CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2009/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2009 |
CHÍNH PHỦ
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.
Phạm vi điều chỉnh: Nghị định này quy định về việc phân loại đô thị, tổ chức
lập, thẩm định đề án và quyết định công nhận loại đô thị.
2.
Đối tượng áp dụng: các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan
đến việc phân loại đô thị và phát triển đô thị trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Mục đích phân loại đô thị
Việc
phân loại đô thị nhằm:
1.
Tổ chức, sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị cả nước.
2.
Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị.
3.
Nâng cao chất lượng đô thị và phát triển đô thị bền vững.
4.
Xây dựng chính sách và cơ chế quản lý đô thị và phát triển đô thị.
Trong
Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.
Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai, được đầu tư xây
dựng từng bước đạt các tiêu chuẩn của đô thị theo quy định của pháp luật.
2.
Dân số đô thị là dân số thuộc ranh giới hành chính của đô thị, bao gồm:
nội thành, ngoại thành, nội thị, ngoại thị và thị trấn.
3.
Hệ thống công trình hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ là khi hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã được đầu tư xây dựng đạt 70%
yêu cầu của đồ án quy hoạch xây dựng theo từng giai đoạn; đạt quy chuẩn, tiêu
chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan.
4.
Hệ thống công trình hạ tầng đô thị được xây dựng hoàn chỉnh là khi hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã được đầu tư xây dựng đạt
yêu cầu của đồ án quy hoạch xây dựng theo từng giai đoạn; đạt quy chuẩn, tiêu
chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan.
5.
Đô thị có tính chất đặc thù là những đô thị có những giá trị đặc biệt về
di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể), lịch sử, thiên nhiên và du lịch đã
được công nhận cấp quốc gia và quốc tế.
Đô
thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III,
loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.
1.
Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
2.
Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội
thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I,
loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
3.
Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành,
nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.
4.
Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
5.
Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng
tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.
Điều 5. Điều kiện để công nhận loại cho các đô thị
điều chỉnh mở rộng địa giới và đô thị mới.
1.
Việc điều chỉnh mở rộng địa giới đô thị phải căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô
thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Các khu vực điều chỉnh mở
rộng địa giới phải được đầu tư xây dựng đạt được những tiêu chuẩn cơ bản về
phân loại đô thị.
Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh) tổ chức lập đề án điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính đô thị
theo quy định hiện hành, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Việc
công nhận loại đô thị được tiến hành sau khi có quyết định điều chỉnh mở rộng
địa giới và khi đô thị đó đã đạt được các tiêu chuẩn cơ bản về phân loại đô
thị.
2.
Đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị mới phải có quy hoạch xây dựng đô thị
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đã được đầu tư xây dựng về cơ
bản đạt các tiêu chuẩn phân loại đô thị.
Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập đề án thành lập đô thị mới theo quy định tại
khoản 1 Điều 18 Nghị định này.
Việc
công nhận loại đô thị được tiến hành sau khi có quyết định thành lập đô thị mới
và khi đô thị đó đã đạt được các tiêu chuẩn cơ bản về phân loại đô thị.
3.
Trường hợp đặc biệt theo yêu cầu quản lý lãnh thổ, chủ quyền quốc gia hoặc quản
lý phát triển kinh tế - xã hội, việc quyết định cấp quản lý hành chính của một
khu vực có thể được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định trước khi
khu vực đó được đầu tư xây dựng đạt được những tiêu chuẩn cơ bản về phân loại
đô thị.
Điều 6. Các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị
Các
tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị được xem xét, đánh giá trên cơ sở hiện
trạng phát triển đô thị tại năm trước liền kề năm lập đề án phân loại đô thị
hoặc tại thời điểm lập đề án phân loại đô thị, bao gồm:
Là
trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên
tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất
định.
2. Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4
nghìn người trở lên.
a)
Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức
độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị;
b)
Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ mạng
hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững.
Điều 7. Nguyên tắc đánh giá phân loại đô thị
1.
Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I hoặc loại II là thành phố trực thuộc Trung
ương: các quận nội thành được xem xét, đánh giá theo tiêu chuẩn của đô thị loại
đặc biệt, đô thị loại I hoặc loại II.
Đối
với các đô thị thuộc thành phố có vị trí liền kề ranh giới nội thành được quản
lý phát triển và đánh giá phân loại đô thị theo tiêu chuẩn của khu vực nội
thành.
Đối
với các đô thị khác thuộc thành phố được xem xét, đánh giá theo tiêu chuẩn của
loại đô thị được xác định bởi quy hoạch chung đô thị và thực trạng phát triển
của đô thị đó.
2.
Đô thị loại I, loại II, loại III và loại IV thuộc tỉnh: các phường nội thành,
nội thị được xem xét, đánh giá theo tiêu chuẩn của đô thị loại I, loại II, loại
III và loại IV.
3.
Đô thị loại IV và loại V thuộc huyện: các khu phố xây dựng tập trung được xem
xét, đánh giá theo tiêu chuẩn của đô thị loại IV và loại V.
4.
Khu vực ngoại thành, ngoại thị được đánh giá căn cứ tiêu chuẩn quy định tại
điểm b khoản 5 tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Nghị định này.
Điều 8. Chương trình phát triển đô thị
Để
làm cơ sở cho việc đề nghị phân loại đô thị, Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ các
tiêu chuẩn phân loại đô thị được quy định tại Nghị định này lập Chương trình
phát triển đô thị, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển đô thị.
Chương trình phát triển đô thị phải bảo đảm nâng cao chất lượng cuộc sống dân
cư, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững
và giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa của mỗi đô thị.
1.
Chức năng đô thị là Thủ đô hoặc đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, tài
chính, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, y tế, đầu
mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước.
2.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên.
3.
Mật độ dân số khu vực nội thành từ 15.000 người/km2 trở lên.
4.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động.
5.
Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
a)
Khu vực nội thành: được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh, bảo đảm
tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đô thị; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải
áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm
môi trường;
b)
Khu vực ngoại thành: được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ mạng lưới hạ tầng và
các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối phục vụ đô thị; hạn chế tối đa việc
phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại
các điểm dân cư nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; phải bảo vệ những
khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô
thị và các vùng cảnh quan sinh thái.
6.
Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế
quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu
mẫu và trên 60% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn
minh đô thị, có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân,
có các tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc
tế và quốc gia.
1.
Chức năng đô thị
Đô
thị trực thuộc Trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học
– kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao
thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.
Đô
thị trực thuộc tỉnh có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ
thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông,
giao lưu trong nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một
hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh.
2.
Quy mô dân số đô thị
a)
Đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở
lên;
b)
Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị từ 500 nghìn người trở lên.
3.
Mật độ dân số bình quân khu vực nội thành
a)
Đô thị trực thuộc Trung ương từ 12.000 người/km2 trở lên;
b)
Đô thị trực thuộc tỉnh từ 10.000 người/km2 trở lên.
4.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng
số lao động.
5.
Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
a)
Khu vực nội thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh;
bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng
phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô
nhiễm môi trường;
b)
Khu vực ngoại thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn
chỉnh; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công
trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ;
bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng
xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái.
6.
Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế
quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu
mẫu và trên 50% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn
minh đô thị. Phải có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân
dân và có các tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa
quốc gia.
1.
Chức năng đô thị
Đô
thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành
chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong
vùng tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của một tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh.
Trường
hợp đô thị loại II là thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có chức năng là
trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào
tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có
vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh
hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước.
2.
Quy mô dân số toàn đô thị phải đạt từ 300 nghìn người trở lên.
Trong
trường hợp đô thị loại II trực thuộc Trung ương thì quy mô dân số toàn đô thị
phải đạt trên 800 nghìn người.
3.
Mật độ dân số khu vực nội thành.
Đô
thị trực thuộc tỉnh từ 8.000 người/km2 trở lên, trường hợp đô thị
trực thuộc Trung ương từ 10.000 người/km2 trở lên.
4.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 80% so với tổng
số lao động.
5.
Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
a)
Khu vực nội thành: được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh;
100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được
trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường;
b)
Khu vực ngoại thành: một số mặt được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ; mạng lưới
công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn cơ bản được đầu tư xây dựng;
hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; bảo vệ những khu vực
đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và
các vùng cảnh quan sinh thái.
6.
Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế
quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu
mẫu và trên 40% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn
minh đô thị. Phải có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân
dân và có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa
quốc gia.
1.
Chức năng đô thị
Đô
thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục –
đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng
liên tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng
trong tỉnh, một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh.
2.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên
3.
Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km2 trở lên.
4.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị tối thiểu đạt 75% so
với tổng số lao động.
5.
Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
a)
Khu vực nội thành: từng mặt được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản
hoàn chỉnh; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ
sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường;
b)
Khu vực ngoại thành: từng mặt được đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ; hạn chế
việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng
tại các điểm dân cư nông thôn cơ bản được đầu tư xây dựng; bảo vệ những khu vực
đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và
các vùng cảnh quan sinh thái.
6.
Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế
quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu
mẫu và trên 40% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn
minh đô thị, có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân
và có công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa vùng hoặc quốc gia.
1.
Chức năng đô thị.
Đô
thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục –
đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh
hoặc một tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng
trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh.
2.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên.
3.
Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km2 trở lên.
4.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số
lao động.
5.
Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị.
a)
Khu vực nội thành: đã hoặc đang được xây dựng từng mặt tiến tới đồng bộ và hoàn
chỉnh; các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc
được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường;
b)
Khu vực ngoại thành từng mặt đang được đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ; phải
bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng
xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái.
6.
Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị
theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
1.
Chức năng đô thị
Đô
thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính, văn hóa,
giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội của huyện hoặc một cụm xã.
2.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên.
3.
Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.
4.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so
với tổng số lao động.
5.
Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: từng mặt đã hoặc đang được xây dựng
tiến tới đồng bộ, các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ
sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.
6.
Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị
theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
Điều 15. Tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng cho một
số đô thị theo vùng miền.
Các
đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy mô dân số và
mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy
định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so
với các loại đô thị tương đương.
Điều 16. Tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng cho một
số đô thị có tính chất đặc thù
Các
đô thị được xác định là đô thị đặc thù thì tiêu chuẩn về quy mô dân số và mật
độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 60% tiêu chuẩn quy định,
các tiêu chuẩn khác phải đạt quy định so với các loại đô thị tương đương và bảo
đảm phù hợp với tính chất đặc thù của mỗi đô thị.
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ THẨM
QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN LOẠI ĐÔ THỊ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Điều 17. Trình tự lập, thẩm định đề án phân loại đô
thị và quyết định công nhận loại đô thị
1.
Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II trực thuộc Trung ương và đô
thị có tính chất đặc thù: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập đề án phân loại
đô thị; trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Thủ tướng
Chính phủ.
Bộ
Xây dựng tổ chức thẩm định đề án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2.
Đô thị loại I, loại II thuộc tỉnh: Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với Sở
Xây dựng tổ chức lập đề án phân loại đô thị trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi
trình Thủ tướng Chính phủ.
Bộ
Xây dựng tổ chức thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định.
3.
Đô thị loại III và đô thị loại IV: Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã phối hợp
với Sở Xây dựng tổ chức lập đề án phân loại đô thị trình Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua
trước khi trình Bộ Xây dựng.
Bộ Xây dựng xem xét, tổ chức thẩm định và quyết định
công nhận đô thị loại III và đô thị loại IV.
Điều 18. Lập, thẩm định và quyết định công nhận đô thị
hình thành mới
1.
Công nhận loại đô thị mới: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập đề án công nhận
loại đô thị mới khi đô thị đó đã được đầu tư xây dựng cơ bản đạt các tiêu chuẩn
về phân loại đô thị, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
Bộ
Xây dựng tổ chức thẩm định và có văn bản chấp thuận để làm cơ sở cho việc lập
đề án thành lập đô thị mới trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định loại đô thị của đô thị đó.
2.
Công nhận đô thị loại V: Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập đề án phân loại
đô thị.
Sở
Xây dựng thẩm định để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
thông qua trước khi xem xét, quyết định.
Điều 19. Lập, phê duyệt Chương trình phát triển đô thị
1.
Ủy ban nhân dân các thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập Chương trình
phát triển đô thị, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi quyết
định.
2.
Ủy ban nhân dân các thành phố, thị xã thuộc tỉnh tổ chức lập Chương trình phát
triển đô thị trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định sau khi được
Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
3.
Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập Chương trình phát triển các đô thị và các
điểm dân cư có xu hướng đô thị hóa chuẩn bị lên đô thị loại V thuộc phạm vi
quản lý hành chính của mình trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định
sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
4.
Các dự án đầu tư xây dựng phát triển trên địa bàn đô thị phải tuân thủ Chương
trình phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 20. Vốn cho công tác phân loại đô thị và Chương
trình phát triển đô thị.
1.
Vốn để thực hiện công tác phân loại đô thị và Chương trình phát triển đô thị
được sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế từ ngân sách nhà nước giao trong kế
hoạch hàng năm cho địa phương.
2. Kinh phí để thực hiện công tác phân loại đô thị và
Chương trình phát triển đô thị gồm:
a)
Khảo sát, thu thập tài liệu phục vụ công tác lập đề án phân loại đô thị và
Chương trình phát triển đô thị;
b)
Lập, thẩm định, phê duyệt đề án phân loại đô thị và Chương trình phát triển đô
thị;
c)
Tổ chức công bố quyết định công nhận loại đô thị.
4.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối ngân sách hàng năm từ nguồn kinh
phí sự nghiệp kinh tế cho công tác phân loại đô thị, Chương trình phát triển đô
thị của các địa phương theo quy định hiện hành.
1.
Đối với các đô thị đã có quyết định công nhận loại đô thị từ trước ngày Nghị
định này có hiệu lực thi hành thì vẫn được giữ nguyên loại đô thị hiện có mà
không phải làm thủ tục công nhận lại.
2.
Căn cứ tiêu chuẩn phân loại đô thị được quy định tại Nghị định này, Ủy ban nhân
dân các cấp tổ chức rà soát hiện trạng phát triển đô thị, đánh giá những mặt
còn tồn tại, lập Chương trình phát triển đô thị, tiếp tục đầu tư xây dựng để đô
thị đạt được các tiêu chuẩn phân loại đô thị được quy định tại Nghị định này.
Điều 22. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phân loại đô
thị
1.
Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ và thống nhất quản lý nhà nước về
phân loại đô thị trên phạm vi cả nước.
2.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về phân loại đô thị
trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
Điều 23. Kiểm tra công tác phân loại đô thị và Chương
trình phát triển đô thị
1.
Bộ Xây dựng định kỳ hàng năm kiểm tra tình hình phân loại đô thị của các đô thị
trong phạm vi cả nước.
2.
Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính định kỳ hàng năm
kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình phát triển đô thị trong phạm vi cả
nước.
Điều 24. Báo cáo công tác phân loại đô thị và Chương
trình phát triển đô thị
Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
1.
Báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình phân loại đô thị của các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương theo định kỳ hàng năm và kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm.
2.
Báo cáo Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về tình hình thực hiện
Chương trình phát triển đô thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
theo định kỳ hàng năm và kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.
Nghị
định này thay thế Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của
Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.
Nghị
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 7 năm 2009.
1.
Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra
việc thi hành Nghị định này.
2.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét