|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM |
Số: 07/2021/TT-BCA |
|
Ban
hành Nội quy cơ sở lưu trú
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm
hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm
2014;
Căn cứ Luật Thi hành án
hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn
cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,
cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số
112/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử
phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi
phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
Căn cứ Nghị định số
17/2016/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 quy định hình
thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý
người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục
xuất;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số
65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định về tổ chức quản
lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ
xuất cảnh;
Xét đề nghị của Cục
trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;
Bộ trưởng Bộ
Công an ban hành Thông tư ban hành Nội quy cơ sở lưu trú.
Ban hành kèm theo Thông
tư này Nội quy cơ sở lưu trú.
Điều
2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này được áp dụng
trong phạm vi cơ sở lưu trú của Bộ Công an.
2. Đối tượng áp dụng
a) Người lưu trú tại cơ
sở lưu trú của Bộ Công an.
b) Cán bộ, chiến sỹ, công
nhân viên Công an nhân dân.
c) Cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan.
Thông tư này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 05 tháng 3 năm 2021. Thông tư số 54/2016/TT-BCA ngày 28 tháng 12 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Nội quy cơ sở lưu trú hết hiệu lực kể từ ngày
Thông tư này có hiệu lực thi hành.
1. Các đồng chí Cục
trưởng, Tư lệnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an; Giám đốc Công an
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án
hình sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự các cấp trong Công an nhân dân
và Trưởng cơ sở lưu trú thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục
bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư
này.
2.
Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng có
trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện
Thông tư, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công
an (qua Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo
dưỡng) để có hướng dẫn kịp thời./.
Nơi
nhận: |
BỘ TRƯỞNG Đại tướng Tô Lâm |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
NỘI QUY CƠ SỞ LƯU TRÚ
(Ban hành kèm theo Thông
tư số 07/2021/TT-BCA
ngày 18 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công
an)
Để bảo đảm trật tự, an
toàn cơ sở lưu trú và tạo điều kiện thuận lợi cho người lưu trú ở tập trung tại
cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh, Bộ trưởng Bộ Công an quy định Nội
quy cơ sở lưu trú như sau:
Điều 1. Những quy định người lưu trú phải thực hiện
1. Chấp hành nghiêm pháp
luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Nhà nước Việt
Nam), các quy định của cơ sở lưu trú trong công tác quản lý và thực hiện các
chế độ đối với người lưu trú về thời gian sinh hoạt, hoạt động thể dục, thể
thao, văn hóa, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình, thông tin
liên lạc, thăm gặp, nhận quà, phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, phòng cháy,
chữa cháy và vệ sinh, bảo vệ môi trường; chấp hành mệnh lệnh, tuân thủ sự hướng
dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú. Có trách nhiệm ngăn chặn và tố giác, báo cáo kịp
thời, trung thực những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Nội quy cơ sở lưu trú
của người lưu trú hoặc của người khác.
2. Ở đúng vị trí quy định
trong buồng lưu trú, ngủ, nghỉ đúng giờ, có ý thức giữ gìn trật tự, vệ sinh cá
nhân, chỗ ở và nơi công cộng; đến giờ quy định, người lưu trú được nhận khẩu
phần ăn của mình và phải ăn đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh, an toàn thực
phẩm.
3. Chấp hành sự quản lý,
kiểm tra, điểm danh, kiểm diện của cán bộ cơ sở lưu trú. Khi có thông báo tập
hợp phải tập trung đúng thời gian, địa điểm được chỉ định, mặc quần áo gọn
gàng, giữ trật tự, trường hợp có báo động thì phải giữ nguyên vị trí và tuyệt
đối tuân theo mệnh lệnh, chỉ dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú.
4. Khi ra ngoài cơ sở lưu
trú, người lưu trú phải được sự đồng ý bằng văn bản của Trưởng cơ sở lưu trú và
chịu sự quản lý, giám sát của cán bộ cơ sở lưu trú; khi ra, vào cổng cơ sở lưu
trú, người lưu trú không được đeo kính màu, khẩu trang (trừ trường hợp do yêu
cầu phòng bệnh, chữa bệnh), nếu có mũ, nón thì phải cầm tay và báo cáo với cán
bộ trực cơ sở lưu trú.
5. Trong giao tiếp, người
lưu trú sử dụng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt (người bị hạn chế khả năng
nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị y tế hỗ trợ cho việc giao
tiếp). Người lưu trú xưng danh với cán bộ là “tôi” và “cán bộ”, với khách là
“tôi” và “quý khách”, với người lưu trú khác là “tôi” và “anh” hoặc “chị” hoặc
tùy theo lứa tuổi, quan hệ gia đình, họ hàng, người lưu trú xưng hô, giao tiếp,
ứng xử với nhau bảo đảm phù hợp phong tục, truyền thống văn hóa của nước mình,
văn minh, lịch sự. Trường hợp người lưu trú sử dụng tiếng nước ngoài thì phải
dùng các từ xưng danh tương đương.
6. Đồ dùng cá nhân mang
vào buồng lưu trú, người lưu trú phải gấp, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh
sạch sẽ, để và phơi đúng nơi quy định. Đồ dùng được đưa vào buồng lưu trú, gồm:
quần, áo, chiếu, chăn, màn, khăn mặt, gối, giày, dép, cốc nhựa, bàn chải đánh
răng, kem đánh răng, lược nhựa, kẹp tóc nhựa, giấy, bút, kính thuốc, thuốc chữa
bệnh theo chỉ định của bác sỹ hoặc cán bộ y tế của cơ sở lưu trú, sách, báo đã
được kiểm duyệt, đồ dùng thiết yếu cho người lưu trú là nữ, đồ dùng sinh hoạt
cho trẻ em (nếu có trẻ em ở cùng cha, mẹ trong cơ sở lưu trú) và túi đựng đồ
dùng theo quy định. Người lưu trú phải có trách nhiệm quản lý, giám sát, chăm
sóc con ở cùng trong cơ sở lưu trú.
7. Người lưu trú có tiền
mặt phải gửi lưu ký tại cơ sở lưu trú, được sử dụng mua lương thực, thực phẩm
đã chế biến sẵn để ăn thêm và đồ dùng thiết yếu cho sinh hoạt cá nhân theo quy
định của cơ sở lưu trú. Tiền mặt, quần áo, tư trang chưa sử dụng hoặc các loại
máy móc, thiết bị, những tài sản, giấy tờ có giá trị khác phải gửi lưu ký tại
cơ sở lưu trú để quản lý hoặc gửi cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của
mình theo quy định của pháp luật.
8. Người lưu trú khi gặp
thân nhân, thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, nhận quà, thông tin liên lạc, khám bệnh,
chữa bệnh theo quy định của pháp luật phải chịu sự kiểm tra, giám sát, hướng
dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú. Người lưu trú khi gặp cán bộ, tham gia sinh hoạt
tập thể, ra, vào cổng cơ sở lưu trú, khi được phép gặp thân nhân, thăm gặp,
tiếp xúc lãnh sự, tiếp xúc với khách hoặc làm việc với cá nhân, cơ quan, tổ
chức khác phải mặc quần áo lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ.
9. Người lưu trú có trách
nhiệm bảo vệ tài sản của cơ sở lưu trú, tài sản của mình và của người khác;
phải báo cáo kịp thời với cán bộ cơ sở lưu trú về các hành vi xâm phạm đến tài
sản đó. Người lưu trú làm mất, hư hỏng tài sản của cơ sở lưu trú hoặc của người
khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, khi chưa bồi thường xong
tài sản, người lưu trú chỉ được làm thủ tục xuất cảnh về nước khi được sự đồng
ý của Trưởng cơ sở lưu trú hoặc của người có tài sản bị người lưu trú làm mất,
hư hỏng.
Điều 2. Những hành vi cấm người lưu trú thực hiện
1. Vi phạm hoặc chống
đối, cản trở việc thực hiện pháp luật Nhà nước Việt Nam và Nội quy cơ sở lưu
trú.
2. Trốn hoặc giúp đỡ, tổ
chức cho người lưu trú khác trốn khỏi cơ sở lưu trú; chống đối hoặc kích động,
xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người lưu trú khác chống đối, gây mất an
ninh, trật tự cơ sở lưu trú; không chấp hành mệnh lệnh, yêu cầu, hướng dẫn của
cán bộ cơ sở lưu trú; vi phạm các quy định về chế độ quản lý; tự ý đi lại quá
phạm vi quy định; có thái độ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa, gây gổ, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm của người khác; báo cáo sai sự thật, che giấu hành vi vi
phạm pháp luật, vi phạm Nội quy cơ sở lưu trú của mình hoặc của người khác;
nuôi nhốt động vật trong cơ sở lưu trú.
3. Đưa vào, cất giấu, sử
dụng trong cơ sở lưu trú các đồ vật sau:
a)
Vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Chất gây mê, chất độc,
chất cháy, chất gây cháy, chất phóng xạ, hóa chất, độc dược;
c) Các chất ma túy, tiền
chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; rượu, bia và các chất kích
thích khác;
d) Các thiết bị thông tin
liên lạc cá nhân, các loại máy ghi âm, ghi hình và các thiết bị kỹ thuật, điện
tử khác (trừ các loại máy móc, thiết bị kĩ thuật, điện tử thiết yếu chuyên dùng
trong lĩnh vực y tế hỗ trợ sức khỏe, sinh hoạt cho người lưu trú theo chỉ định
của bác sĩ);
đ) Đồng tiền của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiền mặt), ngoại tệ, giấy tờ có giá trị,
các loại thẻ thanh toán bằng hình thức điện tử, đồ trang sức, vàng, bạc, đá
quý, kim loại quý;
e) Các loại sách, báo,
tài liệu, phim, băng, đĩa, thiết bị lưu trữ điện tử, văn hóa phẩm có nội dung
không lành mạnh, mê tín dị đoan, phản động, đồi trụy, không phù hợp với thuần
phong mỹ tục và pháp luật Nhà nước Việt Nam;
g) Các đồ vật khác có thể
gây mất an ninh, an toàn cơ sở lưu trú, gây nguy hại cho bản thân người lưu trú
và người khác, ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi trường hoặc để sử dụng vào mục
đích vi phạm pháp luật, vi phạm Nội quy cơ sở lưu trú.
4. Tự sát, tự gây thương
tích, hủy hoại thân thể hoặc giúp người khác tự sát, tự gây thương tích, hủy
hoại thân thể; đánh đập, đe dọa, ức hiếp, khống chế, hành hạ, làm nhục người
khác; mua, bán, trao đổi, chiếm đoạt hoặc hủy hoại tài sản, đồ vật của cơ sở
lưu trú hoặc của người khác.
5. Tự ý thay đổi vị trí
chỗ nằm, tụ tập liên hoan, đun, nấu trong khu vực lưu trú; tự ý tiếp xúc với
người đến thăm gặp hoặc người khác; viết, vẽ, treo, dán tranh, ảnh, khạc nhổ,
vứt rác bừa bãi hoặc có hành vi gây mất vệ sinh môi trường trong cơ sở lưu trú.
6. Lập hoặc tham gia các
tổ chức, hội, nhóm, bè phái trái với quy định của pháp luật Nhà nước Việt Nam.
7. Truyền bá văn hóa, tư
tưởng có nội dung phản động, đồi trụy; lập bàn thờ, thắp hương, cúng lễ, bói
toán, truyền đạo, thực hành mê tín, dị đoan dưới mọi hình thức; móc nối, đưa,
phát tán thông tin, hình ảnh trái phép ra bên ngoài hoặc lên mạng thông tin
truyền thông.
8. Quan hệ đồng tính,
tình dục, dâm ô giữa người lưu trú với nhau hoặc với người khác (trừ quan hệ
vợ, chồng khi được phép tại nhà thăm gặp); xăm trổ, đeo dị vật lên cơ thể mình
hoặc đeo cho người khác.
9. Hút thuốc lá, thuốc
lào, thuốc lá điện tử trong buồng lưu trú, bệnh xá, thư viện, nơi sinh hoạt
chung hoặc những khu vực có treo biển “cấm lửa”, “cấm hút thuốc”.
10. Các hành vi khác có
thể gây mất an ninh, an toàn cơ sở lưu trú, gây ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi
trường, gây nguy hại cho bản thân người lưu trú hoặc người khác.
Điều 3. Quy định đối với người đến gặp, làm việc, thăm gặp, tiếp xúc lãnh
sự với người lưu trú
1. Mặc trang phục gọn
gàng, sạch sẽ, có thái độ, cử chỉ, lời nói văn minh, lịch sự; xuất trình đầy đủ
giấy tờ theo quy định về việc gặp thân nhân, thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự; chấp
hành nghiêm quy định của pháp luật Nhà nước Việt Nam, Nội quy cơ sở lưu trú,
quy định nhà thăm gặp và hướng dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú; nghiêm cấm các
hành động, lời nói thiếu văn hóa, gây gổ, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm
của người khác; có trách nhiệm thực hiện các quy định phòng, chống dịch bệnh,
giữ gìn vệ sinh môi trường. Khi hết giờ gặp thân nhân, thăm gặp, tiếp xúc lãnh
sự, không được tự ý lưu lại nơi làm việc, nơi thăm gặp của cơ sở lưu trú.
2. Người đến thăm gặp,
tiếp xúc với người lưu trú nếu gửi đồ vật cho người lưu trú thì phải kê khai
vào phiếu gửi đồ và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về đồ vật được
gửi; trường hợp vợ hoặc chồng được gặp người lưu trú tại phòng riêng chỉ được mang
theo quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược nhựa, nước
uống, dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
3. Không tự ý tiếp xúc
người lưu trú; đưa vào cho người lưu trú cất giấu, sử dụng các đồ vật mà người
lưu trú bị cấm theo khoản 3 Điều 2 Nội quy này. Nghiêm cấm ghi âm, ghi hình tại
cơ sở lưu trú, nơi có biển cấm quay phim, chụp ảnh và trong quá trình thăm gặp,
tiếp xúc với người lưu trú (trừ trường hợp được cơ quan, người có thẩm quyền
cho phép).
4. Nghiêm cấm lợi dụng
việc gặp thân nhân, thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, gặp làm việc với người lưu trú
để xúi giục, giúp sức, lôi kéo, kích động, ép buộc hoặc dùng các thủ đoạn khác
làm người lưu trú hoặc người khác chống đối, vi phạm pháp luật, vi phạm Nội quy
cơ sở lưu trú hoặc tụ tập gây rối làm mất an ninh, trật tự.
5. Riêng trường hợp người
đến gặp làm việc với người lưu trú thì ngoài việc chấp hành những quy định nêu
trên (nếu là cán bộ của cơ quan, đơn vị nhà nước thì phải mặc trang phục theo
quy định của ngành nghề làm việc), phải có giấy giới thiệu, giấy tờ tùy thân,
giấy chứng nhận hoặc thẻ chuyên ngành do cơ quan có thẩm quyền cấp, văn bản đề
nghị, kế hoạch công tác nêu rõ nội dung, thành phần, thời gian làm việc với
người lưu trú và trực tiếp gặp Trưởng cơ sở lưu trú để được giải quyết, thống
nhất nội dung làm việc.
Khi gặp người lưu trú,
chỉ được làm việc theo các nội dung trong văn bản đề nghị đã được cấp có thẩm
quyền cho phép; lập biên bản ghi nhận kết quả làm việc với người lưu trú. Quá
trình gặp, tiếp xúc phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, không để người lưu trú trốn,
vi phạm pháp luật, vi phạm Nội quy cơ sở lưu trú hoặc nảy sinh tư tưởng tiêu
cực, ảnh hưởng đến công tác quản lý người lưu trú.
Kết thúc buổi làm việc,
người đến làm việc phải lập biên bản làm việc với cơ sở lưu trú, trao đổi, sao
gửi kết quả làm việc với người lưu trú để Trưởng cơ sở lưu trú biết, lưu giữ
tài liệu vào hồ sơ của người lưu trú, những văn bản không thể sao gửi thì phải
nêu rõ lý do trong biên bản làm việc với cơ sở lưu trú.
6. Người đến gặp, làm
việc, thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự với người lưu trú vi phạm các quy định nêu
trên bị buộc ra khỏi cơ sở lưu trú và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
hành vi của mình; đồng thời, có quyền góp ý, kiến nghị, phản ánh hoặc khiếu nại,
tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của cơ sở lưu
trú.
Người lưu trú, cơ quan, tổ chức
và cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm Nội quy này. Trường hợp vi phạm thì
tùy theo tính chất, mức độ cụ thể sẽ bị xử lý, bồi thường thiệt hại hoặc truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Nhà nước Việt Nam.
|
BỘ TRƯỞNG Đại tướng Tô Lâm |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét