BỘ TÀI CHÍNH ___________ Số: 120/2020/TT-BTC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020 |
THÔNG TƯ
Quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký
giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm
niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán
_________________________
Căn
cứ Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Căn
cứ Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn
cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo
đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết,
đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo
đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh và đối tượng áp dụng
1.
Thông tư này quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng
chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống
giao dịch chứng khoán.
2.
Đối tượng áp dụng:
a)
Nhà đầu tư;
b)
Công ty chứng khoán, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ, công ty quản lý quỹ
đầu tư chứng khoán;
c)
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Sở giao dịch chứng
khoán);
d)
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
đ)
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2.
Giải
thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.
Biên độ dao động giá là giới hạn dao động giá chứng khoán quy
định trong
ngày giao
dịch được
tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham
chiếu.
2.
Ngắt mạch thị trường
(Circuit breaker) là
cơ chế tạm dừng giao dịch tự động trong phiên giao
dịch khi
giá chứng
khoán hoặc chỉ số chứng khoán biến động chạm các ngưỡng xác định trên hệ thống giao
dịch chứng
khoán.
3.
Giá tham chiếu là mức giá do Sở giao
dịch chứng
khoán xác định và được dùng làm cơ sở để xác định giá cao
nhất (giá
trần), giá thấp nhất (giá sàn) trong ngày giao
dịch.
4.
Phương thức khớp lệnh tập trung
là phương
thức giao dịch được thực hiện trên hệ thống giao
dịch chứng
khoán trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng
khoán. Phương thức khớp lệnh tập trung bao gồm khớp lệnh định kỳ
và khớp lệnh liên tục.
5.
Khớp lệnh định kỳ
là phương thức giao dịch được thực hiện trên hệ thống giao dịch chứng khoán
trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác
định.
6.
Khớp lệnh liên tục
là phương thức giao dịch được thực hiện trên hệ thống giao dịch chứng khoán
trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập
vào hệ thống giao dịch chứng khoán.
7.
Phương thức giao dịch thoả thuận là phương thức giao dịch trong đó các bên tham
gia giao dịch thông qua thành viên giao dịch tự thoả thuận về các điều kiện
giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán; hoặc các bên tham gia giao dịch
thỏa thuận, thực hiện giao dịch, sau đó thông qua thành viên giao dịch ghi nhận
kết quả giao dịch vào hệ thống giao dịch chứng khoán.
8.
Giao dịch trong ngày
là giao dịch mua và bán cùng một mã chứng khoán nhà đầu tư chưa sở hữu với cùng
một khối lượng giao dịch, thực hiện trên cùng một tài khoản và trong cùng một
ngày giao dịch.
9.
Giao dịch mua bắt buộc (buy in) là giao dịch mua chứng khoán để bảo đảm có đủ số
lượng chứng khoán thanh toán cho các giao dịch thiếu chứng khoán theo quy định
pháp luật.
10.
Giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán (sau đây gọi là giao dịch ký quỹ) là giao dịch
mua chứng khoán có sử dụng tiền vay của công ty chứng khoán, trong đó chứng
khoán có được từ giao dịch này và các chứng khoán khác được giao dịch ký quỹ
của nhà đầu tư được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay trên.
11. Giao dịch bán khống có tài sản bảo đảm (sau
đây gọi là
giao dịch
bán khống có bảo đảm) là giao dịch bán chứng khoán đã được vay trên hệ thống vay
và cho
vay chứng
khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Người bán sau
đó có
nghĩa vụ mua lại số chứng khoán đó để hoàn trả khoản đã vay.
12.
Chứng khoán chờ về
là chứng khoán mà nhà đầu tư đã mua trên hệ thống giao
dịch chứng
khoán tại các ngày giao dịch trước đó và đang trong quá trình hoàn tất
chuyển quyền sở hữu.
13.
Giao dịch chứng khoán lô lẻ là giao dịch có số lượng chứng khoán nhỏ hơn một đơn vị
giao dịch.
Điều
3. Tổ chức giao dịch chứng khoán
1.
Sở giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp
lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận theo nguyên tắc sau:
a)
Phương thức khớp lệnh tập trung trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải bảo
đảm nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian;
b)
Phương thức giao dịch thỏa thuận trên hệ thống giao dịch chứng khoán được thực
hiện theo nguyên tắc các bên tham gia giao dịch tự thỏa thuận, thống nhất các
nội dung giao dịch.
2.
Chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này được giao dịch trên hệ
thống giao dịch chứng khoán không bao gồm các trường hợp chuyển quyền sở hữu
ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật về đăng ký, lưu
ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán được
tổ chức các phiên giao dịch mua bắt buộc (buy in) thông qua hệ thống giao dịch
chứng khoán.
3.
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành quy chế giao dịch chứng khoán bao
gồm các nội dung cơ bản sau: phương thức giao dịch; thời gian giao dịch; cách
xác định giá tham chiếu; biên độ dao động giá chứng khoán; cơ chế ngắt mạch thị
trường (nếu có); các loại lệnh giao dịch; việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch;
việc xác lập giao dịch và loại bỏ giao dịch chứng khoán; việc tạm ngừng giao
dịch, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ giao dịch của một mã chứng khoán; việc
công bố thông tin về kết quả giao dịch và các nội dung khác có liên quan.
Điều
4. Biên độ dao động giá
1.
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam quyết định biên độ dao động giá sau khi được
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường, Ủy ban
Chứng
khoán Nhà nước quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá và công bố
thông tin trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban
Chứng
khoán Nhà nước.
Điều
5. Ngắt mạch thị trường
1.
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam quyết định cơ chế ngắt
mạch thị trường sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
chấp thuận.
2.
Căn cứ điều kiện thực tiễn của thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
quyết định áp dụng cơ chế ngắt mạch thị trường hoặc cơ chế ngắt mạch thị trường
kết hợp với biên độ dao động giá.
Điều
6. Tài khoản giao dịch chứng khoán
1. Nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại
công ty chứng khoán là thành viên giao dịch để thực hiện giao
dịch chứng
khoán theo quy định tại Thông tư này; chịu trách nhiệm cung
cấp đầy
đủ, chính xác các thông tin nhận biết khách hàng khi mở tài khoản giao
dịch chứng
khoán và tuân thủ các quy định sau:
a) Trong thời gian chưa triển khai
hoạt động
bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung
tâm, nhà
đầu tư thực hiện giao dịch chứng khoán, thanh toán giao
dịch chứng
khoán thông qua tài khoản giao dịch chứng khoán và tài khoản lưu ký
chứng khoán mà không phải mở tài khoản ký quỹ bù trừ.
b) Sau khi hoạt động bù trừ, thanh
toán giao
dịch chứng
khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm được triển khai
thực hiện,
nhà đầu tư phải có tài khoản ký quỹ bù trừ tại thành viên bù trừ trước khi
thực hiện giao
dịch chứng
khoán. Trường hợp nhà đầu tư mở tài khoản ký quỹ bù trừ tại thành viên bù trừ
là ngân hàng lưu ký thì nhà đầu tư chỉ được mở tài khoản giao
dịch chứng
khoán tại thành viên giao dịch là thành viên bù trừ hoặc tại thành viên giao
dịch không
bù trừ có hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù
trừ chung là ngân hàng lưu ký nơi nhà đầu tư mở tài khoản ký quỹ bù
trừ.
2. Nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản giao
dịch chứng
khoán theo nguyên tắc tại mỗi công ty chứng khoán nhà đầu tư
chỉ được mở 01 tài khoản giao dịch chứng khoán, ngoại trừ các trường
hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều này, Điều 9,
Điều 10
và Điều 11
Thông tư
này.
3.
Ứng với mỗi tài khoản giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư chỉ được mở 01
tài khoản
ký quỹ bù trừ tại thành viên bù trừ.
4.
Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được mở nhiều tài khoản giao
dịch chứng
khoán tại mỗi công ty chứng khoán theo nguyên tắc:
a) 01 tài khoản giao dịch chứng khoán để thực hiện hoạt động kinh
doanh chứng
khoán của chính mình;
b) 02 tài khoản giao dịch chứng khoán để quản lý danh
mục đầu tư
cho nhà
đầu tư ủy thác, trong đó 01 tài khoản để giao dịch chứng khoán cho
nhà đầu tư
ủy thác trong nước, 01 tài khoản để giao
dịch chứng
khoán cho nhà đầu tư ủy thác nước ngoài.
c)
Mỗi quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán do công ty
quản lý
quỹ quản lý được mở 01 tài khoản giao dịch chứng khoán đứng tên của quỹ đầu
tư, công ty đầu tư chứng khoán tại mỗi công ty
chứng
khoán.
5. Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài
tại Việt Nam được mở 02 tài khoản giao dịch chứng khoán tại
mỗi công ty chứng khoán, trong đó 01
tài khoản giao
dịch chứng
khoán để thực hiện giao dịch cho chính mình và 01 tài khoản giao
dịch chứng
khoán để thực hiện giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài ủy thác.
6.
Công ty chứng khoán được mở tài khoản giao
dịch chứng
khoán theo nguyên tắc sau:
a) Công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh và là thành viên giao
dịch của
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chỉ được mở 01
tài khoản giao
dịch chứng
khoán tự doanh tại chính công ty, không được mở bất cứ
tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty
chứng
khoán khác, ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm d
khoản này.
b) Trường hợp công ty chứng khoán đã hủy bỏ
tư cách thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam,
công ty
chứng
khoán được mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại 01 công ty
chứng
khoán khác là thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
để xử lý
số chứng khoán còn lại trên tài khoản tự doanh.
c)
Công ty chứng khoán được mở 01 tài khoản giao
dịch tạo
lập thị trường đối với chứng khoán niêm yết, đăng ký giao
dịch và 01
tài khoản
phòng ngừa rủi ro chứng quyền có bảo đảm tại chính công ty
để thực
hiện giao dịch cho các nghiệp vụ này.
d)
Công ty chứng khoán không phải là thành viên lập quỹ hoán đổi danh
mục được
mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại thành viên lập quỹ hoán đổi danh
mục. Tài
khoản này được sử dụng để thực hiện giao dịch hoán đổi chứng chỉ
quỹ hoán đổi danh mục trên thị trường sơ cấp, giao dịch bán trên thị
trường thứ cấp đối với chứng khoán cơ cấu và chứng chỉ quỹ hoán đổi danh
mục có
được từ giao dịch hoán đổi, giao dịch mua
chứng
khoán cơ cấu và chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục trên thị trường thứ
cấp để thực hiện giao dịch hoán đổi, không dùng để thực hiện các giao
dịch chứng
khoán khác.
đ)
Các tài khoản giao dịch chứng khoán khác theo quy định pháp luật liên quan.
7.
Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được mở 02
tài khoản giao
dịch chứng
khoán tại mỗi công ty chứng khoán như sau:
a) 01 tài khoản giao dịch chứng khoán để thực hiện hoạt động
tự doanh.
b) 01 tài khoản giao dịch môi giới để thực hiện hoạt động môi
giới cho các nhà đầu tư nước ngoài khác.
8. Doanh nghiệp bảo hiểm được mở 02
tài khoản giao
dịch chứng
khoán tại mỗi công ty chứng khoán như sau:
a) 01 tài khoản giao dịch chứng khoán để giao
dịch từ
nguồn vốn chủ sở hữu. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nhà
đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ, giao
dịch chứng
khoán trên tài khoản này chịu sự điều chỉnh bởi quy định pháp luật về sở
hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
b) 01 tài khoản giao dịch chứng khoán để giao
dịch từ
nguồn thu phí bảo hiểm trong nước của các quỹ chủ
hợp đồng bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh
doanh bảo
hiểm. Giao dịch chứng khoán trên tài khoản này không chịu sự điều
chỉnh bởi quy định pháp luật về sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng
khoán.
9.
Công ty chứng khoán không được sử dụng lại các mã tài khoản giao
dịch chứng
khoán đã đóng để mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho
khách hàng
mới.
Điều
7. Giao dịch chứng khoán
1. Trong thời gian chưa triển khai
hoạt động
bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung
tâm, giao
dịch mua
chứng
khoán được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh mua chứng khoán khi
có đủ tiền
trên tài khoản giao dịch chứng khoán, ngoại trừ giao dịch ký quỹ theo
quy định
tại Điều 9 Thông tư này. Trường hợp nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký
chứng khoán tại ngân hàng lưu ký và mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại
công ty chứng khoán, nhà đầu tư được đặt lệnh mua
chứng
khoán và công ty chứng khoán được thực hiện lệnh mua
chứng
khoán khi có bảo lãnh thanh toán hoặc xác nhận của
ngân hàng lưu ký về việc ngân hàng lưu ký chấp nhận yêu cầu thanh
toán giao
dịch chứng
khoán của nhà đầu tư.
b) Công ty chứng khoán chịu trách nhiệm theo dõi số dư chứng khoán,
số dư tiền (ngoại trừ trường hợp nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký tại ngân hàng
lưu ký), kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các lệnh giao
dịch của
nhà đầu tư.
2. Sau khi hoạt động bù trừ, thanh
toán giao
dịch chứng
khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm được triển khai,
giao dịch mua
chứng
khoán được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư đặt lệnh mua chứng khoán phải có đủ
tài sản ký quỹ bù trừ tại thành viên bù trừ theo quy định pháp luật về đăng
ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.
b) Công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao
dịch chỉ
được nhập lệnh vào hệ thống giao dịch chứng khoán khi
nhà đầu tư
đã đáp ứng yêu cầu về ký quỹ bù trừ theo quy định và yêu cầu của
thành viên bù trừ. Trường hợp nhà đầu tư mở tài khoản giao
dịch, tài
khoản ký quỹ bù trừ tại công ty chứng khoán và mở tài khoản lưu ký tại
ngân hàng lưu ký, công ty chứng khoán nhập lệnh vào hệ thống giao
dịch chứng
khoán khi có bảo lãnh hoặc xác nhận của ngân hàng lưu ký về việc đáp
ứng yêu cầu ký quỹ bù trừ và thanh toán của nhà đầu tư
trên cơ sở thoả thuận giữa công ty chứng khoán và ngân
hàng lưu ký.
c)
Việc theo dõi, xác nhận số dư chứng khoán, số dư tiền trước khi
giao dịch
chứng khoán thực hiện theo quy định pháp luật bù trừ, thanh
toán giao
dịch chứng
khoán.
3.
Nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh bán đối với chứng khoán được phép giao
dịch đã có
sẵn trên tài khoản lưu ký của nhà đầu tư tại ngày giao
dịch,
ngoại trừ các trường hợp: thành viên lập quỹ hoán đổi danh
mục được
bán chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, bán chứng khoán cơ cấu khi
bảo đảm có
đủ chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, chứng khoán cơ cấu để chuyển giao
trước thời
hạn thanh toán theo quy chế của Tổng công ty
lưu ký và
bù trừ chứng khoán Việt Nam; giao dịch trong ngày theo
quy định
tại Điều 10 Thông tư này; bán chứng khoán chờ về.
Tùy
vào tình hình thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai
hoạt động
bán chứng khoán chờ về.
4.
Nhà đầu tư không được đặt các lệnh giao dịch cùng mua,
cùng bán
đồng thời cùng một mã chứng khoán trong cùng một đợt khớp lệnh
định kỳ, trừ các lệnh đã được nhập vào hệ thống giao dịch chứng khoán tại
đợt giao dịch trước đó, chưa được khớp nhưng vẫn còn hiệu lực.
5.
Công ty chứng khoán có trách nhiệm kiểm soát việc đặt lệnh cùng mua,
cùng bán trong
cùng một
đợt giao dịch khớp lệnh định kỳ của nhà đầu tư trên tài khoản giao
dịch mở
tại công ty mình.
6.
Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được phép sử dụng tài
khoản giao dịch môi giới quy định tại điểm b
khoản 7
Điều 6
Thông tư
này để vừa đặt lệnh mua và lệnh bán cùng một mã chứng khoán trong
từng đợt
khớp lệnh (định kỳ hoặc liên tục) hoặc giao dịch thỏa thuận, nhưng
phải đảm bảo nguyên tắc lệnh mua và lệnh bán chứng khoán không phải của
cùng một nhà đầu tư nước ngoài.
Điều
8. Công ty đại chúng giao
dịch
cổ phiếu của chính mình
1.
Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình trên hệ
thống giao dịch chứng khoán phải tuân thủ các quy
định sau
đây:
a) Công ty đại chúng phải thực hiện giao dịch mua
lại cổ
phiếu của chính mình theo đúng nội dung đã công bố thông tin
theo quy định
tại khoản 4 Điều 37 Luật Chứng khoán.
b) Nguyên tắc xác định giá đặt mua lại cổ phiếu của chính
mình của công ty đại chúng theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận
được quy định như sau:
-
Giá đặt mua ≤ Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x 50% Biên độ dao động giá cổ
phiếu).
-
Khối lượng đặt mua: Trong mỗi ngày giao dịch, tổng khối lượng đặt mua tối thiểu
là 3% và tối đa là 10% khối lượng giao dịch đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước (khối lượng đặt mua không bao gồm khối lượng hủy lệnh và quy định này
được miễn trừ khi khối lượng mua còn lại ít hơn 3%).
Quy
định này áp dụng cho tới khi công ty đại chúng hoàn tất giao dịch mua lại cổ
phiếu của chính mình với khối lượng đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2.
Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình được bán ra cổ phiếu sau khi
mua lại theo quy định tại khoản 7 Điều 36 Luật Chứng khoán. Việc bán ra cổ
phiếu thực hiện trên hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy chế giao dịch của
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán
theo quy định pháp luật về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch
chứng khoán.
3.
Ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công ty đại chúng mua lại
cổ phiếu của chính mình trước ngày 01/01/2021 bán ra cổ phiếu đã mua lại theo
phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận như sau:
-
Giá đặt bán ≥ Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x 50% Biên độ dao động giá cổ
phiếu).
-
Khối lượng đặt bán: trong mỗi ngày giao dịch, tổng khối lượng đặt bán tối thiểu
là 3% và tối đa là 10% khối lượng giao dịch đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước (khối lượng đặt bán không bao gồm khối lượng hủy lệnh và quy định này
được miễn trừ khi khối lượng bán còn lại ít hơn 3%).
Điều 9.
Giao dịch
ký quỹ
1.
Nhà đầu tư trước khi thực hiện giao dịch ký quỹ phải ký hợp đồng giao
dịch ký
quỹ với công ty chứng khoán được phép cung cấp dịch vụ cho
khách hàng
vay tiền
mua chứng
khoán theo quy định pháp luật. Hợp đồng giao
dịch ký
quỹ đồng thời là hợp đồng cho các khoản vay trên tài khoản giao
dịch ký
quỹ. Hợp đồng giao dịch ký quỹ tối thiểu phải bao gồm nội dung
về tài sản
bảo đảm cho giao dịch ký quỹ, thời hạn bổ sung
ký quỹ, xử
lý tài sản bảo đảm cho giao dịch ký quỹ khi nhà đầu tư không bổ sung
ký quỹ;
phương thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh; nêu rõ các rủi ro,
thiệt hại
có thể phát sinh và chi phí khách hàng phải thanh toán.
2.
Nhà đầu tư nước ngoài không được thực hiện giao dịch ký quỹ.
3.
Tại mỗi công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao
dịch chứng
khoán, nhà đầu tư chỉ được mở 01 tài khoản giao dịch ký quỹ. Tài khoản giao
dịch ký
quỹ là tài khoản riêng biệt hoặc được quản lý riêng biệt hoặc được hạch toán
dưới hình thức tiểu khoản của tài khoản giao dịch chứng khoán hiện
có của nhà đầu tư. Công ty chứng khoán phải hạch toán tách biệt tài khoản giao
dịch ký
quỹ với tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường của từng nhà đầu tư, tách
biệt tài khoản giao dịch ký quỹ và tài khoản giao dịch chứng khoán thông
thường giữa các nhà đầu tư.
4.
Chứng khoán được giao dịch ký quỹ là cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao
dịch,
chứng chỉ quỹ niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán và đáp
ứng các tiêu chí cơ bản sau: thời gian niêm yết, đăng ký giao dịch; quy
mô vốn và
kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành; tính thanh
khoản và
biến động giá (nếu có); minh bạch thông tin và các tiêu chí khác theo
quy chế
của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Sở giao dịch chứng khoán công
bố danh sách chứng khoán được giao dịch ký quỹ hoặc chứng
khoán không được giao dịch ký quỹ trên cơ sở tiêu chí do
Ủy ban
Chứng
khoán Nhà nước quy định.
5.
Trên cơ sở danh sách chứng khoán được giao dịch ký quỹ hoặc chứng
khoán không được giao dịch ký quỹ do Sở giao
dịch chứng
khoán công bố, công ty chứng khoán lựa chọn danh sách chứng khoán được
thực hiện giao dịch ký quỹ tại công ty và thực hiện công bố
thông tin theo quy định pháp luật.
6.
Nhà đầu tư có nghĩa vụ đảm bảo tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ ký quỹ duy
trì theo
hợp đồng
đã ký với công ty chứng khoán. Khi tỷ lệ ký quỹ trên tài
khoản giao dịch ký quỹ của nhà đầu tư giảm xuống thấp hơn tỷ lệ ký quỹ
duy trì,
công ty chứng khoán phát hành lệnh gọi ký quỹ bổ sung.
Chứng
khoán không được phép giao dịch ký quỹ không được tính vào tài sản bảo đảm khi
xác định
tỷ lệ ký quỹ ban đầu và tỷ lệ ký quỹ duy trì cho
giao dịch
ký quỹ. Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện ký quỹ bổ sung,
công ty
chứng khoán
có quyền bán chứng khoán là tài sản bảo đảm theo điều khoản tại hợp đồng
mở tài khoản giao dịch ký quỹ. Trước khi thực hiện bán chứng
khoán là tài sản bảo đảm, công ty chứng khoán thực hiện công bố thông tin
theo quy định
pháp luật và thông báo kết quả giao dịch bán chứng khoán là tài sản bảo đảm cho
nhà đầu tư
biết để thực hiện nghĩa vụ báo cáo sở hữu, công bố thông tin
về giao
dịch theo
quy định
pháp luật (nếu có).
7.
Công ty chứng khoán không còn đáp ứng điều kiện được cung
cấp dịch
vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán phải ngừng ngay
việc ký
mới, gia hạn hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ, ngừng cho
vay vốn để
thực hiện giao dịch ký quỹ và báo cáo bằng văn bản cho
Ủy ban
Chứng
khoán Nhà nước trong vòng 48 giờ kể từ khi xảy ra sự kiện trên.
8.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quy
chế hướng
dẫn hoạt động giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán.
9. Trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường, Ủy ban
Chứng
khoán Nhà nước có quyền yêu cầu tạm ngừng giao dịch ký quỹ tại công ty
chứng
khoán.
Điều
10. Giao dịch trong ngày
1.
Nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch trong ngày sau
khi đã ký
hợp đồng giao dịch trong ngày với công ty chứng khoán được cung
cấp dịch
vụ cho vay chứng khoán. Hợp đồng giao
dịch trong
ngày phải
có điều khoản cho phép công ty chứng khoán thực hiện các giao
dịch vay,
giao dịch mua
bắt buộc
để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp phát sinh thiếu hụt chứng khoán
để chuyển giao theo quy định pháp luật bù trừ, thanh
toán giao
dịch chứng
khoán. Hợp đồng giao dịch trong ngày phải nêu rõ các rủi ro phát sinh,
thiệt hại
và chi phí phát sinh mà nhà đầu tư phải thanh
toán.
2.
Hoạt động giao dịch trong ngày phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc sau:
a)
Tại mỗi công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao
dịch chứng
khoán, nhà đầu tư chỉ được mở 01 tài khoản giao dịch trong
ngày. Tài
khoản giao dịch trong ngày là tài khoản riêng biệt hoặc được quản lý riêng biệt
hoặc được hạch toán dưới hình thức tiểu khoản của tài khoản giao
dịch chứng
khoán hiện có của nhà đầu tư. Công ty chứng khoán phải hạch
toán tách biệt tài khoản giao dịch trong ngày với tài khoản giao dịch chứng khoán thông
thường và tài khoản giao dịch ký quỹ (nếu có) của từng nhà đầu tư;
b)
Nhà đầu tư thực hiện các giao dịch trong ngày phải tuân thủ quy định tại khoản 4
Điều 7
Thông tư
này, không được thực hiện các giao dịch trong ngày đối với giao
dịch chứng
khoán lô lẻ và giao dịch thỏa thuận;
c)
Công ty chứng khoán có quyền lựa chọn mã chứng khoán có trong
danh sách
chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch được phép giao
dịch ký
quỹ tại công ty chứng khoán để thực hiện giao dịch trong
ngày cho
nhà đầu
tư. Danh sách các chứng khoán được giao dịch trong
ngày phải
được công ty chứng khoán công khai trên trang
thông tin
điện tử
của công ty chứng khoán;
d)
Nhà đầu tư có trách nhiệm đặt các lệnh giao dịch, bảo đảm tổng số
chứng khoán trên các lệnh bán phải bằng với tổng số chứng khoán cùng mã trên
các lệnh mua trong cùng ngày giao dịch và ngược lại.
Trường hợp tổng số chứng khoán của các lệnh bán đã thực hiện nhiều hơn tổng số
chứng khoán của các lệnh mua đã thực hiện hoặc ngược lại thì công ty
chứng
khoán có trách nhiệm thanh toán thay cho nhà đầu tư số tiền hoặc chứng khoán thiếu hụt
tại ngày thanh toán;
đ)
Công ty chứng khoán phải từ chối thực hiện lệnh giao
dịch trong
ngày của
nhà đầu tư khi không thể bảo đảm có đủ tiền để thanh
toán và
chứng khoán để chuyển giao tại ngày thanh toán;
e)
Nhà đầu tư có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thanh toán cho
công ty
chứng
khoán mọi chi phí phát sinh liên quan tới hoạt động mua
bắt buộc, vay
chứng
khoán, vay tiền để hỗ trợ thanh toán trong
trường hợp
không có đủ tiền để thanh toán, không có đủ chứng khoán để chuyển giao
tại ngày thanh
toán theo
quy định
tại hợp đồng giao dịch trong ngày đã ký với công ty chứng khoán và pháp
luật liên quan;
g) Công ty chứng khoán có quyền yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ tiền hoặc
chứng khoán trước khi cho phép nhà đầu tư thực hiện giao
dịch trong
ngày;
h) Trong một ngày giao dịch, tổng giá trị giao
dịch trong
ngày (xác
định trên tổng giá trị mua và giá trị bán đã thực hiện) tại mỗi công ty
chứng
khoán không được vượt quá một tỷ lệ theo quy định so
với vốn
chủ sở hữu của công ty. Khối lượng chứng khoán được giao dịch trong
ngày tại
mỗi công ty chứng khoán không được vượt quá một tỷ lệ theo
quy định so
với khối
lượng chứng khoán đang lưu hành. Các tỷ lệ này thực hiện theo
quy chế
của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3.
Hoạt động giao dịch trong ngày không được thực hiện trong khoảng thời gian
năm (05)
ngày làm
việc, trước ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền cho
cổ đông
gắn với mã chứng khoán được giao dịch trong ngày.
4. Trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường, Ủy ban
Chứng
khoán Nhà nước có quyền yêu cầu tạm ngừng các hoạt động giao
dịch trong
ngày.
5.
Công ty chứng khoán không đáp ứng điều kiện được cung
cấp dịch
vụ cho vay chứng khoán phải ngừng ngay
việc ký
mới, gia hạn hợp đồng giao dịch trong
ngày,
ngừng cho phép nhà đầu tư thực hiện các giao
dịch trong
ngày và
báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng 48
giờ kể từ khi
xảy ra
sự kiện
trên.
6.
Tùy vào tình hình thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
triển khai hoạt động giao dịch trong ngày. Ủy ban
Chứng
khoán Nhà nước ban hành quy chế hướng dẫn giao dịch trong
ngày.
Điều
11. Giao dịch bán khống có bảo đảm
1. Hợp đồng giao dịch vay chứng khoán trên hệ
thống vay và cho vay chứng khoán tại Tổng công ty
lưu ký và
bù trừ chứng khoán Việt Nam để thực hiện giao dịch bán khống có bảo
đảm tối thiểu phải bao gồm nội dung về tài sản bảo đảm, lãi suất vay,
thời hạn vay,
gia hạn vay,
xử lý tài
sản bảo đảm khi nhà đầu tư không hoàn trả chứng khoán, phương thức giải
quyết khi có tranh chấp phát sinh, nêu rõ các rủi ro,
thiệt hại
có thể phát sinh và chi phí.
2. Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch bán khống có bảo
đảm tại công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ cho
vay chứng
khoán, nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch để thực hiện giao
dịch bán
khống có bảo đảm. Tài khoản giao dịch bán khống có bảo đảm là tài khoản
riêng biệt hoặc được hạch toán dưới hình thức tiểu khoản của tài khoản giao
dịch chứng
khoán hiện có của nhà đầu tư. Công ty chứng khoán phải hạch
toán tách biệt tài khoản bán khống có bảo đảm với tài khoản giao
dịch ký
quỹ, tài khoản giao dịch trong ngày và tài khoản chứng khoán thông thường của từng nhà đầu
tư.
3.
Các chứng khoán được phép giao dịch bán khống có bảo đảm là cổ phiếu,
chứng chỉ quỹ niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao
dịch chứng
khoán và đáp ứng các tiêu chí về thời gian niêm yết, đăng ký giao
dịch; về quy
mô vốn và
kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành; về tính thanh
khoản và
biến động giá (nếu có); minh bạch thông tin và các tiêu chí khác theo
hướng dẫn
của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Sở giao dịch chứng khoán công
bố danh sách chứng khoán được giao dịch bán khống có bảo
đảm hoặc chứng khoán không được giao dịch bán khống có bảo
đảm trên cơ sở tiêu chí do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định.
4.
Hoạt động bán khống có bảo đảm không được thực hiện trong
khoảng
thời gian năm (05) ngày làm việc trước ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện
quyền cho cổ đông gắn với mã chứng khoán được giao
dịch bán
khống có bảo đảm.
5.
Tùy vào tình hình thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
triển khai hoạt động bán khống có bảo đảm. Ủy ban
Chứng
khoán Nhà nước ban hành quy chế hướng dẫn giao dịch bán khống có bảo
đảm.
6. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an
toàn cho
hoạt động
của thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể yêu cầu các
công ty chứng khoán tạm ngừng thực hiện hoạt động giao
dịch bán
khống có bảo đảm.
Điều 12.
Giao dịch
tạo lập thị trường
1. Hoạt động giao dịch tạo lập thị trường phải tuân thủ
nguyên tắc sau:
a) Thành viên giao dịch tham gia tạo lập thị trường phải
trung thực
và thiện chí khi thực hiện chức năng tạo lập thị trường vì mục tiêu bảo đảm
thị trường hoạt động hiệu quả, ổn định;
b) Tùy vào điều kiện thị trường, thành viên giao
dịch tham
gia tạo
lập thị trường được yết giá hai chiều hoặc yết giá một chiều đối với mã
chứng khoán đã đăng ký tạo lập thị trường theo quy chế của Sở giao
dịch chứng
khoán Việt Nam và hợp đồng tạo lập thị trường. Mã chứng khoán cần tạo thanh
khoản,
thời hạn tạo lập thị trường, phương thức yết giá, giới hạn chênh lệch giá giữa
giá chào mua và giá chào bán, tỷ lệ báo giá, thời gian
duy trì
báo giá, các trường hợp được tạm ngừng giao dịch thực hiện theo
quy chế
của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và hợp đồng tạo lập thị
trường (nếu có);
c)
Thành viên giao dịch tham gia tạo lập thị trường chỉ được đặt lệnh giới hạn cho
các giao
dịch tạo
lập thị trường. Thành viên giao dịch tham gia tạo lập thị trường được
đồng thời thực hiện giao dịch tạo lập thị trường và tự doanh
nhưng phải
bảo đảm nguyên tắc về giá theo quy chế của Sở giao
dịch chứng
khoán Việt Nam.
2. Thành viên giao dịch tham gia tạo lập thị trường được
yết giá để đồng thời mua, bán mã chứng khoán mà thành viên đó được chỉ định là nhà
tạo lập thị trường trong cùng đợt khớp lệnh. Các giao dịch này phải được thực
hiện trên tài khoản tạo lập thị trường.
3.
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm xây dựng
và ban hành quy chế hướng dẫn hoạt động tạo lập thị trường sau
khi Ủy ban
Chứng
khoán Nhà nước chấp thuận.
4.
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có quyền chấm dứt hoặc
đình chỉ hoạt động tạo lập thị trường của thành viên giao
dịch đối
với một hoặc một số chứng khoán trong trường hợp thành viên giao
dịch không
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trách nhiệm và quy chế của Sở giao
dịch chứng
khoán Việt Nam và vi phạm các điều khoản của hợp đồng tạo lập thị trường (nếu
có).
Điều
13. Hiệu lực thi hành
Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02
năm 2021
và thay
thế Thông
tư số 203/2015/TT-BTC ngày 21 tháng 12
năm 2015
của Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch trên thị trường
chứng khoán.
Điều 14.
Tổ
chức thực hiện
Ủy
ban Chứng
khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Sở giao
dịch chứng
khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh,
Tổng công ty
lưu ký và
bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty chứng khoán, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ, công ty
quản lý
quỹ đầu tư chứng khoán và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan
chịu trách
nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi
nhận: - Văn phòng Trung ương và các Ban của
Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - HĐND,
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Kiểm toán Nhà nước; - Công báo; - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính; - Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước; - Lưu: VT, UBCK (150b). |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Huỳnh Quang Hải |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét