HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2018/NQ-HĐTP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2018 |
BAN HÀNH MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN
SỰ
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa
án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Để áp dụng đúng và thống nhất biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự;
Sau khi có ý kiến của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều
1. Ban hành biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự
Ban hành 33 biểu mẫu theo
Danh mục kèm theo Nghị quyết này.
1. Nghị quyết này đã được
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 09 tháng 8 năm 2018
và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018.
3. Các biểu mẫu ban hành
kèm theo Nghị quyết này được sử dụng trong quá trình xem xét thụ lý, giải quyết
việc dân sự tại Tòa án nhân dân.
4. Trong quá trình thực
hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao (thông qua
Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để hướng dẫn bổ sung kịp thời.
|
TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN |
33 BIỂU MẪU TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(Ban hành
kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
Mẫu số 01-VDS |
Đơn yêu cầu giải quyết
việc dân sự |
Mẫu số 02-VDS |
Đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự |
Mẫu số 03-VDS |
Giấy xác nhận đã nhận đơn yêu cầu giải quyết
việc dân sự |
Mẫu số 04-VDS |
Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu giải
quyết việc dân sự |
Mẫu số 05-VDS |
Thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí yêu cầu giải
quyết việc dân sự |
Mẫu số 06-VDS |
Thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc
dân sự |
Mẫu số 07-VDS |
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (dành cho Thẩm
phán) |
Mẫu số 08-VDS |
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc
trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự
(dành cho Chánh án) |
Mẫu số 09-VDS |
Thông báo thụ lý việc dân sự |
Mẫu số 10-VDS |
Quyết định phân công người tiến hành tố tụng |
Mẫu số 11-VDS |
Thông báo bổ sung tài liệu, chứng cứ |
Mẫu số 12-VDS |
Quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ |
Mẫu số 13-VDS |
Giấy triệu tập người làm chứng |
Mẫu số 14-VDS |
Quyết định trưng cầu giám định |
Mẫu số 15-VDS |
Quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc
dân sự |
Mẫu số 16-VDS |
Quyết định hoãn phiên họp sơ thẩm giải quyết
việc dân sự |
Mẫu số 17-VDS |
Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng giải
quyết việc dân sự (dành cho Chánh án) |
Mẫu số 18-VDS |
Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng giải
quyết việc dân sự (dành cho Hội đồng giải quyết việc dân sự) |
Mẫu số 19-VDS |
Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải
quyết việc dân sự |
Mẫu số 20-VDS |
Quyết định đình chỉ giải quyết sơ thẩm việc dân
sự |
Mẫu số 21-VDS |
Biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân
sự |
Mẫu số 22-VDS |
Quyết định sơ thẩm giải quyết việc dân sự |
Mẫu số 23-VDS |
Quyết định mở phiên họp phúc thẩm giải quyết
việc dân sự |
Mẫu số 24-VDS |
Quyết định hoãn phiên họp phúc thẩm
giải quyết việc dân sự |
Mẫu số 25-VDS |
Biên bản phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân
sự |
Mẫu số 26-YDS |
Quyết định đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc
dân sự |
Mẫu số 27-VDS |
Quyết định phúc thẩm
giải quyết việc dân sự |
Mẫu số 28-VDS |
Quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại
nơi cư trú |
Mẫu số 29-VDS |
Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu
tuyên bố mất tích |
Mẫu số 30-VDS |
Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu
tuyên bố là đã chết |
Mẫu số 31-VDS |
Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự
thỏa thuận của các đương sự |
Mẫu số 32-VDS |
Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành
ngoài Tòa án |
Mẫu số 33-YDS |
Quyết định không công nhận kết quả hòa giải
thành ngoài Tòa án |
Mẫu số 01-VDS (Ban hành kèm theo Nghị
quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: …………………………………..)(1)
Kính gửi: Tòa án nhân dân…………………(2)
Người yêu cầu giải quyết
việc dân sự:(3) ...............................................................................
Địa chỉ:(4) ..............................................................................................................................
Số điện thoại (nếu có): …………………………..; Fax (nếu có):................................................
Địa chỉ thư điện tử (nếu
có): ..................................................................................................
Tôi (chúng tôi) xin trình
bày với Tòa án nhân dân(5) ................................................................
việc
như sau:
- Những vấn đề yêu cầu
Tòa án giải quyết:(6) .........................................................................
.............................................................................................................................................
- Lý do, mục đích, căn cứ
của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên:(7)
.............................................................................................................................................
- Tên và địa chỉ của
những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(8)
.............................................................................................................................................
- Các thông tin khác (nếu
có):(9).............................................................................................
Tài liệu, chứng cứ kèm
theo đơn yêu cầu:(10)
1.
.........................................................................................................................................
2.
.........................................................................................................................................
3.
.........................................................................................................................................
Tôi (chúng tôi) cam kết
những lời khai trong đơn là đúng sự thật.
|
………, ngày…. tháng…. năm……. (11) NGƯỜI YÊU CẦU(12) |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01-VDS:
(1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định
của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu
hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu;...).
(2) và (5) Ghi tên Tòa án
có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố
Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi
Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(3) Nếu người yêu cầu là
cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy
tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện
hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo
pháp luật thì sau họ tên ghi "- là người đại diện theo
pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu
cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi "- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu
cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của
người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh
số thứ tự 1, 2, 3,... và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.
(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư
trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ:
thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ
chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu
cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà
Nội).
(6) Ghi cụ thể những nội
dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.
(7) Ghi rõ lý do, mục
đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.
(8) Ghi rõ họ tên, địa
chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận
thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.
(9) Ghi những thông tin
khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.
(10) Ghi rõ tên các tài
liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1,
2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh
của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần
Văn B và bà Phạm Thị C;....).
(11) Ghi địa điểm, thời
gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2018; Hưng Yên,
ngày 18 tháng 02 năm 2019).
(12) Nếu người yêu cầu là
cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ
quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên,
ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp
người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định
của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và
ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.
Mẫu số 02-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(V/v: …………………………)(1)
Kính gửi: Tòa án nhân dân ……………………(2)
Người rút đơn yêu cầu:(3)
......................................................................................................
Địa chỉ:(4) ..............................................................................................................................
Số điện thoại (nếu có): ……………………………; Fax (nếu có):...............................................
Địa chỉ thư điện tử (nếu
có): ..................................................................................................
Ngày …..tháng ….năm ….., tôi (chúng tôi) có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân giải
quyết việc dân sự(5) .....................................................................................................................................
Nay do (6) ..............................................................................................................................
Vì vậy, tôi (chúng tôi)
xin rút toàn bộ (một phần)(7) …………….đơn yêu cầu ngày ....
tháng….. năm………. , đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
|
………, ngày…. tháng…. năm……. NGƯỜI RÚT ĐƠN YÊU CẦU(8) |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02-VDS:
(1) và (5) Ghi loại việc
dân sự mà người rút đơn yêu cầu đã yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của
Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: “Yêu cầu tuyên bố một người mất tích”; “Yêu cầu
hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông”;
“Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu”).
(2) Nếu là Tòa án nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào
(ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu
là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân
tỉnh Hà Nam).
(3) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên,
ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu
hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ
quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “-
là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên
của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là
người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền
được xác lập ngày……..” và ghi rõ họ tên của
người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng rút
đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,... và ghi đầy đủ các thông tin của từng
người.
(4) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ
nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu
(ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ
quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm rút
đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội).
(6) Ghi cụ thể lý do xin
rút đơn yêu cầu (ví dụ: người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã trở về,…..).
(7) Trường hợp người rút
đơn yêu cầu rút một phần yêu cầu thì ghi rõ nội dung phần yêu cầu rút đơn.
(8) Nếu người rút đơn yêu
cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ
của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan,
tổ chức phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu của cơ quan, tổ chức
đó. Trường hợp người rút đơn yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu
thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng
rút yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn.
Mẫu số 03-VDS (Ban hành hèm theo Nghị
quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../GXN-TA |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
ĐÃ NHẬN ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT
VIỆC DÂN SỰ
Kính gửi:(2) ...........................................................................................................................
Địa chỉ:(3) ..............................................................................................................................
Ngày ……tháng …….năm…….. , Tòa án nhân dân………………….
nhận được
đơn yêu cầu của(4)…………….. đề ngày…… tháng ……năm……… nộp trực tiếp/do dịch vụ
bưu chính chuyển đến/bằng phương thức gửi trực tuyến, yêu cầu Tòa án giải quyết(5)
.......................................
Tòa án nhân dân………………………… sẽ tiến hành xem xét đơn yêu cầu theo quy định của pháp
luật tố tụng dân sự.
|
NGƯỜI NHẬN ĐƠN(7) |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 03-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án nhận
đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân
huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh
(thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) và (3) Nếu người nộp
đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc
(nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của
cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn yêu cầu). Nếu gửi người đại diện theo pháp
luật thì sau họ tên ghi "- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu
cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu gửi người đại diện theo
ủy quyền thì ghi "- là người đại diện theo ủy
quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày………….” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.
(4) Nếu là cá nhân thì ghi ông/bà mà không ghi họ tên; nếu là
cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó.
(5) Ghi loại việc dân sự
(ví dụ: “tuyên bố một người là đã chết”; “hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành
viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp”; “tuyên bố thỏa ước lao động
tập thể vô hiệu”).
(6) Trường hợp đơn yêu
cầu gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án thì
ghi địa chỉ thư điện tử đã đăng ký của người yêu cầu.
(7) Công chức thuộc bộ
phận hành chính-tư pháp của Tòa án nhận đơn ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu treo
của Tòa án.
Mẫu số 04-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../TB-TA |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐƠN YÊU CẦU GIẢI
QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
Kính gửi:(2) ...........................................................................................................................
Địa chỉ:(3) ..............................................................................................................................
Ngày …..tháng ……năm ……….., Tòa án nhân dân……………
đã nhận được
đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự đề ngày……
tháng…….. năm……….. của(4) ……………….nộp trực tiếp/do dịch vụ bưu chính chuyển đến/bằng phương
thức gửi trực tuyến yêu cầu Tòa án giải quyết(5)
........
Sau khi xem xét đơn yêu
cầu, Tòa án nhân dân......................................................................
nhận
thấy nội dung đơn chưa đúng quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân
sự.
Căn cứ khoản 1 Điều 193,
khoản 2 Điều 362, khoản 2 Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân…………………. yêu cầu(6) ………………………………..
sửa đổi, bổ
sung đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, cụ thể:(7)
1.
.........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2.
.........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3.
.........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Trong thời hạn 07 ngày,
kể từ ngày nhận được thông báo này, nếu(8)…………………………… không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu giải quyết việc
dân sự thì Tòa án trả lại đơn yêu cầu cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu
có), trừ trường hợp có trở ngại khách quan hoặc sự
kiện bất khả kháng.
|
THẨM PHÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 04-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
thông báo; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (Ví dụ: Tòa án
nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví
dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) và (3) Nếu người yêu
cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm
việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi
theo đơn yêu cầu). Nếu gửi người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi "- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu
cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu gửi người đại diện theo
ủy quyền thì ghi "- là người đại diện theo ủy
quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày…..” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.
(4), (6) và (8) Nếu là cá
nhân thì ghi ông/bà mà không ghi họ tên; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên
của cơ quan, tổ chức đó.
(5) Ghi loại việc dân sự
(ví dụ: “tuyên bố một người là đã chết”; “hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ
đông”; “tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu”).
(7) Ghi những nội dung
yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Mẫu số 05-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../TB-TA |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
NỘP TIỀN TẠM ỨNG LỆ PHÍ YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
Kính gửi:(2)
…………………………………………………………
Địa chỉ:(3) ..............................................................................................................................
Sau khi xem xét đơn yêu
cầu giải quyết việc dân sự của(4) …………….. đề ngày …...tháng….. năm ……….và các tài liệu, chứng cứ
kèm theo.
Căn cứ khoản 2 Điều 146
và khoản 4 Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự; khoản 5 Điều 7, Điều 17 và Điều 36
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí
Tòa án.
Tòa án nhân dân………………………… thông báo cho(5) ………………..biết, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được thông báo này, phải đến trụ sở Chi cục/Cục thi hành án dân sự(6)
……………….., địa chỉ:……………………… để nộp tiền tạm ứng lệ phí yêu cầu giải quyết việc
dân sự là:………………….. (bằng
chữ:……………………….) và nộp cho Tòa án biên lai thu
tiền tạm ứng lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự, trừ trường hợp có lý do
chính đáng.
Tòa án thụ lý đơn yêu cầu
của(7)………………… khi nhận được biên lai
thu tiền tạm ứng lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.
|
THẨM PHÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 05-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
thông báo; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án
nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví
dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) và (3) Nếu người yêu
cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có)
của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi
tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn yêu cầu). Nếu gửi
người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi "- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ
tên của người có quyền yêu cầu; nếu gửi người đại diện theo ủy quyền thì ghi "- là người đại diện theo ủy
quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.
(4), (5) và (7) Nếu là cá
nhân thì ghi ông/bà mà không ghi họ tên; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó.
(6) Ghi rõ tên, địa chỉ
của Chi cục hoặc Cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền thu tạm ứng lệ phí giải
quyết việc dân sự; nếu là Chi cục Thi hành án dân sự thì ghi rõ Chi cục Thi
hành án dân sự huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví
dụ: Chi cục Thi hành án dân sự huyện X, tỉnh H); nếu là Cục Thi hành án dân sự
thì ghi rõ Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví
dụ: Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội).
Mẫu số 06-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../TB-TA |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
TRẢ LẠI ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT
VIỆC DÂN SỰ
Kính gửi:(2)
………………………………………………………………
Địa chỉ:(3) ..............................................................................................................................
Sau khi xem xét đơn yêu
cầu giải quyết việc dân sự của (4)…………………đề ngày..........tháng...........năm........ và các tài
liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) về việc yêu cầu Tòa án giải quyết (5)......................................................................................................................
Xét thấy, đơn yêu cầu
giải quyết việc dân sự thuộc trường hợp(6) ..........................................
Căn cứ(7)................ khoản 1 Điều 364 Bộ luật Tố tụng
dân sự.
Tòa án nhân dân................ trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự cùng
các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
Trong thời hạn 10 ngày,
kể từ ngày nhận được Thông báo này, người yêu cầu có quyền khiếu nại, Viện kiểm
sát có quyền kiến nghị với Tòa án nhân dân................
về việc trả
lại đơn yêu cầu.
|
THẨM PHÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 06-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra thông báo; nếu là Tòa án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì
ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ:
Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) và (3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có)
của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở
của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn yêu cầu). Nếu gửi người đại diện theo
pháp luật thì sau họ tên ghi "- là người đại diện theo
pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu
cầu; nếu gửi người đại diện theo ủy quyền thì ghi "- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu
cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày tháng năm…….” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.
(4) Nếu là cá nhân thì ghi ông/bà mà không ghi họ tên; nếu là
cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó.
(5) Ghi loại việc dân sự (ví dụ: “tuyên bố một người mất
tích”; “hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng
cổ đông theo quy định của pháp luật doanh nghiệp”; “tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu”),….
(6) Tùy từng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 364 Bộ luật
Tố tụng dân sự mà ghi rõ lý do trả lại đơn yêu cầu.
(7) Tùy từng trường hợp mà ghi điểm tương ứng của khoản 1
Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Mẫu số 07-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../QĐ-GQKN(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN
NGHỊ(3)
VIỆC TRẢ LẠI ĐƠN YÊU CẦU GIẢI
QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN ……….
Căn cứ(4)……….. Điều 194 và khoản 3 Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự;
Sau khi nghiên cứu đơn khiếu nại ngày..........tháng...........năm........ của(5)
................, văn bản kiến nghị số ……/…… ngày..........tháng...........năm........
của Viện kiểm sát nhân dân(6)................
đối với
Thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự số ……../TB-TA ngày..........tháng...........năm........ của Tòa
án nhân dân và các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn yêu
cầu; ý kiến của người khiếu nại, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát tại phiên
họp giải quyết khiếu nại, kiến nghị;
Xét thấy(7) .............................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.(8) ..............................................................................................................................
Điều 2.(9) ……………………..có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với
Chánh án Tòa án nhân dân(10) ……………………….xem xét, giải quyết trong
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định
này.
|
THẨM PHÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 07-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là Tòa án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì
ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ:
Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định.
(3) Nếu chỉ giải quyết khiếu nại thì
ghi "GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI”; nếu chỉ giải quyết kiến nghị thì ghi “GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ”.
(4) Tùy từng trường hợp mà ghi cụ thể các điểm, khoản của
Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự.
(5) Nếu người khiếu nại là cá
nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người
đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó
(ghi theo đơn yêu cầu). Nếu người khiếu nại là người đại diện theo pháp luật
thì sau họ tên ghi "- là người đại diện theo
pháp luật của người có quyền khiếu nại” và ghi rõ họ tên của người có quyền
khiếu nại; nếu người khiếu nại là người đại
diện theo ủy quyền thì ghi "- là người đại diện theo ủy
quyền của người có quyền khiếu nại theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày……..” và ghi rõ họ tên của người có quyền khiếu nại; trường
hợp chỉ giải quyết kiến nghị của Viện kiểm sát thì không ghi nội dung này.
(6) Ghi số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của văn bản kiến nghị
và tên Viện kiểm sát ra văn bản kiến nghị; trường hợp chỉ giải quyết khiếu nại thì
không ghi nội dung này.
(7) Tùy từng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 364 Bộ luật
Tố tụng dân sự mà ghi nội dung cụ thể.
(8) Tùy từng trường hợp mà ghi kết quả giải quyết khiếu nại,
kiến nghị theo quy định tại điểm a hoặc b khoản 4 Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân
sự.
(9) Ghi họ tên người khiếu nại (ví dụ: Ông Nguyễn Văn A).
(10) Ghi tên Tòa án trên một cấp trực tiếp của Tòa án ra Quyết
định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu.
Mẫu số 08-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../……./QĐ-GQKN(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN
NGHỊ(3)
VIỆC TRẢ LẠI ĐƠN YÊU CẦU GIẢI
QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
CHÁNH ÁN
TÒA
ÁN NHÂN DÂN …………..
Căn cứ(4) .........................................Bộ luật Tố tụng dân sự;
Sau khi nghiên cứu đơn
khiếu nại ngày..........tháng...........năm........ của(5) ................, văn bản kiến nghị số ……/……… ngày..........tháng...........năm........
của Viện kiểm sát nhân dân(6)……………..
đối với
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị(7) việc trả lại đơn
yêu cầu giải quyết việc dân sự số ……./……../QĐ-GQKN ngày..........tháng...........năm........ của
Tòa án nhân dân....................... và các tài liệu, chứng cứ
có liên quan đến việc trả lại đơn yêu cầu;
Xét thấy(8) .............................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.(9)...............................................................................................................................
Điều 2.(10)............................................................................................................................
|
CHÁNH ÁN(12) |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 08-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là Tòa án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ:
Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân
dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc ghi Tòa án nhân dân tối cao.
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định.
(3) Nếu chỉ giải quyết khiếu nại thì ghi “GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI”; nếu
chỉ giải quyết kiến nghị thì ghi
“GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ”.
(4) Tùy từng trường hợp mà ghi cụ thể các điểm, khoản của
Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự.
(5) Nếu người khiếu nại là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa
chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi
theo đơn yêu cầu). Nếu người khiếu nại là
người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi "- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền khiếu
nại” và ghi rõ họ tên của người có quyền khiếu nại; nếu người khiếu nại là
người đại diện theo ủy quyền thì ghi "-
là người đại
diện theo ủy quyền của người có quyền khiếu nại theo văn bản ủy quyền được xác
lập ngày………” và ghi rõ họ tên của người có
quyền khiếu nại; trường hợp chỉ giải quyết kiến nghị của
Viện kiểm sát thì không ghi nội dung này.
(6) Ghi số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của văn bản kiến nghị
và tên Viện kiểm sát ra văn bản kiến nghị; trường hợp chỉ giải quyết khiếu nại
thì không ghi nội dung này.
(7) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3)
(8) Tùy từng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 364 Bộ luật
Tố tụng dân sự mà ghi nội dung cụ thể.
(9) Tùy từng trường hợp mà ghi kết quả giải quyết khiếu nại
theo quy định tại điểm a hoặc b khoản 6 Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự.
(9) Trường hợp giải quyết
khiếu nại, kiến nghị theo quy định tại khoản 6 Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự
thì ghi “Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.”. Trường hợp giải
quyết khiếu nại, kiến nghị theo quy định tại khoản 7 Điều 194 Bộ luật Tố tụng
dân sự thì ghi “Quyết định này là quyết định cuối cùng, có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký.”.
(10) Ghi họ tên người
khiếu nại (ví dụ: Ông Nguyễn Văn A).
(11) Ghi tên Tòa án đã ra
quyết định trả lại đơn yêu cầu.
(12) Trường hợp Chánh án ủy quyền cho Phó Chánh án ký quyết định thì
ghi:
|
"KT. CHÁNH ÁN |
Mẫu số 09-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../TB-TA |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
Kính gửi:(2)
…………………………………………………………..
Địa chỉ:(3) ..............................................................................................................................
Ngày..........tháng...........năm........
, Tòa án nhân dân ............................................................
đã thụ lý
việc dân sự số: ……/……/TLST-……….(4) về việc(5).................................................
.............................................................................................................................................
Theo đơn yêu cầu của(6)
........................................................................................................
Địa chỉ:(7) ..............................................................................................................................
Nơi làm việc (nếu có):(8).........................................................................................................
Số điện thoại (nếu có):…………… ; số fax (nếu có):................................................................
Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ..................................................................................................
Những vấn đề cụ thể người
yêu cầu giải quyết việc dân sự yêu cầu Tòa án giải quyết bao gồm:(9)
1 ..........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2 ..........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Kèm theo đơn yêu cầu giải
quyết việc dân sự, người yêu cầu đã nộp các tài liệu, chứng cứ sau đây:(10)
1 ..........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2...........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Căn cứ Điều 365 Bộ luật
Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân.....................................................
thông
báo cho (11) ..................................................................................................
được biết.
Trong thời hạn 15 ngày,
kể từ ngày nhận được Thông báo này, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải
nộp cho Tòa án nhân dân(12)………………… văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu của người yêu
cầu và các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có). Trường hợp cần gia hạn thì
phải có đơn xin gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý
do để Tòa án xem xét.
Hết thời hạn 15 ngày nêu trên mà người được thông báo không nộp cho Tòa án văn bản
về ý kiến của mình đối với yêu cầu của người yêu cầu thì Tòa án căn cứ vào các
tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ việc dân sự để giải quyết theo quy định của
pháp luật.
|
THẨM PHÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 09-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra thông báo thụ lý; nếu là Tòa án nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân
tỉnh Hà Nam).
(2) và (3) Ghi tên người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan; nếu là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc
(nếu có) của người đó; nếu là cơ quan,
tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn yêu
cầu). Trường hợp gửi người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì sau họ tên người được gửi ghi "- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu
cầu” hoặc là người đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nếu gửi người đại diện theo ủy
quyền thì ghi "- là người đại diện theo ủy
quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày…….” hoặc là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày……..” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu hoặc người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
(4) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm, ô thứ ba ghi ký
hiệu loại việc thụ lý; nếu về dân sự thì ghi “DS”; nếu về hôn nhân và gia đình
thì ghi “HNGĐ”; nếu về kinh doanh, thương mại thì ghi “KDTM”; nếu về lao động thì ghi “LĐ” (ví dụ: số
18/2018/TLST-HNGĐ).
(5) Ghi loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết (Ví dụ:
“tuyên bố một người mất tích”; “chấm dứt việc nuôi con
nuôi”,...).
(6) , (7) và (8) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên,
địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của
cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn yêu cầu).
(9) Ghi cụ thể những vấn đề mà người yêu cầu giải quyết việc
dân sự yêu cầu Tòa án giải quyết.
(10) Ghi cụ thể tên những tài liệu, chứng cứ của người yêu cầu
giải quyết việc dân sự gửi kèm theo đơn yêu cầu.
(11) Ghi tên người được thông báo.
(12) Ghi tên, địa chỉ Tòa án ra thông báo thụ lý.
Mẫu số 10-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/……/QĐ-TA(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
PHÂN CÔNG NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
CHÁNH ÁN
TÒA
ÁN NHÂN DÂN ………………….
Căn cứ điểm b khoản 1
Điều 47 và khoản 1 Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân công Thẩm phán………………………… giải quyết việc dân sự thụ lý số …../…… /TL...- …..ngày..........tháng...........năm........ về việc(3)
................theo đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự của(4) ................
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
|
CHÁNH ÁN(5) |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số
10-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định; nếu là Tòa án nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì
ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm quyết định (ví dụ:
Số: 01/2018/QĐTĐ).
(3) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và
loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ
nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ
quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ
chức đó.
(5) Trường hợp Chánh án ủy quyền cho Phó Chánh án ký quyết
định thì ghi:
|
“KT. CHÁNH ÁN |
Mẫu số 11-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../TB-TA |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
Kính gửi:(2) ...........................................................................................................................
Địa chỉ:(3) ..............................................................................................................................
Sau khi nghiên cứu hồ sơ
việc dân sự thụ lý số …../…../TLST- ….. ngày..........tháng...........năm........
về việc(4)…………………., Tòa án nhân dân........................... nhận thấy tài liệu, chứng cứ mà
các đương sự giao nộp chưa đủ cơ sở để giải quyết.
Căn cứ điểm a khoản 2
Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân……………………………………… thông báo cho(5) …………………………biết, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được thông báo này phải nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ sau đây:(6)
1 ..........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2...........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3...........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Hết thời hạn nêu trên,
nếu(7)………………….. không giao nộp hoặc giao
nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn
cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ việc dân sự để giải quyết.
|
THẨM PHÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 11-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra thông báo; nếu là Tòa án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì
ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố
Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi
Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) và (3) Nếu người phải nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm
việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở
của cơ quan, tổ chức đó. Nếu gửi người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên
ghi "- là người đại diện theo pháp luật
của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu
gửi người đại diện theo ủy quyền thì ghi "- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu
cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày……..” và ghi rõ họ tên của
người có quyền yêu cầu.
(4) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và
loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(5) và (7) Nếu là cá nhân thì ghi ông hoặc bà mà không ghi họ
tên; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ
chức đó.
(6) Ghi cụ thể tài liệu, chứng cứ phải nộp bổ sung.
Mẫu số 12-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../……/QĐ-TA(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
YÊU CẦU CUNG CẤP TÀI LIỆU, CHỨNG
CỨ
TÒA ÁN NHÂN DÂN ……………………
Căn cứ Điều 97, khoản 3
Điều 106 và điểm b khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự;
Căn cứ hồ sơ việc dân sự
thụ lý số …./…./TLST-... ngày...tháng....năm……..
về việc (3)..............................................................................................................................
Xét(4) ....................................................................................................................................
Đối với(5) ……………………………..là người (hoặc cơ quan, tổ chức) đang quản lý, lưu
giữ tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Yêu cầu(6) .................................................................................................................
cung
cấp cho Tòa án(7) ..........................................................................................................
Điều 2. Trong thời hạn 15 ngày,
kể từ ngày nhận được Quyết định này, yêu cầu(8)………………………….. cung cấp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ nêu trên.
Trường hợp không cung cấp
được tài liệu, chứng cứ thì phải trả lời bằng văn bản cho Tòa án biết và ghi rõ
lý do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân
không thực hiện yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 106 Bộ
luật Tố tụng dân sự.
|
THẨM PHÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 12-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó
(ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2018/QĐ-TA).
(3) Ghi số, ký hiệu, ngày
tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(4) Tùy từng trường hợp
cụ thể mà ghi yêu cầu của đương sự hoặc Tòa án thấy cần thiết. Trường hợp theo yêu cầu của đương sự thì ghi rõ tên, địa chỉ, tư
cách đương sự của người có đơn yêu cầu.
(5) Ghi đầy đủ họ tên,
địa chỉ của cá nhân hoặc tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức mà Tòa án yêu cầu
cung cấp tài liệu, chứng cứ.
(6) và (8) Ghi họ tên của
cá nhân hoặc tên của cơ quan, tổ chức mà Tòa án yêu cầu cung cấp tài liệu,
chứng cứ.
(7) Ghi cụ thể tài liệu,
chứng cứ mà Tòa án yêu cầu cung cấp.
Mẫu số 13-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../……../GTT-TA(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
GIẤY TRIỆU TẬP NGƯỜI LÀM CHỨNG
TÒA ÁN NHÂN DÂN ………………………………
Triệu tập:(3) ...........................................................................................................................
Là người làm chứng trong việc dân sự thụ lý số..../.../ TLST- …ngày....tháng…. năm …..về việc (4).............................................................................................................................................
Đúng ... giờ.... phút,
ngày... tháng... năm... có mặt tại(5) .........................................................
để(6).......................................................................................................................................
Trường hợp ông/bà(7)
...........................không có mặt tại phiên
họp mà không có lý do chính đáng và sự vắng mặt của ông/bà(8) gây trở ngại cho giải quyết việc dân sự thì bị xử lý theo quy
định tại Điều 490 Bộ luật Tố tụng dân sự.
(Người làm chứng khi đến
Tòa án phải mang theo giấy triệu tập này và giấy tờ tùy thân).
|
THẨM PHÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 13-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án triệu tập; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu
là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ:
Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam); nếu là Tòa án nhân
dân cấp cao thì ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng,
Thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm của giấy
triệu tập.
(3) Ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ của cá nhân mà Tòa án triệu tập.
(4) Ghi số, ký hiệu, ngày
tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(5) Ghi cụ thể địa điểm
làm việc với người làm chứng (ví dụ: phòng 201, tòa nhà A, trụ sở Tòa án nhân dân quận Ba Đình, số 53 phố Linh Lang, quận
Ba Đình, thành phố Hà Nội).
(6) Tùy từng trường hợp
mà ghi cụ thể những nội dung Tòa án cần làm rõ.
(7), (8) Ghi họ tên người
làm chứng.
Mẫu số 14-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../……./QĐ-TA(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
TÒA ÁN NHÂN DÂN ……………………..
Căn cứ Điều 102 và điểm b
khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự;
Căn cứ(4)………………………….. Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ hồ sơ việc dân sự
thụ lý số …../…../TLST-…… ngày ……tháng... .năm...
về việc(5)
..............................................................................................................................
Xét(6) ....................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Đối với(7) ..............................................................................................................................
.............................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trưng cầu(8)..............................................................................................................
.............................................................................................................................................
Thực hiện giám định:(9)..........................................................................................................
.............................................................................................................................................
Điều 2. Các tài liệu có liên quan
hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo bao gồm: (10)........................
Điều 3. Thời hạn trả kết luận giám định:(11) ............................................................................
|
THẨM PHÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 14-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường
Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2018/QĐ-TA).
(3) Nếu trưng cầu giám
định bổ sung hoặc giám định lại thì ghi: “TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH BỔ SUNG” hoặc “TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH LẠI”
(4) Tùy từng trường hợp
mà ghi điều luật tương ứng của Luật Giám định tư pháp.
(5) Ghi số, ký hiệu, ngày
tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(6) Tùy từng trường hợp
cụ thể mà ghi yêu cầu của người yêu cầu hoặc Tòa án xét thấy cần thiết. Nếu
người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc
(nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn yêu cầu).
(7) Ghi đối tượng cần
giám định.
(8) Ghi đầy đủ tên, địa
chỉ của tổ chức được trưng cầu giám định hoặc họ tên, địa chỉ của giám định
viên được trưng cầu giám định.
(9) Ghi cụ thể những vấn
đề cần giám định và các yêu cầu cụ thể cần có kết luận giám định.
(10) Ghi tên các tài liệu
có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo, số lượng cụ
thể, ký hiệu (nếu có).
(11) Ghi thời hạn tổ chức
giám định tư pháp hoặc giám định viên được trưng cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho
Tòa án.
(12) Nếu đương sự có
người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại diện hợp pháp của đương sự.
Mẫu số 15-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../……/QĐST-…..(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
MỞ PHIÊN HỌP SƠ THẨM GIẢI QUYẾT
VIỆC DÂN SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN ………………………….
Căn cứ Điều 48, điểm d
khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ
việc dân sự sơ thẩm thụ lý số.../.../TLST-….
(3) ngày…. tháng…. năm .............................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Mở phiên họp giải quyết
việc dân sự:(4) .....................................................................
Điều 2. Những người tiến hành tố
tụng:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên
họp: Ông
(Bà) .............................................................................
Các Thẩm phán(5): Ông (Bà): .................................................................................................
Ông (Bà): .............................................................................................................................
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(6)................................................................................................
Đại diện Viện kiểm sát
nhân dân................................................................
tham
gia phiên họp:
Ông
(Bà) ………………………………- Kiểm sát viên
Kiểm sát viên dự khuyết
(nếu có): Ông (Bà)...........................................................................
Điều 3. Những người tham gia
phiên họp
Người yêu cầu giải quyết
việc dân sự:(7) ................................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(8)......................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(9)...............
.............................................................................................................................................
Người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan:(10)...............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(11)...................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: (12)...........
.............................................................................................................................................
Những người tham gia tố tụng khác:(13)...................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Điều 4. Thời gian mở phiên họp: ….giờ...phút, ngày...tháng....năm....
Địa điểm mở phiên họp: ........................................................................................................
|
THẨM PHÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 15-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì
ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương nào (Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố
Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: “Số:
20/2018/QĐST-HNGĐ”).
(3) Ghi số, năm, ký hiệu,
ngày tháng năm thụ lý việc dân sự.
(4) Ghi loại việc dân sự
mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(5) Nếu việc dân sự do
một Thẩm phán giải quyết thì không cần ghi nội dung này.
(6) Ghi họ tên, chức danh
của Thư ký phiên họp.
(7) Nếu người yêu cầu là
cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người
đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ
trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi
theo đơn yêu cầu).
(8) Chỉ ghi khi có người
đại diện hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm
việc (nếu có); ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện
theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là
người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong
ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo
ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...”.
Ví dụ 1 : Ông Nguyễn Văn
A, địa chỉ... là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công
ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa chỉ... là người đại diện theo ủy quyền của người
yêu cầu (Văn bản ủy quyền ngày... tháng...
năm...).
(9) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) (nếu là
Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư
nào); nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho người yêu cầu nào.
(10) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (8).
(12) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (9).
(13) Ghi họ tên, địa chỉ
của những người tham gia tố tụng khác (nếu có).
Mẫu số 16-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../……../QĐST-……(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
HOÃN PHIÊN HỌP SƠ THẨM GIẢI QUYẾT
VIỆC DÂN SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN ………………………………
Thành phần giải quyết
việc dân sự gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên
họp: Ông (Bà) .............................................................................
Các Thẩm phán(3): Ông (Bà) ..................................................................................................
Ông (Bà) ..............................................................................................................................
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(4) .............................................................................................
Đại diện Viện kiểm sát
nhân dân .........................................................
tham
gia phiên họp:
Ông
(Bà)................................................. - Kiểm sát viên.
Đã tiến hành mở phiên họp
sơ thẩm giải quyết việc dân sự thụ lý số:.../.../TLST-…….. ngày…. tháng….. năm....; về việc(5)………………; theo Quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc
dân sự số..../…. /QĐST- ……. ngày….. tháng ….năm……. , gồm những người tham
gia tố tụng sau đây:
- Người yêu cầu giải
quyết việc dân sự:(6) ..............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(7)......................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(8)...............
.............................................................................................................................................
- Người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan:(9)..............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan:(10)...................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(11) ...........
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Xét thấy (12)............................................................................................................................
Căn cứ (13)…………………………………….Bộ luật Tố tụng
dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hoãn phiên họp sơ thẩm
giải quyết việc dân sự thụ lý số…../…../TLST-…… ngày....tháng.....năm về
việc(14)..............................................................................................
Điều 2. Thời gian, địa điểm mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự
được ấn định như sau:(15).
|
TM. HỘI ĐỒNG GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 16-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (Ví dụ: Tòa án
nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án
nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: “Số:
20/2018/QĐST-HNGĐ”.
(3) Nếu việc dân sự do
một Thẩm phán giải quyết thì không cần ghi nội dung này.
(4) Ghi họ tên, chức danh
của Thư ký phiên họp.
(5) và (14) Ghi số, ký
hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý
giải quyết.
(6) Nếu người yêu cầu là
cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của
người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức
thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(7) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu.
Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là
người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người yêu
cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan
hệ giữa người đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm…..”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn
A, địa chỉ... là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công
ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa chỉ... là người đại diện theo ủy quyền của người
yêu cầu (Văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...).
(8) Chỉ ghi khi có người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu.
Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là
Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư
nào); nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho người yêu cầu nào.
(9) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (8).
(12) Ghi rõ lý do của
việc hoãn phiên họp giải quyết việc dân sự thuộc trường hợp cụ thể nào quy định
tại Điều 367 Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: Xét thấy người yêu cầu đã được Tòa
án triệu tập hợp lệ mà vắng mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự lần thứ
nhất vì có lý do chính đáng).
(13) Tùy từng trường hợp cụ thể mà ghi điểm, khoản, điều luật tương ứng của Bộ
luật Tố tụng dân sự.
(15) Ghi rõ thời gian,
địa điểm mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự (ví dụ: Phiên họp giải quyết việc dân sự sẽ được mở lại vào hồi 08 giờ 00 ngày 10
tháng 10 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh H, địa chỉ số....phố...thị xã X,
tỉnh H). Trong trường hợp chưa ấn định được thì ghi “Thời gian, địa điểm mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự sẽ được Tòa án thông báo sau”.
(16) Nếu đương sự có
người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại
diện hợp pháp của đương sự.
(17) Trường hợp việc dân
sự do một Thẩm phán giải quyết thì ghi:
|
“THẨM PHÁN - CHỦ TỌA
PHIÊN HỌP |
Mẫu số 17-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../……./QĐ-TA(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
THAY ĐỔI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
CHÁNH ÁN
TÒA
ÁN NHÂN DÂN ………………….
Căn cứ(4) ……………………………..Bộ luật Tố tụng dân sự;
Căn cứ Quyết định số …/.../QĐ-TA ngày….. tháng……. năm…… của Chánh án Tòa án nhân
dân……………….. về việc phân công người tiến hành
tố tụng;
Xét thấy(5) .............................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thẩm phán(6) ……………….thay Thẩm phán(7)……………. giải quyết việc dân sự thụ lý số …../….. /TLST-…….. ngày…. tháng….. năm………. về việc(8) ...............................................
.............................................................................................................................................
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
|
CHÁNH ÁN(10) |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 17-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương nào (Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu
là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm quyết định (ví dụ: Số: 01/2018/QĐ-TA).
(3) Nếu thay đổi người
tiến hành tố tụng ở giai đoạn sơ thẩm thì ghi “giải
quyết sơ thẩm việc dân sự”; nếu ở giai đoạn phúc thẩm
thì ghi “giải quyết phúc thẩm việc dân sự”.
(4) Tùy từng trường hợp
mà ghi điểm, khoản, điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự.
(5) Ghi lý do thay đổi
người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
(6) (7) Ghi họ tên Thẩm
phán; trường hợp thay đổi Thư ký phiên họp thì ghi họ tên Thư ký.
(8) Ghi số, ký hiệu, ngày
tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(9) Nếu đương sự có người
đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại diện
hợp pháp của đương sự.
(10) Trường hợp Chánh án
ủy quyền cho Phó Chánh án ký quyết định thì ghi:
|
“KT. CHÁNH ÁN |
Mẫu số 18-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../……/QĐ-TA(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
THAY ĐỔI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
TÒA ÁN NHÂN DÂN ……………………….
Thành phần giải quyết việc dân sự gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên
họp: Ông
(Bà) .............................................................................
Các Thẩm phán: Ông (Bà) .....................................................................................................
Ông (Bà) ..............................................................................................................................
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(4)..............................................................................................
Đại diện Viện kiểm sát
nhân dân......................................................... tham gia
phiên họp:
Ông
(Bà)........................................ - Kiểm sát viên (nếu
có).
Căn cứ điểm b khoản 2
Điều 368 Bộ luật Tố tụng dân sự;
Căn cứ Quyết định số …../….. /QĐ-TA ngày…. tháng …..năm ……của Chánh án Tòa án nhân dân ……………….về việc phân công người tiến hành tố tụng;
Xét thấy(5) .............................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thẩm phán(6)……………. thay Thẩm phán(7) ...........giải quyết việc dân sự thụ lý số …./…. /TLST-….. ngày …..tháng….. năm….. về việc(8) ....................................................................
.............................................................................................................................................
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký.
|
TM. HỘI ĐỒNG GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 18-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nào (Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân
tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm quyết định (ví dụ: Số: 01/2018/QĐ-TA).
(3) Nếu thay đổi người
tiến hành tố tụng ở giai đoạn sơ thẩm thì ghi “giải
quyết sơ thẩm việc dân sự”; nếu ở giai đoạn phúc thẩm thì ghi “giải quyết phúc thẩm việc dân sự”.
(4) Ghi họ tên, chức danh
của Thư ký phiên họp.
(5) Ghi lý do thay đổi
người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
(6) và (7) Ghi họ tên
Thẩm phán; trường hợp thay đổi Thư ký phiên họp thì ghi họ tên Thư ký.
(8) Ghi số, ký hiệu, ngày
tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(9) Nếu đương sự có đại
diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại diện hợp pháp của đương sự.
Mẫu số 19-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../……/QĐST….(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
ĐÌNH CHỈ VIỆC XÉT ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN …………………….
Sau khi nghiên cứu hồ sơ
việc dân sự sơ thẩm thụ lý số.../.../TLST- ……..ngày... tháng...năm……. về việc(3)…………………..
, gồm những
người tham gia tố tụng sau đây:
- Người yêu cầu giải
quyết việc dân sự:(4) ..............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(5)......................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc
dân sự:(6)...............
.............................................................................................................................................
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(7)..............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan:(8)....................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(9) ............
.............................................................................................................................................
Xét thấy(10) ............................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Căn cứ(11) ................Bộ luật Tố tụng dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đình chỉ việc xét đơn
yêu cầu giải quyết việc dân sự thụ lý số.../.../TLST-….. ngày…. tháng…. năm ……về việc (12) ................................................................................................
Điều 2.(13) .............................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Điều 3. Người yêu cầu(14)
................có quyền kháng cáo trong thời hạn
07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm
yết. Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị trong
thời hạn 07 ngày, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị trong thời hạn 10 ngày,
kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.
|
THẨM PHÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 19-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ
tên Tòa án
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc, trung ương nào (Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành
phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: “Số:
20/2018/QĐST-DS”).
(3) và (12) Ghi số, ký
hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý
giải quyết.
(4) Nếu người yêu cầu là
cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của
người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức
thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(5) Chỉ ghi khi có người
đại diện hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm
việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là người đại
diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu
là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong
ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo
ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày... tháng...
năm...”.
Ví dụ 1 : Ông Nguyễn Văn
A, địa chỉ... là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công
ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa
chỉ... là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền
ngày... tháng... năm...).
(6) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư
trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của
Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người yêu cầu
thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu nào.
(7) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (4).
(8) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (5).
(9) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi cụ thể trường
hợp đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (ví dụ: Trường hợp
đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều
388 Bộ luật Tố tụng dân sự thì ghi: Xét thấy người bị yêu cầu tuyên bố mất tích
trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ xét đơn yêu cầu).
(11) Tùy từng trường hợp mà ghi điểm, khoản, điều luật tương ứng của Bộ
luật Tố tụng dân sự.
(13) Tùy từng trường hợp
mà ghi hậu quả của việc đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự
theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (kể cả về tiền tạm ứng lệ phí và chi phí tố tụng khác).
(14) Trường hợp có người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi “người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan”.
(15) Nếu đương sự có
người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại diện hợp pháp của đương sự.
Mẫu số 20-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../…..QĐST-….(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT SƠ THẨM VIỆC
DÂN SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………..
Thành phần giải quyết
việc dân sự gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên
họp: Ông
(Bà) .............................................................................
Các Thẩm phán(3): Ông (Bà) ..................................................................................................
Ông (Bà) ..............................................................................................................................
Thư ký phiên họp: Ông
(Bà)(4) .............................................................................................
Đại diện Viện kiểm sát
nhân dân .........................................................
tham
gia phiên họp:
Ông
(Bà).................................... - Kiểm sát viên.
Đã tiến hành mở phiên họp
sơ thẩm giải quyết việc dân sự thụ lý số:.../.../TLST-…. ngày …..tháng….. năm....; về việc(5)………... theo Quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc
dân sự số …./…
/QĐST-.... ngày...tháng.... năm……, gồm những người tham
gia tố tụng sau đây:
- Người yêu cầu giải
quyết việc dân sự:(6) ..............................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(7)......................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự: (8)..............
.............................................................................................................................................
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(9)..............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan:(10)...................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(11) ...........
.............................................................................................................................................
Sau khi nghiên cứu tài
liệu, chứng cứ có trong hồ sơ việc dân sự;
Xét thấy(12).............................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Căn cứ(13)……………………………… Bộ luật Tố tụng dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đình chỉ giải quyết sơ thẩm việc dân sự thụ lý số.../.../TLST-….. ngày…. tháng…. năm…… về việc(14) ...............................................................................................................
.............................................................................................................................................
Điều 2. Hậu quả của việc đình
chỉ giải quyết việc dân sự:(15)...................................................
.............................................................................................................................................
Điều 3. Người yêu cầu,(16)………………………. có quyền kháng cáo trong thời hạn 07 ngày, kể
từ ngày nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết
định được niêm yết. Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn 07 ngày, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị trong thời hạn 10 ngày,
kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết
định.
|
TM. HỘI ĐỒNG GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 20-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương nào (Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố)
đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: “Số:
20/2018/QĐST-LĐ”).
(3) Nếu việc dân sự do
một Thẩm phán giải quyết thì không ghi nội dung này.
(4) Ghi họ tên, chức danh
của Thư ký phiên họp.
(5) và (14) Ghi số, ký
hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý
giải quyết.
(6) Nếu người yêu cầu là
cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của
người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức
thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(7) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu.
Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại
diện theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với
người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong
ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn
A, địa chỉ... là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công
ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa
chỉ... là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền
ngày... tháng... năm...).
(8) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ
nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào
và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu nào.
(9) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (8).
(12) Ghi cụ thể trường hợp đình chỉ giải quyết việc dân sự (ví dụ: Trường hợp đình
chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 367 Bộ luật Tố
tụng dân sự thì ghi: Xét thấy người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt).
(13) Tùy từng trường hợp mà ghi điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự
để ra quyết định.
(15) Tùy từng trường hợp mà ghi hậu quả của việc đình chỉ giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng
dân sự (kể cả về tiền tạm ứng lệ phí và chi phí tố tụng khác).
(16) Trường hợp có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi “người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan”.
(17) Nếu đương sự có
người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại
diện hợp pháp của đương sự.
(18) Trường hợp việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì ghi:
|
“THẨM PHÁN - CHỦ TỌA
PHIÊN HỌP |
Mẫu số 21-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
PHIÊN HỌP SƠ THẨM GIẢI QUYẾT VIỆC
DÂN SỰ
Vào hồi... giờ...phút,
ngày…. tháng…. năm............................................................................
Tại trụ sở Tòa án nhân
dân ...................................................................................................
Tòa án nhân dân mở phiên
họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự thụ lý số.../.../TLST-…. ngày…. tháng…. năm……. về việc(2) .................................................................................................
.............................................................................................................................................
I. Những người tiến hành tố tụng
Thẩm phán - Chủ tọa phiên
họp: Ông (Bà) .............................................................................
Các Thẩm phán:(3) Ông (Bà) ..................................................................................................
Ông (Bà) ..............................................................................................................................
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(4) ...............................................................................................
Đại diện Viện kiểm sát
nhân dân...............................................................
tham
gia phiên họp:
Ông (Bà)
…………………………………..- Kiểm sát viên
II. Những người tham gia phiên họp
1. Người yêu cầu giải
quyết việc dân sự:(5).............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(6)......................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(7)...............
.............................................................................................................................................
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(8)............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(9)....................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(10)............
.............................................................................................................................................
3. Người làm chứng (nếu có): (11)............................................................................................
.............................................................................................................................................
4. Người phiên dịch (nếu
có)(12)..............................................................................................
.............................................................................................................................................
5. Người giám định (nếu có):(13)..............................................................................................
.............................................................................................................................................
III. Phần thủ tục bắt đầu phiên họp
- Thư ký phiên họp báo
cáo Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự về sự có mặt, vắng mặt của những
người tham gia phiên họp.(14)
- Thẩm phán Chủ tọa phiên
họp khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của người được triệu
tập tham gia phiên họp và căn cước của họ, giải thích quyền và nghĩa vụ của
người tham gia phiên họp.
IV. Phần nội dung phiên
họp
1. Người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người yêu cầu, người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp
của họ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, lý do, mục
đích và căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến quyền,
nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong việc giải quyết việc dân sự:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Người làm chứng trình
bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải
thích những vấn đề
còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn (nếu có):
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
4. Thẩm phán, Hội đồng
giải quyết việc dân sự xem xét tài liệu, chứng cứ và hỏi những người tham gia
phiên họp(15) (nếu người tham gia phiên họp trình bày chưa rõ):
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5. Kiểm sát viên phát
biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Hội đồng giải quyết việc dân sự xem xét các tài liệu,
chứng cứ và ra quyết định giải quyết dân sự.
Chủ tọa phiên họp công bố
toàn văn Quyết định giải quyết việc dân sự.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Những sửa đổi, bổ sung
theo yêu cầu của Kiểm sát viên và những người tham gia phiên họp:(16)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Phiên họp kết thúc vào hồi …..giờ …..phút, ngày….. tháng…. năm.........................................
.............................................................................................................................................
THƯ KÝ PHIÊN HỌP |
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN HỌP |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 21-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án mở phiên họp giải quyết việc dân sự;
nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố)
đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ghi số, ký hiệu, ngày
tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(3) Nếu việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì không ghi nội dung này.
(4) Ghi họ tên, chức danh
của Thư ký phiên họp.
(5) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi
cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu
là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng,
năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức
và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(6) Chỉ ghi khi có người
đại diện hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm
việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại
diện theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người
yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày...
tháng... năm...”.
Ví dụ 1 : Ông Nguyễn Văn
A, địa chỉ... là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công
ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa
chỉ... là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền
ngày... tháng... năm...).
(7) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là Luật sư thì ghi là
Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều
người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu
nào.
(8) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (5).
(9) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi họ tên và địa
chỉ của người làm chứng (nếu có).
(12) Ghi họ tên và địa
chỉ nơi làm việc của người phiên dịch (nếu có). Nếu không có nơi làm việc thì
ghi địa chỉ nơi cư trú.
(13) Ghi họ tên và địa
chỉ nơi làm việc của người giám định (nếu có). Nếu không có nơi làm việc thì
ghi địa chỉ nơi cư trú.
(14) Cần ghi rõ trường
hợp khi có người tham gia vắng mặt tại phiên họp (mà không thuộc trường hợp phải hoãn phiên họp) thì Chủ tọa phiên họp phải hỏi xem
có ai đề nghị hoãn phiên họp hay không;
nếu có người đề nghị thì
Hội đồng xét xử xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận, nếu không chấp nhận thì nêu rõ lý do và ghi quyết định của Hội đồng xét xử.
(15) Ghi các câu hỏi và
trả lời của những người tham gia phiên họp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người tham gia phiên họp hoặc những người đại diện hợp pháp của họ.
(16) Ghi những sửa đổi,
bổ sung theo yêu cầu của Kiểm sát viên, những người tham gia phiên họp: những
vấn đề được ghi trong biên bản phiên họp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và những sửa đổi, bổ sung cụ thể; nếu có nhiều người yêu cầu
sửa đổi, bổ sung thì ghi thứ tự từng người một; người có yêu cầu sửa đổi, bổ
sung phải ký xác nhận.
Mẫu số 22-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../……./QĐST-……(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
SƠ THẨM GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
V/v(3)………………………………..
TÒA ÁN NHÂN DÂN ………………..
Thành phần giải quyết việc dân sự gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên
họp: Ông (Bà) .............................................................................
Các Thẩm phán: (4)
Ông (Bà) .................................................................................................
Ông (Bà) ..............................................................................................................................
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(5) .............................................................................................
Đại diện Viện kiểm sát
nhân dân .........................................................
tham gia phiên họp:
Ông
(Bà)……………………………………….. - Kiểm sát viên.
Ngày…….. tháng…… năm……… , tại(6) ................mở phiên họp sơ thẩm công
khai giải quyết việc dân sự thụ lý số …./…./TLST-.... ngày…. tháng …. năm….. về việc(7) ………………….theo Quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân
sự số ……/ …../QĐST-…… ngày…. tháng…. năm……… , gồm những người tham
gia tố tụng sau đây:
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(8) ..............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(9)......................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự: (10)............
.............................................................................................................................................
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(11)............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan:(12)...................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan:(13) ...........
.............................................................................................................................................
- Người làm chứng (nếu
có):(14)..............................................................................................
.............................................................................................................................................
- Người phiên dịch (nếu có):(15)...............................................................................................
.............................................................................................................................................
- Người giám định (nếu
có):(16)................................................................................................
.............................................................................................................................................
NỘI DUNG VIỆC DÂN SỰ:(17)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các
tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ việc dân sự được thẩm tra tại phiên họp; ý
kiến của các đương sự và đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Tòa án nhân dân …………………………..nhận định:(18)
[1] ........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
[2].........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
[3].........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
- Căn cứ(19)............................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- (20).......................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Lệ phí sơ thẩm giải
quyết việc dân sự(21)..............................................................................
.............................................................................................................................................
- Quyền kháng cáo, kháng
nghị(22)..........................................................................................
.............................................................................................................................................
- Quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án(23) ................
.............................................................................................................................................
|
TM. HỘI ĐỒNG GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 22-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án
nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh
(thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: “Số: 20/2018/QĐST-KDTM”.
(3) Ghi loại việc dân sự
mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(4) Nếu việc dân sự do
một Thẩm phán giải quyết thì không cần ghi nội dung này.
(5) Ghi họ tên, chức danh
của Thư ký phiên họp.
(6) Ghi địa điểm diễn ra
phiên họp (ví dụ: trụ sở Tòa án nhân dân huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
(7) Ghi số, ký hiệu, ngày
tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(8) Nếu người yêu cầu là
cá nhân thì ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người
đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm
sinh của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa
chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.
(9) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu và
ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là
người đại diện theo pháp luật hay người đại diện theo ủy quyền của người yêu
cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người yêu cầu;
nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi chú trong
ngoặc đơn “văn bản ủy quyền ngày … tháng … năm …..”
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn
A, trú tại…………… là người đại diện theo pháp luật
của người yêu cầu (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng Tân Phước Thịnh).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, trú
tại ……………..là người đại diện theo ủy quyền
của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền ngày….. tháng…. năm….).
(10) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người yêu cầu và ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú,
nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là Luật
sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu
có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
người yêu cầu nào.
(11) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (8).
(12) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (9).
(13) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (10).
(14) Ghi họ tên và địa
chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người làm chứng.
(15) Ghi họ tên và địa
chỉ nơi làm việc của người phiên dịch; nếu không có nơi làm việc thì ghi địa
chỉ nơi cư trú.
(16) Ghi họ tên và địa
chỉ nơi làm việc của người giám định; nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ
nơi cư trú.
(17) Ghi rõ những nội
dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.
(18) Ghi nhận định của
Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không
chấp nhận yêu cầu. Trong phần này, các
đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [].
(19) Ghi rõ điểm, khoản,
điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự
và pháp luật liên quan để ra quyết định.
(20) Ghi các quyết định
của Tòa án về giải quyết việc dân sự.
(21) Ghi rõ những người
phải nộp lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự và mức lệ phí mỗi người phải
nộp; nếu thuộc trường hợp không phải nộp (hoặc được miễn, giảm) lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự thì ghi rõ là không phải nộp
(hoặc được miễn, giảm) lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự.
(22) Ghi quyết định của Tòa án về quyền kháng cáo, kháng nghị của đương sự và Viện kiểm sát.
(23) Chỉ ghi quyền yêu
cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy
định của Luật Thi hành án dân sự đối với những quyết định được thi hành theo
quy định tại Điều 482 Bộ luật Tố tụng dân sự.
(24) Trường hợp việc dân
sự do một Thẩm phán giải quyết thì ghi:
|
“THẨM PHÁN - CHỦ TỌA
PHIÊN HỌP |
Mẫu số 23-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../……./QĐPT-…(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
MỞ PHIÊN HỌP PHÚC THẨM GIẢI QUYẾT
VIỆC DÂN SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN ………………….
Căn cứ Điều 48 và điểm d
khoản 2 Điều 373 Bộ luật Tố tụng dân sự;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ
việc dân sự phúc thẩm thụ lý số..../.../TLPT- ………..(3) ngày ……tháng ………năm ...........................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Mở phiên họp phúc thẩm
giải quyết việc dân sự:(4) .....................................................
Điều 2. Những người tiến hành tố
tụng:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên
họp: Ông (Bà) .............................................................................
Các Thẩm phán: ông (Bà): ....................................................................................................
Ông (Bà): .............................................................................................................................
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(5) ...............................................................................................
Đại diện Viện kiểm sát
nhân dân...............................................................
tham
gia phiên họp:
Ông (Bà)
……………………………………….- Kiểm sát viên
Kiểm sát viên dự khuyết
(nếu có): Ông (Bà) ..........................................................................
Điều 3. Những người tham gia
phiên họp:
- Người yêu cầu giải
quyết việc dân sự:(6)...............................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(7)......................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự. (8)..............
.............................................................................................................................................
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(9) .............................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(10)...................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(11) ...........
.............................................................................................................................................
- Những người tham gia tố
tụng khác:(12).................................................................................
.............................................................................................................................................
Điều 4. Thời
gian mở phiên họp:…..giờ…..phút, ngày….tháng…..năm……..
Địa điểm mở phiên
họp:.........................................................................................................
|
THẨM PHÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 23-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
quyết định; nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân
dân tỉnh Hưng Yên); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Tòa án nhân dân
cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: “Số: 20/2018/QĐPT-KDTM”).
(3) Ghi số, ký hiệu, ngày
tháng năm thụ lý việc dân sự.
(4) Ghi loại việc dân sự
mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(5) Ghi họ tên, chức danh
của Thư ký phiên họp.
(6) Nếu người yêu cầu là
cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư
trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ
quan, tổ chức thì ghi tên và địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo
đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự).
(7) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu.
Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là
người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người yêu
cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người yêu cầu;
nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày... tháng...
năm...”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn
A, địa chỉ... là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công
ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa
chỉ... là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền
ngày... tháng... năm...).
(8) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của
người đó (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc
Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu nào.
(9) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (8).
(12) Ghi họ tên, địa chỉ
của những người tham gia tố tụng khác (nếu có).
Mẫu số 24-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../……/QĐPT-……(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
HOÃN PHIÊN HỌP PHÚC THẨM GIẢI
QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN ………..
Thành phần giải quyết
việc dân sự gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên
họp: Ông
(Bà) .............................................................................
Các Thẩm phán: Ông (Bà) .....................................................................................................
Ông (Bà) ..............................................................................................................................
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(3) .............................................................................................
Đại diện Viện kiểm sát
nhân dân .........................................................
tham
gia phiên họp:
Ông
(Bà)…………………………………. - Kiểm sát viên.
Đã tiến hành mở phiên họp
phúc thẩm giải quyết việc dân sự thụ lý số: …../..../TLPT-…… ngày…. tháng….. năm….. về việc(4) ………………theo Quyết định mở phiên họp phúc thẩm giải quyết việc
dân sự số: .../.../QĐPT-... ngày ... tháng .... năm , gồm những người tham gia
tố tụng sau đây:
- Người yêu cầu giải
quyết việc dân sự:(5)...............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(6)......................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(7)...............
.............................................................................................................................................
- Người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan:(8)..............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: (9)...................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(10)............
.............................................................................................................................................
Xét thấy(11).............................................................................................................................
Căn cứ(12)………………………………..Bộ luật Tố tụng dân
sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hoãn phiên họp phúc thẩm
giải quyết việc dân sự thụ lý số..../..../TLPT-…..(13) ngày…. tháng….. năm .......................................................................................................................
Điều 2. Thời gian, địa điểm mở
lại phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự được ấn định như sau:(14)
..................................................................................................................................
|
TM. HỘI ĐỒNG GIẢI QUYẾT
VIỆC DÂN SỰ |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 24-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định;
nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án
nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên); nếu là Tòa
án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Tòa án nhân dân
cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: “Số:
20/2018/QĐPT-HNGĐ”).
(3) Ghi họ tên, chức danh
của Thư ký phiên họp.
(4) Ghi số, ký hiệu, ngày
tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(5) Nếu người yêu cầu là
cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của
người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng,
năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của
cơ quan, tổ chức đó.
(6) Chỉ ghi khi có người
đại diện hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ
tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu
có) của người đó; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện
theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần
ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người
đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản
ủy quyền ngày... tháng... năm...”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn
A, địa chỉ... là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công
ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa
chỉ... là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền
ngày... tháng... năm...).
(7) Chỉ ghi khi có người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu.
Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là
Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư
nào); nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu nào.
(8) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (5).
(9) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi rõ lý do của
việc hoãn phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự thuộc trường hợp cụ thể
nào quy định tại Điều 374 Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: Xét
thấy người kháng cáo đã được Tòa án triệu tập hợp lệ mà vắng
mặt tại phiên họp lần thứ nhất vì bị tai nạn lao động phải đi cấp cứu tại bệnh
viện,...).
(12) Tùy từng trường hợp cụ thể mà ghi điểm, khoản, điều luật tương ứng của Bộ
luật Tố tụng dân sự.
(13) Ghi số, ký hiệu,
ngày tháng năm thụ lý việc dân sự.
(14) Ghi rõ thời gian,
địa điểm mở lại phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự (ví dụ: Phiên họp
phúc thẩm giải quyết việc dân sự sẽ được mở lại vào hồi 08 giờ 00 ngày 10
tháng 9 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh H; địa chỉ số ...., phố K, thị xã X, tỉnh H). Trong trường hợp chưa ấn định được thì ghi “Thời
gian, địa điểm mở lại phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự sẽ được Tòa án
thông báo sau”.
(15) Nếu đương sự có
người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại
diện hợp pháp của đương sự.
Mẫu số 25-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
PHIÊN HỌP PHÚC THẨM GIẢI QUYẾT
VIỆC DÂN SỰ
Vào hồi …….giờ….. phút, ngày….. tháng…… năm ................................................................
Tại trụ sở Tòa án nhân
dân ...................................................................................................
Tòa án nhân dân …………………..mở phiên họp phúc thẩm giải
quyết việc dân sự thụ lý số …./….. /TLPT- …….ngày ….tháng …..năm ……về việc(2) .................................................................
.............................................................................................................................................
I. Những người tiến hành tố tụng:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên
họp: Ông
(Bà) .............................................................................
Các Thẩm phán: Ông (Bà): ....................................................................................................
Ông (Bà): .............................................................................................................................
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(3) ...............................................................................................
Đại diện Viện kiểm sát
nhân dân................................................................
tham
gia phiên họp:
Ông (Bà……………………………….. - Kiểm sát viên.
II. Những người tham gia
phiên họp
1. Người yêu cầu giải
quyết việc dân sự:(4).............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(5)......................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(6)...............
.............................................................................................................................................
2. Người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan:(7)............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan:(8)....................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(9) ............
.............................................................................................................................................
3. Người làm chứng (nếu
có):(10).............................................................................................
.............................................................................................................................................
4. Người phiên dịch (nếu có):(11).............................................................................................
.............................................................................................................................................
5. Người giám định (nếu có):(12)..............................................................................................
.............................................................................................................................................
III. Phần thủ tục bắt đầu
phiên họp
- Thư ký phiên họp báo
cáo với Hội đồng giải quyết việc dân sự về sự có mặt, vắng mặt của
những người tham gia phiên họp theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý
do vắng mặt.(13)
- Thẩm phán chủ tọa phiên
họp khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của những người được
triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ, giải thích quyền, nghĩa vụ của
những người tham gia phiên họp.
IV. Phần nội dung phiên họp
1. Trình bày của người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo, người kháng cáo hoặc
người đại diện hợp pháp của họ; trình bày của Kiểm sát viên đối với kháng nghị của Viện kiểm sát tại phiên họp:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Trình bày của người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ về
những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trong nội dung kháng cáo, kháng nghị:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Trình bày của người
làm chứng, người giám định:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
4. Thẩm phán chủ tọa
phiên họp công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ của người được Tòa án triệu tập
tham gia phiên họp vắng mặt:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5. Chủ tọa phiên họp và
đại diện Viện kiểm sát hỏi(14) (nếu người tham gia phiên họp trình
bày chưa rõ):
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Hội đồng phúc thẩm giải quyết việc dân sự xem xét các tài liệu, chứng cứ và ra quyết
định phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
Chủ tọa phiên họp công bố
toàn văn Quyết định phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Những sửa đổi, bổ sung
theo yêu cầu của Kiểm sát viên và những người tham gia phiên họp:(15)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Phiên họp kết thúc vào
hồi …..giờ….
phút, ngày…. tháng…. năm …..
THƯ KÝ PHIÊN HỌP |
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN HỌP |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 25-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án mở
phiên họp phúc thẩm; nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ:
Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Tòa án
nhân dân cấp cao tại đâu (ví dụ: Tòa án nhân
dân cấp cao tại Hà Nội).
(2) Ghi số, ký hiệu, ngày
tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(3) Ghi họ tên, chức danh
của Thư ký phiên họp.
(4) Nếu người yêu cầu là
cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc
(nếu có) của người đó; nếu là người chưa thành niên
thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh;
nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(5) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu.
Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu
có) của người đó; ghi rõ là người đại diện theo
pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần
ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người
đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...”.
Ví dụ 1 : Ông Nguyễn Văn
A, địa chỉ... là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công
ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa
chỉ... là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...).
(6) Chỉ ghi khi có người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi
cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào
và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu nào.
(7) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (4).
(8) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (5).
(9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi họ tên và địa
chỉ của người làm chứng (nếu có).
(11) Ghi họ tên và địa
chỉ nơi làm việc của người phiên dịch (nếu có). Nếu
không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ nơi cư trú.
(12) Ghi họ tên và địa
chỉ nơi làm việc của người giám định (nếu có). Nếu
không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ nơi cư trú.
(13) Cần ghi rõ trường hợp khi có người tham gia vắng mặt tại phiên họp (mà không
thuộc trường hợp phải hoãn phiên họp) thì Chủ
toạ phiên họp phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên họp hay
không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem
xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận, nếu không chấp
nhận thì nêu rõ lý do và ghi quyết định của Hội đồng
xét xử.
(14) Ghi các câu hỏi và trả lời của những người tham gia phiên họp, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia phiên
họp hoặc những người đại diện hợp pháp của họ.
(15) Ghi những sửa đổi,
bổ sung theo yêu cầu của Kiểm sát viên, những người tham gia sau khi kết thúc
phiên họp; nếu có nhiều người yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì ghi thứ tự từng
người. Người có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải ký xác nhận.
Mẫu số 26-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../………/QĐPT-……..(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT PHÚC THẨM
VIỆC DÂN SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN …………………….
Thành phần giải quyết
việc dân sự gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên
họp: Ông
(Bà) .............................................................................
Các Thẩm phán: Ông (Bà): ....................................................................................................
Ông (Bà): .............................................................................................................................
Thư ký phiên họp: Ông
(Bà)(3) .............................................................................................
Đại diện Viện kiểm sát
nhân dân .........................................................
tham
gia phiên họp:
Ông
(Bà)............................................... - Kiểm sát viên.
Đã tiến hành mở phiên họp
phúc thẩm giải quyết việc dân sự thụ lý số …./.../TLPT-…….ngày…. tháng......năm ……… về việc(4)……………….. theo Quyết định mở phiên họp phúc thẩm giải
quyết việc dân sự số …../ …../QĐPT-.... ngày….. tháng…. năm….., gồm những người tham
gia tố tụng sau đây:
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(5)...............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người yêu cầu giải quyết việc dân sự(6).......................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(7)...............
.............................................................................................................................................
- Người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan:(8)..............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(9)....................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(10)............
.............................................................................................................................................
Sau khi nghiên cứu tài
liệu, chứng cứ có trong hồ sơ việc dân sự;
Xét thấy (11)............................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Căn cứ(12) …………………………….Bộ luật Tố tụng dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự thụ lý số.../.../TLPT- ….. ngày... tháng... năm.... về việc(13)..............................................................................................................................
Điều 2. Quyết định(14)……………………. ngày…. tháng.... năm …… của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra
quyết định này.
Điều 3.(15) .............................................................................................................................
Điều 4. Quyết định này có hiệu
lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
|
TM. HỘI ĐỒNG GIẢI QUYẾT
VIỆC DÂN SỰ |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 26-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
Quyết định, đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc
dân sự; nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa
án nhân dân tỉnh Hưng Yên); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân
dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: “Số:
20/2018/QĐPT-DS”).
(3) Ghi họ tên, chức danh
của Thư ký phiên họp.
(4) và (13) Ghi số, ký
hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý
giải quyết.
(5) Nếu người yêu cầu là
cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của
người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm
ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và
địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(6) Chỉ ghi khi có người,
đại diện hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm
việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là
người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là người đại diện theo pháp
luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ
giữa người đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần
ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...".
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn
A, địa chỉ... là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công
ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa
chỉ... là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền
ngày... tháng... năm...).
(7) Chỉ ghi khi có người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi
cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư
của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người yêu
cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu nào.
(8) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (5).
(9) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi cụ thể trường
hợp đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự theo quy định Bộ luật Tố tụng dân
sự.
(12) Tùy từng trường hợp
cụ thể mà ghi điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự đề ra quyết định.
(14) Ghi tên, số, ký
hiệu, ngày tháng năm của Quyết định bị kháng cáo, kháng nghị.
(15) Quyết định xử lý
tiền tạm ứng lệ phí phúc thẩm.
(16) Nếu đương sự có
người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại diện hợp pháp của đương sự.
Mẫu số 27-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../………/QĐPT-……..(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
PHÚC THẨM GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
V/v(3) ………………………………………….
TÒA ÁN NHÂN DÂN …………………………….
Thành phần giải quyết
việc dân sự gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên
họp: Ông
(Bà) .............................................................................
Các Thẩm phán: Ông (Bà) .....................................................................................................
Ông (Bà) ..............................................................................................................................
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(4) .............................................................................................
Đại diện Viện kiểm sát
nhân dân.........................................................
tham
gia phiên họp:
Ông
(Bà) …………………………………- Kiểm sát viên.
Ngày….. tháng …..năm…… , tại trụ sở Tòa án nhân dân……………….. mở phiên họp phúc thẩm công khai giải quyết việc dân sự
thụ lý số..../….. /TLPT-.... ngày .... tháng ….năm….. về việc(5)
Do Quyết định(6)
……………………….của Tòa án nhân dân ....................................................
bị
kháng cáo/kháng nghị.
Theo Quyết định mở phiên
họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự số..../..../QĐPT-….. ngày…. tháng…. năm….. , gồm những người tham
gia tố tụng sau đây:
- Người yêu cầu giải
quyết việc dân sự:(7) ..............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(8)......................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu giải
quyết việc dân sự(9)................
.............................................................................................................................................
- Người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan:(10)............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(11) ..................................
.............................................................................................................................................
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(12)..........
.............................................................................................................................................
- Người kháng cáo:(13)............................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Viện kiểm sát kháng
nghị:(14)................................................................................................
.............................................................................................................................................
NỘI DUNG VIỆC DÂN SỰ:(15)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các
tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ việc dân sự được thẩm tra tại phiên họp; ý kiến của các đương sự và đại diện
Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng phúc thẩm nhận định:(16).............................................................................................................................................
[1].........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
[2].........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
[3].........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
- Căn cứ(17)............................................................................................................................
- (18)
......................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- (19).......................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Quyết định này có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
|
TM. HỘI ĐỒNG GIẢI QUYẾT
VIỆC DÂN SỰ |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 27-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
quyết định; nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh
(thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên); nếu là Tòa án nhân dân
cấp cao thì ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao
tại Thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ “Số:
10/2018/QĐPT-LĐ”).
(3) Ghi loại việc dân sự
mà Tòa án giải quyết (ví dụ: “Tuyên bố một người mất tích”, “Tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự”,...)
(4) Ghi họ tên, chức danh
của Thư ký phiên họp.
(5) Ghi số, ký hiệu, ngày
tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(6) Ghi tên, số, ký hiệu ngày tháng năm của Quyết định bị kháng cáo,
kháng nghị.
(7) Nếu người yêu cầu là
cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của
người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng,
năm sinh của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.
(8) Chỉ ghi khi có người
đại diện hợp pháp của người yêu cầu và ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm
việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay người
đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật
thì ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với
người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi chú trong ngoặc đơn “văn bản ủy quyền ngày.... tháng.... năm…..”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn
A, trú tại... là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công
ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, trú
tại... là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền
ngày... tháng... năm...).
(9) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của
người đó (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc
Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu nào.
(10) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (8).
(12) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (9).
(13) Ghi họ tên và tư
cách tham gia tố tụng của người kháng cáo.
(14) Ghi số, ngày, tháng,
năm của quyết định kháng nghị, người có thẩm quyền kháng nghị (ví dụ: Quyết định kháng nghị số ..../….. /…… ngày ... tháng ... năm
.... của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành
phố Hà Nội...).
(15) Ghi tóm tắt nội dung
việc dân sự, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; nội dung, lý do kháng cáo,
kháng nghị.
(16) Ghi nhận định của
Hội đồng phúc thẩm về việc kháng cáo, kháng nghị và những căn cứ để chấp nhận
hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị. Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [].
(17) Ghi rõ các căn cứ pháp luật để ra quyết định.
(18) Ghi các quyết của
Hội đồng phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
(19) Ghi rõ những người
phải nộp lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự và mức lệ phí mỗi người phải
nộp; nếu thuộc trường hợp không phải nộp (hoặc được miễn, giảm) lệ phí phúc
thẩm thì ghi rõ là không phải nộp (hoặc được miễn, giảm) lệ phí phúc thẩm.
Mẫu số 28-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../………/QĐ-TA(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
THÔNG BÁO TÌM KIẾM NGƯỜI VẮNG MẶT
TẠI NƠI CƯ TRÚ
TÒA ÁN NHÂN DÂN ………………………
Căn cứ Điều 383, Điều
384, Điều 385 và Điều 386 Bộ luật Tố tụng dân sự;
Căn cứ(3)………………….. Bộ luật Dân sự;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ
việc dân sự sơ thẩm thụ lý số …./…. /TLST-DS(4) ngày .... tháng .... năm về việc
thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo đơn yêu cầu của(5)……………………… ; địa chỉ: .......................................................................................
QUYẾT ĐỊNH
1. Thông báo tìm kiếm
ông/bà(6) ............................................................................................
Địa chỉ cư trú trước khi
biệt tích: ...........................................................................................
Ông/bà(7) ........................................................................................
vắng mặt tại
nơi cư trú từ
ngày….. tháng….. năm .........................................................................................................
2. Khi biết được thông báo
này, đề nghị ông/bà(8)…………… liên hệ với Tòa án nhân
dân …………………theo địa chỉ ………………………..hoặc ai biết được tin tức về ông/bà(9) ………………..thì thông báo cho Tòa án nhân dân…………………. (theo địa chỉ như trên), Ủy ban nhân dân(10)....................................................................................................
,người yêu
cầu.
3. Về việc quản lý tài sản
của người vắng mặt tại nơi cư trú(11) …………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………
4. Quyết định này đương
nhiên hết hiệu lực khi ông/bà(12)............................................
trở về.
|
THẨM PHÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 28-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
thông báo tìm kiếm; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ
tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án
nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví
dụ; Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2018/QĐ-TA).
(3) Tùy từng trường hợp
mà ghi các điều luật tương ứng của Bộ luật Dân sự.
(4) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ 2 ghi năm thụ lý việc dân sự.
(5) Nếu người làm đơn yêu
cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú là cá nhân thì ghi họ tên
và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ
chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn yêu cầu).
(6) Ghi họ tên, ngày
tháng năm sinh hoặc tuổi của người cần thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư
trú.
(7), (8), (9) và (12) Ghi
họ tên của người vắng mặt tại nơi cư trú.
(10) Ghi tên và địa chỉ
trụ sở của Ủy ban nhân dân nơi người bị
thông báo tìm kiếm cư trú trước khi biệt tích.
(11) Trường hợp có yêu
cầu áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú và được
chấp nhận thì ghi quyết định của Tòa án về việc giao quản lý tài sản, nghĩa vụ và quyền của người quản lý tài sản theo quy định tại Điều 65, Điều 66 và Điều
67 Bộ luật Dân sự. Trường hợp không có yêu cầu áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú thì ghi
“không có yêu cầu”.
(13) Nếu người yêu cầu có
người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại diện hợp pháp của họ.
Mẫu số 29-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../………/QĐ-TA(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
THÔNG BÁO TÌM KIẾM NGƯỜI BỊ YÊU
CẦU TUYÊN BỐ MẤT TÍCH
TÒA ÁN NHÂN DÂN……………………….
Căn cứ Điều 388 Bộ luật
Tố tụng dân sự;
Căn cứ(3)…………………………. Bộ luật Dân sự;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ
việc dân sự sơ thẩm thụ lý số …./ …./TLST-DS(4) ngày .... tháng .... năm về việc
yêu cầu tuyên bố một người mất tích theo đơn yêu cầu của(5) …………………..; địa chỉ: .............................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH
1. Thông báo tìm kiếm ông/bà(6) ............................................................................................
Địa chỉ cư trú trước khi
biệt tích: ...........................................................................................
Ông/bà(7) ………………..vắng mặt tại nơi cư trú từ ngày …tháng.... năm ….
2. Khi biết được thông báo
này, đề nghị ông/bà(8) ………………..liên hệ với Tòa án nhân
dân theo địa chỉ để giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc ai biết
được tin tức về ông/bà(9)…………………………. thì thông báo cho Tòa án
nhân dân …………………. theo địa chỉ như trên, Ủy ban
nhân dân(10)………………….. , người yêu cầu.
3. Thời hạn thông báo tìm
kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng kể từ ngày đăng, phát thông
báo lần đầu tiên. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên nếu không có tin tức gì của ông/bà(11)………………. thì Tòa án sẽ mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
|
THẨM PHÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 29-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm; nếu là Tòa án nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh
Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: số: 02/2018/QĐ-TA).
(3) Tùy từng trường hợp
mà ghi các điều luật tương ứng của Bộ luật Dân sự.
(4) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ 2 ghi năm thụ lý việc dân sự.
(5) Nếu người làm đơn yêu
cầu tuyên bố một người mất tích là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư
trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ
quan, tổ chức và địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn yêu cầu).
(6) Ghi họ tên, ngày
tháng năm sinh hoặc tuổi của người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
(7), (8), (9) và (11) Ghi
họ tên của người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
(10) Ghi tên và địa chỉ
trụ sở của Ủy ban nhân dân nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích cư trú trước
khi biệt tích.
(12) Nếu đương sự có
người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại diện hợp pháp của họ.
Mẫu số 30-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../………/QĐ-TA(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
THÔNG BÁO TÌM KIẾM NGƯỜI BỊ YÊU
CẦU TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT
TÒA ÁN NHÂN DÂN………………………
Căn cứ Điều 392 Bộ luật
Tố tụng dân sự;
Căn cứ(3) ………………………………….Bộ luật Dân sự;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ
việc dân sự sơ thẩm thụ lý số …./…./TLST-DS(4) ngày .... tháng .... năm về việc yêu cầu
tuyên bố một người là đã chết theo đơn yêu cầu của(5)……………… ; địa chỉ .............................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH
1. Thông báo tìm kiếm
ông/bà(6) ............................................................................................
Địa chỉ cư trú trước khi
biệt tích: ...........................................................................................
Ông/bà(7)……………….. vắng mặt tại nơi cư trú
từ ngày tháng.... năm ...................................
2. Khi biết được thông báo
này, đề nghị ông/bà(8) ………………liên hệ với Tòa án nhân
dân…………….. theo địa chỉ…………………… để giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết hoặc
ai biết được tin tức về ông/bà(9)………………… thì thông báo cho Tòa án nhân dân ……………………. theo địa chỉ như trên, Ủy ban nhân dân(10)……………………. , người yêu cầu.
3. Thời hạn thông báo tìm
kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết là 04 tháng kể từ ngày đăng, phát
thông báo lần đầu tiên. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên nếu không có tin tức gì của ông/bà(11)…………………… thì Tòa án sẽ mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố
một người là đã chết.
|
THẨM PHÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 30-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
quyết định thông báo tìm kiếm; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án
nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví
dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số:
02/2018/QĐ-TA).
(3) Tùy từng trường hợp
mà ghi các điều luật tương ứng của Bộ luật Dân sự.
(4) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ 2 ghi năm thụ lý việc dân sự.
(5) Nếu người làm đơn yêu
cầu tuyên bố một người là đã chết là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư
trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ
quan, tổ chức và địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn yêu cầu).
(6) Ghi họ tên, ngày
tháng năm sinh hoặc tuổi của người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết.
(7), (8), (9) và (11) Ghi
họ tên của người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết.
(10) Ghi tên và địa chỉ
trụ sở của Ủy ban nhân dân nơi người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết cư trú
trước khi biệt tích.
(12) Nếu đương sự có
người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên
người đại diện hợp pháp của họ.
Mẫu số 31-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../………/QĐST-HNGĐ(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
VÀ SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN ……………………..
Căn cứ(3)……………………. Bộ luật Tố tụng dân sự;
Căn cứ(4)………………………..
Luật Hôn
nhân và Gia đình;
Căn cứ Luật Phí và Lệ phí
năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức
thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ
việc dân sự thụ lý số…../…../TLST-HNGĐ(5) ngày ….tháng …..năm….. về việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, gồm những người tham gia tố tụng sau đây:
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(6)...............................................................................
.............................................................................................................................................
- Người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan:(7)..............................................................................
.............................................................................................................................................
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:(8)
[1].........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
[2].........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Đã hết thời hạn 07 ngày,
kể từ ngày lập Biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, không có đương sự nào
thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Công nhận thuận tình
ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự cụ thể như sau:
- Về quan hệ hôn nhân: .........................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Về con chung: ....................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Về tài sản chung: ................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Về các vấn đề khác:............................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Về lệ phí Tòa án: ...............................................................................................................
3. Quyết định này có hiệu
lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm.
|
THẨM PHÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 31-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân
dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân
dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm ra Quyết định.
(3) và (4) Ghi điểm,
khoản, điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Hôn nhân và Gia
đình.
(5) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm thụ lý việc hôn nhân và gia đình.
(6) Ghi rõ họ tên, địa
chỉ nơi cư trú của người yêu cầu;
(7) Nếu là cá nhân thì
ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.
(8) Ghi nhận định của Tòa
án về những nội dung mà các đương sự thỏa thuận được theo Biên bản hòa giải
đoàn tụ không thành. Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu
[].
Mẫu số 32-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../………/QĐST-DS(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
CÔNG NHẬN KẾT QUẢ HÒA GIẢI THÀNH
NGOÀI TÒA ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN ………………………..
Thành phần giải quyết
việc dân sự gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên
họp: Ông
(Bà) .............................................................................
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(3) .............................................................................................
Đại diện Viện kiểm sát
nhân dân .........................................................
tham
gia phiên họp:
Ông
(Bà)………………………….. - Kiểm sát viên.
Ngày …..tháng….. năm…... tại(4)………………….
mở phiên họp
xét công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án thụ lý số …../…. /TLST-DS(5) ngày…… tháng…… năm…… theo Quyết định mở phiên
họp số …./ ……/QĐST-DS
ngày ……tháng ….năm……….
- Người yêu cầu giải
quyết việc dân sự:(6)...............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(7)......................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(8)...............
.............................................................................................................................................
- Người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan:(9)..............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(10)...................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: (11)...........
NỘI DUNG VIỆC DÂN SỰ:(12)
-
...........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
-
...........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ yêu cầu công nhận
kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thẩm tra tại phiên họp; ý kiến của các
đương sự và đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Tòa án nhân dân……………….. nhận định.(13)
[1].........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
[2].........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Căn cứ(14)..............................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận kết quả hòa
giải thành ngoài Tòa án thụ lý số …./…. /TLST-DS(15)
ngày…. tháng …..năm ……., cụ thể như sau:
(16). -
.....................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
-
...........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Điều 2. Lệ phí .......................................................................................................................
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Điều 4. Quyết định này được thi
hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự; người được thi hành án,
người phải thi hành án có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành
án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, 7a và 9 Luật Thi hành án dân sự;
thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án
dân sự.
|
THẨM PHÁN- CHỦ TỌA PHIÊN HỌP |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 32-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh
(thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm ra quyết định.
(3) Ghi họ tên, chức danh
của Thư ký phiên họp.
(4) Ghi địa điểm diễn ra
phiên họp (ví dụ: trụ sở Tòa án nhân dân huyện Ý
Yên, tỉnh Nam Định).
(5) và (15) Ghi số, ký
hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự.
(6) Nếu người yêu cầu là
cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của
người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng,
năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của
cơ quan, tổ chức đó.
(7) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu.
Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là
người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người yêu
cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người yêu cầu;
nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản
ủy quyền ngày…. tháng…. năm…..".
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn
A, địa chỉ là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công ty
TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa
chỉ ………là người đại diện theo ủy quyền
của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...).
(8) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của
người đó (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc
Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu nào.
(9) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (8).
(12) Ghi tóm tắt nội dung
mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.
(13) Ghi nhận định của
Tòa án và những căn cứ để chấp nhận đơn yêu cầu. Trong phần này, các đoạn văn
được đánh số thứ tự trong dấu [].
(14) Ghi rõ điểm, khoản,
điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự và pháp luật liên quan (nếu có) để ra quyết định.
(16) Ghi nội dung thỏa
thuận của các đương sự tại Biên bản hòa giải thành ngoài Tòa án.
Mẫu số 33-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm
2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../………/QĐST-DS(2) |
…………., ngày ….. tháng …. năm ……. |
KHÔNG CÔNG NHẬN KẾT QUẢ HÒA GIẢI
THÀNH NGOÀI TÒA ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN ……………………..
Thành phần giải quyết
việc dân sự gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên
họp: Ông
(Bà) .............................................................................
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(3) .............................................................................................
Đại diện Viện kiểm sát nhân ................................................................
tham gia phiên họp:
Ông
(Bà) ………………………………….- Kiểm sát viên.
Ngày ….tháng…. năm….. tại(4) ………………….mở phiên họp xét công
nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án thụ lý số...../ …/TLST-DS(5)
ngày …..tháng …..năm ……theo Quyết định mở phiên
họp số..../..../QĐST-DS ngày…. tháng…. năm ……
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(6) ..............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp
của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(7)......................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người yêu cầu giải
quyết việc dân sự:(8)...............
.............................................................................................................................................
- Người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan:(9)..............................................................................
.............................................................................................................................................
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(10)...................................
.............................................................................................................................................
Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(11)............
.............................................................................................................................................
NỘI DUNG VIỆC DÂN SỰ:(12)
-
...........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
-
...........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các
tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành
ngoài Tòa án được thẩm tra tại phiên họp; ý kiến của các đương sự và đại diện
Viện kiểm sát tại phiên họp, Tòa án nhân dân …………………… nhận định:(13)
[1].........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
[2].........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Căn cứ(14)..............................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Không công nhận kết quả
hòa giải thành ngoài Tòa án thụ lý số …./….. /TLST-DS(15) ngày …..tháng….. năm .................................................................................................................
Điều 2. Lệ phí .......................................................................................................................
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
|
THẨM PHÁN- CHỦ TỌA PHIÊN HỌP |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 33-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra
quyết định; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì ghi rõ Tòa án nhân dân huyện
nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A, tỉnh B); nếu là Tòa án nhân dân cấp
tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô
thứ hai ghi năm ra quyết định.
(3) Ghi họ tên, chức danh
của Thư ký phiên họp.
(4) Ghi địa điểm diễn ra
phiên họp (ví dụ: trụ sở Tòa án nhân dân huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
(5) và (15) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự.
(6) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ
nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là người chưa thành niên
thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức thì
ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(7) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu.
Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là
người đại diện theo pháp luật hay là người đại hiện theo ủy quyền của người yêu
cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc
đơn quan hệ giữa người đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy
quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày….. tháng….. năm….. ”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn
A, địa chỉ là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công ty
TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa
chỉ là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền ngày...
tháng... năm...).
(8) Chỉ ghi khi có người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu.
Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là
Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư
nào); nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho người yêu cầu nào.
(9) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi tương tự như
hướng dẫn tại điểm (8).
(12) Ghi tóm tắt nội dung
mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.
(13) Ghi nhận định của
Tòa án và những căn cứ pháp luật để không chấp nhận đơn yêu cầu. Trong phần
này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [].
(14) Ghi rõ điểm, khoản,
điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự và pháp luật liên quan (nếu có)
để ra quyết định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét