QUYẾT
ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 100/2009/QĐ-TTg NGÀY 30 THÁNG 07 NĂM 2009 VỀ VIỆC BAN HÀNH
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU PHI THUẾ QUAN TRONG KHU KINH TẾ, KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm
2005;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm
2005;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng
3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh
tế;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt
động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
15 tháng 9 năm 2009.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Ban Quản lý các khu kinh tế, khu kinh tế cửa
khẩu và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG
CỦA KHU PHI THUẾ QUAN
TRONG KHU KINH TẾ, KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
(Ban hành
kèm theo Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg
ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy
chế này quy định về các hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu
kinh tế cửa khẩu.
2. Đối
tượng áp dụng của Quy chế này bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá
nhân có liên quan đến hoạt động thương mại, đầu tư, sản xuất và các hoạt động
kinh doanh khác trong khu phi thuế quan.
3. Quy
chế này không áp dụng đối với khu phi thuế quan là khu chế xuất, doanh nghiệp
chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan, Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao
Bảo, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong
Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khu
phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với lãnh
thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho
sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ
quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.
2. Khu
phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm: khu bảo thuế,
khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự
do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là
quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Nội
địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan.
Điều 3. Ranh giới địa lý của khu phi thuế quan
Ranh
giới địa lý của khu phi thuế quan được xác định trong Quy hoạch chung xây dựng
khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy
định của pháp luật.
Điều 4. Các hoạt động trong khu phi thuế quan
1. Trong
khu phi thuế quan có các hoạt động:
a. Các
hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy
định tại Luật Thương mại;
b. Sản
xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa.
2. Các
hoạt động quy định tại khoản 1 điều này phải tuân thủ các quy định của pháp
luật có liên quan của Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế
kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
Điều 5. Đối tượng được phép hoạt động trong khu
phi thuế quan
Các đối
tượng hoạt động trong khu phi thuế quan (sau đây gọi chung là doanh nghiệp khu
phi thuế quan) bao gồm:
- Thương
nhân Việt Nam;
- Chi
nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam;
- Chi
nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Nhà
đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Chương II
CHÍNH
SÁCH THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI KHU PHI THUẾ QUAN
Điều 6. Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa,
dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nội địa
1. Quan
hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nội địa là quan
hệ xuất khẩu, nhập khẩu theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan,
thuế và xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Doanh
nghiệp khu phi thuế quan được mua văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng
tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh
hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp khu phi thuế
quan được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
và hải quan đối với những loại hàng hóa này.
Điều 7. Vận chuyển hàng hóa
Hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển vào, ra khu phi thuế quan phải chịu sự kiểm
tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của Luật Hải quan và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 8. Hàng hóa trưng bày, triển lãm, lưu kho,
lưu bãi
Hàng hóa
trưng bày, triển lãm, lưu kho, lưu bãi tại khu phi thuế quan không bị hạn chế
về số lượng và thời gian lưu giữ.
Điều 9. Xuất khẩu, nhập khẩu tại khu phi thuế
quan
1. Đối
tượng hoạt động trong khu phi thuế quan được xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng
hóa, trừ các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm
ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Việc
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy
phép, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa hạn chế
kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 10. Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập,
chuyển khẩu, gia công, quá cảnh tại khu phi thuế quan
1. Hàng
hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, gia công, quá cảnh tại khu phi thuế
quan phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế
mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
2. Hàng
hóa chỉ được kinh doanh theo hình thức chuyển khẩu tại khu phi thuế quan có gắn
với cảng biển.
Điều 11. Các hoạt động thương mại khác
Các hoạt
động thương mại khác được thực hiện theo quy định của Luật Thương mại và các
văn bản pháp luật có liên quan.
Chương
III
CƯ TRÚ VÀ
QUẢN LÝ VIỆC RA VÀO KHU PHI THUẾ QUAN
Điều 12. Cư trú trong khu phi thuế quan
Trong
khu phi thuế quan không có dân cư (kể cả người nước ngoài) thường trú hoặc tạm
trú trừ trường hợp cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp khu phi thuế quan
được tạm trú qua đêm vì phải làm việc tại khu phi thuế quan và phải được phép
của Ban Quản lý khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.
Điều 13. Quản lý việc ra, vào khu phi thuế quan
1. Cán
bộ, công nhân viên của doanh nghiệp khu phi thuế quan và đối tác, khách mời của
doanh nghiệp khu phi thuế quan được ra vào khu phi thuế quan.
2. Khách
tham quan, du lịch trong nước và ngoài nước, các cá nhân tổ chức khác không
phải là những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được ra vào khu phi thuế
quan để tham dự các hoạt động triển lãm, giới thiệu, trưng bày sản phẩm và mua
bán hàng hóa.
3. Việc
ra, vào khu phi thuế quan phải tuân thủ những quy định của Ban Quản lý khu kinh
tế, khu kinh tế cửa khẩu và các cơ quan chức năng liên quan. Ban Quản lý khu
kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan ban
hành quy định quản lý ra vào, đi lại và các sinh hoạt khác trong khu phi thuế
quan.
Chương IV
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Các
khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại, khu thương mại - công nghiệp, khu thương
mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên
ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu thống nhất áp dụng theo các quy định của
Quy chế này, trừ các khu quy định tại khoản 3 Điều 1 của Quy chế này.
2. Các
chính sách ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác đối với khu phi thuế quan trong
khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu thực hiện theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu kinh tế, Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02 tháng
3 năm 2009 ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu
và các quy định khác của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét