục Hải quan
tỉnh xem xét cấp mã địa điểm thu gom hàng lẻ
nêu trên để Công ty thực hiện khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
theo đúng quy định./.
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên,
đóng dấu)
Mẫu số 04
TỔNG CỤC HẢI QUAN CỤC HẢI QUAN......... __________ Số: ............./BB-XNLHT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
BIÊN BẢN XÁC NHẬN LƯỢNG
HÀNG TỒN
tại ................. (1)
___________
Hôm nay, hồi.... ngày ... tháng
.... năm tại ....... , Chúng
tôi gồm:
1. Ông(bà):........................ Chức
vụ:................... Đơn vị
2. Ông(bà):........................ Chức
vụ: Đơn vị ....................................................
II. Đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân:
1. Ông(bà):........................ Chức
vụ:................... Đơn vị
2. Ông(bà):........................ Chức
vụ: Đơn vị
Xác nhận kết quả kiểm
tra lượng hàng tồn tại (1) như sau:
STT |
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng tồn |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
Biên bản kết thúc vào hồi... giờ...... ngày... tháng... năm...................................................
Biên bản được lập thành
....bản; mỗi bản gồm tờ; có nội dung và
giá trị như nhau. Đã giao cho...01 bản.
Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội
dung biên bản và cùng ký vào biên bản.
3. Ý kiến bổ
sung khác (nếu có).
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN HẢI QUAN (Ký, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú: (1) Ghi tên cửa hàng miễn thuế, địa điểm, kho bãi xác nhận lượng hàng tồn.
Mẫu số 05
TỔNG CỤC HẢI QUAN CỤC HẢI QUAN......... __________ Số:
/............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM Hà
Nội, ngày ... tháng ... năm..... |
THÔNG BÁO
Về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế
___________
Cục Hải quan tỉnh/thành
phố thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng
miễn thuế như sau:
- Giấy chứng nhận ...(1).. số:.............. ngày....tháng năm................................................... ;
- Ngành nghề kinh
doanh: .. (chỉ kê ngành nghề kinh doanh liên quan đến
kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm)
- Văn bản công nhận đủ
điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế số (2)
ngày... tháng .... năm .... cơ quan cấp
- Nội dung khác: (giám sát hàng
hóa, lập báo cáo quyết toán, xử lý hàng tồn,..............)
Nơi nhận: - Chi cục Hải quan quản lý hoạt động kinh doanh hàng
miễn thuế; |
LÃNH ĐẠO CỤC HẢI QUAN |
Ghi chú:
(1) Ghi rõ loại giấy tờ
theo quy định tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9
năm 2015 của Chính phủ.
(2) Ghi số, ngày,
tháng, năm và cơ quan cấp phép hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế.
(3) Trường hợp doanh
nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế hoạt động theo Điều 22 Nghị định số
167/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 thì thực hiện gửi cho các Cục Hải quan
tỉnh thành phố nơi doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét