BỘ TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2021/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2021 |
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VIỆC LẬP, ĐIỀU CHỈNH QUY
HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Căn
cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn
cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn
cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch
ngày 15 tháng 6 năm 2018;
Căn
cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định
số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định
số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định
số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo
đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Vụ trưởng Vụ Khoa học và
Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật việc
lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định kỹ thuật việc
lập, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia; lập, điều chỉnh kế hoạch sử dụng
đất cấp tỉnh (gồm: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); lập, điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện (gồm: huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương).
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan
quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường, các tổ chức,
cá nhân có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
1. Đất
phát triển hạ tầng cấp quốc gia gồm: đất giao thông, đất xây dựng cơ
sở văn hóa, đất xây dựng cơ sở y tế, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo,
đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao, đất công trình năng lượng, đất công trình
bưu chính, viễn thông, đất xây dựng kho dự trữ quốc gia, đất có di tích lịch sử
- văn hóa, đất bãi thải, xử lý chất thải do Trung ương quản lý.
2. Đất
phát triển hạ tầng cấp tỉnh gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, đất xây
dựng cơ sở y tế, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo, đất xây dựng cơ sở thể
dục thể thao, đất giao thông, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, đất công
trình bưu chính viễn thông, đất có di tích lịch sử - văn hóa, đất bãi thải, xử
lý chất thải, đất cơ sở tôn giáo, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
nhà hỏa táng do cấp tỉnh quản lý.
3. Đất
phát triển hạ tầng cấp huyện, cấp xã gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa,
đất xây dựng cơ sở y tế, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo, đất xây dựng
cơ sở thể dục thể thao, đất cơ sở khoa học và công nghệ, đất cơ sở dịch vụ xã
hội, đất giao thông, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, đất công trình
bưu chính, viễn thông, đất có di tích lịch sử - văn hóa, đất bãi thải, xử lý
chất thải, đất cơ sở tôn giáo, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà
hỏa táng và đất chợ do cấp huyện, cấp xã quản lý.
4. Đất xây
dựng kho dự trữ quốc gia là đất xây dựng kho chứa các vật tư, thiết
bị, hàng hóa nằm trong danh mục hàng dự trữ quốc gia do Nhà nước quản lý, nắm
giữ để sử dụng vào mục tiêu dự trữ quốc gia.
5. Khu
chức năng sử dụng đất là khu vực đất có một hoặc nhiều loại đất được
khoanh định theo không gian sử dụng để ưu tiên sử dụng vào một hoặc một số mục
đích chủ yếu được xác định trong quy hoạch đảm bảo phát triển đồng bộ, hiệu
quả, bền vững.
6. Chỉ
tiêu được phân bổ là chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ từ kế hoạch sử
dụng đất quốc gia đến kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; từ kế hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
7. Chỉ
tiêu được xác định là chỉ tiêu sử dụng đất mà quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của từng cấp phải xác định.
8. Chỉ
tiêu được xác định bổ sung là chỉ tiêu sử dụng đất được cấp trên trực
tiếp phân bổ mà địa phương được xác định thêm.
Điều 3. Hệ
thống chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Chỉ tiêu sử dụng đất, mã ký hiệu trong
kế hoạch sử dụng đất quốc gia:
STT |
Chỉ tiêu sử dụng đất |
Mã |
I |
Loại đất |
|
1 |
Đất nông nghiệp |
NNP |
|
Trong đó: |
|
1.1 |
Đất
trồng lúa |
LUA |
|
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước |
LUC |
1.2 |
Đất
rừng phòng hộ |
RPH |
1.3 |
Đất
rừng đặc dụng |
RDD |
1.4 |
Đất
rừng sản xuất |
RSX |
|
Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng
tự nhiên |
RSN |
2 |
Đất phi nông nghiệp |
PNN |
|
Trong đó: |
|
2.1 |
Đất
quốc phòng |
CQP |
2.2 |
Đất
an ninh |
CAN |
2.3 |
Đất
khu công nghiệp |
SKK |
2.4 |
Đất
phát triển hạ tầng cấp quốc gia |
DHT |
|
Trong đó: |
|
- |
Đất
giao thông |
DGT |
- |
Đất
xây dựng cơ sở văn hóa |
DVH |
- |
Đất
xây dựng cơ sở y tế |
DYT |
- |
Đất
xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo |
DGD |
- |
Đất
xây dựng cơ sở thể dục thể thao |
DTT |
- |
Đất
công trình năng lượng |
DNL |
- |
Đất
công trình bưu chính, viễn thông |
DBV |
- |
Đất
xây dựng kho dự trữ quốc gia |
DKG |
- |
Đất
có di tích lịch sử - văn hóa |
DDT |
- |
Đất
bãi thải, xử lý chất thải |
DRA |
3 |
Đất chưa sử dụng |
CSD |
II |
Khu chức năng* |
|
1 |
Đất
khu công nghệ cao |
KCN |
2 |
Đất
khu kinh tế |
KKT |
3 |
Đất
đô thị |
KDT |
Ghi
chú: * Khu chức năng không tổng hợp khi
tính tổng diện tích tự nhiên.
2. Chỉ tiêu sử dụng đất, mã ký hiệu trong
kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh:
STT |
Chỉ tiêu sử dụng đất |
Mã |
Chỉ tiêu được phân bổ |
Chỉ tiêu được xác định |
Chỉ tiêu được xác định bổ sung |
I |
Loại đất |
|
|
|
|
1 |
Đất nông nghiệp |
NNP |
x |
0 |
x |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
1.1 |
Đất
trồng lúa |
LUA |
x |
0 |
x |
|
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước |
LUC |
x |
0 |
x |
1.2 |
Đất
trồng cây lâu năm |
CLN |
0 |
x |
0 |
1.3 |
Đất
rừng phòng hộ |
RPH |
x |
0 |
x |
1.4 |
Đất
rừng đặc dụng |
RDD |
x |
0 |
x |
1.5 |
Đất
rừng sản xuất |
RSX |
x |
0 |
x |
|
Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng
tự nhiên |
RSN |
x |
0 |
x |
2 |
Đất phi nông nghiệp |
PNN |
x |
0 |
0 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
2.1 |
Đất
quốc phòng |
CQP |
x |
0 |
0 |
2.2 |
Đất
an ninh |
CAN |
x |
0 |
0 |
2.3 |
Đất
khu công nghiệp |
SKK |
x |
0 |
0 |
2.4 |
Đất
cụm công nghiệp |
SKN |
0 |
x |
0 |
2.5 |
Đất
thương mại, dịch vụ |
TMD |
0 |
x |
0 |
2.6 |
Đất
cơ sở sản xuất phi nông nghiệp |
SKC |
0 |
x |
0 |
2.7 |
Đất
sử dụng cho hoạt động khoáng sản |
SKS |
0 |
x |
0 |
2.8 |
Đất
phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh |
DHT |
x |
x |
0 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
- |
Đất
giao thông |
DGT |
x |
x |
0 |
- |
Đất
thủy lợi |
DTL |
0 |
x |
0 |
- |
Đất
xây dựng cơ sở văn hóa |
DVH |
x |
x |
0 |
- |
Đất
xây dựng cơ sở y tế |
DYT |
x |
x |
0 |
- |
Đất
xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo |
DGD |
x |
x |
0 |
- |
Đất
xây dựng cơ sở thể dục thể thao |
DTT |
x |
x |
0 |
- |
Đất
công trình năng lượng |
DNL |
x |
x |
0 |
- |
Đất
công trình bưu chính, viễn thông |
DBV |
x |
x |
0 |
- |
Đất
xây dựng kho dự trữ quốc gia |
DKG |
x |
0 |
0 |
- |
Đất
cơ sở tôn giáo |
TON |
0 |
x |
0 |
- |
Đất
làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng |
NTD |
0 |
x |
0 |
- |
Đất
có di tích lịch sử - văn hóa |
DDT |
x |
x |
0 |
- |
Đất
bãi thải, xử lý chất thải |
DRA |
x |
x |
0 |
2.9 |
Đất
danh lam thắng cảnh |
DDL |
0 |
x |
0 |
2.10 |
Đất
ở tại nông thôn |
ONT |
0 |
x |
0 |
2.11 |
Đất
ở tại đô thị |
ODT |
0 |
x |
0 |
2.12 |
Đất
xây dựng trụ sở cơ quan |
TSC |
0 |
x |
0 |
2.13 |
Đất
xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp |
DTS |
0 |
x |
0 |
2.14 |
Đất
xây dựng cơ sở ngoại giao |
DNG |
0 |
x |
0 |
3 |
Đất chưa sử dụng |
CSD |
x |
0 |
0 |
II |
Khu chức năng* |
|
|
|
|
1 |
Đất
khu công nghệ cao |
KCN |
x |
0 |
0 |
2 |
Đất
khu kinh tế |
KKT |
x |
0 |
0 |
3 |
Đất
đô thị |
KDT |
x |
0 |
0 |
4 |
Khu
sản xuất nông nghiệp |
KNN |
0 |
x |
0 |
5 |
Khu
lâm nghiệp |
KLN |
0 |
x |
0 |
6 |
Khu
du lịch |
KDL |
0 |
x |
0 |
7 |
Khu
bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học |
KBT |
0 |
x |
0 |
8 |
Khu
phát triển công nghiệp |
KPC |
0 |
x |
0 |
9 |
Khu
đô thị |
DTC |
0 |
x |
0 |
10 |
Khu
thương mại, dịch vụ |
KTM |
0 |
x |
0 |
11 |
Khu
dân cư nông thôn |
DNT |
0 |
x |
0 |
Ghi
chú: x: được phân bổ, được xác định, được xác
định bổ sung.
0: không được phân bổ, không được xác
định, không được xác định bổ sung.
*: Khu chức năng không tổng hợp khi tính
tổng diện tích tự nhiên.
3. Chỉ tiêu sử dụng đất, mã ký hiệu trong
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện:
STT |
Chỉ tiêu sử dụng đất |
Mã |
Chỉ tiêu được phân bổ |
Chỉ tiêu được xác định |
Chỉ tiêu được xác định bổ sung |
I |
Loại đất |
|
|
|
|
1 |
Đất nông nghiệp |
NNP |
x |
0 |
x |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
1.1 |
Đất
trồng lúa |
LUA |
x |
0 |
x |
|
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước |
LUC |
x |
0 |
x |
1.2 |
Đất
trồng cây hàng năm khác |
HNK |
0 |
x |
0 |
1.3 |
Đất
trồng cây lâu năm |
CLN |
x |
0 |
x |
1.4 |
Đất
rừng phòng hộ |
RPH |
x |
0 |
x |
1.5 |
Đất
rừng đặc dụng |
RDD |
x |
0 |
x |
1.6 |
Đất
rừng sản xuất |
RSX |
x |
0 |
x |
|
Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng
tự nhiên |
RSN |
x |
0 |
0 |
1.7 |
Đất
nuôi trồng thủy sản |
NTS |
0 |
x |
0 |
1.8 |
Đất
làm muối |
LMU |
0 |
x |
0 |
1.9 |
Đất
nông nghiệp khác |
NKH |
0 |
x |
0 |
2 |
Đất phi nông nghiệp |
PNN |
x |
0 |
0 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
2.1 |
Đất
quốc phòng |
CQP |
x |
0 |
0 |
2.2 |
Đất
an ninh |
CAN |
x |
0 |
0 |
2.3 |
Đất
khu công nghiệp |
SKK |
x |
0 |
0 |
2.4 |
Đất
cụm công nghiệp |
SKN |
x |
0 |
0 |
2.5 |
Đất
thương mại, dịch vụ |
TMD |
x |
0 |
x |
2.6 |
Đất
cơ sở sản xuất phi nông nghiệp |
SKC |
x |
0 |
x |
2.7 |
Đất
sử dụng cho hoạt động khoáng sản |
SKS |
x |
0 |
x |
2.8 |
Đất
sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm |
SKX |
0 |
x |
0 |
2.9 |
Đất
phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã |
DHT |
x |
x |
0 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
- |
Đất
giao thông |
DGT |
x |
x |
0 |
- |
Đất
thủy lợi |
DTL |
x |
x |
0 |
- |
Đất
xây dựng cơ sở văn hóa |
DVH |
x |
x |
0 |
- |
Đất
xây dựng cơ sở y tế |
DYT |
x |
x |
0 |
- |
Đất
xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo |
DGD |
x |
x |
0 |
- |
Đất
xây dựng cơ sở thể dục thể thao |
DTT |
x |
x |
0 |
- |
Đất
công trình năng lượng |
DNL |
x |
x |
0 |
- |
Đất
công trình bưu chính, viễn thông |
DBV |
x |
x |
0 |
- |
Đất
xây dựng kho dự trữ quốc gia |
DKG |
x |
0 |
0 |
- |
Đất
có di tích lịch sử - văn hóa |
DDT |
x |
0 |
0 |
- |
Đất
bãi thải, xử lý chất thải |
DRA |
x |
0 |
x |
- |
Đất
cơ sở tôn giáo |
TON |
x |
0 |
0 |
- |
Đất
làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng |
NTD |
x |
0 |
x |
- |
Đất
xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ |
DKH |
0 |
x |
0 |
- |
Đất
xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội |
DXH |
0 |
x |
0 |
2.10 |
Đất
danh lam thắng cảnh |
DDL |
x |
0 |
x |
2.11 |
Đất
sinh hoạt cộng đồng |
DSH |
0 |
x |
0 |
2.12 |
Đất
khu vui chơi, giải trí công cộng |
DKV |
0 |
x |
0 |
2.13 |
Đất
ở tại nông thôn |
ONT |
x |
0 |
x |
2.14 |
Đất
ở tại đô thị |
ODT |
x |
0 |
0 |
2.15 |
Đất
xây dựng trụ sở cơ quan |
TSC |
x |
0 |
x |
2.16 |
Đất
xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp |
DTS |
x |
0 |
x |
2.17 |
Đất
xây dựng cơ sở ngoại giao |
DNG |
x |
0 |
0 |
2.18 |
Đất
tín ngưỡng |
TIN |
0 |
x |
0 |
2.19 |
Đất
sông, ngòi, kênh, rạch, suối |
SON |
0 |
x |
0 |
2.20 |
Đất
có mặt nước chuyên dùng |
MNC |
0 |
x |
0 |
2.21 |
Đất
phi nông nghiệp khác |
PNK |
0 |
x |
0 |
3 |
Đất chưa sử dụng |
CSD |
x |
0 |
0 |
II |
Khu chức năng* |
|
|
|
|
1 |
Đất
khu công nghệ cao |
KCN |
x |
0 |
0 |
2 |
Đất
khu kinh tế |
KKT |
x |
0 |
0 |
3 |
Đất
đô thị |
KDT |
x |
0 |
0 |
4 |
Khu
sản xuất nông nghiệp (khu vực chuyên trồng lúa nước, khu vực chuyên trồng cây
công nghiệp lâu năm) |
KNN |
x |
x |
0 |
5 |
Khu
lâm nghiệp (khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) |
KLN |
x |
x |
0 |
6 |
Khu
du lịch |
KDL |
x |
0 |
0 |
7 |
Khu
bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học |
KBT |
x |
0 |
0 |
8 |
Khu
phát triển công nghiệp (khu công nghiệp, cụm công nghiệp) |
KPC |
x |
0 |
0 |
9 |
Khu
đô thị (trong đó có khu đô thị mới) |
DTC |
x |
0 |
0 |
10 |
Khu
thương mại, dịch vụ |
KTM |
x |
x |
0 |
11 |
Khu
đô thị - thương mại - dịch vụ |
KDV |
0 |
x |
0 |
12 |
Khu
dân cư nông thôn |
DNT |
x |
x |
0 |
13 |
Khu
ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn |
KON |
0 |
x |
0 |
Ghi
chú: x: được phân bổ, được xác định, được xác
định bổ sung.
0: không được phân bổ, không được xác
định, không được xác định bổ sung.
*: Khu chức năng không tổng hợp khi tính
tổng diện tích tự nhiên.
Điều 4. Quy
định về mẫu hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Mẫu hồ sơ kế hoạch sử dụng đất quốc gia
và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia, gồm:
a) Biểu kế hoạch sử dụng đất quốc gia theo
mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tờ trình, báo cáo thuyết minh tổng hợp
theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 và Phụ lục số 05 ban hành kèm theo
Thông tư này;
c) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ
kế hoạch sử dụng đất, bản đồ điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất và các bản đồ
chuyên đề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mẫu hồ sơ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, gồm:
a) Biểu kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và
điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban
hành kèm theo Thông tư này;
b) Tờ trình, báo cáo thuyết minh tổng hợp
theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 và Phụ lục số 05 ban hành kèm theo
Thông tư này;
c) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ
kế hoạch sử dụng đất, bản đồ điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất và các bản đồ
chuyên đề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Mẫu hồ sơ quy hoạch sử dụng đất và kế
hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện, gồm:
a) Biểu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban
hành kèm theo Thông tư này;
b) Tờ trình, báo cáo thuyết minh tổng hợp
(kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện về việc thông qua quy
hoạch sử dụng đất) theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 và Phụ lục số 05 ban
hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bản đồ
quy hoạch sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện; bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử
dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các bản đồ
chuyên đề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Mẫu hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm
cấp huyện, gồm:
a) Biểu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp
huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tờ trình, báo cáo thuyết minh tổng hợp
theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 và Phụ lục số 05 ban hành kèm theo
Thông tư này;
c) Bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm
cấp huyện và các bản đồ chuyên đề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08 ban
hành kèm theo Thông tư này.
5. Mẫu quyết định phê duyệt quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo mẫu quy
định tại Phụ
lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này;
6. Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo
Thông tư này.
1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ
việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (sau đây gọi là bản đồ
hiện trạng sử dụng đất) thể hiện các loại đất tương ứng với từng cấp hành chính
theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này và được xây dựng theo quy định sau:
a) Trường hợp lập quy hoạch sử dụng đất và
kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cùng với lập kế
hoạch sử dụng đất kỳ cuối hoặc lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối mà không phải
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thì sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất được
lập từ kết quả kiểm kê đất đai;
b) Trường hợp điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất mà thời điểm điều chỉnh không trùng với thời điểm kiểm kê đất
đai thì được xây dựng trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được lập từ
kết quả kiểm kê đất đai và kết quả điều tra bổ sung tại thời điểm điều chỉnh.
2. Ký hiệu và phân lớp các yếu tố nội
dung, bố cục bản đồ, xác nhận và ký duyệt thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử
dụng đất, bản đồ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được
thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo
Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày
14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về
thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (sau đây
gọi là Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT) và Phụ lục số 08 ban hành kèm theo
Thông tư này.
QUY ĐỊNH KỸ
THUẬT LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC GIA
Mục 1. QUY
ĐỊNH KỸ THUẬT LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU QUỐC GIA
Điều 6: Quy
trình lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia
Việc lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc
gia với trường hợp lập đồng thời với quy hoạch sử dụng đất quốc gia được thực
hiện theo trình tự sau:
1. Điều tra, thu thập bổ sung thông tin,
tài liệu và khảo sát thực địa về kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia.
2. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện
kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước.
3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
quốc gia.
4. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp
và các tài liệu có liên quan.
1. Điều tra, thu thập bổ sung các thông
tin, tài liệu:
a) Điều tra, thu thập các thông tin, tài
liệu liên quan đến tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng
đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước;
b) Điều tra, thu thập các thông tin, tài
liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án sử dụng đất do các ngành, lĩnh vực
xác định và đề xuất;
c) Điều tra, thu thập các thông tin, tài
liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp xác định:
d) Phân loại và đánh giá các thông tin,
tài liệu thu thập dược.
2. Điều tra, khảo sát thực địa bổ sung:
a) Xác định những nội dung cần điều tra
khảo sát thực địa; xây dựng kế hoạch khảo sát thực địa;
b) Điều tra, khảo sát thực địa;
c) Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu
trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa.
3. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài
liệu.
4. Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập
các thông tin, tài liệu.
5. Hội thảo thống nhất kết quả điều tra,
thông tin, tài liệu thu thập.
6. Đánh giá, nghiệm thu.
Điều 8. Phân
tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước
1. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện
các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước.
a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế
hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước;
b) Phân tích, đánh giá những mặt được,
những tồn tại và nguyên nhân;
c) Bài học kinh nghiệm.
2. Phân tích, đánh giá kết quả chuyển
mục đích sử dụng đất.
3. Đánh giá những mặt được, tồn tại
và nguyên nhân trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ
trước.
4. Xây dựng báo cáo chuyên đề (gồm:
chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng,
đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu
kinh tế; đất đô thị; đất giao thông); bản đồ kết quả rà soát kế
hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước.
5. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên
đề, ban đồ sau hội thảo.
6. Đánh giá, nghiệm thu.
Điều 9. Xây
dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia
1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội có liên quan đến kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc
gia.
2. Xác định diện tích các loại đất trong
quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo từng thời kỳ kế hoạch sử dụng đất 05
năm.
3. Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cho từng
vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính cấp tỉnh.
4. Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất nêu
tại khoản 3 Điều này đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính
cấp tỉnh.
5. Xác định điện tích các loại đất cần
chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, c, d và e khoản 1 Điều 57 của
Luật Đất đai trong kỳ kế hoạch đến từng vùng kinh tế - xã hội và
từng đơn vị hành chính cấp tỉnh.
6. Xác định diện tích đất chưa sử dụng
đưa vào sử dụng trong kỳ kế hoạch đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn
vị hành chính cấp tỉnh,
7. Xác định quy mô, địa điểm công trình,
dự án sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và khoản 1, khoản 2 Điều 62 của
Luật Đất đai để thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
quốc gia.
8. Dự kiến các nguồn thu, chi từ đất theo
kế hoạch sử dụng đất.
9. Xây dựng các giải pháp thực hiện kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia:
a) Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo
vệ môi trường;
b) Giải pháp về nguồn lực thực hiện kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia;
c) Giải pháp tổ chức thực hiện và giám
sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia:
d) Các giải pháp khác.
10. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ
đầu quốc gia và bản đồ kế hoạch sử dụng đất theo các chuyên đề (gồm: bản
đồ chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao,
đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông).
11. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu
phân tích, sơ đồ, biểu đồ.
12. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm:
chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản
xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị;
đất giao thông).
13. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản
đồ sau hội thảo.
14. Đánh giá, nghiệm thu.
Điều 10. Xây
dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan
1. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp.
2. Hoàn thiện hệ thống bảng, biểu số
liệu, sơ đồ, biểu đồ.
3. Hoàn thiện bản đồ kế hoạch sử dụng đất
kỳ đầu quốc gia.
4. Hội thao.
5. Hoàn thiện báo cáo thuyết minh tổng
hợp; hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ; bản đồ kế hoạch sử dụng
đất kỳ đầu quốc gia sau hội thảo.
6. Dự thảo các văn bản trình duyệt kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia.
7. Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ
trình duyệt kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia.
8. Báo cáo Chính phủ kế hoạch sử dụng đất
kỳ đầu quốc gia: chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu sau báo cáo.
9. Đánh giá, nghiệm thu.
Mục 2. QUY
ĐỊNH KỸ THUẬT LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI QUỐC GIA
Điều 11. Quy
trình lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia
Việc lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
quốc gia được thực hiện theo các bước:
1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu
và khảo sát thực địa về kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia.
2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất.
3. Phân tích, đánh giá tình hình quản
lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử
dụng đất quốc gia kỳ trước.
4. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối quốc gia.
5. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp
và các tài liệu có liên quan.
1. Điều tra, thu thập các thông tin, tài
liệu:
a) Điều tra, thu thập các thông tin, tài
liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tác
động đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử
dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước;
b) Điều tra, thu thập các thông tin, tài
liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án sử dụng đất do các ngành, lĩnh vực
xác định và đề xuất;
c) Điều tra, thu thập các thông tin, tài
liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp xác định;
d) Phân loại và đánh giá các thông tin,
tài liệu thu thập được.
2. Điều tra, khảo sát thực địa:
a) Xác định những nội dung cần điều tra
khảo sát thực địa; xây dựng kế hoạch khảo sát thực địa;
b) Điều tra, khảo sát thực địa;
c) Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu
trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa.
3. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài
liệu.
4. Lập báo cáo kết quả điều tra, thu
thập các thông tin, tài liệu.
5. Hội thảo thống nhất kết quả điều tra,
thông tin, tài liệu thu thập.
6. Đánh giá, nghiệm thu.
1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên,
các nguồn tài nguyên và môi trường:
a) Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên;
b) Phân tích đặc điểm các nguồn tài
nguyên;
c) Phân tích hiện trạng môi trường;
d) Đánh giá chung.
2. Phân tích, đánh giá thực trạng phát
triển kinh tế - xã hội:
a) Phân tích khái quát thực trạng phát
triển kinh tế - xã hội;
b) Phân tích thực trạng phát triển các
ngành, lĩnh vực:
c) Phân tích tình hình dân số, lao động,
việc làm và thu nhập, tập quán có liên quan đến sử dụng đất;
d) Phân tích thực trạng phát triển đô thị
và phát triển nông thôn; thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng;
đ) Đánh giá chung.
3. Phân tích, đánh giá về biến đổi khí
hậu tác động đến việc sử dụng đất:
a) Nước biển dâng, xâm nhập mặn;
b) Hoang mạc hóa, xói mòn, sạt lở đất.
4. Lập bản đồ theo các chuyên đề.
5. Xây dựng các báo cáo chuyên đề.
6. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản
đồ chuyên đề sau hội thảo.
7. Đánh giá, nghiệm thu.
1. Phân tích, đánh giá tình hình thực
hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến việc thực hiện
kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước:
a) Tình hình thực hiện;
b) Phân tích, đánh giá những mặt được,
những tồn tại và nguyên nhân;
c) Bài học kinh nghiệm.
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến
động sử dụng đất:
a) Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại
đất;
b) Biến động sử dụng đất theo từng loại
đất trong kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước;
c) Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế,
xã hội, môi trường trong việc sử dụng đất;
d) Phân tích, đánh giá những tồn tại và
nguyên nhân.
3. Phân tích, đánh giá kết quả thực
hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước:
a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế
hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước;
b) Phân tích, đánh giá những mặt được,
những tồn tại và nguyên nhân;
c) Bài học kinh nghiệm.
4. Phân tích, đánh giá kết quả chuyển
mục đích sử dụng đất.
5. Đánh giá những mặt được, tồn tại và
nguyên nhân trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước.
6. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục
vụ kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia.
7. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm:
chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất
rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế;
đất đô thị; đất giao thông); bản đồ kết quả rà soát kế hoạch sử dụng đất kỳ
trước quốc gia.
8. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên
đề, bản đồ sau hội thảo.
9. Đánh giá, nghiệm thu.
Điều 15. Xây
dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia
1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội có liên quan đến kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc
gia.
2. Tổng hợp các chi tiêu sử dụng đất của
kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu chưa thực hiện để xem xét đưa vào kế hoạch sử
dụng đất kỳ cuối quốc gia.
3. Xác định diện tích các loại đất trong
kỳ kế hoạch sử dụng đất 5 năm.
4. Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất nêu
tại khoản 3 Điều này đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành
chính cấp tỉnh.
5. Xác định diện tích các loại đất cần
chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, c, d và e khoản 1 Điều 57 của
Luật Đất đai trong kỳ kế hoạch đến từng vùng kinh tế - xã hội và
từng đơn vị hành chính cấp tỉnh.
6. Xác định diện tích đất chưa sử dụng
đưa vào sử dụng trong kỳ kế hoạch đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn
vị hành chính cấp tỉnh.
7. Xác định quy mô, địa điểm công trình,
dự án sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và khoản 1, khoản 2 Điều 62
của Luật Đất đai để thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối quốc gia.
8. Dự kiến các nguồn thu, chi từ đất theo
kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia.
9. Xây dựng các giải pháp thực hiện kế
hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia:
a) Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo
vệ môi trường;
b) Giải pháp về nguồn lực thực hiện kế
hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia;
c) Giải pháp tổ chức thực hiện và giám
sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia;
d) Các giải pháp khác.
10. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối quốc gia và bản đồ kế hoạch sử dụng đất theo các chuyên đề (gồm: bản
đồ chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất
rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế;
đất đô thị; đất giao thông).
11. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân
tích, sơ đồ, biểu đồ.
12. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm:
chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng
sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất
đô thị; đất giao thông).
13. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản
đồ sau hội thảo.
14. Đánh giá, nghiệm thu.
Điều 16. Xây
dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan
Việc xây dựng báo cáo thuyết minh tổng
hợp kế hoạch sử dụng đất, các tài liệu có liên quan được thực hiện theo quy
trình quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
Mục 3. QUY
ĐỊNH KỸ THUẬT ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC GIA
Điều 17. Quy
trình điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia
Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc
gia được thực hiện theo các bước:
1. Điều tra, thu thập bổ sung thông tin,
tài liệu và khảo sát thực địa; phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản
lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất
quốc gia.
2. Xây dựng điều chỉnh kế hoạch sử dụng
đất quốc gia.
3. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp
và các tài liệu có liên quan.
1. Điều tra, thu thập bổ sung các thông
tin, tài liệu và khảo sát thực địa:
a) Điều tra, thu thập bổ sung các thông
tin, tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường
tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử
dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
b) Điều tra, thu thập bổ sung các thông
tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án sử dụng đất do các ngành,
lĩnh vực xác định và đề xuất trong kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
c) Điều tra, thu thập bổ sung các thông
tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp xác
định;
d) Điều tra, khảo sát thực địa bổ sung
thông tin, tài liệu.
2. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài
liệu và lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu.
3. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất:
a) Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện
tự nhiên, các nguồn tài nguyên và hiện trạng môi trường;
b) Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng
phát triển kinh tế - xã hội;
c) Phân tích, đánh giá bổ sung về biến
đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất.
4. Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình
quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất:
a) Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình
thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai có liên quan đến việc
điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
b) Phân tích, đánh giá bổ sung hiện trạng
và biến động sử dụng đất.
5. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện
kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
6. Phân tích, đánh giá kết quả chuyển
mục đích sử dụng đất quốc gia.
7. Đánh giá những mặt được, tồn tại và
nguyên nhân trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
8. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm:
chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng
sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô
thị; đất giao thông).
9. Hội thảo và chỉnh sửa, hoàn thiện báo
cáo chuyên đề sau hội thảo.
10. Đánh giá, nghiệm thu.
Điều 19. Xây
dựng điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia
1. Tổng hợp các chỉ tiêu sử dụng đất
cần điều chỉnh, bổ sung để đưa vào kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
2. Các nội dung khác của điều chỉnh kế
hoạch sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và các khoản 3, 4,
5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 Điều 15 của Thông tư này.
Điều 20. Xây
dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan
Việc xây dựng báo cáo thuyết minh tổng
hợp điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia, các tài liệu có liên quan được
thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
QUY ĐỊNH KỸ
THUẬT LẬP, ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP TỈNH
Mục 1. QUY
ĐỊNH KỸ THUẬT LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP TỈNH
Điều 21. Quy
trình lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
Việc lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
được thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
Việc điều tra, thu thập thông tin, tài
liệu và khảo sát thực địa về kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được thực hiện theo
quy trình quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
1. Việc phân tích, đánh giá điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất được thực
hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 13 của Thông tư này.
2. Lập bản đồ theo các chuyên đề.
3. Xây dựng các báo cáo chuyên đề.
4. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản
đồ chuyên đề sau hội thảo.
5. Đánh giá, nghiệm thu.
1. Việc phân tích, đánh giá tình hình
quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử
dụng đất kỳ trước được thực hiện theo quy định tại các khoản 1,2, 3, 4, 5, 6
Điều 14 của Thông tư này.
2. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm:
chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản
xuất; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh
tế; đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và chuyên đề về các khu: sản xuất
nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
phát triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn); bản
đồ kết quả rà soát kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh kỳ trước.
3. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản
đồ chuyên đề sau hội thảo.
4. Đánh giá, nghiệm thu.
Điều 25. Xây
dựng kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội có liên quan đến kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
2. Xác định diện tích các loại đất trong
kỳ kế hoạch sử dụng đất 5 năm.
a) Xác định diện tích các loại đất được
phân bổ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia trên địa bàn tỉnh.
b) Xác định diện tích các loại đất do cấp
tỉnh xác định.
3. Xác định diện tích các loại đất theo
phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh trong thời kỳ
kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.
4. Xác định diện tích các loại đất cần
chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của
Luật Đất đai trong kỳ kế hoạch theo từng năm và đến từng đơn vị hành
chính cấp huyện.
5. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa
vào sử dụng trong kỳ kế hoạch theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp
huyện.
6. Xác định quy mô, địa điểm công trình,
dự án sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai để
thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính
cấp huyện. Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu
dân cư nông thôn phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong
vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại,
dịch vụ, sản xuất, kinh doanh,
7. Dự kiến các nguồn thu chi từ đất theo
kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
8. Xây dựng các giải pháp thực hiện kế
hoạch sử dụng đất cấp tỉnh:
a) Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ
môi trường;
b) Giải pháp về nguồn lực thực hiện kế
hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
c) Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát
thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
9. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh và bản đồ kế hoạch sử dụng đất theo các chuyên đề (gồm: bản đồ chuyên đề
về đất trồng lúa: đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất: đất
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất
đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và bản đồ chuyên đề về các khu: sản xuất
nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát
triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn).
10. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân
tích, sơ đồ, biểu đồ.
11. Xây dựng báo cáo chuyên đề (gồm:
chuyên đề về đất trồng lúa: đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản
xuất; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh
tế; đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và chuyên đề về các khu: sản xuất
nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát
triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn),
12. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản đồ
sau hội thảo.
13. Đánh giá, nghiệm thu.
Điều 26. Xây
dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan
1. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp.
2. Hoàn thiện hệ thống bảng, biểu số liệu,
sơ đồ, biểu đồ.
3. Hoàn thiện bản đồ kế hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh.
4. Hội thảo.
5. Hoàn thiện báo cáo thuyết minh tổng
hợp; hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ; bản đồ kế hoạch sử dụng đất
sau hội thảo.
6. Dự thảo các văn bản trình duyệt kế
hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
7, Nhàn sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình
duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
8. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kế hoạch sử
dụng đất cấp tỉnh: chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu sau báo cáo.
9. Đánh giá, nghiệm thu.
Mục 2. QUY
ĐỊNH KỸ THUẬT ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP TỈNH
Điều 27. Quy
trình điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh được thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 17 của Thông tư này.
Việc điều tra, thu thập bổ sung thông tin,
tài liệu và khảo sát thực địa: phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản
lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh được thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 18 của Thông tư này.
Điều 29. Xây
dựng điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
1. Xác định diện tích các loại đất cần
điều chỉnh, bổ sung để đưa vào kỳ điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất 5 năm.
a) Xác định diện tích các loại đất được
phân bố trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia trên địa bàn tỉnh.
b) Xác định diện tích các loại đất do cấp
tỉnh xác định.
2. Các nội dung khác của điều chỉnh kế
hoạch sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và các khoản 3, 4,
5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13. 14 Điều 25 của Thông tư này.
Điều 30. Xây
dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan
Việc xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp
điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, các tài liệu có liên quan được thực
hiện theo quy trình quy định tại Điều 26 của Thông tư này.
QUY ĐỊNH KỸ
THUẬT LẬP, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP HUYỆN
Việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch
sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện theo các
bước:
1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu
và khảo sát thực địa.
2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất.
3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý,
sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cấp huyện kỳ trước và tiềm năng đất đai.
4. Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp
huyện.
5. Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện.
6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp
và các tài liệu có liên quan.
Điều 32.
Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa
1. Điều tra, thu thập các thông tin, tài
liệu:
a) Điều tra, thu thập các thông tin. tài
liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tác động
đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất;
kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước và tiềm
năng đất đai;
b) Điều tra, thu thập các thông tin, tài
liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án sử dụng đất do các ngành, lĩnh vực xác
định và đề xuất;
c) Điều tra, thu thập các thông tin, tài
liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp xác định;
d) Phân loại và đánh giá các thông tin,
tài liệu thu thập được.
2. Điều tra, khảo sát thực địa:
a) Xác định những nội dung cần điều tra
khảo sát thực địa; xây dựng kế hoạch khảo sát thực địa;
b) Điều tra, khảo sát thực địa;
c) Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu trên
cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa.
3. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu.
4. Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập
các thông tin, tài liệu.
5. Hội thảo thống nhất kết quả điều tra,
thông tin, tài liệu thu thập.
6. Đánh giá nghiệm thu.
1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên,
các nguồn tài nguyên và môi trường:
a) Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên;
b) Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên;
c) Phân tích hiện trạng môi trường;
d) Đánh giá chung.
2. Phân tích, đánh giá thực trạng phát
triển kinh tế - xã hội:
a) Phân tích khái quát thực trạng phát
triển kinh tế - xã hội;
b) Phân tích thực trạng phát triển các
ngành, lĩnh vực;
c) Phân tích tình hình dân số, lao động,
việc làm và thu nhập, tập quán có liên quan đến sử dụng đất;
d) Phân tích thực trạng, phát triển đô thị
và phát triển nông thôn; thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng;
d) Đánh giá chung.
3. Phân tích, đánh giá về biến đổi khí hậu
tác động đến việc sử dụng đất:
a) Nước biển dâng, xâm nhập mặn;
b) Hoang mạc hóa, xói mòn, sạt lở đất.
4. Lập bản đồ chuyên đề.
5. Xây dựng các báo cáo chuyên đề.
6. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản đồ
chuyên đề sau hội thảo.
7. Đánh giá, nghiệm thu.
1. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện
một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện:
a) Tình hình thực hiện:
b) Phân tích, đánh giá những mặt được,
những tồn tại và nguyên nhân;
c) Bài học kinh nghiệm.
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến
động sử dụng đất:
a) Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại
đất;
b) Biến động sử dụng đất theo từng loại
đất trong kỳ quy hoạch trước;
c) Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế,
xã hội, môi trường trong việc sử dụng đất;
d) Phân tích, đánh giá những tồn tại và
nguyên nhân.
3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước:
a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước;
b) Phân tích, đánh giá kết quả chuyển mục
đích sử dụng đất;
c) Phân tích, đánh giá kết quả đưa đất
chưa sử dụng vào sử dụng;
d) Phân tích, đánh giá những mặt được,
những tồn tại và nguyên nhân;
đ) Bài học kinh nghiệm.
4. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai:
a) Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai
cho lĩnh vực nông nghiệp;
b) Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai
cho lĩnh vực phi nông nghiệp.
5. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục
vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
6. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên
đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất;
đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất thương mại - dịch vụ, đất cơ sở sản
xuất phi nông nghiệp; đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và chuyên đề về
các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học; phát triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư
nông thôn); bản đồ kết quả rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ
trước.
7. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên
đề, bản đồ sau hội thảo.
8. Đánh giá, nghiệm thu.
Điều 35. Xây
dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội.
2. Xác định định hướng sử dụng đất.
3. Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp
huyện:
a) Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh
tế - xã hội trong kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo
loại đất gồm chỉ tiêu sử dụng đất do quy hoạch tỉnh phân bố cho cấp huyện và
chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;
c) Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các
ngành, lĩnh vực trong kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
d) Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối
để xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất nêu tại điểm b và điểm c
khoản này phân bố đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo
khu chức năng.
4. Đánh giá tác động của phương án quy
hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội và môi trường:
a) Đánh giá tác động của phương án quy
hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
b) Đánh giá tác động của phương án quy
hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo đảm an ninh lương thực;
c) Đánh giá tác động của phương án quy
hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời
sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do
chuyển mục đích sử dụng đất;
đ) Đánh giá tác động của phương án quy
hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng;
đ) Đánh giá tác động của phương án quy
hoạch sử dụng đất đến việc tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc;
e) Đánh giá tác động của phương án quy
hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu
bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ.
5. Xây dựng các giải pháp thực hiện quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện:
a) Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ
môi trường;
b) Giải pháp về nguồn lực thực hiện quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện;
c) Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát
thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
d) Các giải pháp khác.
6. Xây dựng hệ thống bảng, biểu số liệu
phân tích, sơ đồ, biểu đồ.
7. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp
huyện, gồm:
a) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
b) Bản đồ chi tiết đến từng đơn vị hành
chính cấp xã các khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục
đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai.
8. Lập bản đồ chuyên đề (gồm: bản đồ định
hướng sử dụng đất; bản đồ chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ. đất
rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất
thương mại - dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất đô thị, đất giao
thông; đất thủy lợi và chuyên đề về các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp;
du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp; đô
thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn).
9. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm:
chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản
xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất thương mại - dịch vụ, đất
cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và
chuyên đề về các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên
nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch
vụ; dân cư nông thôn).
10. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên
đề, bản đồ sau hội thảo.
11. Đánh giá, nghiệm thu.
Điều 36. Lập
kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
1. Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp
tỉnh đã phân bố cho cấp huyện trong năm kế hoạch và phân bố đến từng đơn vị
hành chính cấp xã.
2. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các
ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bố đến từng đơn vị hành chính cấp
xã, gồm:
a) Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử
dụng đất năm trước chưa thực hiện hết nhưng phải phù hợp với mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp huyện;
b) Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của
người có nhu cầu sử dụng đất.
3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối
xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và
phân bố đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
4. Xác định diện tích các loại đất cần
chuyển mục đích quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai trong
năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
5. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa
vào sử dụng trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
6. Xác định quy mô, địa điểm công trình,
dự án sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai để
thực hiện thu hồi đất trong năm kế hoạch.
Đối với các công trình, dự án sử dụng đất
vào các mục đích theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai mà thực hiện bằng
ngân sách nhà nước phải được ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch.
Đối với công trình, dự án sử dụng đất vào
các mục đích hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông
thôn phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận
để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản
xuất, kinh doanh.
7. Xác định diện tích đất cần phải chuyển
mục đích sử dụng đất để thực hiện việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng
đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét
đơn đề nghị của người sử dụng đất.
8. Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư trong năm kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
9. Xác định các giải pháp tổ chức thực
hiện kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
10. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân
tích, sơ đồ biểu đồ.
11. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm
đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, gồm:
a) Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm đầu của
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thể hiện các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử
dụng đất, khu vực dự kiến Nhà nước thu hồi đất trong năm kế hoạch trên nền bản
đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
b) Bản vẽ vị trí, ranh giới, diện tích các
công trình, dự án trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm đến từng thửa đất, được
sử dụng một trong các loại tài liệu sau đây để thể hiện trên nền bản đồ địa
chính; trường hợp không có bản đồ địa chính thì sử dụng trên nền bản đồ hiện
trạng sử dụng đất cấp xã:
Đối với các công trình, dự án xây dựng tập
trung thì sử dụng hồ sơ, bản vẽ trong quá trình lập, phê duyệt quy hoạch xây
dựng chi tiết, dự án đầu tư (nếu có);
Đối với các khu vực tạo quỹ đất sạch phục
vụ đấu giá quyền sử dụng đất, các khu vực nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử
dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà có chuyển mục đích sử dụng đất
và các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất còn lại được trích từ bản đồ quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện;
Đối với các công trình, dự án theo tuyển
thì sử dụng các bản đồ định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo
hướng tuyến.
c) Bản đồ khu vực cần chuyển mục đích sử
dụng đất trong năm kế hoạch trên nền bản đồ kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
12. Xây dựng dự thảo báo cáo thuyết minh
tổng hợp kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
13. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về
dự thảo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện: chỉnh sửa, hoàn thiện hồ
sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền thẩm định.
14. Đánh giá, nghiệm thu.
Điều 37. Xây
dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan
1. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp.
2. Hoàn thiện hệ thống bảng, biểu số liệu,
sơ đồ, biểu đồ.
3. Hoàn thiện hệ thống bản đồ quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
4. Hội thảo.
5. Hoàn thiện báo cáo thuyết minh tổng
hợp; hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ; hệ thống bản đồ quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp huyện sau hội thảo.
6. Lấy ý kiến tổ chức, cá nhân, cộng đồng
dân cư về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện:
a) Chuẩn bị hồ sơ lấy ý kiến (hồ sơ gồm:
chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, các công trình, dự án thực hiện trong thời kỳ
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện);
b) Hình thức lấy ý kiến: tổ chức hội nghị,
lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình ý
kiến góp ý và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp
huyện;
d) Chỉnh sửa, hoàn thiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp huyện sau khi lấy ý kiến góp ý.
7. Dự thảo các văn bản trình duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
8. Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình
duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
9. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu và
trình thẩm định.
10. Đánh giá, nghiệm thu.
Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và
kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
được thực hiện theo các bước:
1. Điều tra, thu thập bổ sung thông tin,
tài liệu và khảo sát thực địa; phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất: tình hình quản
lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
2. Xây dựng điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất cấp huyện.
3. Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu của
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
4. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp
và các tài liệu có liên quan.
1. Điều tra, thu thập bổ sung các thông
tin, tài liệu:
a) Điều tra, thu thập bổ sung các thông
tin, tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường
tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử
dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và tiềm năng đất
đai;
b) Điều tra, thu thập bổ sung các thông
tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án sử dụng đất do các ngành,
lĩnh vực xác định và đề xuất;
c) Điều tra, thu thập bổ sung các thông
tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp xã xác định;
d) Phân loại và đánh giá các thông tin,
tài liệu thu thập được.
2. Điều tra, khảo sát thực địa:
a) Xác định những nội dung cần điều tra,
khảo sát điều chỉnh, bổ sung; xây dựng kế hoạch khảo sát thực địa;
b) Điều tra, khảo sát thực địa;
c) Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu
trên cơ sở kết điều chỉnh, bổ sung thực địa.
3. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu.
4. Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập
bổ sung các thông tin, tài liệu.
5. Hội thảo thống nhất kết quả điều tra,
thông tin, tài liệu thu thập.
6. Đánh giá, nghiệm thu.
7. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội:
a) Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện
tự nhiên, các nguồn tài nguyên và hiện trạng môi trường;
b) Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng
phát triển kinh tế - xã hội;
c) Phân tích, đánh giá bổ sung về biến đổi
khí hậu tác động đến việc sử dụng đất.
8. Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình
quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất:
a) Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình
thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện;
b) Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến
động sử dụng đất.
9. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
10. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục
vụ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
11. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm:
chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản
xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất thương mại - dịch vụ, đất
cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và
chuyên đề về các khu; sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên
nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch
vụ; dân cư nông thôn); bản đồ kết quả rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
kỳ đầu cấp huyện.
12. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên
đề, bản đồ sau hội thảo.
13. Đánh giá, nghiệm thu.
Điều 40. Xây
dựng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
1. Xác định diện tích các loại đất cần
điều chỉnh, bổ sung để đưa vào điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện:
a) Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh
tế - xã hội trong kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo
loại đất gồm chỉ tiêu sử dụng đất do quy hoạch tỉnh phân bổ cho cấp huyện và
chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;
c) Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các
ngành, lĩnh vực trong kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
d) Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối
để xác định các chỉ tiêu sử dụng đất nêu tại điểm b và điểm c khoản này phân bổ
đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo
khu chức năng.
2. Các nội dung khác của điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2
và các khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 Điều 35 của Thông tư này.
Điều 41. Lập
kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Việc lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu của
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện theo quy trình quy
định tại Điều 36 của Thông tư này.
Điều 42. Xây
dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan
Việc xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, các tài liệu có liên quan được thực hiện theo
quy định tại Điều 37 của Thông tư này.
Mục 3. QUY
ĐỊNH KỸ THUẬT LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HÀNG NĂM CẤP HUYỆN
Điều 43. Quy
trình lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp
huyện đối với các năm còn lại được thực hiện theo các bước:
1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu
và khảo sát thực địa.
2. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện
kế hoạch sử dụng đất năm trước.
3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm
cấp huyện.
Điều 44.
Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa
1. Điều tra, thu thập các thông tin, tài
liệu:
a) Điều tra, thu thập các thông tin, tài
liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tác động
đến việc sử dụng đất; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước:
b) Điều tra, thu thập các thông tin, tài
liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án sử dụng đất do các ngành, lĩnh vực xác
định và đề xuất;
c) Điều tra, thu thập các thông tin, tài
liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp xã xác định:
đ) Phân loại và đánh giá các thông tin,
tài liệu thu thập được.
2. Điều tra, khảo sát thực địa:
a) Xác định những nội dung cần điều tra
khảo sát thực địa; xây dựng kế hoạch khảo sát thực địa;
b) Điều tra, khảo sát thực địa;
c) Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu
trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa,
3. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu.
4. Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập
các thông tin, tài liệu,
5. Hội thảo thống nhất kết quả điều tra,
thông tin, tài liệu thu thập.
6. Đánh giá, nghiệm thu.
Điều 45.
Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước
1. Thu thập các thông tin, tài liệu liên
quan đến việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
2. Phân tích, đánh giá các thông tin, tài
liệu liên quan đến việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện
kế hoạch sử dụng đất năm trước.
4. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm:
chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản
xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế: đất thương mại - dịch vụ, đất
cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và
chuyên đề về các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên
và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp: đô thị; thương mại - dịch vụ; dân
cư nông thôn); bản đồ kết quả rà soát kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm trước.
5. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề
sau hội thảo.
6. Đánh giá, nghiệm thu.
Điều 46. Xây
dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
1. Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp
tỉnh đã phân bổ cho cấp huyện trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị
hành chính cấp xã.
2. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các
ngành lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã,
gồm:
a) Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử
dụng đất năm trước chưa thực hiện hết nhưng phải phù hợp với kinh tế - xã hội
trên địa bàn cấp huyện;
b) Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của
người có nhu cầu sử dụng đất.
3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối
xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và
phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
4. Xác định diện tích các loại đất cần
chuyển mục đích quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai trong
năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
5. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa
vào sử dụng trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
6. Xác định quy mô, địa điểm công trình,
dự án có sử dụng đất theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai để thực hiện thu
hồi đất trong năm kế hoạch.
Đối với các công trình, dự án theo quy
định tại Điều 61 và
Điều 62 của Luật Đất đai mà thực hiện bằng ngân sách nhà nước phải
được ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch.
Đối với công trình, dự án hạ Tầng kỹ
thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn phải đồng thời xác
định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng
đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.
7. Xác định diện tích đất cần phải chuyển
mục đích sử dụng đất để thực hiện việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng
đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét
đơn đề nghị của người sử dụng đất.
8. Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các khoản chí cho việc bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư trong năm kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
9. Xác định các giải pháp tổ chức thực
hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
10. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân
tích, sơ đồ, biểu đồ.
11. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng
năm cấp huyện được thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 36 của Thông tư
này.
12. Xây dựng dự thảo báo cáo thuyết minh
tổng hợp kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
13. Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình
duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
14. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về
dự thảo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ
sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền thẩm định.
15. Đánh giá, nghiệm thu.
Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm các
quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được
thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 45 và Điều 46 của
Thông tư này.
Trường hợp đến thời điểm kết thúc kỳ quy
hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất
chưa thực hiện hết thì được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất kỳ
tiếp theo được phê duyệt; trên cơ sở đó, thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất
hàng năm cấp huyện theo quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46 và Điều
47 của Thông tư này, đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy
hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
THẨM ĐỊNH,
PHÊ DUYỆT, CÔNG BỐ CÔNG KHAI VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 49.
Thẩm định, phê duyệt, công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Thẩm định, phê duyệt và công bố công
khai kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, kỳ cuối và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất
quốc gia
a) Tổ chức thẩm định kế hoạch sử dụng đất
kỳ đầu, kỳ cuối và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia trước khi trình
Chính phủ;
b) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu
kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, kỳ cuối và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc
gia để trình Quốc hội quyết định;
c) Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất
kỳ đầu, kỳ cuối và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
d) Đánh giá, nghiệm thu;
đ) Giao nộp sản phẩm.
2. Thẩm định, phê duyệt và công bố công
khai kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
a) Tổ chức thẩm định kế hoạch sử dụng đất
và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu
kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh để trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất
và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
d) Đánh giá, nghiệm thu;
đ) Giao nộp sản phẩm.
3. Thẩm định, phê duyệt và công bố công
khai quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất
năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
a) Tổ chức việc thẩm định quy hoạch sử
dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và
kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
b) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu
quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và trình Hội đồng nhân dân cấp huyện thông qua
quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
c) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu
quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
d) Công bố công khai quy hoạch sử dụng đất
và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất;
đ) Đánh giá, nghiệm thu;
e) Giao nộp sản phẩm.
4. Thẩm định, phê duyệt và công bố công
khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
a) Tổ chức việc thẩm định kế hoạch sử dụng
đất hàng năm cấp huyện;
b) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu
kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông
qua danh mục dự án cần thu hồi đất;
c) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu
kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt;
d) Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất
hàng năm cấp huyện;
đ) Đánh giá, nghiệm thu;
e) Giao nộp sản phẩm.
Điều 50. Lưu
trữ hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Kế hoạch sử dụng đất quốc gia, điều
chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia (nếu có) được lưu trữ 04 bộ (01 bộ tại Văn
phòng Quốc hội, 01 bộ tại Văn phòng Chính phủ, 02 bộ tại Bộ Tài nguyên và Môi
trường); tài liệu lưu trữ gồm: văn bản phê duyệt, báo cáo thuyết minh tổng hợp,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ kế hoạch (điều chỉnh) sử dụng đất và các
bản đồ chuyên đề.
2. Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, điều
chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh (nếu có) được lưu trữ 05 bộ (01 bộ tại Văn
phòng Chính phủ, 02 bộ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, 01 bộ tại Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, 01 bộ tại Sở Tài nguyên và Môi trường); tài liệu lưu trữ gồm: văn
bản phê duyệt, báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản
đồ kế hoạch (điều chỉnh) sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề.
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
huyện
a) Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử
dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện được lưu trữ 04 bộ (01 bộ tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, 01 bộ tại Sở
Tài nguyên và Môi trường, 01 bộ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, 01 bộ tại Phòng
Tài nguyên và Môi trường); tài liệu lưu trữ gồm: văn bản phê duyệt, báo cáo
thuyết minh tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch (điều
chỉnh) sử dụng đất cấp huyện và các bản đồ chuyên đề.
b) Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
được lưu trữ 05 bộ (01 bộ tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, 01 bộ tại Sở Tài nguyên
và Môi trường, 01 bộ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, 01 bộ tại Phòng Tài nguyên
và Môi trường, 01 bộ tại Ủy ban nhân dân cấp xã); tài liệu lưu trữ gồm: văn bản
phê duyệt, báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm
cấp huyện và các bản đồ chuyên đề.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 26 tháng 5 năm 2021.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày
02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc
lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Các dự án lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà
chưa được thẩm định, phê duyệt thì thực hiện như sau:
a) Đối với khối lượng công việc đã thực
hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh
theo quy định tại Thông tư này.
b) Đối với khối lượng công việc chưa thực
hiện thì điều chỉnh theo quy định của Thông tư này.
Điều 52.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm
kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách
nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai
thực hiện Thông tư này tại địa phương.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có
khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ
Tài nguyên và Môi trường để xem xét, bổ sung cho phù hợp./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét