BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
02/2015/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2015 |
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm
2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày
15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày
15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày
04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền0020hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng
cục Quản lý đất đai, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định chi tiết một số
điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng
5 năm 2014 của Chính phủ.
Chương I
Thông tư này quy định việc quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông,
đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển; việc sử dụng đất đối với trường hợp chuyển
đổi công ty, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; việc xử lý đối với
một số trường
hợp liên quan đến giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, đăng ký đất đai,
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất, bản đồ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và giá đất.
1. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài
nguyên và môi trường các cấp, Văn phòng đăng ký đất đai, công chức địa chính ở
xã, phường, thị trấn.
2. Người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý
đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và các tổ chức, cá nhân khác có liên
quan.
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN SÔNG, ĐẤT
BÃI BỒI VEN BIỂN, ĐẤT CÓ MẶT NƯỚC VEN BIỂN
Điều 3. Lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đối với đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển
1. Đối với các địa phương mà quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất chưa thể hiện nội dung sử dụng đối với đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi
ven biển thì Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
gọi là Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh), Ủy
ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm tổ chức
việc rà soát để điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh); quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) có biển phải thể hiện nội dung sử dụng đối với đất
có mặt nước ven biển theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 4. Giao, cho thuê đất bãi bồi ven sông,
đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển
1. Đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển chưa sử
dụng được Ủy
ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao, cho thuê; đất có mặt
nước ven biển chưa sử dụng được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
cho thuê để sử dụng vào mục đích nào thì chế độ sử dụng đất được
thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai đối với mục đích đó.
2. Việc cho thuê đất có mặt nước ven biển thực hiện theo
quy định tại Điều
52 và Điều 58 của Luật Đất đai, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày
15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).
3. Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền quyết định cho thuê đất, thu hồi đất có mặt nước ven biển theo quy
định tại Điều 59 của Luật Đất đai. Trường hợp dự án
đầu tư sử dụng mặt nước biển trong khu vực biển từ 03 hải lý trở ra tính từ
đường mép nước biển thấp nhất tính trung bình nhiều năm thì thẩm quyền cho thuê
mặt biển thực hiện theo quy định của pháp luật về biển.
Điều 5. Thời hạn cho thuê đất bãi bồi ven
sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển
1. Thời hạn cho thuê đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi
ven biển, đất có mặt nước ven biển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê
đất quyết định căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của người thuê đất thể hiện trong
dự án đầu tư, đơn xin thuê đất nhưng phải đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của địa phương và quy hoạch ngành có liên quan (nếu có) đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thời hạn cho thuê đất quy định tại Khoản 1 Điều này không
quá 50 năm. Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu
tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã
hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn cho thuê đất không
quá 70 năm.
3. Khi hết thời hạn thuê đất, người sử dụng đất nếu có
nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng
không quá thời hạn thuê đất quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
được tiếp tục sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt
nước ven biển trong thời hạn giao đất còn lại đối với đất được giao theo phương án
giao đất của địa phương khi thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 9
năm 1993 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho
hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ ban hành Bản quy
định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn
định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp
cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông
nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn
định lâu dài; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về
việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
Khi hết thời hạn giao đất, nếu người sử dụng đất có nhu
cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử
dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất bãi bồi ven
sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển để sử dụng vào mục đích
nông nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thì thực hiện
theo quy định sau đây:
a) Được tiếp tục sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi
bồi ven biển trong thời hạn giao đất còn lại đối với trường hợp được Nhà nước
giao đất.
Khi hết thời hạn giao đất, nếu người sử dụng đất có nhu cầu
tiếp tục sử dụng mà việc sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được Nhà nước xem xét tiếp
tục cho thuê đất;
b) Được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất
còn lại đối với đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven
biển do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, được thừa kế quyền sử dụng đất từ đất có
nguồn gốc do được Nhà nước giao đất; phải chuyển sang thuê đất kể từ ngày 01
tháng 7 năm 2014 đối với phần diện tích đất vượt hạn mức nhận
chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
3. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho thuê đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có
mặt nước ven biển thực hiện theo quy định như sau:
a) Được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thuê đất còn
lại;
b) Khi hết thời hạn thuê đất, nếu người sử dụng đất
có nhu cầu sử dụng mà việc sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và không vi
phạm pháp luật về đất đai thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.
4. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất
bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển do tự khai
hoang mà chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì phải làm thủ tục để cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cho thuê đất.
Điều 7. Lập hồ sơ quản lý đất có mặt nước ven
biển
Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với đất
có mặt nước ven biển thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày
19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ
địa chính (sau đây gọi là Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT). Văn phòng đăng ký đất
đai có trách nhiệm lập hồ sơ địa chính đối với đất có mặt nước ven biển.
VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CHUYỂN
ĐỔI CÔNG TY, CHIA, TÁCH, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP
Điều 8. Việc sử dụng đất đối với trường hợp chuyển đổi công ty
Trường hợp chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang
công ty cổ phần hoặc ngược lại; từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển đổi ngược
lại thì việc sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Trường hợp chuyển đổi công ty mà không thay đổi mục
đích sử dụng đất thì xử lý như sau:
a) Trường hợp công ty trước khi chuyển đổi đã được Nhà
nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước cho thuê đất thu
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
đã nộp, tiền nhận chuyển quyền sử dụng đất đã trả có nguồn từ ngân sách nhà
nước thì Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
giao đất, cho thuê đất đối với công ty sau khi chuyển đổi theo quy định của
pháp luật về đất đai.
Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là
giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm Nhà nước
giao đất, cho thuê đất đối với công ty sau khi chuyển đổi;
b) Trường hợp công ty trước khi chuyển đổi đã được Nhà
nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc được Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê,
nhận chuyển quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp, tiền
nhận chuyển quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn từ ngân sách nhà nước thì
công ty sau khi chuyển đổi có trách nhiệm đăng ký biến động đất đai, tài sản
gắn liền với đất theo thủ tục quy định tại Điều 85 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
ký lại hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp
thuê đất mà không phải ban hành lại quyết định cho thuê đất.
Giá đất để tính thu tiền thuê đất đối với trường hợp công
ty sau khi chuyển đổi thuê đất trả tiền thuê hàng năm là giá
đất đã quyết định để tính tiền thuê đất đối với công ty trước khi chuyển đổi
nếu thời điểm chuyển đổi công ty thuộc chu kỳ 05 năm ổn định tiền thuê đất và
phải xác định lại theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày
15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất và mặt nước
(sau đây gọi là Nghị định số 46/2014/NĐ-CP) khi hết chu kỳ 05 năm ổn định tiền
thuê đất.
2. Trường hợp chuyển đổi công ty đồng thời với việc
chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất
theo quy định đồng thời với thủ tục giao đất, cho thuê đất hoặc thủ tục đăng ký
biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định tại Khoản 1 Điều này.
Đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất là giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Điều 9. Việc sử dụng đất đối với trường hợp
chia, tách doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp đang sử dụng đất thực hiện chia,
tách doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì việc sử dụng
đất được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Quyết định chia, tách doanh nghiệp phải xác định rõ
từng doanh nghiệp được sử dụng đất sau khi chia, tách; quyền và nghĩa vụ sử
dụng đất của từng doanh nghiệp sau khi chia, tách.
Trường hợp việc phân chia quyền sử dụng đất cho các doanh
nghiệp sau khi chia, tách dẫn đến việc chia, tách thửa đất thì việc chia, tách
thửa đất đó phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi
tiết xây dựng đô thị; quy hoạch điểm dân cư nông thôn; quy hoạch nông thôn
mới.
2. Đối với trường hợp chia, tách doanh nghiệp mà có phân
chia quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp sau khi chia, tách và không
thay đổi mục đích sử dụng đất thì xử lý như sau:
a) Trường hợp công ty bị chia, tách đã được Nhà nước giao
đất không thu tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê
đất một lần cho cả thời gian thuê, Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất,
nhận chuyển quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất đã nộp, tiền nhận chuyển quyền sử dụng đất đã trả có nguồn từ ngân sách nhà
nước thì Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
thu hồi đất của công ty bị chia, tách để giao đất, cho thuê đất đối với công ty
sau khi chia, tách theo quy định của pháp luật về đất đai.
Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là
giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm Nhà
nước giao đất, cho thuê đất đối với công ty sau khi chia, tách;
b) Trường hợp công ty bị chia, tách đã được Nhà nước cho
thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc được Nhà nước
giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả
thời gian thuê, nhận chuyển quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất đã nộp, tiền nhận chuyển quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn
từ ngân sách nhà nước thì công ty sử dụng đất sau khi chia, tách được kế thừa
các quyền, nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất của công ty bị chia, tách
và có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền
với đất theo quy định tại Điều 85 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; ký lại hợp đồng
thuê đất với
Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thuê đất mà không phải ban hành
lại quyết định cho thuê đất.
Giá đất để tính thu tiền thuê đất đối với trường hợp công
ty sau khi chia, tách thuê đất trả tiền thuê hàng năm là giá đất đã xác định để
tính tiền thuê đất đối
với doanh nghiệp bị chia, tách nếu thời điểm chia, tách doanh nghiệp thuộc chu
kỳ 05 năm ổn định tiền thuê đất và phải xác định lại theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP khi
hết chu kỳ 05 năm ổn định tiền thuê đất.
3. Trường hợp chia, tách doanh nghiệp đồng thời với việc
chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử
dụng đất theo quy định đồng thời với thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê
đất, đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định tại Khoản 2
Điều này.
Đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin
phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất là giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Điều 10. Việc sử dụng đất đối với trường hợp hợp
nhất, sáp nhập doanh nghiệp
1. Trường hợp công ty bị hợp nhất hoặc công ty bị sáp
nhập đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước
cho thuê đất thu
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã
nộp, tiền nhận chuyển quyền sử dụng đất đã trả có nguồn từ ngân sách nhà nước
thì Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi
đất của công ty bị hợp nhất hoặc công ty bị sáp nhập để giao đất, cho thuê đất đối với công
ty hợp nhất hoặc công ty nhận sáp nhập.
Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là
giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định tại thời điểm được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
2. Trường hợp công ty bị hợp nhất hoặc công ty bị sáp
nhập đã được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc giao đất có thu
tiền sử dụng đất, được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả
thời gian thuê, nhận chuyển quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất đã nộp, tiền nhận chuyển quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn từ ngân
sách nhà nước thì công ty hợp nhất hoặc công ty nhận sáp nhập có trách nhiệm
đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo thủ tục quy định tại Điều 85 của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP; ký lại hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường đối
với trường hợp thuê đất mà không phải ban hành lại quyết định cho thuê
đất.
Giá đất để tính thu tiền thuê đất đối với trường hợp công
ty hợp nhất hoặc công ty nhận sáp nhập thuê đất trả tiền thuê hàng năm là giá đất
đã xác định để tính tiền thuê đất đối với công ty trước khi hợp nhất hoặc sáp
nhập nếu thời điểm hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp thuộc chu kỳ 05 năm ổn định
tiền thuê đất và phải xác định lại theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP khi
hết chu kỳ 05 năm ổn định tiền thuê đất.
3. Trường hợp hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp đồng
thời với việc chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện thủ tục chuyển mục đích
sử dụng đất theo quy định đồng thời với thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê
đất hoặc thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định
tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin
phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giá đất để tính thu tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất là giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Điều 11. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang xây
dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp
luật cho phép;
b) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp
không phải là đất ở.
2. Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng
đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có:
a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với
đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là Giấy
chứng nhận).
3. Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
a) Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ
quy định tại các Khoản
2, 3, 4 và 5 Điều 60 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
b) Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ
sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác
nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào
hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); trao Giấy chứng nhận cho người
được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp
hồ sơ tại cấp xã.
Điều 12. Việc lồng ghép thời gian thực hiện
thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận
Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà
phải thực hiện việc đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất thì thời
gian thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định
nhưng không quá tổng thời gian thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận và thủ
tục đăng ký biến động quy định tại Điểm i và Điểm p Khoản 2 Điều 61 của Nghị
định số 43/2014/NĐ-CP.
Điều 13. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng giá
trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 169 của Luật Đất đai và Điều 39 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của
người sử dụng đất.
Trường hợp chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất đối với một
phần thửa đất thì đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai đo đạc tách thửa đối với
phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ
thực hiện quyền của người sử dụng đất.
2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ
sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện việc chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất
theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
a) Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định
nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính;
b) Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp
theo quy định.
Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan
có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất;
c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ
sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
3. Hồ sơ thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 Điều này,
gồm:
a) Văn bản về chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
b) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chuyển
nhượng giá trị quyền sử dụng đất của một phần thửa đất;
c) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với
đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Văn bản của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng
đất đồng ý đưa quyền sử dụng đất của hộ gia đình vào doanh nghiệp đã được công
chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng
nhận bị mất của cộng đồng dân cư được thực hiện như trường hợp cấp lại Giấy
chứng nhận bị mất đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều
10 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.
4. Đối với giao dịch về quyền sử dụng đất
được đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm
2014 thì thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký là thời điểm có ghi ngày tháng
năm sớm nhất thể hiện trong văn bản có ghi thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ
hoặc trong số địa
chính hoặc số theo
dõi biến động đất đai.
5. Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy
quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều
64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn
bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi
đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn
bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp Giấy chứng nhận đã in, viết hoặc đã được cơ
quan có thẩm quyền ký trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà người sử dụng đất được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi nợ hoặc được miễn, giảm nghĩa vụ
tài chính theo quy định thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thể
hiện nội dung ghi nợ, miễn, giảm nghĩa vụ tài chính vào Giấy chứng nhận theo
quy định tại Điều
13 của Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Thông
tư số 23/2014/TT-BTNMT).
Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền
thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đaii bao gồm:
1. Bằng khoán điền thổ.
2. Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có
chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
3. Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà
ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
4. Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về
nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận.
5. Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức
hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp.
6. Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực
thi hành.
7. Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở,
đất ở nay được Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ở công nhận.
Điều 16. Cấp lại Trang bổ sung của Giấy chứng
nhận bị mất
Trường hợp Trang bổ sung của Giấy chứng nhận bị mất mà
người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp lại thì
việc cấp lại Trang bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 77 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
Văn phòng đăng ký đất đai ghi “Trang bổ sung này thay thế cho Trang bổ sung
số... (ghi số thứ tự của Trang bổ sung bị mất)
” vào dòng đầu tiên của Trang bổ sung cấp lại.
Điều 17. Xác định thời hạn sử dụng đất
1. Trường hợp tổ chức trong nước đang sử dụng đất quy
định tại Khoản 2
Điều 25 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP mà tổ chức đó không có giấy tờ
về việc giao đất, cho thuê đất, giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo quy định tại Điều 126 của Luật Đất đai
và được tính từ ngày cấp Giấy chứng nhận.
2. Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp đấu
giá quyền sử dụng đất được tính từ thời điểm có hiệu lực của quyết định công
nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
Điều 18. Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông
tư số 23/2014/TT-BTNMT
1. Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 1
Điều 19 của Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT như sau:
“b) Trường hợp đính chính nội dung sai sót vào Giấy chứng
nhận đã cấp do
cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 105 của Luật Đất đai và Điều 37 của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP thực hiện. Trường hợp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu
tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp do cơ quan có thẩm quyền
cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 37 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thực hiện.”
2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều
24 của Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT như sau:
“5. Việc cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp được giao
đất không đúng thẩm quyền từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7
năm 2014 theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được thực hiện
như sau:
a) Làm rõ và xử lý trách nhiệm đối với người giao đất
không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể và
chỉ cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đã sử dụng đất
ổn định, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn,
quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trường hợp giao
đất làm nhà ở thì chỉ cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân không có
đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở được giao
không đúng thẩm quyền.”
Điều 19. Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông
tư số 24/2014/TT-BTNMT
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT như
sau:
1. Sửa đổi đoạn dẫn Khoản 6 Điều 9 như sau:
“6. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động về
sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp
Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ);
giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi do xác định lại diện tích
đất ở trong thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở; thay đổi về hạn chế quyền
sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với
đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận gồm có:”
2. Bổ sung Khoản 5 và Khoản 6 vào Điều 11 của
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT như sau:
“5. Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai đã trang bị máy
quét (scan) thì việc nộp hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Người làm thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận
lần đầu xuất trình bản chính các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài
sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và
các Điều 18, 31,
32, 33, 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (nếu có) để quét (scan) trực
tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Chi phí cho việc quét (scan) các giấy tờ nêu trên do
người làm thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận chi
trả theo mức thu do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi được Hội
đồng nhân dân cùng cấp thông qua;
b) Văn phòng đăng ký đất đai đóng dấu xác nhận “Đã cấp Giấy chứng nhận” vào bản chính giấy tờ về
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và trả bản chính giấy
tờ cho người làm thủ tục khi trao Giấy chứng nhận.
Trường hợp giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
tài sản gắn liền với đất còn giá trị để cấp Giấy chứng nhận (như giấy tờ thừa kế cho
nhiều người mà mới cấp Giấy chứng nhận cho một hoặc một số người và còn một
hoặc một số người chưa cấp Giấy chứng nhận,...) thì sau mỗi lần cấp Giấy chứng
nhận, Văn phòng đăng ký đất đai đóng dấu xác nhận “Đã
cấp Giấy chứng nhận cho ... (ghi tên người
sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận)”;
khi giấy tờ đã hết giá trị để cấp Giấy chứng nhận (đã cấp Giấy chứng nhận cho
tất cả người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được nhận quyền
thể hiện trên giấy tờ) thì đóng dấu xác nhận “Đã cấp
Giấy chứng nhận”.
6. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, việc nộp hồ sơ khi
thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện thống nhất theo
hình thức quy định tại Khoản 5 Điều này.”
3. Sửa đổi cụm từ “Người nộp hồ sơ” thành cụm từ “Người
nhận hồ sơ” và cụm từ “Người nhận kết quả” thành cụm từ “Người trả kết quả” tại
phần ký tên của Liên 2 Mẫu
số 02/ĐK thuộc Phụ
lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT .
Điều 20. Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông
tư số 25/2014/TT-BTNMT
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày
19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản
đồ địa chính như sau:
1. Sửa đổi cụm từ “Khu vực có Mt ≤
1” tại Tiết
a Điểm 1.5 Khoản 1 Điều 6 thành cụm từ “Khu vực có Mt <
5”.
2. Sửa đổi Khoản 2 Điều 20 như sau:
“2. Nội dung sổ mục kê đất đai gồm số thứ tự tờ bản
đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính; số thứ tự thửa đất, đối tượng chiếm đất
không tạo thành thửa đất; tên người sử dụng, quản lý đất; mã đối tượng sử dụng,
quản lý đất; diện tích; loại đất (bao gồm loại đất theo hiện trạng, loại đất theo
giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất).”.
3. Sửa đổi Điểm 7.1 Khoản 7 Điều 22 như sau:
“7.1. Trường hợp trích đo địa chính thửa đất do Văn phòng
đăng ký đất đai
hoặc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất đối với nơi
chưa lập Văn phòng đăng ký đất đai (sau đây gọi chung là Văn phòng
đăng ký đất đai) để phục vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường
xuyên hàng năm thì phải có chữ ký của người thực hiện đo đạc, người kiểm tra và
ký duyệt của Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tại vị trí phần ngoài khung
mảnh trích đo địa chính theo mẫu quy định tại Điểm 4 Mục III của Phụ
lục số 01 kèm theo Thông tư này.”.
4. Sửa đổi Điểm d Khoản 3.2 Mục I của Phụ
lục số 01 như sau:
“d) Thể hiện bằng màu đỏ mã màu = 3, có chỉ số màu đồng
thời Red = 255, Green = 0, Blue = 0 đối với ranh giới thửa đất theo quy hoạch
và ranh giới chỉnh lý.”.
5. Sửa đổi cụm từ “Tọa độ và chiều dài cạnh thửa” tại Mục
12 của Phụ lục số 12 thành cụm từ
“Chiều dài cạnh thửa đất”.
6. Sửa đổi dòng thứ 4 từ trên xuống của Mục “Thửa đất T”
thuộc “I. Bảng phân lớp đối tượng bản đồ địa chính” của Phụ lục số 18 như sau:
Tại cột “Đối tượng” sửa đổi cụm từ “Ghi chú về thửa đất”
thành cụm từ “Số thứ tự thửa đất”; bỏ cụm từ “Ghi chú về thửa đất” tại cột “Dữ
liệu thuộc tính”.
Điều 21. Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT
Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày
02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống
kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất như
sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 2
Điều 19 như
sau:
“c) Ranh giới các khoanh đất thể hiện trên bản đồ kết quả
điều tra kiểm kê được phản ánh đúng theo trạng thái đã được xác định trong quá
trình khoanh vẽ, không tổng hợp, không khái quát hóa, đảm bảo thể hiện vị trí,
diện tích các khoanh đất với độ chính xác cao nhất theo kết quả điều tra thực
địa.
Khoanh đất trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê phải thể
hiện nhãn khoanh đất gồm số thứ tự khoanh đất; diện tích khoanh đất; mã loại
đất; mã loại đối tượng sử dụng đất hoặc đối tượng quản lý đất theo hình thức như
sau:
Mã loại
đất |
Số thứ tự
khoanh đất |
Mã đối
tượng |
Diện tích
khoanh đất |
* Trường hợp khoanh đất có mục đích chính và mục
đích phụ thì thể hiện mục đích chính trước và thể hiện mục đích phụ sau trong
ngoặc đơn:
Mã loại
đất chính (Mã loại đất phụ) |
Số thứ
tự khoanh đất |
Mã đối
tượng |
Diện tích
khoanh đất |
* Trường hợp khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng mà xác định được
diện tích sử dụng riêng vào từng mục đích thì thể hiện:
Mã loại
đất 1 (diện tích loại đất 1); Mã loại đất 2 (diện tích loại đất 2) |
Số thứ
tự khoanh đất |
Mã đối
tượng |
Diện tích
khoanh đất |
Nhãn khoanh đất được tạo dưới dạng cell. Mã ký hiệu loại
đất, loại đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý đất theo quy định tại Phụ
lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
Số thứ tự khoanh đất được thể hiện bằng số Ả Rập, từ 01
đến hết trong phạm vi toàn xã, thứ tự đánh số từ trên xuống dưới, từ trái sang
phải, theo đường zích zắc (ziczac). Đối với các yếu tố chiếm đất không tạo
thành thửa đất được khép vùng theo đường địa giới hành chính và được đánh số
thứ tự như thửa đất;"
2. Sửa đổi Điểm d Khoản 4 Điều 23 như sau:
“d) Thời gian gửi kết quả thống kê, kiểm kê đất quốc
phòng, đất an ninh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
theo thời gian gửi kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của Ủy ban nhân
dân cấp xã quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 và Điểm a Khoản 2 Điều 6 của
Thông tư này;”.
3. Sửa đổi Khoản 3 Điều 24 như sau:
"3. Kết quả kiểm tra quy định tại các Điểm b, c, d,
và đ Khoản 2 Điều này được lập thành văn bản thể hiện kết quả kiểm tra từng nội
dung quy định tại Khoản 1 Điều này.".
4. Sửa đổi Điểm c Khoản 2 Điều 25 như sau:
“c) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất cấp tỉnh (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất
đai) kiểm tra kết quả của cấp huyện trước khi tiếp nhận;”.
5. Sửa đổi Khoản 3 Điều 25 như sau:
“3. Kết quả kiểm tra, thẩm định quy định tại các Điểm b, c,
d và đ Khoản 2 Điều này được lập thành văn bản thể hiện kết quả từng nội dung
quy định tại Khoản 1 Điều này.”
6. Sửa đổi Điểm 1.1.1 của Phụ
lục số 01 như sau:
"Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích
trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất
trong thời gian không quá một (01) năm, kể cả đất trồng cây hàng năm được lưu
gốc để thu hoạch không quá năm (05) năm, đất sử dụng theo chế độ canh tác không
thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất
trồng cây hàng năm khác.”
7. Sửa đổi Điểm 1.1.2 của Phụ
lục số 01 như sau:
"Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích
trồng các loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong
nhiều năm.
Các loại cây lâu năm bao gồm:
- Cây công nghiệp lâu năm: Gồm các cây lâu năm có sản
phẩm thu hoạch không phải là gỗ, được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công
nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như chè, cà phê, cao su, hồ
tiêu, điều, ca cao, dừa, v.v;
- Cây ăn quả lâu năm: Gồm các cây lâu năm có sản phẩm thu
hoạch là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến (kể cả chuối);
- Vườn tạp là vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm
hoặc cây lâu năm xen lẫn cây hàng năm mà không được công nhận là đất ở;
- Các loại cây lâu năm khác không phải đất trồng cây công
nghiệp lâu năm và cây ăn quả lâu năm, chủ yếu là cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo
cảnh quan trong các đô thị, khu dân cư nông thôn.
Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng
thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây
lâu năm còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản,
sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai
mục đích khác thì thống kê theo cả hai mục đích đó)."
8. Sửa đổi Điểm 2.1.2 của Phụ
lục số 01 như sau:
"Đất ở tại đô thị là đất ở thuộc phạm vi địa giới
hành chính các phường, thị trấn, kể cả đất ở tại các khu đô thị mới đã thực
hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã nhưng hiện tại vẫn
do xã quản lý."
9. Sửa đổi Điểm 2.2.4.1 của Phụ
lục số 01 như sau:
"Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp là đất xây dựng trụ
sở hoặc văn phòng đại diện của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính
trị - xã hội - nghề nghiệp; trụ sở của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp (trừ các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao,
khoa học và công nghệ, dịch vụ xã hội)."
Điều 22. Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông tư số
36/2014/TT-BTNMT
Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 28 của Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày
30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết
phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ
thể và tư vấn xác định giá đất như sau:
“1. Căn cứ dự thảo kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp
huyện, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Sở Tài nguyên và Môi trường
lập kế hoạch định giá đất cụ thể của năm tiếp theo trình Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh đồng thời với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện; việc lựa
chọn tổ chức có chức năng tư vấn giá đất thực hiện kế hoạch định giá đất cụ thể
phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.”
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Định mức kinh tế -
kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ban
hành kèm theo Thông tư số 42/2014/TT-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:
1. Sửa đổi cụm từ "xã đồng bằng có diện tích nhỏ hơn
hoặc bằng 1000 ha” thành cụm từ "xã đồng bằng có diện tích bằng 1.000 ha”
tại các điểm gồm: đoạn thứ nhất của Điểm (1) thuộc phần Ghi chú cuối Bảng 1 quy
định tại Khoản
2 Mục I Chương I Phần II; đoạn thứ nhất của Điểm (2) thuộc phần Ghi chú cuối Bảng 8 Điểm 2.2 Khoản 2 Mục I
Chương II Phần II và đoạn
thứ nhất của nội dung ghi chú cuối Bảng 30 Khoản 3 Mục I Chương I Phần III.
2. Sửa đổi Bảng 2: hệ số quy mô diện tích cấp xã (Kdtx) quy định tại Khoản 2 Mục I
Chương I Phần II như sau:
“Bảng hệ số quy mô diện tích cấp xã (Kdtx)
Bảng
2
STT |
Diện tích
tự nhiên (ha) |
Hệ số (Kdtx) |
Hệ số cụ
thể được xác định bằng công thức tính nội suy |
1 |
≤ 100 -
1.000 |
0,5 - 1,00 |
Hệ số của xã cần tính = 0,5+((1,0-0,5)/(1000-
100))x(diện tích của xã cần tính -100) |
2 |
>
1.000 - 2.000 |
1,01 -
1,10 |
Hệ số của xã cần tính =
1,01+((1,1-1,01)/(2000- 1000))x(diện tích của xã cần tính -1000) |
3 |
>
2.000 - 5.000 |
1,11 -
1,20 |
Hệ số của xã cần tính =
1,11+((1,2-1,11)/(5.000- 2000))x(diện tích của xã cần tính -2000) |
4 |
>
5.000 - 10.000 |
1,21 -
1,30 |
Hệ số của xã cần tính =
1,21+((1,3-1,21)/(10.000- 5000))x(diện tích của xã cần tính -5000) |
5 |
>
10.000 - 150.000 |
1,31 -
1,40 |
Hệ số của xã cần tính =
1,31+((1,4-1,31)/(150.000- 10.000))x(diện tích của xã cần tính -10.000) |
3. Thay thế cụm từ "huyện có ít hơn hoặc bằng 15 đơn
vị cấp xã” bằng cụm từ “có 15 đơn vị hành chính cấp xã” tại đoạn đầu nội dung
ghi chú cuối Bảng 4 Khoản 2 Mục II Chương I Phần II; đoạn đầu nội dung
ghi chú cuối Bảng 13 và Bảng 14 Khoản 2 Mục II Chương II Phần II và nội dung
ghi chú cuối Bảng 33 Khoản 3 Mục II Chương I Phần III.
4. Thay thế cụm từ "tỉnh có ít hơn hoặc bằng 10 đơn
vị cấp huyện” bằng cụm từ “có 10 đơn vị hành chính cấp huyện” tại đoạn đầu nội
dung ghi chú cuối Bảng 5 Khoản 2 Mục III Chương I
Phần II; đoạn
đầu nội dung ghi chú cuối Bảng 19 và Bảng 20 Khoản 2 Mục III Chương II Phần II và nội dung
ghi chú cuối Bảng 36 Khoản 3 Mục III Chương I Phần III.
5. Sửa đổi Bảng 10 hệ số tỷ lệ bản đồ cấp xã (Ktlx) ở nội dung ghi chú cuối Bảng 9 quy định tại Khoản 2 Mục I
Chương II Phần II như sau:
Bảng hệ số tỷ lệ bản đồ cấp xã (Ktlx):
Bảng
10
STT |
Tỷ lệ bản
đồ |
Diện tích
tự nhiên (ha) |
Ktlx |
Hệ số (Ktlx) cụ thể được xác định bằng công thức tính
nội suy |
1 |
1/1000 |
≤ 100 |
1,00 |
Hệ số của xã cần tính =1,0 |
> 100
- 120 |
1,01 -
1,15 |
Ktlx của xã cần tính
=1,01+((1,15-1,01)/(120-100))x(diện tích của xã cần tính -100) |
||
2 |
1/2000 |
> 120
- 300 |
0,95 -
1,00 |
Ktlx của xã cần tính =
0,95+((1,0-0,95)/(300-120))x(diện tích của xã cần tính -120) |
> 300
- 400 |
1,01 -
1,15 |
Ktlx của xã cần tính
=1,01+((1,15-1,01)/(400-300))x(diện tích của xã cần tính -300) |
||
> 400
- 500 |
1,16 -
1,25 |
Ktlx của xã cần tính =1,16+((1,25-1,16)/(500-400))x(diện
tích của xã cần tính-400) |
||
3 |
1/5000 |
> 500
- 1.000 |
0,95 -
1,00 |
Ktlx của xã cần tính
=0,95+((1,0-0,95)/(1.000-500))x(diện tích của xã cần tính -500) |
>
1.000 - 2.000 |
1,01 -
1,15 |
Ktlx của xã cần tính
=1,01+((1,15-1,01)/(2.000-1.000))x(diện tích của xã cần tính -1.000) |
||
>
2.000 - 3.000 |
1,16 -
1,25 |
Ktlx của xã cần tính =1,16+((1,25-
1,16)/(3.000-2.000))x(diện tích của xã cần tính -2.000) |
||
4 |
1/10000 |
>
3.000 - 5.000 |
0,95 -
1,00 |
Ktlx của xã cần tính
=0,95+((1,0-0,95)/(5.000-3.000))x(diện tích của xã cần tính -3.000) |
>
5.000 - 20.000 |
1,01 -
1,15 |
Ktlx của xã cần tính =1,01+((1,15-
1,01)/(20.000-5.000))x(diện tích của xã cần tính -5.000) |
||
>
20.000 - 50.000 |
1,16 -
1,25 |
Ktlx của xã cần tính =1,16+((1,25-
1,16)/(50.000-20.000))x(diện tích của xã cần tính -20.000) |
||
>
50.000 - 150.000 |
1,26 -
1,35 |
Ktlx của xã cần tính
=1,26+((1,35-1,26)/(150.000-50.000))x(diện tích của xã cần tính -50.000) |
6. Sửa đổi Bảng 15 hệ số tỷ lệ bản đồ cấp huyện (Ktlh) và Bảng 16 hệ số số lượng đơn vị cấp xã
trực thuộc huyện (Ksx) ở nội dung ghi chú
cuối Bảng 14 quy định tại Khoản 2 Mục II Chương II Phần II như sau:
Bảng hệ số tỷ lệ bản đồ cấp huyện (Ktlh):
Bảng
15
STT |
Tỷ lệ bản
đồ |
Diện tích
tự nhiên (ha) |
Ktlh |
Hệ số (Ktlh) cụ thể được xác định bằng công
thức tính nội suy |
1 |
1/5000 |
≤ 2.000 |
1,00 |
Hệ số Ktlh của huyện cần tính =1,0 |
>
2.000 - 3.000 |
1,01 -
1,15 |
Ktlh của huyện cần tính =1,01+((1,15-
1,01)/(3.000-2.000))x(diện tích của huyện cần tính -2.000) |
||
2 |
1/10000 |
>
3.000 - 7.000 |
0,95 -
1,00 |
Ktlh của huyện cần tính =0,95+((1,0-
0,95)/(7.000-3.000))x(diện tích của huyện cần tính -3.000) |
>
7.000 - 10.000 |
1,01 -
1,15 |
Ktlh của huyện cần tính =1,01+((1,15-
1,01)/(10.000-7.000))x(diện tích của huyện cần tính -7.000) |
||
>
10.000 - 12.000 |
1,16 -
1,25 |
Ktlh của huyện cần tính =1,16+((1,25-
1,16)/(12.000-10.000))x(diện tích của xã cần tính -10.000) |
||
3 |
1/25000 |
>
12.000 - 20.000 |
0,95 -
1,00 |
Ktlh của huyện cần tính =0,95+((1,0-
0,95)/(20.000-12.000))x(diện tích của xã cần tính -12.000) |
>
20.000 - 50.000 |
1,01 -
1,15 |
Ktlh của huyện cần tính = 1,01+((1,15-
1,01)/(50.000-20.000))x(diện tích của xã cần tính -20.000) |
||
>
50.000 - 100.000 |
1,16 -
1,25 |
Ktlh của huyện cần tính =1,16+((1,25-
1,16)/(100.000-50.000))x(diện tích của xã cần tính -50.000) |
||
>
100.000 - 350.000 |
1,26 -
1,35 |
Ktlh của huyện cần tính =1,26+((1,35-
1,26)/(350.000-100.000))x(diện tích của xã cần tính -100.000) |
Bảng hệ số số lượng đơn vị cấp xã trực
thuộc huyện (Ksx):
Bảng
16
STT |
Số lượng
đơn vị cấp xã trực thuộc huyện |
Ksx |
Hệ số (Ksx) cụ thể được xác định bằng công
thức tính nội suy |
1 |
15 |
1,00 |
Ksx của huyện cần tính =1,0; Trường hợp số xã của huyện nhỏ hơn 15 xã thì tính
công thức =1+(0,04x(Số xã của huyện cần tính -15)) |
2 |
16 - 20 |
1,01 -
1,06 |
Ksx của huyện cần tính = 1,01
+((1,06-1,01)/(20- 16))x(Số xã của huyện cần tính -16) |
3 |
21 - 30 |
1,07 -
1,11 |
Ksx của huyện cần tính =1,07+((1,1-1,07)/(30-
21))x(Số xã
của huyện cần tính -21) |
4 |
31 - 40 |
1,12 -
1,15 |
Ksx của huyện cần tính
=1,12+((1,15-1,12)/(40-31))x(Số xã của huyện cần tính -31) |
5 |
41 - 50 |
1,16 -
1,18 |
Ksx của huyện cần tính
=1,16+((1,18-1,16)/(50- 41))x(Số xã của huyện cần tính -41) |
7. Sửa đổi Bảng 21 hệ số theo tỷ lệ bản đồ cấp tỉnh (Ktlt) và Bảng 22
hệ số số
lượng đơn vị cấp huyện trực thuộc tỉnh (Ksh)
ở nội dung ghi chú cuối Bảng 20 quy định tại Khoản 2 Mục
III Chương II Phần II như sau:
Bảng hệ số theo tỷ lệ bản đồ cấp tỉnh (Ktlt):
Bảng
21
STT |
Tỷ lệ bản
đồ |
Diện tích
tự nhiên (ha) |
Ktlt |
Hệ số (Ktlt) cụ thể được xác định bằng công thức tính
nội suy |
1 |
1/25000 |
≤ 50.000 |
1,00 |
Hệ số Ktlt của tỉnh cần tính =1,0 |
>
50.000 - 100.000 |
1,01 -
1,15 |
Ktlt của tỉnh cần tính =1,01+((1,15-
1,01)/(100.000-50.000))x(diện tích của tỉnh cần tính -50.000) |
||
2 |
1/50000 |
>
100.000 - 200.000 |
0,95 -
1,00 |
Ktlt của tỉnh cần tính =0,95+((1,0-
0,95)/(200.000-100.000))x(diện tích của tỉnh cần tính -100.000) |
>
200.000 - 250.000 |
1,01 -
1,10 |
Ktlt của tỉnh cần tính = 1,01+((1,1-
1,01)/(250.000-200.000))x(diện tích của tỉnh cần tính -200.000) |
||
>
250.000 - 350.000 |
1,11 -
1,25 |
Ktlt của tỉnh cần tính
=1,11+((1,25-1,11)/(350.000-250.000))x(diện tích của tỉnh cần tính -250.000) |
||
3 |
1/100000 |
>
350.000 - 500.000 |
0,95 -
1,00 |
Ktlt của tỉnh cần tính =0,95+((1,0-
0,95)/(500.000-350.000))x(diện tích của tỉnh cần tính -350.000) |
>
500.000 - 800.000 |
1,01 -
1,15 |
Ktlt của tỉnh cần tính =1,01+((1,15-
1,01)/(800.000-500.000))x(diện tích của tỉnh cần tính -500.000) |
||
>
800.000 - 1.200.000 |
1,16 -
1,25 |
Ktlt của tỉnh cần tính =1,16+((1,25-
1,16)/(1.200.000-800.000))x(diện tích của tỉnh cần tính -800.000) |
||
>
1.200.000 - 1.600.000 |
1,26 -
1,35 |
Ktlt của tỉnh cần tính =1,26+((1,35-
1,26)/(1.600.000-1.200.000))x(diện tích của tỉnh cần tính -1.200.000) |
Bảng hệ số số lượng đơn vị cấp huyện trực thuộc tỉnh (Ksh):
Bảng
22
STT |
Số lượng
đơn vị cấp huyện trực thuộc tỉnh |
Ksh |
Hệ số (Ksh) cụ thể được xác định bằng công thức tính
nội suy |
1 |
10 |
1,00 |
Ksh của tỉnh cần tính =1,0; Trường hợp số
huyện của tỉnh nhỏ hơn 10 huyện thì tính công thức = 1+(0,04x(Số huyện của
tỉnh cần tính -10)) |
2 |
11 - 15 |
1,01 -
1,06 |
Ksh của tỉnh cần tính
=1,01+((1,06-1,01)/(15- 11))x(Số lượng huyện của tỉnh cần tính
-11) |
3 |
16 - 20 |
1,07 -
1,11 |
Ksh của tỉnh cần tính
=1,07+((1,11-1,07)/(20- 16))x(Số lượng huyện của tỉnh cần tính -16) |
4 |
21 - 30 |
1,12 -
1,15 |
Ksh của tỉnh cần tính
=1,12+((1,15-1,12)/(30- 21))x(Số lượng huyện của tỉnh cần tính -21) |
5 |
31 - 50 |
1,16 -
1,18 |
Ksh của tỉnh cần tính
=1,16+((1,18-1,16)/(50- 31))x(Số lượng huyện của tỉnh cần tính -31) |
8. Sửa đổi cụm từ “kiểm tra kết quả TKĐĐ” tại các điểm: Điểm 1.2
Khoản 1 và Điểm 2.1 Khoản 2 của Mục II
Chương I Phần II; Điểm
1.2 Khoản 1 và Điểm 2.1 Khoản 2 của Mục III Chương I Phần II; Điểm 1.2 Khoản 1 và Điểm
2.1 Khoản 2 của Mục IV Chương I Phần II thành cụm từ “kiểm đếm hồ sơ kết quả
TKĐĐ”.
9. Sửa đổi cụm từ “kiểm tra thẩm định kết quả kiểm kê đất
đai” tại các điểm: Điểm 1.2 Khoản 1 và Điểm 2.2 Khoản 2 của Mục II Chương II Phần
II; Điểm 1.2
Khoản 1 và Điểm 2.2 Khoản 2 của Mục III Chương II Phần II; Điểm 1.2 Khoản 1 và Điểm
2.2 Khoản 2 của Mục IV Chương II Phần II thành cụm từ “kiểm đếm hồ sơ kết quả
kiểm kê đất đai".
10. Sửa đổi, bổ sung nội dung ghi chú cuối Bảng 45 Điểm 2.3 Khoản
2 Mục I Chương II Phần III như sau:
Ghi chú: Định mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho xã trung bình (xã đồng bằng có
diện tích bằng 1.000 ha); khi tính mức cho từng xã cụ thể thì tính tương ứng
theo công thức tính ở phần định mức lao động công nghệ “Điều tra, khoanh vẽ,
lập bản đồ kết quả điều tra kiểm kê” của mục Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất cấp xã, được điều chỉnh hệ số quy mô diện tích cấp xã (Kdtx) quy định
tại Bảng 2 và hệ số điều chỉnh khu vực (Kkv) quy định tại Bảng 3 của Khoản 2 Mục I
Chương I.
11. Sửa đổi, bổ sung nội dung ghi chú cuối Bảng 48 Điểm 3.3 Khoản
3 Mục I Chương II Phần III như sau:
Ghi chú: Định mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho xã trung bình (lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất
ở tỷ lệ 1/1000 tương ứng với quy mô diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 100 ha; tỷ lệ
1/2000 tương ứng với quy mô diện tích bằng 300 ha; tỷ lệ 1/5000 tương ứng với
quy mô diện tích bằng 1.000 ha; tỷ lệ 1/10000 tương ứng với quy mô diện tích
bằng 5.000 ha); khi tính mức cụ thể cho từng xã thì tính tương
ứng theo công thức tính ở phần định mức lao động công nghệ “Lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất” của mục Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
cấp xã, được điều chỉnh hệ số tỷ lệ bản đồ cấp xã (Ktlx) quy định tại Bảng 10 Khoản 2 Mục I Chương II Phần II.
12. Sửa đổi, bổ sung nội dung ghi chú cuối Bảng 57 Điểm 2.3 Khoản
2 Mục II Chương II Phần III như sau:
"Ghi chú: Định mức
dụng cụ, thiết bị trên tính cho huyện trung bình có 15 đơn vị hành chính cấp
xã; khi tính mức cho từng huyện cụ thể thì tính tương ứng theo công thức tính ở
phần định mức lao động công nghệ “Tiếp nhận, kiểm đếm hồ sơ kết quả kiểm kê đất
đai; tổng hợp số liệu kiểm kê diện tích đất đai; phân tích, đánh giá hiện trạng
sử dụng đất và biến động sử dụng đất” của Mục Kiểm kê đất đai và lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, thực hiện điều chỉnh theo công thức: MH = Mtbh x
[1 + 0,04 x (Kslx - 15)].
13. Sửa đổi, bổ sung nội dung ghi chú cuối Bảng 60 Điểm 3.3 Khoản
3 Mục II Chương II Phần III như sau:
"Ghi chú: Định mức
dụng cụ, thiết bị trên tính cho huyện trung bình có 15 đơn vị hành
chính cấp xã (lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở tỷ lệ 1/5000 với quy mô diện
tích nhỏ hơn hoặc bằng 2.000 ha; tỷ lệ 1/10000 với quy mô diện tích bằng 7.000
ha; tỷ lệ 1/25000 với quy mô diện tích bằng 20.000 ha); khi tính mức cho từng
huyện cụ thể thì tính tương ứng theo công thức tính ở phần định mức lao động
công nghệ “Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện” của Mục Kiểm kê đất đai
và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, được điều chỉnh hệ số hệ số tỷ
lệ bản đồ cấp huyện (Ktlh) Bảng 15 và hệ số
số lượng đơn vị cấp xã trực thuộc huyện (Ksx)
Bảng 16 Khoản 2 Mục II Chương II Phần II.
14. Sửa đổi mức hao phí thiết bị đối với danh
mục thiết bị “Máy vi tính” tại cột “Định mức” của Bảng 65 Điểm 1.2 Khoản
1 Mục III Chương II Phần III từ “0,00” thành “0,01”.
15. Sửa đổi, bổ sung nội dung ghi chú cuối Bảng 69 Điểm 2.3 Khoản
2 Mục III Chương II Phần III như sau:
"Ghi chú: Định mức
dụng cụ, thiết bị trên tính cho tỉnh trung bình có 10 đơn vị hành chính cấp
huyện; khi tính mức cụ thể cho từng tỉnh thì tính tương ứng theo công thức tính
ở phần định mức lao động công nghệ “Tiếp nhận, kiểm đếm kết quả kiểm kê đất đai
của cấp huyện; tổng hợp số liệu kiểm kê diện tích đất đai; phân tích, đánh giá
hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất” của Mục Kiểm kê đất đai và lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh, thực hiện điều chỉnh theo công thức: MT = Mtbt x
[1 + 0,04 x (Kslh - 10)].
16. Sửa đổi nội dung ghi chú cuối Bảng 72 Khoản 3 Mục
III Chương II Phần III như sau:
"Ghi chú: Định mức
dụng cụ, thiết bị trên tính cho tỉnh trung bình có 10 đơn vị hành chính cấp
huyện (tỷ lệ 1/25000 với quy mô diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 50.000 ha; tỷ lệ
1/50000 với quy mô diện tích bằng 200.000 ha; tỷ lệ 1/100000 với quy mô diện
tích bằng 500.000 ha); khi tính mức cụ thể cho từng tỉnh thì tính tương ứng
theo công thức tính ở phần định mức lao động công nghệ “Lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất cấp tỉnh” của Mục Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất cấp tỉnh, được điều chỉnh hệ số theo tỷ lệ bản đồ cấp tỉnh (Ktlt) Bảng 21 và hệ số số lượng đơn vị cấp huyện
trực thuộc tỉnh (Ksh) Bảng 22 Khoản 2 Mục III Chương II
Phần II.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng
3 năm 2015.
2. Thông tư này thay thế các Thông tư sau đây:
a) Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4
năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
b) Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của
Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu
hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
c) Thông tư số 09/2013/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5
năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý, sử dụng
đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển.
1. Đối với tổ chức kinh tế đã được Nhà nước giao đất
không thu tiền sử dụng đất để làm nghĩa trang, nghĩa địa theo quy định của pháp
luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì được tiếp tục sử dụng đất mà
không phải chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.
2. Trường hợp nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất và đã chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật để thực
hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà đã lựa
chọn hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thì được tiếp tục sử
dụng đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại mà không phải chuyển sang thuê đất. Khi
hết thời hạn sử dụng đất, nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn thì
phải chuyển sang thuê đất.
3. Trường hợp tổ chức kinh tế được tiếp tục sử dụng
đất theo quy định tại Khoản
4 Điều 60 của Luật Đất đai năm 2013 thì Văn phòng đăng ký đất đai thực
hiện chỉnh lý thời hạn sử dụng đất vào hồ sơ địa chính theo thời hạn còn lại
của dự án đã được phê duyệt.
Điều 26. Trách nhiệm thực hiện
1. Tổng cục Quản lý đất đai chịu trách nhiệm kiểm tra,
đôn đốc thực hiện Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Thông tư này ở địa phương và rà soát, bãi bỏ các
quy định của địa phương trái với quy định của Thông tư này.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Thông tư này ở
địa phương.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc
thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi
trường để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét