BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH __________ Số: 03/2021/TT-BVHTTDL |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2021 |
THÔNG TƯ
Bổ sung một số điều của các Thông tư quy định quy trình giám định tư pháp trong
lĩnh vực văn hóa
______________
Căn cứ Luật Giám
định tư pháp năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020;
Căn cứ Nghị định
số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của
Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư bổ sung một số điều của các Thông tư
quy định quy trình giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa.
Điều 1. Bổ sung
một số điều của các Thông tư quy định quy trình giám định tư pháp trong lĩnh
vực văn hóa
1. Bổ sung Điều 6a vào sau Điều 6 Thông tư số 02/2019/TT-BVHTTDL ngày 05
tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định quy
trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
“Điều 6a. Thời hạn
giám định
1. Thời hạn giám định tối đa là 03 tháng tính theo quy định tại khoản 1
Điều 26a Luật Giám định tư pháp được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Thời hạn giám định có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng
cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa quy định
tại khoản 1 Điều này.
3. Người trưng cầu giám định có thể thống nhất về thời hạn giám định với tổ
chức, cá nhân được trưng cầu giám định trước khi trưng cầu giám định nhưng
không quá thời hạn quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
4. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở để cho rằng vụ việc giám
định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám
định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu
giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.”
2. Bổ sung Điều 6a vào sau Điều 6 Thông tư số 03/2019/TT-BVHTTDL ngày 05
tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định quy
trình giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật như sau:
“Điều 6a. Thời hạn
giám định
1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
được thực hiện theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Thời hạn giám định đối với trường hợp không thuộc khoản 1 Điều này tối
đa là 02 tháng tính theo quy định tại khoản 1 Điều 26a Luật Giám định tư pháp
được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Giám định tư pháp.
3. Thời hạn giám định có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng
cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa quy định
tại khoản 2 Điều này.
4. Người trưng cầu giám định có thể thống nhất về thời hạn giám định với tổ
chức, cá nhân được trưng cầu giám định trước khi trưng cầu giám định nhưng
không quá thời hạn quy định tại khoản 2 và 3 Điều này.
5. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở để cho rằng vụ việc giám
định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám
định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu
giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.”
3. Bổ sung Điều 6a vào sau Điều 6 Thông tư số 08/2019/TT-BVHTTDL ngày 03
tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định quy
trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa như sau:
“Điều 6a. Thời hạn
giám định
1. Thời hạn giám định tối đa là 02 tháng tính theo quy định tại khoản 1
Điều 26a Luật Giám định tư pháp được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Thời hạn giám định có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng
cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa quy định
tại khoản 1 Điều này.
3. Người trưng cầu giám định có thể thống nhất về thời hạn giám định với tổ
chức, cá nhân được trưng cầu giám định trước khi trưng cầu giám định nhưng
không được vượt quá thời hạn quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
4. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở để cho rằng vụ việc giám
định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám
định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu
giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.”
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng
dẫn, tổ chức kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai, đôn đốc các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện Thông tư này.
Điều 3. Hiệu lực
thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2021.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan,
đơn vị, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (qua Vụ
Pháp chế) để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL; - Các Tổng Cục, Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL; - Sở VHTTDL; Sở VHTT; Sở VHTTTTDL; - Công báo; cổng TTĐT Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; - Cổng TTĐT Bộ VHTTDL; - Lưu: VT, PC. TL 300. |
BỘ
TRƯỞNG Nguyễn
Văn Hùng |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét