PHỤ LỤC I
MẪU KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH
(Kèm theo Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)
KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH
I. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH
1. Nhiệm vụ thẩm định:
Tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi [Tên dự án] (sau đây gọi tắt là Dự án) để báo cáo Chính phủ xem xét và trình Quốc hội quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
Hoặc: Tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi [Tên dự án] (sau đây gọi tắt là Dự án) để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư.
2. Cơ sở pháp lý tổ chức thẩm định
Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản của cấp có thẩm quyền có liên quan khác.
3. Nội dung thẩm định dự án: Tùy theo loại nguồn vốn, hình thức đầu tư nội dung thẩm định phù hợp quy định tại Nghị định này.
Trong đó, nêu cụ thể từng nhiệm vụ và dự kiến phân công nhiệm vụ, hình thức xem xét, đánh giá các nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước/Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành.
STT | Nội dung thẩm định | Hình thức đánh giá | Thành viên HĐTĐNN/TCGTĐLN chịu trách nhiệm chính theo chức năng QLNN được phân công |
1 | ………………… | ... | ………………… |
2 | ………………… | ... | ………………… |
... | ………………… | ... | ………………… |
II. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH
1. Đề xuất thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành.
(Xác định rõ thành phần, nội dung công việc cho Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành).
2. Đề xuất về thuê tư vấn thẩm tra (nếu có).
(Dự kiến số lượng vị trí chuyên gia cần thiết để thực hiện nhiệm vụ thẩm tra gắn với từng nội dung trong báo cáo thẩm định; xác định nhiệm vụ cụ thể của các chuyên gia; dự kiến chi phí cần thiết và có dự toán chi phí kèm theo)
III. THỜI GIAN VÀ CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG
1. Chương trình làm việc của Hội đồng.
2. Kế hoạch thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành.
3. Kế hoạch lựa chọn tư vấn thẩm tra (nếu có).
IV. ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC
1. Địa điểm và phương tiện làm việc.
2. Chi phí thẩm định, thẩm tra Dự án (có dự toán chi tiết kèm theo).
3. Các điều kiện làm việc khác
PHỤ LỤC II
MẪU BÁO CÁO DỰ ÁN PHÁT SINH VẤN ĐỀ THUỘC TIÊU CHÍ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA
(Kèm theo Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)
TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BCDAQTQG | …….., ngày … tháng … năm… |
BÁO CÁO DỰ ÁN PHÁT SINH VẤN ĐỀ THUỘC TIÊU CHÍ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA
Tên dự án:……………………..
Kính gửi:………………………………………………….
I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập dự án:
4. Mục tiêu của dự án:
5. Quy mô, công suất:
6. Nội dung đầu tư chính/các hạng mục đầu tư chính:
7. Địa điểm dự án:
8. Diện tích sử dụng đất:
9. Hình thức quản lý dự án:
10. Các mốc thời gian về dự án:
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, các quyết định điều chỉnh (nếu có):
- Thời gian thực hiện dự án:
11. Tổng mức đầu tư:
12. Nguồn vốn đầu tư:
13. Nội dung vấn đề phát sinh thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia:
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Tình hình thực hiện dự án:
a) Tiến độ thực hiện dự án (công tác lập thiết kế kỹ thuật, công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư, công tác đấu thầu, công tác thực hiện hợp đồng,...).
b) Giá trị khối lượng thực hiện theo tiến độ thực hiện hợp đồng.
c) Tình hình quản lý vốn và tổng hợp kết quả giải ngân.
d) Chất lượng công việc đạt được (mô tả chất lượng công việc đã đạt được tương ứng với các giá trị khối lượng công việc trong từng giai đoạn đã được nghiệm thu, thanh toán).
đ) Các chi phí khác liên quan đến dự án.
e) Các biến động liên quan đến quá trình thực hiện dự án.
2. Công tác quản lý dự án:
a) Kế hoạch triển khai thực hiện.
b) Kết quả đạt được so với kế hoạch đề ra và điều chỉnh kế hoạch thực hiện cho phù hợp với yêu cầu.
c) Công tác đảm bảo chất lượng và hiệu lực quản lý dự án.
3. Tình hình xử lý, phản hồi thông tin:
a) Việc đảm bảo thông tin báo cáo theo quy định (tính đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng thời hạn của thông tin báo cáo).
b) Xử lý thông tin báo cáo (việc xử lý các thông tin báo cáo kịp thời kể từ khi nhận được báo cáo để phản hồi kịp thời, tránh gây hậu quả bất lợi cho dự án).
c) Kết quả giải quyết các vướng mắc, phát sinh (nếu các kết quả đạt được thông qua quá trình đã xử lý các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án).
III. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VẬN HÀNH DỰ ÁN (nếu có)
1. Thực trạng kinh tế - kỹ thuật, vận hành của dự án (nêu rõ thực trạng kinh tế - kỹ thuật, vận hành của dự án và so sánh với các chỉ tiêu được phê duyệt trong giai đoạn thực hiện đầu tư).
2. Tính bền vững; những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của dự án (nếu có).
3. Tình hình sản xuất, kinh doanh (đối với dự án đầu tư nhằm mục đích kinh doanh).
- Tình hình sử dụng lao động (số lượng, cơ cấu trình độ) đến thời điểm báo cáo.
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với người lao động (lương, bảo hiểm, trợ cấp, phúc lợi xã hội...).
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách (số thực hiện trong kỳ báo cáo, số lũy kế đến thời điểm báo cáo, số còn phải nộp, nêu rõ nguyên nhân chưa nộp).
- Tình hình lợi nhuận (số thực hiện trong kỳ báo cáo, số lũy kế đến thời điểm báo cáo).
IV. NỘI DUNG VÀ LÝ DO ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN (nếu có)
1. Nêu rõ các nội dung chính của việc điều chỉnh dự án, các thành phần của dự án được điều chỉnh
2. Nêu rõ các lý do, nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan dẫn đến phải điều chỉnh dự án (trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án).
3. Đánh giá lại hiệu quả dự án điều chỉnh.
V. KIẾN NGHỊ
Kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc các cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án (nếu có).
| CƠ QUAN BÁO CÁO |
PHỤ LỤC III
MẪU BÁO CÁO QUỐC HỘI VỀ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA
(Kèm theo Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)
TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BCDAQTQG | …….., ngày … tháng … năm… |
BÁO CÁO VỀ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA
Tên dự án:……………………..
Kính gửi:………………………………………………….
I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập dự án:
4. Mục tiêu của dự án:
5. Quy mô, công suất:
6. Nội dung đầu tư chính/các hạng mục đầu tư chính:
7. Địa điểm dự án:
8. Diện tích sử dụng đất:
9. Hình thức quản lý dự án:
10. Các mốc thời gian về dự án:
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, các quyết định điều chỉnh (nếu có):
- Thời gian thực hiện dự án:
11. Tổng mức đầu tư:
12. Nguồn vốn đầu tư:
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Công tác triển khai dự án: (tóm tắt các kết quả chính và tình hình giải ngân của dự án đã thực hiện đến thời điểm báo cáo)
2. Công tác quản lý dự án: (tóm tắt các nội dung chính về công tác quản lý dự án theo quy định của pháp luật hiện hành; và kết quả xử lý, phản hồi thông tin báo cáo cấp có thẩm quyền)
III. CÁC NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN (nếu có):
1. Nêu rõ các nội dung chính của việc điều chỉnh dự án, các thành phần của dự án được điều chỉnh.
2. Nêu rõ các lý do, nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan dẫn đến phải điều chỉnh dự án (trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án).
3. Đánh giá lại hiệu quả dự án điều chỉnh.
IV. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VẬN HÀNH DỰ ÁN (nếu có)
1. Thực trạng kinh tế - kỹ thuật, vận hành của dự án (nêu rõ thực trạng kinh tế - kỹ thuật, vận hành của dự án và so sánh với các chỉ tiêu được phê duyệt trong giai đoạn thực hiện đầu tư).
2. Tính bền vững; những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của dự án (nếu có).
3. Tình hình sản xuất, kinh doanh (đối với dự án đầu tư nhằm mục đích kinh doanh).
- Tình hình sử dụng lao động (số lượng, cơ cấu trình độ) đến thời điểm báo cáo.
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với người lao động (lương, bảo hiểm, trợ cấp, phúc lợi xã hội...).
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách (số thực hiện trong kỳ báo cáo, số lũy kế đến thời điểm báo cáo, số còn phải nộp, nêu rõ nguyên nhân chưa nộp).
- Tình hình lợi nhuận (số thực hiện trong kỳ báo cáo, số lũy kế đến thời điểm báo cáo).
V. KIẾN NGHỊ
Kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc các cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án (nếu có).
| CƠ QUAN BÁO CÁO |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét