QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC SỐ 193/QĐ/CTN NGÀY 5 THÁNG 12 NĂM 2000
VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN CÁC VĂN KIỆN TẠI ĐẠI HỘI
LẦN THỨ 22 CỦA UPU
CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
- Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 Hiến pháp năm 1992 của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Căn cứ vào Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc
tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 24 tháng 8 năm 1998;
-
Xét đề nghị của Chính phủ tại Công văn số 1081/CP-QHQT ngày 23 tháng 11 năm 2000;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1- Phê
chuẩn các văn kiện tại Đại hội lần thứ 22 của Liên minh Bưu chính Thế giới
(UPU), tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc), từ ngày 23 tháng 8 đến ngày 15 tháng
9 năm 1999.
Điều 2- Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm làm thủ tục đối ngoại về việc Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn các văn kiên này và thống báo cho các cơ quan
hữu quan ngày có hiệu lực của các văn kiện.
Điều 3- Quyết định
này có hiệu lực từ ngày ký.
Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
NGHỊ
ĐỊNH THƯ
BỔ SUNG LẦN THỨ 6 ĐỐI VỚI HIẾN CHƯƠNG
LIÊN MINH BƯU CHÍNH THẾ GIỚI
Đại diện toàn quyền Chính phủ các nước thành viên Tổ chức
Liên minh Bưu chính thế giới (Liên Bưu) họp Đại hội tại Bắc Kinh, chiểu theo Điều
30, khoản 2 của Hiến chương Liên minh Bưu chính thế giới ký tại Viên ngày 10
tháng 7 năm 1964, đã thông qua, với điều kiện phải phê chuẩn, những sửa đổi sau
đối với Bản Hiến chương nói trên.
Điều I. (Điều 22 sửa đổi) Văn kiện của Liên bưu
1. Hiến chương là văn kiện cơ bản của Liên Bưu, Hiến chương
chứa đựng các quy tắc vể tổ chức của Liên Bưu.
2. Thể lệ chung gồm các điều khoản bảo đảm việc áp dụng Hiến
chương và sự hoạt động của Liên Bưu. Đây là Văn kiện bắt buộc đối với tất cả
các nước thành viên.
3. Công ước Bưu chính thế giới, Thể lệ bưu phẩm và Thể lệ bưu
kiện gồm các quy tắc chung áp dụng cho các dịch vụ bưu chính quốc tế và các điều
khoản về nghiệp vụ bưu phẩm và bưu kiện. Các văn kiện này là bắt buộc đối với
tất cả các nước thành viên.
4. Các Hiệp định của Liên Bưu và Thể lệ thi hành các Hiệp định
chi phối các nghiệp vụ khác ngoài nghiệp vụ bưu phẩm và bưu kiện giữa các nước
thành viên tham gia Hiệp định. Các Hiệp định chỉ bắt buộc đối với những nước
tham gia.
5. Các thể lệ thi hành bao gồm các biện pháp áp dụng cần
thiết để thi hành Công ước và các Hiệp định do Hội đồng khai thác bưu chính
quyết định, có tính đến những Nghị quyết của Đại hội.
6. Các Nghị định thư cuối cùng kèm theo các văn kiện của Liên
Bưu nêu ở các khoản 3, 4 và 5 bao gồm những bảo lưu đối với các văn kiện đó.
Điều II. (Điều 25 sửa đổi)
Ký,
công nhận, phê chuẩn và các hình thức thừa nhận khác đối với các văn kiện của
Liên Bưu.
1. Các văn kiện của Liên Bưu được đại diện toàn quyền của các
nước thành viên ký ngay tại Đại hội.
2. Các thể lệ thi hành do các ông Chủ tịch và Tổng thư ký Hội
đồng khai thác bưu chính thông qua.
3. Hiến chương do các nước ký được phê chuẩn càng sớm càng
tốt.
4. Việc thừa nhận các văn kiện của Liên Bưu ngoài Hiến chương
được tiến hành theo các quy tắc hợp hiến của mỗi nước ký kết.
5. Nếu một nước không phê chuẩn Hiến chương hoặc không thừa
nhận các văn kiện khác mà nước này đã ký thì bản Hiến chương và các văn kiện
vẫn không bị giảm giá trị đối với các nước đã phê chuẩn hoặc thừa nhận chúng.
Điều III. (Điều 29 sửa đổi ). Đệ trình các kiến nghị
1. Bưu chính một nước thành viên có quyền trình lên Đại hội
hoặc giữa hai kỳ Đại hội các kiến nghị đối với các văn kiện của Liên Bưu mà nước
mình tham gia.
2. Tuy nhiên, các kiến nghị về Hiến chương và Thể lệ chung
chỉ có thể được trình lên Đại hội.
3. Ngoài ra, các kiến nghị liên quan tới các Thể lệ thi hành
sẽ được trình thẳng cho Hội đồng khai thác bưu chính, nhưng trước hết phải
thông qua văn phòng quốc tế gửi cho Bưu chính tất cả các nước thành viên.
Điều IV. Hiệu lực thi hành của Nghị định thư bổ sung đối
với Hiến chương của liên minh bưu chính thế giới.
Nghị định thư bổ sung này được thi hành kể từ ngày 1 tháng 1
năm 2001 và có hiệu lực trong thời gian không hạn định.
Để làm bằng, đại diện toàn quyền Chính phủ các nước thành
viên đã thông qua Nghị định thư bổ sung này cùng ký vào một bản để lưu trữ bên
cạnh ông Tổng giám đốc Văn phòng quốc tế. Các điều khoản của Nghị định thư có
cùng hiệu lực và giá trị như các điều khoản được in bổ sung vào chính Hiến chương.
Một bản sao của Nghị định thư bổ sung sẽ được Chính phủ nước đăng cai Đại hội
chuyển tới mỗi nước ký kết.
Làm tại Bắc Kinh, ngày 15 tháng 9 năm 1999.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét