NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Số: 01/2014/TT-NHNN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2014 |
THÔNG
TƯ
QUY ĐỊNH VỀ GIAO NHẬN, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN TIỀN MẶT, TÀI
SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức
tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về
nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về giao nhận, bảo
quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định việc giao nhận,
bảo quản, vận chuyển; kiểm tra, kiểm kê, bàn giao, xử lý thừa thiếu tiền mặt,
tài sản quý, giấy tờ có
giá trong ngành Ngân hàng; việc thu, chi tiền mặt giữa
Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng.
2. Việc đóng gói, niêm phong, kiểm đếm,
giao nhận vàng, các loại kim khí quý, đá quý và các tài sản quý khác không
thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây
gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).
2. Tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Khách hàng trong quan
hệ giao dịch tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà nước, tổ
chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ
ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Tiền mặt” là các loại tiền giấy, tiền
kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
2. “Tiền giấy” bao gồm tiền cotton và
tiền polymer do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
3. “Tài sản quý” bao gồm vàng, kim khí
quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản quý khác.
4. “Giấy tờ có giá” bao gồm trái phiếu,
tín phiếu và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật.
5. “Tờ” là đơn vị về số lượng của tiền
giấy, ngoại tệ tiền mặt, giấy tờ có giá.
6. “Miếng” là đơn vị về số lượng của tiền
kim loại.
7. “Niêm phong” là việc sử dụng giấy niêm
phong và/ hoặc kẹp chì để ghi dấu hiệu trên bó, túi, hộp, bao, thùng
tiền đã được đóng gói theo quy định, đảm bảo bó, túi, hộp, bao, thùng tiền được
giữ nguyên, đầy đủ.
8. “Kẹp chì” là một phương pháp niêm
phong sử dụng kìm chuyên dùng kẹp hai đầu dây đã buộc miệng túi,
bao, thùng tiền qua viên chì. Sau khi kẹp, dấu hiệu tên, ký hiệu riêng
của đơn vị có tiền phải nổi rõ, đầy đủ trên bề mặt viên chì.
9. “Khách hàng” là cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp ngoài ngành Ngân hàng có giao dịch tiền mặt, tài sản quý,
giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
Chương
2.
KIỂM
ĐẾM, ĐÓNG GÓI VÀ GIAO NHẬN TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ
MỤC 1. QUY ĐỊNH VỀ ĐÓNG
GÓI NIÊM PHONG TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Điều 4. Đóng gói tiền mặt
1. Một bó tiền gồm 1.000 (một nghìn) tờ
tiền giấy cùng mệnh giá, cùng chất liệu được đóng thành 10 (mười) thếp, mỗi
thếp gồm 100 (một trăm) tờ.
2. Một bao tiền gồm 20 (hai mươi) bó tiền
cùng mệnh giá, cùng chất liệu.
3. Một túi tiền gồm 1.000 (một nghìn)
miếng tiền kim loại đã qua lưu thông, cùng mệnh giá được đóng thành 20 (hai
mươi) thỏi, mỗi thỏi gồm 50 (năm mươi) miếng.
4. Một hộp tiền gồm 2.000 (hai nghìn)
miếng tiền kim loại mới đúc, cùng mệnh giá được đóng thành 40 (bốn
mươi) thỏi, mỗi thỏi gồm 50 (năm mươi) miếng.
5. Một thùng tiền kim loại gồm 10 (mười)
túi tiền cùng mệnh giá.
Đối với kho tiền Trung
ương và kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định, một thùng tiền
kim loại gồm:
a) 50 (năm mươi) túi tiền loại mệnh giá
5.000 đồng;
b) 75 (bảy mươi lăm) túi tiền loại mệnh
giá 2.000 đồng; 1.000 đồng; 500 đồng;
c) 100 (một trăm) túi tiền loại mệnh giá
200 đồng.
6. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ
hướng dẫn quy cách đóng gói tiền mặt.
Điều 5. Niêm phong tiền
mặt
1. Giấy niêm phong bó tiền là loại giấy
mỏng, kích thước phù hợp với từng loại tiền và được in sẵn
một số nội dung. Ngân hàng Nhà nước sử dụng giấy niêm phong màu trắng,
mực in màu đen. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng
màu giấy hoặc màu mực riêng trên giấy niêm phong sau khi thống
nhất mẫu giấy niêm phong với Ngân hàng Nhà nước.
2. Trên giấy niêm phong bó, túi, hộp,
bao, thùng tiền phải có đầy đủ, rõ ràng các nội dung sau: tên ngân hàng; loại
tiền; số lượng (tờ, miếng, bó, túi) tiền; số tiền; họ tên và chữ ký của
người kiểm đếm, đóng gói; ngày, tháng, năm đóng gói niêm phong.
3. Người có tên, chữ ký trên giấy niêm
phong phải chịu trách nhiệm về bó, túi, hộp, bao, thùng tiền đã niêm phong.
4. Quy định niêm phong bao, túi, thùng
tiền của Ngân hàng Nhà nước:
a) Kẹp chì đối với tiền mới in;
b) Kẹp chì kèm giấy niêm phong đối với
tiền đã qua lưu thông.
5. Niêm phong tiền mới in:
a) Trên giấy niêm phong gói tiền mới in
(10 bó) gồm các nội dung: cơ sở in, đúc tiền; loại tiền; số sêri; tên hoặc số
hiệu của người đóng gói, đóng bao; năm sản xuất;
b) Trên bao tiền gồm các nội dung: ký
hiệu loại tiền, năm sản xuất, sêri hoặc mã vạch bao tiền.
Điều 6. Đóng gói, niêm
phong tài sản quý, giấy tờ có giá
Việc đóng gói,
niêm phong ngoại tệ, giấy tờ có giá thực hiện như đóng gói, niêm phong tiền
mặt.
Việc đóng gói, niêm phong,
kiểm đếm, giao nhận vàng, các loại kim khí quý, đá quý và các tài sản quý khác
được quy định tại một văn bản riêng.
MỤC 2. KIỂM ĐẾM VÀ GIAO
NHẬN TIỀN MẶT, NGOẠI TỆ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Điều 7. Nguyên tắc thu,
chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá
1. Mọi khoản thu, chi tiền mặt, ngoại tệ,
giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài phải thực hiện thông qua quỹ của đơn vị.
2. Thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ
có giá phải căn cứ vào chứng từ kế toán. Trước khi thu, chi phải kiểm
soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán.
Tiền mặt, ngoại tệ, giấy
tờ có giá thu vào hay chi ra phải đủ, đúng với tổng số tiền
(bằng số và bằng chữ), khớp đúng về thời gian (ngày, tháng, năm) trên chứng từ kế
toán, sổ kế toán, sổ quỹ. Sau khi thu và trước khi chi tiền mặt, chứng từ kế toán phải
có chữ ký của người nộp (hay lĩnh tiền) và thủ quỹ hoặc thủ kho tiền hoặc nhân
viên thu, chi tiền mặt.
Điều 8. Bảng kê các loại
tiền thu (hoặc chi)
Mỗi chứng từ kế toán thu
(hoặc chi) tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá phải lập kèm theo một Bảng kê các
loại tiền thu (hoặc chi) hoặc một biên bản giao nhận. Bảng kê, biên bản giao nhận được bảo quản
theo quy định.
Điều 9. Kiểm đếm tiền mặt,
ngoại tệ, giấy tờ có giá
1. Khi thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy
tờ có giá phải được kiểm đếm chính xác.
2. Người nộp hoặc lĩnh tiền mặt, ngoại
tệ, giấy tờ có giá phải chứng kiến khi ngân hàng kiểm
đếm hoặc kiểm đếm lại trước khi rời khỏi quầy chi của ngân hàng.
Điều 10. Thu, chi tiền mặt
với khách hàng
1. Các khoản thu, chi tiền mặt của Sở
Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là Sở Giao dịch), Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt
là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài với khách hàng phải thực hiện kiểm đếm tờ hoặc miếng theo đúng quy trình
nghiệp vụ.
Trường hợp không thể kiểm
đếm tiền mặt thu của khách hàng xong trong ngày, tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng có thể thỏa
thuận áp dụng phương thức thu nhận tiền mặt theo túi niêm phong và tổ chức kiểm
đếm tờ (miếng) số
tiền mặt đã nhận theo túi niêm phong vào ngày làm việc tiếp
theo.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài hướng dẫn thực hiện về quy trình thu, chi tiền
mặt đối với khách hàng (kể
cả thu, chi tiền mặt trong giao dịch một cửa, ngân hàng
bán lẻ và các hoạt động có liên quan đến thu, chi tiền mặt khác).
3. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ
hướng dẫn quy trình thu, chi tiền mặt áp dụng đối với Ngân hàng Nhà
nước.
Điều 11. Giao nhận tiền mặt trong ngành Ngân hàng
1. Giao nhận tiền mặt theo bó tiền đủ 10
thếp, nguyên niêm phong hoặc túi tiền nguyên niêm phong kẹp chì trong các
trường hợp:
a) Giao nhận tiền mặt trong nội bộ Sở
Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với tiền đã qua lưu
thông (trừ trường hợp quy định tại điểm c Khoản 2 Điều
này);
b) Giao nhận tiền mặt theo lệnh điều
chuyển giữa kho tiền Trung ương với Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh và ngược lại; giữa các kho tiền Trung ương với nhau; giữa các Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh với nhau;
c) Giao nhận tiền mặt giữa Sở Giao dịch,
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài và ngược lại; giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố với nhau.
2. Giao nhận tiền mặt theo bao, hộp,
thùng nguyên niêm phong trong các trường hợp:
a) Giao nhận các loại
tiền mới in, đúc của cơ sở in, đúc tiền hoặc của Ngân hàng Nhà nước trong các
trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Các loại tiền được kiểm đếm, phân
loại, đóng gói bằng hệ thống máy đa chức năng xử lý kiểm đếm, phân loại, đóng
bó (túi) liên hoàn của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài thì được giao nhận như tiền mới in, đúc quy định tại Khoản này;
c) Xuất, nhập các loại tiền đã qua lưu
thông giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành của Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh khi được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định bằng
văn bản.
3. Tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định việc giao nhận tiền mặt trong hệ thống.
Điều 12. Kiểm đếm tiền mặt
giao nhận trong ngành Ngân hàng
1. Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh nhận tiền trong trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 11 tổ chức
kiểm đếm tờ (miếng) số tiền đã nhận phải thành lập Hội đồng
kiểm đếm theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Thông tư này. Thời hạn kiểm đếm là
30 ngày làm việc kể từ ngày nhận tiền. Đơn vị giao cử người chứng kiến; trường
hợp không cử người chứng kiến, đơn vị giao phải có thông báo bằng
văn bản cho đơn vị nhận.
Cục trưởng Cục Phát hành
và Kho quỹ xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian kiểm đếm tiền
mặt theo lệnh điều chuyển trong các trường hợp do nguyên nhân khách quan theo
đề nghị của Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Trường hợp Sở Giao dịch,
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nhận tiền không tổ chức kiểm đếm tờ (miếng) số
tiền đã nhận theo lệnh điều chuyển có thể giao bó (túi) tiền nguyên niêm phong
đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
trong cùng tỉnh, thành phố và phải cử người chứng kiến khi đơn vị nhận tổ
chức kiểm đếm tờ (miếng).
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài nhận tiền theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 11 tổ
chức kiểm đếm tờ (miếng) số tiền đã nhận phải thành lập Hội đồng kiểm đếm theo
quy định tại Khoản 3 Điều 62 Thông tư này. Thời hạn kiểm đếm là 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận tiền. Đơn vị giao cử người chứng kiến;
trường hợp không cử người chứng kiến, đơn vị giao phải có thông báo bằng văn
bản cho đơn vị nhận.
3. Người chứng kiến là người đại diện đơn
vị giao đến chứng kiến việc kiểm đếm của đơn vị nhận. Người chứng kiến phải trực tiếp
xem xét, chứng kiến việc kiểm đếm của Hội đồng kiểm đếm đơn vị nhận;
xác nhận sự sai sót của bó (túi) tiền, ký tên xác nhận vào
mặt sau của giấy niêm phong bó (túi) tiền đó.
Điều 13. Giao nhận ngoại
tệ, giấy tờ có giá
1. Các khoản thu, chi ngoại tệ giữa tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng; giữa các tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; giữa Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện kiểm
đếm tờ và theo đúng quy trình thu chi tiền mặt.
Tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài quy định việc giao nhận ngoại tệ trong hệ thống.
2. Giao nhận giấy tờ có giá
thực hiện như sau:
a) Giao nhận giữa tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và khách
hàng; giữa Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài; giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài phải kiểm đếm tờ và thực hiện theo quy trình thu chi tiền mặt.
b) Giao nhận giữa cơ sở in, đúc tiền với
kho tiền Trung ương, giữa kho tiền Trung ương và Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh, giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, giữa các kho tiền Trung
ương thực hiện như sau:
- Giấy tờ có giá mới in
giao nhận theo bao nguyên niêm phong kẹp chì như đối với tiền mặt hoặc bó
nguyên niêm phong (nếu không chẵn bao); giấy tờ có giá đã qua lưu thông thì
giao nhận theo bó đủ 10 thếp, nguyên niêm phong của Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh, trường hợp không đủ bó thì giao nhận theo tờ.
Sở Giao dịch, Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh nhận thành lập Hội đồng kiểm đếm tờ trước khi giao cho tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay khách hàng.
- Giấy tờ có giá hết thời hạn lưu hành: giao nhận theo bó
nguyên niêm phong của Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc giao nhận
theo tờ (trường hợp không đủ bó).
c) Giấy tờ có giá
do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước lưu ký
tại Ngân hàng Nhà nước để tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ, thực hiện
giao nhận theo bó đủ 10 thếp nguyên niêm phong, trường hợp không đủ bó thì giao
nhận theo tờ.
d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài quy định việc giao nhận giấy tờ có giá trong hệ thống.
Điều 14. Giao nhận tiền
mặt với Kho bạc Nhà nước, đơn vị
làm dịch vụ ngân quỹ của tổ chức tín dụng
1. Việc giao nhận tiền mặt giữa Sở Giao
dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài với Kho bạc Nhà nước và ngược lại thực hiện như việc
giao nhận tiền mặt giữa Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại Thông tư này.
2. Đơn vị làm dịch vụ ngân quỹ của tổ
chức tín dụng được nộp bó tiền đủ 10 thếp nguyên niêm phong cho Sở
Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán
của tổ chức tín dụng đó mở tại Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Việc
giao nhận, kiểm đếm các bó tiền trên trong ngành Ngân hàng, giữa Ngân
hàng Nhà nước với Kho bạc Nhà nước thực hiện theo quy định
tại Khoản 1 Điều 11 và Điều 12 Thông tư này.
Chương
3.
BẢO
QUẢN TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ
MỤC 1. SẮP XẾP, BẢO QUẢN
TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ TẠI QUẦY GIAO DỊCH VÀ TRONG KHO TIỀN
Điều 15. Sắp xếp, bảo quản
tài sản tại quầy giao dịch và trong kho tiền
1. Hết giờ làm việc hàng ngày, toàn bộ
tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải được bảo quản trong kho tiền.
Giám đốc Sở Giao dịch,
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quy định bằng văn bản việc bảo quản
an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa
(nếu có) tại đơn vị.
Tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài quy định bằng văn bản việc bảo quản an toàn tiền
mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa (nếu có) trong
hệ thống.
2. Các loại tài sản bảo quản trong kho
tiền phải được phân loại, kiểm đếm, đóng gói, niêm phong, được sắp
xếp gọn gàng, khoa học.
3. Trong kho tiền Ngân hàng Nhà nước,
tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải được đóng gói, niêm phong đúng quy định và được sắp xếp riêng ở từng khu vực hoặc riêng từng gian kho.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài có trách nhiệm ban hành quy định, hướng dẫn thực hiện việc bảo quản
an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong hệ thống
và có các biện pháp cần
thiết để tăng cường đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản.
Điều 16. Bảo quản tài sản
khi thực
hiện các dịch vụ ngân quỹ khác
Tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài quy định điều kiện, quy trình nhận, giao trả tài sản
cho khách hàng, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan (kế toán, ngân quỹ)
trong việc đảm bảo an toàn tài sản khi làm dịch vụ quản lý, bảo quản
tài sản, cho thuê tủ, két an toàn và các dịch vụ ngân quỹ khác; quy định việc
giao nhận và bảo quản giấy tờ có giá cầm cố các khoản vay hoặc các trường hợp
lưu ký giấy tờ có giá khác.
MỤC 2. QUẢN LÝ TIỀN MẶT,
TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ VÀ KHO TIỀN
Điều 17. Trách nhiệm của
Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho
quỹ, Giám đốc
1. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ,
Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ, Giám đốc Sở Giao dịch, Giám đốc
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là Giám đốc) chịu trách
nhiệm về công tác tổ chức quản lý, đảm bảo an toàn, bí mật tiền mặt, tài sản
quý, giấy tờ có giá và hoạt động của kho tiền tại đơn vị mình, có nhiệm vụ:
a) Trang bị những phương tiện, thiết bị
đảm bảo an toàn theo quy định;
b) Chỉ đạo áp dụng những biện pháp cần
thiết chống mất mát, nhầm lẫn, để phòng trộm cướp, cháy nổ,
lụt bão, ẩm mốc, mối mọt và các nguyên nhân khác, đảm bảo chất lượng tiền, tài
sản bảo quản trong kho tiền;
c) Quản lý và giữ chìa khóa một ổ khóa
lớp cánh ngoài cửa kho tiền;
d) Trực tiếp mở, khóa cửa để giám sát
việc xuất, nhập, bảo quản tài sản trong kho tiền.
2. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ,
Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như
Giám đốc quy định tại Điều 23, Điều 25, Điều 26, Điều 28, Điều 31, Điều 32, Điều
33, Điều 34, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 41, Điều 43, Điều 44, Điều
55, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 65, Điều 67 Thông tư này.
Điều 18. Trách nhiệm của
Trưởng phòng Kế toán
1. Trưởng phòng Kế toán tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc xuất,
nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền, có nhiệm vụ:
a) Tổ chức hạch toán tiền mặt, tài sản
quý, giấy tờ có giá theo chế độ kế toán - thống kê;
b) Quản lý và giữ chìa khóa một ổ khóa
lớp cánh ngoài cửa kho tiền, trực tiếp mở, khóa cửa kho tiền để
giám sát việc xuất, nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền;
c) Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế
toán và sổ quỹ đảm bảo sự khớp đúng;
d) Trực tiếp tham gia kiểm kê tài sản
định kỳ hoặc đột xuất đảm bảo sự khớp đúng giữa tồn quỹ thực tế với
sổ kế toán và sổ quỹ; ký xác nhận tồn quỹ thực tế trên sổ quỹ,
sổ theo dõi từng loại tài sản, sổ kiểm kê, thẻ kho.
đ) Hướng dẫn, kiểm tra
việc mở và ghi chép sổ sách của thủ quỹ, thủ kho tiền.
2. Trưởng phòng Kế toán Sở Giao dịch,
Trưởng phòng Kế
toán Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Trưởng phòng Kế toán -
Tài vụ Cục Phát hành và Kho quỹ, Trưởng phòng Kế toán - Tài vụ Chi cục Phát
hành và Kho quỹ chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc xuất, nhập và bảo quản
tài sản trong kho tiền và thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại điểm a, b, c, d
Khoản 1 Điều này.
Điều 19. Trách nhiệm của
Thủ kho tiền
1. Thủ kho tiền Sở Giao dịch, Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách
nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối các loại tài sản bảo quản trong kho tiền, có
nhiệm vụ:
a) Thực hiện việc xuất - nhập tiền mặt,
tài sản quý, giấy tờ có giá chính xác, kịp thời, đầy
đủ theo đúng lệnh của cấp có thẩm quyền, đúng chứng từ kế toán hợp
lệ, hợp pháp;
b) Mở sổ quỹ; sổ theo dõi từng loại tiền,
từng loại tài sản; thẻ kho; các sổ sách cần thiết
khác; ghi chép và bảo quản các sổ sách, giấy tờ đầy đủ, rõ
ràng, chính xác;
c) Tổ chức sắp xếp tiền mặt, tài sản quý,
giấy tờ có giá trong kho tiền gọn gàng khoa học, đảm bảo vệ sinh kho tiền; đề xuất
áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng tiền
mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá bảo quản trong kho tiền;
d) Quản lý, giữ chìa khóa một ổ khóa của
lớp cánh trong cửa kho tiền bảo quản tài sản được giao, các ổ khóa cửa gian kho
và các phương tiện bảo quản tài sản trong kho tiền (két, tủ sắt).
2. Thủ kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh bảo quản tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành; vàng, các loại kim khí quý,
đá quý và các tài sản khác.
3. Kho tiền Trung ương có một số thủ kho: thủ kho Quỹ dự
trữ phát hành, thủ kho tài sản quý, thủ kho giấy tờ có
giá. Từng thủ kho chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi được giao và thực hiện
nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Giúp thủ kho tiền trong việc kiểm đếm,
đóng gói, bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá có một số nhân
viên phụ kho.
Điều 20. Trách nhiệm của
Thủ quỹ
1. Thủ quỹ Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách
nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối các loại tiền mặt thuộc Quỹ nghiệp
vụ phát hành (đối với Ngân hàng Nhà nước), Quỹ tiền mặt (đối với tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), tài sản quý, giấy tờ có giá; thực hiện
thu chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá theo đúng chứng từ kế toán hợp lệ,
hợp pháp; quản lý, ghi chép sổ quỹ và các sổ sách cần
thiết khác đầy đủ, rõ ràng, chính xác.
2. Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh có thể bố trí một số tổ thu, tổ chi.
Mỗi tổ thu (hoặc tổ chi) do một thủ quỹ phụ trách và chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi
được giao. Trong trường hợp này, bố trí một thủ quỹ kiêm thủ
kho tiền bảo quản Quỹ nghiệp vụ phát hành.
3. Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh có kho tiền bảo quản riêng Quỹ nghiệp vụ phát hành, ngoại tệ, giấy tờ
có giá thì bố trí thủ quỹ kiêm thủ kho tiền bảo quản các tài sản được giao.
Trường hợp thủ quỹ kiêm
thủ kho tiền quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này thì được
hưởng các quyền lợi như thủ kho tiền.
Đối với Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh thành phố trực thuộc Trung ương được bố trí một thủ kho
tiền chuyên trách bảo quản Quỹ nghiệp vụ phát hành, ngoại tệ, giấy tờ có giá.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài có một hoặc một số thủ quỹ, giao dịch viên. Từng thủ quỹ, giao dịch
viên chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi được giao; trong đó, bố trí một thủ
quỹ kiêm thủ kho tiền hoặc một thủ kho tiền chuyên trách.
Điều 21. Trách nhiệm của
Trưởng kho tiền Trung ương, Trưởng phòng Ngân quỹ Sở Giao dịch, Trưởng phòng
Tiền tệ - Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
1. Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ quản lý
an toàn kho quỹ; tổ chức việc thu, chi (xuất, nhập), bảo quản, vận
chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo quy định.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc mở và ghi
chép sổ sách của thủ quỹ, thủ kho tiền.
3. Tham gia kiểm tra, kiểm kê, bàn giao
tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
Điều 22. Trách nhiệm của
kiểm ngân
1. Kiểm ngân có nhiệm vụ kiểm đếm, tuyển
chọn, đóng gói, bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
2. Kiểm ngân chịu trách nhiệm tài sản đối
với tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong phạm vi được giao kiểm đếm,
tuyển chọn, đóng gói.
Điều 23. Nhiệm vụ của nhân
viên an toàn kho tiền
1. Nhân viên an toàn kho tiền có nhiệm
vụ:
a) Kiểm tra tại chỗ các điều kiện đảm bảo
an toàn cho việc xuất, nhập tài sản trong kho tiền và khi tổ chức bốc xếp, vận
chuyển đi, đến theo lệnh của cấp có thẩm quyền; kiểm tra công tác an toàn kho
tiền trong giờ làm việc;
b) Kiểm soát và giám sát những người được
vào làm việc trong kho tiền; được quyền kiểm tra, soát xét những người vào, ra
kho tiền khi có nghi vấn;
c) Kiểm tra việc chấp hành quy định vào,
ra kho tiền;
d) Đề xuất và kiến nghị với Giám
đốc về các biện pháp tổ chức bảo vệ an toàn trong kho tiền.
2. Trường hợp không bố trí nhân viên an
toàn kho chuyên trách thì thủ kho tiền kiêm nhiệm.
Điều 24. Tiêu chuẩn chức
danh thủ kho tiền, thủ quỹ, kiểm ngân
Thủ kho tiền, thủ quỹ,
kiểm ngân của Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, kho tiền Trung ương
phải đủ tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Nhà nước và được quản lý theo
Quy chế cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước. Thủ kho tiền Trung ương
do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. Thủ kho tiền Sở Giao
dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh do Giám đốc quyết định.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài căn cứ tiêu chuẩn chức danh thủ kho tiền, thủ quỹ, kiểm
ngân của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật để quy định tiêu
chuẩn chức danh thủ kho tiền, thủ quỹ, kiểm ngân trong hệ thống.
Điều 25. Các trường hợp
không được bố trí làm cán bộ quản lý kho quỹ ngân hàng
1. Không bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ,
con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột (kể cả anh, chị, em ruột vợ hoặc chồng) của
Giám đốc, Phó Giám đốc làm thủ quỹ, thủ kho tiền.
2. Không bố trí những người có quan hệ là
vợ chồng, bố mẹ, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột cùng tham gia giữ chìa khóa
cửa kho tiền; cùng tham gia kiểm kê, kiểm đếm tiền mặt, tài sản quý,
giấy tờ có giá hoặc cùng công tác trên một xe hay một đoàn xe vận chuyển tiền
mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
Điều 26. Quy định ủy quyền
của các thành viên tham gia quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và
kho tiền
1. Quy định ủy quyền của Giám đốc:
a) Giám đốc được ủy quyền bằng văn bản
cho một Phó Giám đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ
có giá và kho tiền trong một thời gian nhất định. Trường hợp Phó
Giám đốc được ủy quyền vắng mặt thì Giám đốc được ủy quyền bằng văn bản cho Phó Giám đốc khác thực hiện nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tài sản quý,
giấy tờ có giá và kho tiền.
b) Người được ủy quyền chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về việc quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, kho tiền
theo quy định tại Thông tư này và theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối với kho tiền Trung ương:
a) Đối với kho tiền Trung ương tại Hà Nội
(Kho tiền I) tại 49 Lý Thái Tổ, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ được ủy
quyền bằng văn bản cho một Phó Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý tiền mặt,
tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền trong một thời gian nhất định. Trường
hợp Phó Cục trưởng được ủy quyền vắng mặt thì Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ được ủy quyền bằng văn bản
cho Phó Cục trưởng khác thực hiện nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy
tờ có giá và kho tiền.
b) Đối với Kho tiền I tại địa điểm Ao
Phèn, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ được ủy quyền bằng văn
bản cho một Phó Cục trưởng hoặc Trưởng kho tiền I thực hiện nhiệm vụ quản lý
tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền trong một thời gian nhất
định. Trường hợp người được ủy quyền vắng mặt thì Cục trưởng Cục Phát hành và
Kho quỹ được ủy quyền từng lần bằng văn bản cho Phó Cục trưởng khác hoặc một
Phó Trưởng kho tiền I.
c) Đối với kho tiền Trung ương tại thành
phố Hồ Chí Minh, Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ được ủy quyền bằng
văn bản cho một Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ thực hiện nhiệm
vụ quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền trong một
thời gian nhất định. Trường hợp Phó Chi cục trưởng được ủy quyền vắng
mặt thì Chi cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ được ủy quyền bằng văn bản cho
Phó Chi cục trưởng khác thực hiện nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy
tờ có giá và kho tiền.
d) Người được ủy quyền theo quy định tại
điểm a, b và c Khoản này chịu trách nhiệm trước người ủy quyền về
việc quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, kho tiền theo quy định tại
Thông tư này và theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Trưởng phòng Kế toán được ủy quyền
bằng văn bản cho Phó trưởng phòng thay mình quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy
tờ có giá và kho tiền trong một thời gian nhất định (văn bản ủy quyền phải được
Giám đốc chấp thuận). Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng
và Giám đốc về quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền theo
quy định tại Thông tư này và theo quy định của pháp luật.
4. Mỗi lần thủ kho tiền cần nghỉ làm việc
theo chế độ, đi công tác, đi họp, đi học phải có văn bản đề nghị
và được Giám đốc chấp thuận, Giám đốc có văn bản cử người thay thế và
tổ chức kiểm kê, bàn giao tài sản. Người thay thế chịu trách nhiệm đảm bảo bí
mật, an toàn tuyệt đối tài sản và hoạt động nghiệp vụ bình thường trong thời gian được giao
nhiệm vụ.
5. Khi hết thời hạn ủy quyền và bàn giao
lại tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, người được ủy quyền
phải báo cáo công việc đã làm về quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá,
kho tiền cho người ủy quyền. Người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho
người khác.
Người thay thế thủ kho
tiền thực hiện theo quy định tại Khoản này.
6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài quy định việc ủy
quyền của Giám đốc, Trưởng phòng Kế toán về
quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền trong trường hợp đặc
biệt không thể bố trí người được ủy quyền theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3
Điều này.
MỤC 3. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN
CHÌA KHÓA KHO TIỀN, KÉT SẮT
Điều 27. Chìa khóa kho tiền, két sắt
Mỗi
ổ khóa cửa kho tiền, cửa gian kho, két sắt phải có đủ và đúng hai chìa, một
chìa sử dụng hàng ngày và một chìa dự phòng. Chìa khóa của ổ khóa số là
một tổ hợp gồm mã số
và chìa khóa định vị (nếu có).
Điều 28. Bảo quản chìa
khóa cửa kho tiền
1. Từng thành viên giữ chìa khóa cửa kho
tiền phải bảo quản an toàn chìa khóa sử dụng hàng ngày trong két sắt riêng đặt
tại nơi làm việc trong trụ sở cơ quan.
2. Cửa kho tiền có khóa mã số, từng thành
viên quản lý ổ khóa số tự đặt mã số và ghi lại mã số chính
xác, dễ đọc lên giấy; phải ghi hai đến ba mã số để sử dụng hàng ngày và thay đổi
thường xuyên. Từng mã số được niêm phong trong một phong bì riêng, bảo quản tại
két sắt riêng cùng với chìa định vị đang dùng. Nếu
quên mã số
được phép mở niêm phong, sau đó tự niêm phong mới để bảo
quản. Trường hợp muốn sử dụng mã số
khác ngoài các mã số đã được niêm phong, phải có văn bản
báo cáo Giám đốc; khi được cho phép bằng văn bản phải làm thủ tục mở hộp chìa
khóa dự phòng, thay mã số khác và gửi chìa khóa dự phòng cửa kho tiền theo quy
định tại Điều 31 Thông tư này.
Điều 29. Bảo quản chìa
khóa gian kho, két sắt
1. Chìa khóa sử dụng hàng ngày của các
két sắt (nếu có) của gian kho nào thì được để trong
một hộp sắt nhỏ bảo quản ở một trong những két sắt đặt tại gian kho đó.
2. Chìa khóa sử dụng hàng ngày của gian
kho, két sắt bảo quản hộp chìa khóa quy định tại Khoản 1 Điều này, chìa khóa
đang dùng của két sắt bảo quản tài sản tại quầy giao dịch được
bảo quản như chìa khóa đang dùng của cửa kho tiền.
Điều 30. Bàn giao chìa
khóa cửa kho tiền
1. Mỗi lần bàn giao chìa khóa cửa kho
tiền, người giao và người nhận trực tiếp giao nhận chìa khóa và
ký nhận vào sổ bàn giao chìa khóa kho tiền. Đối với khóa mã số,
khi bàn giao chìa khóa cửa kho tiền, cả ba thành viên giữ chìa khóa cửa kho
tiền phải có mặt để mở cửa kho tiền. Người giao xóa mã số, giao chìa khóa định
vị; người nhận phải đổi mã số.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài quy định trong hệ thống việc bàn giao chìa khóa cửa kho
tiền trong trường hợp sử dụng các loại khóa mã số đặc biệt.
Điều 31. Niêm phong và gửi
chìa khóa dự phòng khóa cửa kho tiền
1. Việc niêm phong chìa khóa dự phòng cửa
kho tiền được các thành viên giữ chìa khóa và cán bộ kiểm soát
chứng kiến, lập biên bản, cùng ký tên trên niêm phong. Các mã số để sử
dụng hàng ngày và thay đổi thường xuyên quy định tại Khoản 2 Điều 28 Thông tư
này được từng thành viên ghi lại, niêm phong trong phong bì riêng cùng với chìa
định vị dự phòng, chính là chìa khóa dự phòng của cửa kho tiền có khóa mã số.
Hộp chìa khóa dự phòng được gửi vào kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, chi nhánh khác cùng hệ
thống tổ chức tín dụng hay Kho bạc Nhà nước ngay trong
ngày. Đơn vị nhận gửi có trách nhiệm bảo quản an toàn, nguyên vẹn niêm phong
hộp chìa khóa dự phòng trong kho tiền của mình.
2. Kho tiền Trung ương gửi chìa khóa dự
phòng của cửa kho tiền vào kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh gần nhất. Sở Giao
dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh gửi chìa khóa dự phòng vào kho tiền Trung
ương trên địa bàn - (nếu có) hay kho tiền Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố.
3. Hộp bảo quản chìa khóa dự phòng của
cửa kho tiền có 2 ổ khóa, Giám đốc và thủ kho tiền mỗi người
quản lý một ổ; chìa khóa hộp này được bảo quản như chìa
khóa đang dùng của cửa kho tiền.
Điều 32. Quản lý chìa khóa
dự phòng khóa cửa gian kho, két sắt
Chìa khóa dự phòng cửa
gian kho, két sắt được làm thủ tục niêm phong như đối
với chìa khóa dự phòng khóa cửa kho tiền và bảo quản tại két sắt của Giám đốc.
Điều 33. Mở hộp chìa khóa
dự phòng
1. Các trường hợp mở hộp chìa khóa dự
phòng:
a) Khi mất chìa khóa đang dùng hàng ngày
hoặc cần phải mở cửa kho trong trường hợp khẩn cấp quy định tại Điều 38 Thông
tư này;
b) Lưu giữ thêm các chìa khóa dự phòng
của các ổ khóa mới, thay mã số khác hoặc các trường hợp thay đổi
người quản lý, giữ chìa khóa;
c) Rút các chìa khóa dự phòng của các ổ
khóa đã được thay mới;
d) Kiểm tra, kiểm kê chìa khóa dự phòng
theo lệnh bằng văn bản của Giám đốc hoặc cấp có thẩm quyền.
2. Khi mở hộp chìa khóa dự phòng của khóa
cửa kho tiền phải có sự chứng kiến của Giám đốc, Trưởng phòng Kế toán,
thủ kho tiền, cán bộ kiểm soát; Giám đốc chỉ định 1 trong 3 thành viên giữ chìa
khóa kho tiền mở hộp chìa khóa dự phòng. Trường hợp khẩn
cấp phải mở hộp chìa khóa dự phòng mà người giữ chìa khóa vắng
mặt thì Giám đốc chỉ định người được ủy quyền của người đó chứng kiến việc mở hộp chìa
khóa dự phòng.
Mỗi lần mở hộp chìa khóa
dự phòng quy định tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều này phải có văn bản được Giám đốc
chấp thuận.
Điều 34. Sửa chữa thay thế
khóa cửa kho tiền
Nghiêm cấm làm thêm hoặc
sao chụp chìa khóa cửa kho tiền, két sắt. Trường hợp ổ khóa
hoặc chìa khóa cửa kho tiền bị hỏng, cần sửa chữa, thay thế
phải có văn bản được Giám đốc chấp nhận, Giám đốc chịu trách nhiệm
khi quyết định chọn đối tác (thợ) sửa chữa, thay thế khóa cửa kho tiền, két sắt.
Khi thực hiện thay thế, sửa chữa khóa cửa kho tiền phải có sự chứng kiến của
người giữ chìa khóa hoặc người được ủy quyền.
Điều 35. Trách nhiệm của
cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng chìa khóa kho tiền, két sắt
Bảo đảm an toàn bí mật
chìa khóa được giao, không làm thất lạc, mất mát, hư hỏng. Tuyệt đối
không cho người khác xem, cầm, cất giữ hộ.
Không mang chìa khóa ra
ngoài trụ sở cơ quan.
Điều 36. Trách nhiệm bảo
mật chìa khóa cửa kho tiền
Không để xảy ra tình trạng
lần lượt các chìa của các ổ khóa cửa kho tiền giao vào tay một người. Nếu xảy
ra tình trạng này, coi như tất cả các ổ khóa cửa kho tiền đã bị lộ bí mật, bị
mất chìa thì Giám đốc phải cho thay thế ổ khóa mới hoặc mã số mới
theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Thông tư này.
Điều 37. Xử lý khi làm
mất, lộ bí mật chìa khóa kho tiền, két sắt
1. Các chìa khóa cửa kho tiền, gian kho,
két sắt không bảo quản theo đúng quy định tại Thông tư này được coi là đã bị lộ
bí mật. Khi bị lộ bí mật chìa khóa phải thay thế ổ khóa mới hoặc mã số mới.
2. Trường hợp chìa khóa cửa kho tiền đang
dùng hàng ngày bị mất, người làm mất chìa khóa phải báo cáo
ngay với Giám đốc và báo cáo ngân hàng cấp trên theo hệ thống
dọc (nếu có) bằng văn bản, nêu rõ nguyên nhân, thời gian và địa điểm
mất chìa khóa. Đối với Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, nếu
chìa khóa cửa kho tiền bị mất thì Giám đốc còn phải báo ngay với cơ quan công
an cùng cấp; sau đó lập biên bản về việc mất chìa khóa và làm thủ tục xin lấy
hộp chìa khóa dự phòng để sử dụng. Việc thay khóa mới phải thực hiện kịp thời
trong thời gian không quá 36 giờ; trong thời gian này, phải tăng cường các biện
pháp bảo vệ bảo đảm tuyệt đối an toàn tài sản.
Người làm lộ, làm mất chìa
khóa phải kiểm điểm nghiêm túc và phải bồi thường chi phí thay ổ khóa mới; phải
chịu kỷ luật hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Xử lý cửa kho
tiền trong trường hợp khẩn cấp
Trường hợp khẩn cấp, nếu
thiếu một hay hai người giữ chìa khóa cửa kho tiền thì Giám đốc
cho phép sử dụng chìa khóa dự phòng hoặc Giám đốc quyết định cho phá kho để cứu
tài sản và báo cáo ngân hàng cấp trên theo hệ thống dọc (nếu
có) kịp thời.
MỤC 4. VÀO, RA KHO TIỀN
Điều 39. Đối tượng được
vào kho tiền
Khi thực hiện nhiệm vụ,
những đối tượng sau được phép vào kho tiền:
1. Thống đốc, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước kiểm tra các kho tiền trong ngành Ngân hàng.
2. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ
vào các kho tiền trong ngành Ngân hàng để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
3. Cán bộ được Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước cho phép bằng văn bản vào kiểm tra hoặc thanh tra kho tiền trong ngành
Ngân hàng.
4. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh,
cán bộ được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản cho phép kiểm tra kho
tiền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh,
thành phố.
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch
Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài kiểm tra kho tiền thuộc hệ thống.
6. Cán bộ được Chủ tịch Hội đồng quản
trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có văn bản cho phép kiểm tra kho
tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc hệ thống.
7. Giám đốc và các thành viên có trách
nhiệm giữ chìa khóa cửa kho tiền.
8. Cán bộ kiểm soát vào kho tiền để giám
sát việc xuất nhập tài sản; cán bộ kiểm tra kho tiền theo kế hoạch công tác đã
được Giám đốc duyệt.
9. Cán bộ, nhân viên được giao nhiệm vụ
tổ chức và bốc xếp, vận chuyển tài sản bảo quản trong kho tiền.
10. Các thành viên của Hội
đồng kiểm kê tài sản kho quy định kỳ, đột xuất.
11. Cán bộ giám sát và cán bộ
kỹ thuật, công nhân sửa chữa kho tiền; sửa chữa, lắp
đặt, bảo dưỡng các thiết bị, các ổ khóa trong kho tiền, có giấy đề nghị, được
Giám đốc chấp thuận cho phép vào kho tiền.
Điều 40. Các trường hợp
được vào kho tiền
1. Thực hiện lệnh, phiếu xuất, nhập tiền
mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
2. Nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có
giá vào bảo quản trong kho tiền hoặc xuất ra để sử dụng trong ngày.
3. Kiểm tra, kiểm kê tài sản trong kho
tiền theo định kỳ hoặc đột xuất.
4. Vệ sinh kho tiền, bốc xếp, đảo kho.
5. Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt trang
thiết bị trong kho tiền.
6. Cứu tài sản trong kho tiền trong các
trường hợp khẩn cấp.
7. Xuất, nhập tài sản tạm gửi kho Ngân
hàng Nhà nước; xuất nhập tài sản làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho
thuê tủ, két an toàn, dịch vụ ngân quỹ khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.
8. Các trường hợp khác theo quyết định
của cấp có thẩm quyền.
Điều 41. Quy định vào, ra
kho tiền
1. Khi vào, thủ kho tiền vào đầu tiên;
khi ra, thủ kho tiền ra cuối cùng. Việc mở và đóng các ô khóa cửa kho tiền theo
nguyên tắc từng người một và theo đúng thứ tự, khi mở cửa kho tiền: Giám đốc,
Trưởng phòng Kế toán, thủ kho tiền; ngược lại, khi đóng cửa kho tiền: thủ kho
tiền, Trưởng phòng Kế toán, Giám đốc. Mỗi
lần vào, ra kho tiền mọi người phải ký tên xác nhận trên sổ đăng ký vào kho
tiền.
2. Trước khi vào và sau khi ra khỏi kho
tiền, các thành viên vào kho tiền phải có mặt đầy đủ tại gian đệm để chứng kiến
các thành viên giữ chìa khóa kho tiền mở, đóng cửa kho tiền. Các thành viên giữ
chìa khóa kho tiền phải tự bảo vệ bí mật mã số, chìa khóa cửa kho
tiền khi mở, đóng cửa kho tiền.
Điều 42. Kiểm tra trước
khi vào, ra kho tiền
1. Trước khi mở khóa,
nhân viên an toàn kho, các thành viên giữ chìa khóa kho tiền phải quan sát kỹ tình
trạng bên ngoài ổ khóa và cửa kho tiền.
a) Nếu thấy có vết tích nghi vấn, phải
ghi đầy đủ nghi vấn trước khi mở khóa;
b) Nếu thấy vết tích đã có kẻ gian xâm
nhập kho tiền, phải giữ nguyên hiện trường và thông báo cho cơ quan công an đến
xem xét, lập biên bản; sau đó mới mở khóa vào kho tiền.
2. Trước khi ra khỏi kho tiền:
a) Kiểm tra các hiện vật cần mang ra
ngoài kho;
b) Kiểm tra lại các hệ thống thiết bị an
toàn;
c) Thủ kho tiền và nhân viên an toàn kho
phải kiểm tra lại lần cuối cùng trước khi đóng cửa kho tiền.
MỤC
5. CANH GÁC, BẢO VỆ KHO TIỀN, QUẦY GIAO DỊCH
Điều 43. Nội quy kho tiền,
quầy giao dịch tiền mặt
1. Những người có nhiệm vụ vào quầy giao
dịch tiền mặt hoặc kho tiền phải mặc bảo hộ lao động hoặc trang phục giao dịch
không có túi.
2. Người không có nhiệm vụ không được vào
trong quầy giao dịch hoặc kho tiền.
3. Quầy giao dịch, kho tiền phải có nội
quy do Giám đốc quy định.
Điều 44. Về làm việc ngoài giờ tại trụ sở kiêm kho tiền
Hết giờ làm việc, phải
khóa cửa quầy giao dịch và các cửa thuộc khu vực kho tiền; ngoài lực lượng bảo
vệ, nhân viên trực điều khiển thiết bị an toàn kho tiền đã được phân công (nếu
có), không ai được tự ý ở lại một mình tại nơi làm việc trong trụ sở kiêm kho
tiền. Nếu có yêu cầu làm việc ngoài giờ, ít nhất phải có 2 người, được Giám đốc
cho phép bằng văn bản và thông báo cho bộ phận bảo vệ biết.
Điều 45. Canh gác, bảo vệ
kho tiền
1. Kho tiền phải được canh gác, bảo vệ
thường xuyên đảm bảo an toàn 24 giờ/ngày. Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an liên
quan xây dựng phương án bảo vệ kho tiền.
2. Kho tiền Sở Giao dịch,
kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, kho tiền Trung ương có lực lượng
cảnh sát bảo vệ.
Điều 46. Trách nhiệm của bảo vệ
Những người có nhiệm vụ
bảo vệ kho tiền phải chịu trách nhiệm về an toàn kho tiền trong phạm vi được
phân công.
Chương 4.
VẬN
CHUYỂN TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Điều 47. Quy trình vận
chuyển
Quy trình vận chuyển tiền
mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá bắt đầu từ khi nhận, đóng gói niêm phong tài
sản; bốc xếp lên phương tiện vận chuyển; vận chuyển trên đường, đến
địa điểm nhận; giao hàng và kết thúc khi hoàn thành đầy đủ các thủ tục giao
nhận.
Điều 48. Trách nhiệm tổ
chức vận chuyển
1. Cục Phát hành và Kho quỹ có
nhiệm vụ tổ chức vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá
từ cơ sở in, đúc tiền, sân bay, bến cảng, nhà ga về kho tiền Trung ương; giữa
các kho tiền Trung ương; từ kho tiền Trung ương đến kho tiền Sở Giao dịch, các
kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại; giữa các kho tiền Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh.
Trường hợp cần thiết, Sở
Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cử người áp tải và giao tiền mặt, tài
sản quý, giấy tờ có giá tại kho tiền Trung ương hoặc nhận, áp tải tiền mặt, tài
sản quý, giấy tờ có giá từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khác.
Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh Bình Định có nhiệm vụ tổ chức vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy
tờ có giá giữa chi nhánh tỉnh Bình Định và kho tiền Trung ương, giữa các Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố miền Trung, Tây Nguyên với
nhau (theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ).
2. Ngân hàng Nhà nước vận chuyển
ngoại tệ ra nước ngoài phải có Lệnh của Thống đốc.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài quy định thủ tục và thẩm quyền cấp lệnh vận chuyển
ngoại tệ ra nước ngoài, lệnh điều chuyển tiền mặt giữa các chi nhánh và quy
định việc vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của hệ thống.
Điều 49. Giấy ủy quyền vận
chuyển
Khi giao nhận và vận
chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, người áp tải hàng phải có giấy ủy quyền của cấp có thẩm
quyền.
Đối với việc vận chuyển
ngoại tệ ra nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước, người áp tải phải có giấy ủy
quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Trước khi giao hàng cho
người nhận, người giao phải kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của giấy ủy quyền;
kiểm tra các yếu tố đảm bảo an toàn theo quy định mới cho phép vận chuyển hàng
ra khỏi trụ sở Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài.
Điều 50. Phương tiện vận chuyển
1. Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy
tờ có giá phải sử dụng xe chuyên dùng và các phương tiện kỹ thuật cần thiết.
2. Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy
tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước phải có xe hộ tống.
Trường hợp phải thuê
phương tiện khác như máy bay, tàu hỏa, tàu biển để vận chuyển
tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết
định.
3. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài sử dụng phương tiện khác để vận
chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài phải quy định bằng văn bản và hướng dẫn
quy trình vận chuyển, bảo vệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản.
4. Trường hợp Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh có nhu cầu giao, nhận trực tiếp tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ
có giá của Ngân hàng Nhà nước tại kho tiền Trung ương và có khả năng tự bố trí
phương tiện vận tải chở tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá (xe chuyên dùng),
phải được sự chấp thuận của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ.
Điều 51. Đảm bảo bí mật thông tin vận chuyển
1. Những người tổ chức và tham gia vận
chuyển tiền mặt, tài
sản quý, giấy tờ có giá phải tuyệt đối
giữ bí mật các thông tin về thời gian, hành trình, loại hàng, khối
lượng, giá trị, phương tiện vận chuyển, phương tiện bảo quản tài sản theo quy
định bảo vệ bí mật Nhà nước.
2. Người không có nhiệm vụ không được đi
cùng trên phương tiện vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
3. Các văn bản liên quan đến công tác vận
chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá sử dụng cụm từ “hàng đặc biệt”
thay cho cụm từ “tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá” để đảm
bảo bí mật thông tin vận chuyển.
Điều 52. Đảm bảo an toàn
trên đường vận chuyển
1. Tiền mặt, tài
sản quý, giấy tờ có giá khi vận chuyển phải được đóng gói, niêm phong và được
bảo quản an toàn.
2. Phải tổ chức vận chuyển vào ban ngày
(trừ trường hợp đặc biệt như vận chuyển bằng máy bay, tàu hỏa, tàu biển), hạn
chế giao nhận hàng vào ban đêm.
3. Vận chuyển đường dài, cần nghỉ dọc
đường tránh đỗ xe ở nơi đông người. Trường hợp nghỉ trên đường qua đêm, phải
đưa xe hàng vào trụ sở Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc đơn vị công an, quân đội để có
Điều kiện đảm bảo an toàn, phối hợp bố trí trực canh gác xe
hàng hoặc gửi hàng vào bảo quản trong kho tiền.
Điều 53. Phối hợp bảo vệ
trên tuyến đường vận chuyển
Sở Giao dịch, Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận được
thông báo xe vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của ngành Ngân
hàng gặp sự cố trên tuyến đường tại địa phương mình, phải chủ động liên lạc, phối hợp với cơ quan công an địa phương cùng lực lượng của xe vận chuyển có biện
pháp đảm bảo an toàn tài sản. Trường hợp cần thiết, phải đề nghị ủy ban nhân
dân địa phương phối hợp và xử lý kịp thời những sự cố xảy ra.
Điều 54. Tổ chức tiếp nhận
Khi tiền mặt, tài sản quý,
giấy tờ có giá vận chuyển đến nơi nhận, đơn vị nhận hàng phải huy động lực
lượng lao động trong đơn
vị tiếp nhận hàng nhanh nhất (kể cả ngoài giờ
làm việc hoặc ngày nghỉ) đưa hàng vào kho tiền bảo quản an toàn.
Điều 55. Lực lượng tham
gia vận chuyển và trách nhiệm của người
áp tải
1. Khi vận chuyển tiền mặt, tài sản quý,
giấy tờ có giá phải có đủ lực lượng Điều khiển phương tiện, áp tải, bảo vệ.
Trường hợp khối lượng, giá
trị tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá vận chuyển lớn phải tổ chức thành
đoàn xe, có một số người áp tải, thì Giám đốc chỉ định một cán bộ áp tải làm
trưởng đoàn.
Điều 56. Trách nhiệm bảo
vệ vận chuyển
1. Xe vận chuyển tiền mặt, tài sản quý,
giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước do cảnh sát có vũ trang bảo
vệ; tùy theo khối lượng, giá trị và tính chất của mỗi
chuyến hàng mà ngân hàng bàn bạc, thống nhất với đơn vị cảnh sát để quyết định số lượng
người đi bảo vệ. Trường hợp có một xe hàng thì ít nhất có hai cảnh sát bảo vệ.
Lực lượng bảo vệ hoặc cảnh
sát bảo vệ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá có trách nhiệm: có phương án
bảo vệ hàng, người và phương tiện từ khi bắt đầu nhận hàng đến khi
giao hàng xong và trở về trụ sở cơ quan an toàn; chấp hành đúng quy định trong
vận chuyển theo Thông tư này; xử lý các trường hợp cụ thể xảy
ra, không để
xe bị kiểm tra, khám xét dọc đường. Khi xảy ra sự cố mất
an toàn, phải trực tiếp chiến đấu và phân công các thành viên trong đoàn cùng
phối hợp bảo vệ người, tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và phương tiện.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài quy định trách nhiệm bảo vệ, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy
tờ có giá trong hệ thống.
Điều 57. Trách nhiệm của người điều khiển phương
tiện
Người điều khiển phương
tiện chịu trách nhiệm về kỹ thuật của phương tiện vận chuyển; chấp hành đúng
quy định vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo Thông tư này; chấp
hành luật giao thông; chủ động xin giấy ưu tiên hoặc mua vé qua
cầu, phà nhanh chóng.
Điều 58. Sổ sách theo dõi vận chuyển
Đơn vị tổ chức vận chuyển
tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải mở sổ theo dõi từng chuyến hàng, từ
bố trí nhân lực, phương tiện, lịch trình vận
chuyển.
Chương
5.
KIỂM
TRA, KIỂM KÊ, BÀN GIAO, XỬ LÝ THỪA THIẾU TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ
MỤC 1. KIỂM TRA, KIỂM KÊ, BÀN GIAO
TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Điều 59. Định kỳ kiểm tra,
kiểm kê
1. Kiểm tra toàn diện công tác
đảm bảo an toàn kho quỹ
và tổng kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá mỗi
năm 2 lần, thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 01 và ngày 01 tháng 7.
2. Kiểm kê Quỹ dự trữ phát hành và các
tài sản khác bảo quản trong kho tiền mỗi tháng 1 lần, thời điểm 0 giờ ngày 01
hàng tháng.
3. Kiểm kê tiền mặt thuộc Quỹ tiền mặt
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Quỹ nghiệp vụ phát hành
của Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, giấy tờ có giá, tài sản quý vào
cuối giờ làm việc hàng ngày.
4. Kiểm tra, kiểm kê đột xuất trong các
trường hợp:
a) Khi thay đổi các thành viên giữ chìa
khóa cửa kho tiền;
b) Khi thay đổi ổ khóa hoặc bị mất chìa
khóa cửa kho tiền;
c) Khi nghi có kẻ gian xâm nhập kho tiền,
quầy thu chi tiền mặt hoặc tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá vận chuyển
trên đường; phát hiện có nhầm lẫn về tài sản trong khi xuất nhập kho tiền và
thu chi tiền mặt;
d) Khi có lệnh hoặc văn bản kiểm
tra kho tiền của cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 39
Thông tư này;
đ) Kiểm tra việc kiểm đếm,
tuyển chọn tiền mặt.
5. Giám đốc có quyền tổ chức
kiểm kê, tổng kiểm kê đột xuất tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá bất kỳ lúc
nào.
Điều 60. Phương pháp kiểm kê
1. Kiểm kê hiện vật các loại tiền mặt,
tài sản quý, giấy tờ có giá để đảm bảo sự khớp đúng giữa tồn quỹ thực tế với số
dư trên sổ kế toán và sổ quỹ (hoặc sổ theo dõi xuất nhập tài sản).
2. Các thành viên tham gia kiểm kê phải
trực tiếp kiểm đếm từng bó, túi, bao, hộp, thùng tiền nguyên niêm phong đối với
tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá đã đóng gói theo quy định; xem
xét tình trạng nguyên niêm phong bó, túi, bao, hộp, thùng tiền hoặc tài sản
quý, giấy tờ có
giá. Trường hợp có nghi vấn, phải mở ra kiểm đếm hiện vật
bên trong hoặc kiểm đếm lại từng tờ (đối với tiền mặt). Phải ghi kết quả kiểm
kê (chi tiết các loại tài sản theo số lượng, giá trị) vào sổ
sách theo quy định. Đối chiếu tài sản thực tế đã kiểm kê (số lượng, giá trị)
với số dư trên sổ
sách của kế toán và thủ quỹ (hoặc thủ kho tiền); nếu có
chênh lệch (thừa hoặc thiếu) thì phải lập biên bản và xử lý theo quy định tại
Điều 64 Thông tư này.
Việc kiểm kê tồn quỹ cuối
ngày, đối với tiền chưa chẵn bó (túi) phải kiểm đếm tờ (miếng).
3.
Biên bản kiểm kê được thông qua công khai, các thành viên Hội đồng kiểm kê, thủ quỹ
(hoặc thủ kho tiền) phải ký tên xác nhận. Giám đốc,
Trưởng phòng Kế toán, thủ quỹ (hoặc thủ kho tiền) phải ký tên xác nhận số liệu
trên sổ quỹ hoặc sổ kiểm kê (nếu có).
Điều 61. Bàn giao tiền
mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá
Khi thay đổi một trong ba
thành viên giữ chìa khóa cửa kho tiền (Giám đốc, Trưởng phòng Kế
toán, thủ kho tiền) phải tiến hành bàn giao tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có
giá. Tùy theo yêu cầu công việc, thời gian nghỉ, Giám đốc có thể quyết
định bằng văn bản việc bàn giao từng phần hay toàn bộ tài sản.
Người nhận phải trực tiếp
xem xét, kiểm tra, kiểm đếm, không được ủy quyền cho người khác
làm thay.
Điều 62. Hội đồng kiểm kê,
Hội
đồng kiểm đếm, phân loại tiền
1. Khi thực hiện kiểm kê định kỳ theo quy
định tại Khoản 1, 2 Điều 59 Thông tư này và các trường hợp bàn giao
tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải có Quyết định của Giám đốc thành lập Hội
đồng kiểm kê.
2. Mỗi lần tổ chức kiểm đếm, phân loại
tiền, giấy tờ có giá đã nhận theo bao, thùng hay bó, túi, hộp nguyên niêm
phong, Giám đốc có Quyết định thành lập Hội đồng kiểm đếm, phân loại tiền.
3. Thành phần của Hội đồng kiểm kê hay
Hội đồng kiểm đếm, phân loại tiền bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc;
b) Các ủy viên: Trưởng các phòng hoặc bộ
phận Kế toán, Kho quỹ, Kiểm soát (hoặc cán bộ kiểm soát).
c) Một số cán bộ giúp việc do Chủ tịch
Hội đồng quyết định.
Hội đồng lập biên bản kiểm
đếm, phân loại tiền hay biên bản kiểm kê và xử lý thừa hoặc thiếu tiền mặt, tài
sản quý, giấy tờ có giá theo quy định hiện hành.
4. Trường hợp cần kiểm kê, kiểm tra đột
xuất phải thành lập Hội đồng kiểm kê, thành phần Hội đồng do cấp có thẩm quyền
quyết định kiểm kê, kiểm tra đột xuất quy định, nhưng không được ít hơn thành phần quy định
tại Khoản 3 Điều này.
5. Việc kiểm kê cuối ngày do Giám đốc,
Trưởng phòng Kế toán hoặc người được Giám đốc, Trưởng phòng Kế toán ủy
quyền theo Điều 26 Thông tư này thực hiện, Giám đốc có thể huy
động một số
cán bộ nhân viên giúp việc kiểm
kê cuối ngày. Việc giám sát kiểm kê cuối ngày thực hiện theo quy định
về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước (đối với việc kiểm kê của Ngân hàng
Nhà nước) hoặc theo quy định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài (đối với việc kiểm kê của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài quy định việc kiểm kê tiền mặt tại máy rút tiền, gửi tiền
tự động, tại các phòng nghiệp vụ có quỹ trong hệ thống.
Điều 63. Hội đồng kiểm kê,
Hội đồng kiểm đếm, phân loại tiền kho tiền Trung ương
1. Hội đồng kiểm kê Quỹ dự trữ phát hành,
tài sản quý, giấy tờ có giá tại kho tiền Trung ương định kỳ thời điểm 0 giờ
ngày 01 tháng 01 và ngày 01 tháng 7 do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập, gồm các thành viên sau:
a) Chủ tịch Hội đồng: Vụ trưởng Vụ Kiểm
toán nội bộ;
b) Các ủy viên: Vụ trưởng Vụ Tài chính -
Kế toán, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ.
2. Hội đồng kiểm kê Quỹ dự trữ phát hành,
tài sản quý, giấy tờ có
giá tại kho tiền Trung ương thời điểm 0 giờ ngày 01 hàng
tháng gồm các thành viên sau:
a) Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng Cục Phát
hành và Kho quỹ hoặc Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ;
b) Các ủy viên: Trưởng phòng Kế toán -
Tài vụ, Trưởng Kho tiền, cán bộ kiểm soát.
3. Hội đồng kiểm đếm, phân loại tiền tại
kho tiền Trung ương do Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ quyết
định thành lập, gồm các thành viên sau:
a) Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng Cục Phát
hành và Kho quỹ hoặc Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ;
b) Các ủy viên: Trưởng phòng Kế toán -
Tài vụ, Trưởng Kho tiền, Trưởng phòng Tiêu hủy tiền, cán bộ kiểm soát.
4. Hội đồng kiểm kê, Hội đồng kiểm đếm,
phân loại tiền kho tiền Trung ương được trưng tập một số cán bộ giúp việc do
Chủ tịch hội đồng quyết định.
Hội đồng lập biên bản kiểm
đếm, phân loại tiền hay biên bản kiểm kê và xử lý thừa hoặc thiếu tiền mặt, tài
sản quý, giấy tờ có giá theo quy định hiện hành.
MỤC 2. XỬ LÝ THỪA HOẶC
THIẾU TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Điều 64. Xử lý thừa hoặc thiếu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong
kiểm đếm, đóng gói
Trường hợp thiếu tiền mặt,
tài sản quý, giấy tờ có giá theo Biên bản của Hội đồng kiểm đếm, phân loại
tiền, Hội đồng kiểm kê theo quy định của Thông tư này, người có tên trên niêm phong bó, túi,
hộp, bao, thùng tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá phải bồi
thường 100% giá trị tài sản thiếu. Nếu tái phạm thì tùy mức độ phải chịu kỷ
luật theo quy định. Trường hợp nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo quy định
của pháp luật. Các trường hợp thừa tiền trong bó, túi,
hộp, bao, thùng tiền được ghi thu nghiệp vụ cho ngân hàng có tên trên niêm
phong.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài căn cứ vào Khoản 1 Điều này để quy định trong hệ thống
việc xử lý thừa hoặc thiếu tờ (miếng) trong các bó (túi) tiền đã giao nhận
trong ngành Ngân hàng theo bó đủ 10 thếp nguyên niêm phong hoặc túi tiền kim
loại nguyên niêm phong.
Điều 65. Xử lý các trường
hợp thừa hoặc thiếu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá bảo quản trong kho tiền, quầy giao dịch, trên đường vận chuyển
1. Các trường hợp phát hiện thừa hoặc
thiếu tiền mặt, tài
sản quý, giấy tờ có giá trong kho tiền, quầy
giao dịch, trong quá trình vận chuyển, Giám đốc phải quyết định
kiểm kê toàn bộ tài sản có liên quan. Giám đốc, Trưởng các phòng, ban hoặc bộ
phận Kế toán, Kiểm soát, Kho quỹ có liên quan phải trực tiếp xem xét, kiểm
tra, lập biên bản, ghi sổ sách và truy cứu trách nhiệm cá nhân của người được
giao nhiệm vụ bảo quản tài sản, trách nhiệm của những người có liên quan để kịp
thời thu hồi toàn bộ giá trị tài sản thiếu, mất.
2. Những vụ thiếu, mất tiền mặt, tài sản
quý, giấy tờ có giá có giá trị từ 50 (năm mươi) triệu đồng
trở lên hoặc các trường hợp thiếu, mất tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành,
phải điện báo cáo cấp trên theo hệ thống dọc (nếu có); tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh điện báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) trong
24 giờ.
3. Những vụ mất tiền có dấu hiệu do kẻ
gian đột nhập lấy cắp, cướp tài sản; do tham ô, lợi dụng (có yếu tố cấu thành
tội phạm), phải giữ nguyên hiện trường và báo cáo cơ quan công an.
Điều 66. Xử lý thiếu mất
tiền do sơ suất trong nghiệp vụ
1. Trường hợp do sơ suất trong giao nhận,
kiểm đếm, bảo quản dẫn đến thiếu, mất tiền mặt, tài sản
quý, giấy tờ có giá phải bồi thường toàn bộ thiệt hại và bị xử lý theo quy định
của pháp luật.
2. Đối với vụ việc thuộc Ngân hàng Nhà
nước, phải thành lập Hội đồng giải quyết việc bồi thường thiệt hại để xử lý
trách nhiệm vật chất.
Điều 67. Xử lý trường hợp
thiếu mất tiền do nguyên nhân chủ quan
1. Giám đốc và những người có trách nhiệm
quản lý, giám sát, bảo quản an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, nếu
không hoàn thành nhiệm vụ để xảy ra thiếu mất tiền trong kho quỹ hoặc để cán bộ
thuộc quyền quản lý tham ô, lợi dụng lấy cắp tài sản thì bị
xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật; có liên đới trách nhiệm vật chất đến vụ
mất tiền, mất tài sản thì phải bồi hoàn hoặc phải chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Đối với cán bộ, nhân viên làm công tác
kho quỹ, nếu tham ô, lợi dụng lấy cắp tiền mặt, tài sản quý,
giấy tờ có giá thì phải bồi thường 100% giá trị tài sản thiếu
và buộc thôi việc hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp
luật.
Chương 6.
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 68. Quyền lợi đối với
cán bộ kho quỹ
Những cán bộ, nhân viên
làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá
và chiến sĩ cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ có thành tích xuất
sắc, dũng cảm bảo vệ tài sản thì được khen thưởng.
Những cán bộ, nhân viên
làm công tác kho quỹ quy định ở Thông tư này được hưởng phụ cấp trách nhiệm;
phụ cấp độc hại, nặng nhọc; bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật; trang
bị phương tiện bảo vệ cá nhân và các quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước
và của ngành.
Điều 69. Báo cáo công tác
an toàn kho quỹ
Hàng năm, Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo công
tác an toàn kho quỹ theo các nội dung tại Thông tư này. Báo cáo của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi về Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh trên địa bàn và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp
trên (nếu có). Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài tổng hợp báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) trước ngày 15 tháng 01 năm
kế tiếp.
Điều 70. Trách nhiệm của
các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ có
trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ chịu
trách nhiệm hướng dẫn kiểm soát việc tổ chức thực hiện trong hệ thống Ngân hàng
Nhà nước.
3. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng có
trách nhiệm thanh tra việc tổ chức thực hiện Thông tư này của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 71. Trách nhiệm của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ các quy định tại Thông tư này để quy
định và hướng dẫn thực hiện trong hệ thống cho phù hợp với mô hình hoạt động,
cơ cấu tổ chức của đơn vị mình và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tiền, tài
sản; tổ chức công tác kiểm soát việc tổ chức thực hiện trong hệ thống.
Chương
7.
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 72. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày
20/02/2014.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực,
các văn bản sau hết hiệu lực thi hành:
a) Quyết định số 60/2006/QĐ-NHNN ngày
27/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế độ giao nhận, bảo
quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá;
b) Quyết định số 27/2007/QĐ-NHNN
ngày 21/6/2007 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Chế độ giao nhận,
bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá ban hành theo Quyết
định số 60/2006/QĐ-NHNN;
c) Thông tư số 21/2011/TT-NHNN ngày
30/8/2011 sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 3 Chế độ giao nhận, bảo
quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá ban hành
theo Quyết định số 60/2006/QĐ-NHNN.
Điều 73. Trách nhiệm tổ
chức thi hành
Chánh
Văn phòng, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Giám đốc Sở Giao dịch
Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc
(Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ
chức thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét