TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 986/QĐ-TANDTC |
Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2015 |
Về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong bộ máy giúp việc
của Tòa án nhân dân cấp cao tại
Hà Nội
__________________________________
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-
Căn cứ vào Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13;
-
Căn cứ vào Nghị quyết số 81/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội khóa XIII về
việc thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân;
-
Căn cứ vào Nghị quyết số 957/2015/NQ-UBTVQH13 ngày 28/5/2015 của Ủy ban thường
vụ Quốc hội khóa XIII về việc thành lập các Tòa án nhân dân cấp cao;
-
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
1.
Thành lập bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội gồm:
a)
Văn phòng;
b)
Phòng Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính;
c)
Phòng Giám đốc, kiểm tra về dân sự, kinh doanh - thương mại;
d)
Phòng Giám đốc, kiểm tra về lao động, gia đình và người chưa thành niên.
2.
Biên chế của các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao tại
Hà Nội do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội quyết định trên cơ sở
biên chế được Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao phân bổ.
3.
Việc thành lập mới, sáp nhập hoặc chia tách các đơn vị trong bộ máy giúp việc
của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem
xét, quyết định.
1.
Cơ cấu tổ chức
Văn
phòng Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có Chánh Văn phòng, không quá 03 Phó
Chánh văn phòng và các đơn vị chức năng gồm: Phòng Hành chính tư pháp; Phòng Kế
toán Quản trị; Phòng Tổ chức - Cán bộ, thanh tra và Thi đua khen thưởng; Phòng
Lưu trữ hồ sơ.
Các
phòng trực thuộc Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội gồm có Trưởng
phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng, các công chức, người lao động khác.
2.
Nhiệm vụ, quyền hạn
-
Thực hiện những công việc về hành chính tư pháp và thống
kê, tổng hợp;
-
Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ;
-
Triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin;
-
Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội trong việc quản lý công sản,
ngân sách, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt
động của Tòa án nhân dân cấp cao;
-
Tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về công tác Tổ chức -
Cán bộ, công tác thanh tra và công tác thi đua khen thưởng;
-
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân cấp cao
tại Hà Nội.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Văn phòng Tòa án nhân dân cấp
cao tại Hà Nội
a)
Phòng Hành chính tư pháp
-
Thực hiện công tác văn thư, quản lý con dấu của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà
Nội;
-
Tiếp nhận, thụ lý hồ sơ vụ việc theo thủ tục phúc thẩm và các đơn đề nghị giám
đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao tại
Hà Nội;
-
Giúp Chánh Văn phòng tham mưu cho lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao trong việc
phân công các Thẩm phán giải quyết các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân
dân cấp cao tại Hà Nội;
-
Giúp Chánh Văn phòng chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Tòa án
nhân dân cấp cao tại Hà Nội thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của
pháp luật; Trực tiếp trả kết quả giải quyết các yêu cầu của đương sự (bản sao
bản án, trích lục bản án...);
-
Giúp Chánh Văn phòng làm đầu mối phối hợp các đơn vị trong việc thực hiện công
tác rà soát, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp theo quy
định của pháp luật về lý lịch tư pháp;
-
Giúp Chánh Văn phòng tham mưu cho lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
trong thực hiện công tác thống kê - tổng hợp tình hình hoạt động
của Tòa án nhân dân cấp cao; xây dựng các báo cáo của Tòa án nhân dân cấp cao
tại Hà Nội để báo cáo với Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao và với các cơ quan
hữu quan khác;
-
Giúp Chánh Văn phòng tham mưu cho Chánh án quản lý, tổ chức áp dụng thống nhất
các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. Xây dựng, khai thác, duy trì, phát
triển Trang thông tin điện tử và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, điều
hành của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội;
-
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh Văn phòng.
b)
Phòng Kế toán Quản trị
-
Tham mưu cho Chánh Văn phòng về công tác quản lý tài chính và kế toán, đảm bảo
quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính theo chế độ quy định của Nhà
nước;
-
Giúp Chánh Văn phòng trong việc quản lý công sản, cơ sở vật chất, trang thiết
bị hoạt động của cơ quan Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội; lập kế hoạch duy
tu, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt
động; tổ chức mua sắm các trang thiết bị, văn phòng phẩm theo đề nghị của các
đơn vị và sự phê duyệt của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội;
-
Thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết, công tác bảo vệ và công tác y tế, chăm
lo sức khỏe của công chức, người lao động trong cơ quan;
-
Tổ chức quản lý, điều hành và sử dụng các phương tiện đúng mục đích theo sự chỉ
đạo của lãnh đạo Văn phòng; Kiểm tra, theo dõi về mặt kỹ thuật các phương tiện
đúng định kỳ theo quy định;
-
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh Văn phòng.
c)
Phòng Tổ chức - Cán bộ, thanh tra và Thi đua khen thưởng
-
Giúp Chánh văn phòng tham mưu cho Chánh án trong việc quản lý, thực hiện công
tác Tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng; thực hiện các chế độ chính sách đối
với công chức, người lao động của cơ quan;
-
Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, người lao
động trong cơ quan; giúp Chánh Văn phòng tham mưu cho Chánh án giải quyết các
khiếu nại, tố cáo với cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý;
-
Giúp Chánh Văn phòng theo dõi, quản lý thông tin trên các phương tiện thông tin
truyền thông liên quan đến hoạt động của Tòa án và cán bộ, công chức trong đơn
vị;
-
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh Văn phòng.
d)
Phòng Lưu trữ hồ sơ
-
Thực hiện công tác lưu trữ, khai thác hồ sơ và các tài liệu nghiệp vụ theo quy
định;
-
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh Văn phòng.
Điều 3. Phòng Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính
1.
Cơ cấu, tổ chức
Phòng
Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính có Trưởng phòng, không quá 02 Phó
trưởng phòng, các Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, các công chức và nhân viên
khác.
2.
Nhiệm vụ, quyền hạn
-
Nghiên cứu, đề xuất giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội giải quyết
đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định về hình sự,
hành chính đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án trong phạm vi thẩm quyền
theo lãnh thổ;
-
Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tổ chức các phiên họp toàn thể
hoặc phiên họp 03 Thẩm phán của Uỷ ban Thẩm phán khi xem xét, giải quyết các vụ
án hình sự và hành chính; cử thư ký các phiên họp này;
-
Tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tổng kết thực tiễn xét
xử, tổng hợp các vướng mắc, những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét
xử các vụ án về hình sự, hành chính;
-
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp
cao tại Hà Nội.
Điều 4. Phòng Giám đốc, kiểm tra về dân sự, kinh doanh - thương mại
1.
Cơ cấu, tổ chức
Phòng
Giám đốc, kiểm tra về dân sự, kinh doanh - thương mại có Trưởng phòng, không
quá 02 Phó trưởng phòng, các Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, các công chức và
nhân viên khác.
2.
Nhiệm vụ, quyền hạn
-
Nghiên cứu, đề xuất giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội giải quyết
các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định về dân
sự, kinh doanh - thương mại đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án trong phạm
vi thẩm quyền theo lãnh thổ;
-
Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tổ chức các phiên hợp toàn thể
hoặc phiên họp 03 Thẩm phán của Ủy ban Thẩm phán khi xem xét, giải quyết các vụ
án dân sự, kinh doanh - thương mại; cử thư ký các phiên họp này;
-
Tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tổng kết thực tiễn xét
xử, tổng hợp các vướng mắc, những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét
xử các vụ án về dân sự, kinh doanh - thương mại;
-
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp
cao tại Hà Nội.
Điều 5. Phòng Giám đốc, kiểm tra về lao động, gia đình và người chưa thành
niên
1.
Cơ cấu, tổ chức
Phòng
Giám đốc, kiểm tra về lao động, gia đình và người chưa thành niên có Trưởng
phòng, không quá 02 Phó trưởng phòng, các Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, các
công chức và nhân viên khác.
-
Nghiên cứu, đề xuất giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội giải quyết
đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định về lao động,
gia đình và người chưa thành niên đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án trong
phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ;
-
Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tổ chức các phiên họp toàn thể
hoặc phiên họp 03 Thẩm phán của Ủy ban Thẩm phán khi xem xét, giải quyết các vụ
án lao động, gia đình và người chưa thành niên; cử thư ký các phiên họp này;
-
Tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tổng kết thực tiễn xét
xử, tổng hợp các vướng mắc, những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét
xử các vụ án về lao động, gia đình và người chưa thành niên;
-
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp
cao tại Hà Nội.
1.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2015.
2.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân
cấp cao tại Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
CHÁNH ÁN |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét