QUỐC HỘI -------------------- Nghị quyết số:
24/2012/QH13 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc -------------------------- |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THI HÀNH LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
---------------------------
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1
1.
Luật xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng
các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10, Pháp lệnh số
31/2007/PL-UBTVQH11 sửa đổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
năm 2002 và Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính hết hiệu lực kể từ ngày Luật xử lý vi phạm hành
chính có hiệu lực, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh tiếp
tục có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013.
Điều 2
Kể
từ ngày Luật xử lý vi phạm hành chính được công bố:
1.
Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa
bệnh đối với người bán dâm. Người có hành vi bán dâm bị xử phạt hành chính theo
quy định của pháp luật.
2.
Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người từ đủ
12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm
trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự hoặc nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt,
lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng.
3.
Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau
đây:
a)
Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội
phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật
hình sự;
b)
Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội
phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự mà
trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị
áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;
c)
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội
phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật
hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.
4.
Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa
vào cơ sở chữa bệnh đối với người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
5.
Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này đang trong quá trình lập
hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tương ứng thì không tiếp tục lập
hồ sơ xem xét, áp dụng.
Trường
hợp đã có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tương ứng đối với đối
tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nhưng chưa thi hành hoặc được
hoãn thi hành thì không phải thi hành; trường hợp đang thi hành hoặc đang được
tạm đình chỉ thi hành thì không phải chấp hành phần thời gian còn lại.
Trường
hợp quy định tại khoản này và trường hợp được miễn chấp hành quyết định áp dụng
biện pháp xử lý hành chính, miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định
áp dụng biện pháp xử lý hành chính tương ứng đối với đối tượng quy định tại các
khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính.
6.
Đối với trường hợp người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu
hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định
tại Bộ luật hình sự chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
nhưng không có nơi cư trú ổn định; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần
thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công
cộng chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có
nơi cư trú ổn định được quy định như sau:
Trường
hợp đang trong quá trình lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đã có
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhưng chưa thi hành hoặc
đang được hoãn thi hành thì chuyển cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét,
quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đối với người
không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở
trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn.
Trường
hợp thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chưa đủ 03 tháng
thì chỉ tiếp tục chấp hành cho đến khi đủ 03 tháng; trường hợp đã chấp hành biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 03 tháng trở lên thì không tiếp tục áp dụng
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Điều 3
1.
Áp dụng các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính để xử lý đối với các hành
vi vi phạm xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 như sau:
a)
Các quy định về xử phạt, quy định về hoãn, miễn thi hành quyết định xử phạt và
các quy định về xử phạt khác có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính được
áp dụng đối với hành vi xảy ra trước thời điểm này mà sau đó mới bị phát hiện
hoặc đang xem xét, giải quyết;
b)
Các quy định về thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có
lợi cho cá nhân có hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm này mà sau đó mới bị
phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết.
2.
Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử
lý hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Luật
xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt
vi phạm hành chính hoặc cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn khiếu
nại thì áp dụng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính để giải quyết.
Điều 4
1.
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết
định việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng,
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2.
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn thi hành Nghị quyết này; tổ chức việc rà
soát các văn bản có liên quan để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới
cho phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính; Chính phủ khẩn trương chuẩn bị
điều kiện về cơ sở vật chất, tổ chức, nguồn lực kịp thời triển khai việc quản
lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để bảo đảm
hiệu lực thi hành của Luật xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1
Điều 1 của Nghị quyết này.
3.
Toà án nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khẩn trương
tuyển dụng, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với đội ngũ thẩm phán, công chức,
củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc của Toà án nhân dân
để bảo đảm đáp ứng yêu cầu xem xét, quyết định các biện pháp xử lý vi phạm hành
chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4.
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật xử lý vi phạm
hành chính nhằm góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy hiệu lực
của Luật xử lý vi phạm hành chính.
5.
Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
giám sát việc thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này đó được Quốc
hội nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam khoỏ XIII, kỳ họp thứ 3 thụng qua
ngày 20 thỏng 6 năm 2012.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(đã ký)
Nguyễn Sinh
Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét