HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI
CAO __________ Số: 04/2024/NQ-HĐTP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2024 |
NGHỊ QUYẾT
______________
HỘI
ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng
11 năm 2014;
Để áp dụng đúng và thống nhất một số
quy định của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
12/2017/QH14 về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến
khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép
thủy sản;
Sau khi có ý kiến của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư
pháp,
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các
điều 347, 348 và 349 về hành vi xuất cảnh, nhập cảnh để khai thác thủy sản trái
phép; các điều 242, 244 về hành vi liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
Điều 287 về hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng
viễn thông để khai thác thủy sản trái phép; các điều 188, 189, 198 và 341 về
hành vi xâm phạm trong lĩnh vực thương mại thủy sản của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14
(sau đây gọi là Bộ luật Hình sự).
Điều 2. về một số từ ngữ
Trong Nghị quyết này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như
sau:
1. Khai thác thủy sản trái phép là thực hiện
một hoặc nhiều hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp quy định tại khoản 1
Điều 60 của Luật Thủy sản, bao gồm:
a)
Khai
thác thủy sản không có giấy phép;
b)
Khai
thác thủy sản trong vùng cấm khai thác, trong thời gian cấm khai thác; khai
thác, vận chuyển thủy sản cấm khai thác; khai thác loài thủy sản có kích thước
nhỏ hơn quy định; sử dụng nghề, ngư cụ khai thác bị cấm;
c)
Khai
thác trái phép loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
d)
Khai
thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam;
đ) Khai thác thủy sản vượt sản lượng theo loài, khai thác
sai vùng, quá hạn ghi trong giấy phép;
e)
Che
giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định liên quan đến khai thác, bảo
vệ nguồn lợi thủy sản;
g)
Ngăn
cản, chống đối người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các
quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
h)
Chuyển
tải hoặc hỗ trợ cho tàu đã được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp
pháp, trừ trường hợp bất khả kháng;
i)
Không
trang bị hoặc trang bị không đầy đủ hoặc không vận hành thiết bị thông tin liên
lạc và thiết bị giám sát hành trình theo quy định;
k) Không có Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;
l)
Tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam
thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp
pháp;
m) Không ghi,
ghi không đầy đủ, không đúng, không nộp nhật ký khai thác thủy sản, không báo
cáo theo quy định;
n) Sử dụng tàu
cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải là thành viên để
khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý
của tổ chức quản lý nghề cá khu vực;
o) Sử dụng tàu
cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý
của tổ chức quản lý nghề cá khu vực.
2. Tàu cá bao gồm tàu khai thác
nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần khai thác nguồn lợi thủy sản quy định tại khoản
20 Điều 3 của Luật Thủy sản và tàu thuyền khác quy định tại khoản 1 Điều 4 của
Luật Hàng hải phục vụ khai thác thủy sản.
3. Ngoài vùng biển Việt Nam là vùng biển
không thuộc vùng biển Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Biển Việt
Nam và không thuộc vùng biển khác mà Việt Nam được quyền khai thác nguồn lợi thủy sản theo quy
định của Luật Thủy sản.
Điều 3. Truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với hành vi xuất cảnh đi khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng
biển Việt Nam
Người chỉ huy cao nhất trên tàu cá không làm thủ tục xuất
cảnh cho tàu cá, thành viên tàu cá và ngư dân theo quy định hoặc có làm thủ tục
xuất cảnh nhưng sau khi xuất cảnh đã tẩy, xóa số đăng ký tàu cá hoặc viết số
đăng ký tàu cá không đúng với thông tin do cơ quan có thẩm quyền cấp để thành viên tàu
cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam thì bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về xuất cảnh quy định tại Điều
347 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Điều 4. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi tổ
chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập
cảnh để đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt
Nam
1.
Người
nào tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh để đưa tàu cá, ngư
dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam khi thuộc một trong
các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, môi
giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép quy định tại Điều 348 của Bộ
luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm:
a)
Không
làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định;
b)
Làm
thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh để khai thác thủy sản không đúng khu vực được cơ
quan có thẩm quyền cấp phép, chấp thuận hoặc giấy phép khai thác hết hạn.
2. Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập
cảnh để đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt
Nam
hướng dẫn tại khoản 1 Điều này là thực hiện một trong các hành vi bố trí, sắp
xếp, điều hành con người, phương tiện để đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản
trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Chỉ huy, phân công, điều hành không làm thủ tục xuất
cảnh theo quy định hoặc có làm thủ tục xuất cảnh nhưng sau khi xuất
cảnh đã tẩy, xóa số đăng ký tàu cá hoặc viết số đăng ký
tàu cá không đúng với thông tin do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Chỉ huy, phân công. Điều hành đưa tàu cá, ngư dân
khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam;
c) Chỉ huy, phân công, điều hành sử dụng tàu cá không
quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải là thành viên của tổ chức
nghề cá khu vực;
d)
Chỉ
huy, phân công, điều hành việc thay đổi, xóa bỏ nhật ký hành trình trên máy
định vị vệ tinh;
đ) Chuẩn bị, cung cấp tàu cá; tạo các điều kiện vật chất,
hậu cần như ứng tiền, lương thực, thực phẩm, cung cấp dụng cụ, ngư cụ đánh bắt
thủy sản và các điều kiện khác cho ngư dân đi khai thác thủy sản trái phép ở
ngoài vùng biển Việt Nam;
e)
Tuyển
ngư dân và đưa họ đi khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam;
g)
Thực
hiện những công việc khác để đưa tàu cá và ngư dân khai
thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam.
3. Môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập
cảnh để đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt
Nam
hướng dẫn tại khoản 1 Điều này là việc cá nhân làm trung gian để hỗ trợ, chuẩn bị thực hiện
một hoặc nhiều hành vi hướng dẫn tại khoản 2 Điều này nhằm mục đích hưởng lợi
ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất.
4.
Người
nào tổ chức, môi giới cho người khác đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản ở
ngoài vùng biển Việt Nam mà biết ngư dân sẽ trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước
ngoài trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, môi giới
cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép quy định tại Điều
349 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu
tố cấu
thành tội phạm.
5.
Người
nào chỉ đạo, sắp xếp, bố trí, điều hành ngư dân không làm thủ tục xuất cảnh
theo quy định và thực hiện một hoặc nhiều hành vi khai thác thủy sản hướng dẫn
tại các điểm a, b, c, d, đ, n và o khoản 1 Điều 2 Nghị quyết này thì ngoài việc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức cho người
khác xuất cảnh trái phép quy định tại Điều 348 còn bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản quy định tại Điều 242 hoặc tội vi phạm
quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 của Bộ
luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Điều 5. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai
thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1.
Người
nào khai thác thủy sản mà vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản quy định tại
Điều 242 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
2. Phương tiện, ngư cụ bị cấm quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự là các phương tiện, ngư cụ quy định
tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số
Thông tư trong lĩnh vực thuỷ sản.
3. Khai thác thủy sản trong khu vực cấm quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự là khai thác thủy sản trong vườn
quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh
quan, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc khai thác trong các khu vực khác có
quy định cấm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Khai thác thủy sản trong khu vực cấm có
thời hạn
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự là khai thác thủy sản
trong khu vực quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số
01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thuỷ sản.
5. Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự là khai thác loài thủy sản thuộc
Nhóm I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày
08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Thủy sản.
Thủy sản thuộc Nhóm II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị
định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản cũng được coi là loài thủy sản
bị cấm khai thác nếu việc khai thác chúng không đáp ứng đủ điều kiện
theo quy định.
6. Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản quy định tại
điểm d khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự là hành vi làm suy giảm, gây tổn hại hoặc mất đi môi trường
sống, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống,
đường di cư của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Điều 6. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai
thác, mua bán, vận chuyển thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Người nào khai thác, mua bán, vận chuyển thủy sản thuộc
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại Điều 37 của
Luật Đa dạng sinh học hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định
tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Điều 7. Truy cứu trách nhiệm hình sự người nước ngoài về
hành vi đưa tàu cá khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển Việt Nam
1.
Người
nước ngoài sử dụng tàu cá đi vào vùng biển Việt Nam để khai thác thủy sản mà
không làm thủ tục nhập cảnh theo quy định thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội vi phạm quy định về nhập cảnh quy định tại Điều 347 của Bộ luật Hình sự,
nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
2.
Trường
hợp người nước ngoài sử dụng tàu cá đi vào vùng biển Việt Nam hợp pháp nhưng
khai thác thủy sản trái phép hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác thì
bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng quy định tại Bộ luật Hình
sự và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nếu có đủ yếu tố cấu thành
tội phạm.
Điều 8. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi
phạm quy định về quản lý, sử dụng thiết bị giám sát hành trình tàu cá nhằm khai
thác thủy sản trái phép
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây cản
trở hoặc rối loạn khả năng quản lý, giám sát, điều hành của cơ quan có thẩm quyền nhằm
khai thác thủy sản trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở
hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử quy định tại Điều 287 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành
tội phạm.
1.
Tháo
gỡ, tàng trữ, vận chuyển từ 02 thiết bị giám sát hành trình của tàu cá khác trở
lên;
2.
Xóa,
làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép
việc truyền tải dữ liệu hoặc gây rối loạn hoạt động của thiết bị giám sát hành
trình tàu cá.
Điều 9. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm
giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con
dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để khai thác, mua
bán, vận chuyển trái phép thủy sản
1.
Người
nào vi phạm quy định về xuất cảnh hoặc tổ chức, môi giới cho người khác xuất
cảnh trái phép mà còn làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ
chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả để khai thác, mua bán, vận
chuyển trái phép thủy sản thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
vi phạm quy định về xuất cảnh quy định tại Điều 347 hoặc tội tổ chức, môi giới
cho người khác xuất cảnh trái phép quy định tại Điều 348 còn bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử
dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 của
Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
2.
Tài
liệu giả, giấy tờ giả quy định tại khoản 1 Điều này là một trong những tài liệu
giả, giấy tờ giả sau đây:
a)
Giấy
tờ tùy thân, hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
b)
Giấy
tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ
ABTC;
c)
Hồ
sơ đăng ký đối với tàu cá;
d)
Giấy
phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
đ) Chứng nhận kiểm dịch;
e)
Giấy
phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy sản với loài có tên trong danh
mục loại thủy sản xuất khẩu có điều kiện hoặc thủy sản cấm xuất khẩu;
g)
Hồ
sơ, tài liệu giả khác nhằm hợp thức hóa hồ sơ xuất khẩu thủy sản;
h)
Giấy
phép hoặc giấy chấp thuận khai thác thủy sản;
i)
Giấy
tờ, tài liệu khác để hỗ trợ việc khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy
sản.
Điều 10. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi buôn
lậu, vận chuyển trái phép thủy sản, dùng thủ đoạn gian dối mua, bán thủy sản
1.
Người
nào buôn bán thủy sản qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc
ngược lại mà không có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản hoặc
không đúng với nội dung giấy phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
buôn lậu quy định tại Điều 188 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành
tội phạm.
2.
Người
nào vận chuyển thủy sản qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa
hoặc vào vùng biển Việt Nam nhưng không có giấy phép, không đúng với nội dung
giấy phép, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ thì bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quy định tại
Điều 189 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
3.
Người
nào dùng thủ đoạn gian dối như hợp thức hóa hồ sơ, chứng từ, nguồn gốc thủy sản
khai thác trái phép để mua, bán thì bị truy cứu trách nhiệm về tội lừa dối
khách hàng quy định tại Điều 198 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu
thành tội phạm.
Ví dụ: Nguyễn Văn A đánh bắt trái phép cá ngừ tại vùng biển
Việt Nam nhung làm hồ sơ, hợp thức hóa số cá ngừ
nêu trên có nguồn gốc xuất xứ từ nước B để xuất khẩu đi nước C. Trường hợp
này, Nguyễn Văn A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa dối khách hàng
quy định tại Điều 198 của Bộ luật Hình sự.
1.
Nghị
quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 12
tháng 6 năm 2024 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.
2.
Trường
hợp người phạm tội đã bị xét xử trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực theo đúng
các quy định, hướng dẫn trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không
căn cứ vào Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét