BAN BÍ THƯ Số: 284-QĐ/TW |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM Hà Nội, ngày 05 tháng
02 năm 2010 |
-
Căn cứ Điều lệ Đảng;
-
Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí
thư khoá X;
-
Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị (khoá X) về
"Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới";
Ban Bí thư quy
định về tiêu chuẩn, cơ chế lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý lĩnh vực
văn hoá, văn học, nghệ thuật như sau:
Chương I
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Văn
bản này quy định tiêu chuẩn, cơ chế lựa chọn, bố trí cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý ở các cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực văn hoá, văn học,
nghệ thuật ở Trung ương và địa phương; cán bộ lãnh đạo liên hiệp hội, hội văn
hoá, văn học, nghệ thuật (gọi chung là hội) ở Trung ương và địa phương.
Những
cán bộ này gọi chung là cán bộ lĩnh vực văn hoá, văn học, nghệ thuật.
Trong
văn bản này, những cụm từ sau đây được hiểu như sau:
1-
“Cơ quan chỉ đạo lĩnh vực văn hoá, văn học, nghệ thuật” là Ban Tuyên
giáo Trung ương và ban tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ.
2-
“Cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực văn hoá, văn học, nghệ thuật” là Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch và uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
3-
“Cấp có thẩm quyền” là cấp có quyền quyết định bổ nhiệm, giới thiệu ứng
cử theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
4-
“Tập thể lãnh đạo” là tập thể có thẩm quyền trong công tác cán bộ: tập
thể cấp uỷ đảng; đảng đoàn; ban cán sự đảng; lãnh đạo cơ quan, đơn vị (nơi
không lập đảng đoàn, ban cán sự đảng); lãnh đạo hội.
5-
“Cơ quan tham mưu” là cơ quan chức năng làm công tác tổ chức cán bộ của
cấp có thẩm quyền.
1-
Cán bộ lĩnh vực văn hoá, văn học, nghệ thuật là cán bộ trên mặt trận tư tưởng,
văn hoá, văn nghệ của Đảng; là bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng.
Công tác cán bộ lĩnh vực văn hoá, văn học, nghệ thuật là công tác cán bộ của Đảng.
2-
Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ lĩnh vực văn
hoá, văn học, nghệ thuật, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và
người đứng đầu các tổ chức văn hoá, văn học, nghệ thuật; tôn trọng điều lệ các
hội văn hoá, văn học, nghệ thuật.
3-
Tập thể lãnh đạo chịu trách nhiệm thực hiện công tác cán bộ lĩnh vực văn hoá,
văn học, nghệ thuật theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
4-
Việc lựa chọn, bố trí cán bộ lĩnh vực văn hoá, văn học, nghệ thuật phải trên cơ
sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực, sở trường, chiều hướng phát triển của cán
bộ theo tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của Quy định này; phải gắn với
công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và có 3 độ tuổi để đảm bảo các lớp
cán bộ kế tiếp.
5- Cán bộ được đề nghị
bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử nói chung phải trong quy hoạch; khi tiến hành quy
trình bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử phải có ý kiến nhận xét của cơ quan chỉ đạo
và cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực văn hoá, văn học, nghệ thuật cùng cấp đối
với cán bộ đó.
Chương II
TIÊU
CHUẨN CÁN BỘ LĨNH VỰC VĂN HÓA, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT
Ngoài
tiêu chuẩn cán bộ quy định trong Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII), cán bộ
lĩnh vực văn hoá, văn học, nghệ thuật còn phải:
1-
Có trình độ hiểu biết và kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng, văn hoá,
văn học, nghệ thuật.
2-
Có kiến thức quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá, văn học, nghệ thuật; am hiểu
và có năng lực lãnh đạo, quản lý, tham mưu trong lĩnh vực được phân công phụ
trách.
3-
Có trình độ chuyên môn, chính trị, tin học, ngoại ngữ phù hợp với vị trí và
lĩnh vực phụ trách; đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
4-
Đã trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả trong lĩnh vực văn hoá, văn học,
nghệ thuật.
Ngoài
tiêu chuẩn chung (quy định tại Điều 4), có thêm các tiêu chuẩn:
1-
Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển lĩnh vực phụ trách; năng lực đề
xuất thực hiện và tổng kết công tác văn hoá, văn học, nghệ thuật để tham gia
xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật.
2-
Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên phù hợp với vị trí và lĩnh vực phụ
trách; lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Đối với lãnh đạo cục, vụ, viện
trở lên ở bộ, ban, ngành Trung ương; trưởng ban, phó trưởng ban, giám đốc, phó
giám đốc sở trở lên ở cấp tỉnh, thành phố phải có trình độ lý luận chính trị
cao cấp hoặc cử nhân.
3-
Có tác phong dân chủ, khoa học; có khả năng tập hợp, đoàn kết, sáng tạo trong tổ
chức thực hiện nhiệm vụ.
4-
Nếu bổ nhiệm làm người đứng đầu thì người được đề nghị phải trải qua cương vị cấp
phó cùng cấp, cấp trưởng cấp dưới cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý lĩnh vực văn
hoá, văn học, nghệ thuật; hoặc người đủ tiêu chuẩn được cấp có thẩm quyền giới
thiệu. Người đứng đầu không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ.
Điều 6. Tiêu chuẩn đối với cán bộ lãnh đạo hội văn hoá, văn
học, nghệ thuật
Ngoài
tiêu ehuẩn chung (quy định tại Điều 4) có thêm các tiêu chuẩn:
1-
Là hội viên tiêu biểu, có năng lực tổng kết, dự báo và định hướng sự phát triển
của hội; năng lực tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác hội; tâm huyết với
công tác hội và ngành; có khả năng tập hợp, đoàn kết, thuyết phục hội viên; được
hội viên tín nhiệm.
2-
Có cống hiến, thành tựu trong sáng tác, nghiên cứu, sưu tầm, công trình được hội
đồng chuyên môn đánh giá đạt chất lượng cao, hoặc được giới chuyên môn và công
chúng thừa nhận.
3-
Có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực hoạt động của hội, lý luận chính trị
tương đương trung cấp trở lên. Người đứng đầu hội ở Trung ương có trình độ lý
luận chính trị cao cấp hoặc cử nhân.
4- Độ tuổi để bầu làm
lãnh đạo hội nói chung không quá 65 tuổi; trường hợp đặc biệt có thể đến 70 tuổi
và chỉ áp dụng cho người đứng đầu hội có năng lực lãnh đạo, uy tín cao và còn đủ
sức khoẻ để làm việc.
Chương III
CƠ
CHẾ LỰA CHỌN, BỐ TRÍ CÁN BỘ LĨNH VỰC VĂN HÓA, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT
Điều 7. Cơ chế lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo cơ quan chỉ
đạo, cơ quan quản lý nhà nước
Việc
lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý thực hiện
theo Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử (ban hành kèm theo Quyết
định 68-QĐ/TW, ngày 4-7-2007 của Bộ Chính trị khoá X) và các hướng dẫn của cấp
có thẩm quyền.
Điều 8. Cơ chế lựa chọn cán bộ lãnh đạo hội
Việc
giới thiệu người ứng cử chức vụ lãnh đạo hội tiến hành như sau:
1-
Căn cứ nhu cầu công tác hội, tiêu chuẩn cán bộ quy định tại Điều 6 của Quy định
này và căn cứ vào quy hoạch, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo hội xây dựng tiêu chí
cụ thể để làm cơ sở cho việc giới thiệu, lựa chọn nhân sự lãnh đạo hội.
2-
Lấy ý kiến giới thiệu nhân sự của ban chấp hành hội; ý kiến giới thiệu nhân sự
của các hội thành viên.
3-
Tổng hợp ý kiến giới thiệu nhân sự để báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm
quyền.
4-
Đảng đoàn, tập thể lãnh đạo hội nhận xét, đánh giá cán bộ, thống nhất quyết định
giới thiệu người ứng cử hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định giới
thiệu người ứng cử.
Cơ quan tham mưu có
trách nhiệm giúp tập thể lãnh đạo hội nắm vững và thực hiện đúng quy trình, thủ
tục theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền và Điều lệ của Hội.
Chương IV
Ban
Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Cán sự đảng Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch, Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ, Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học
nghệ thuật Việt Nam, Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam, các tỉnh uỷ, thành uỷ và đảng
đoàn liên hiệp các hội văn học nghệ thuật địa phương có trách nhiệm phối hợp, tạo
điều kiện thuận lợi trong công tác lựa chọn, bố trí, sử dụng đối với cán bộ
lĩnh vực văn hoá, văn học, nghệ thuật.
Trong
quá trình thực hiện Quy định, nếu có vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, Ban Tổ chức
Trung ương tổng hợp, báo cáo Ban Bí thư.
Quy định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký.
|
T/M BAN BÍ THƯ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét