|
|
Số: 12/2004/TT-BCA(V19) |
Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2004 |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh tổ
chức điều tra hình sự năm 2004 trong công an nhân dân.
Ngày 20/8/2004, Uỷ
ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm
2004. Việc ban hành Pháp lệnh này đã đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ
quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra trong Công an nhân dân, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cấp bách của công tác
điều tra tội phạm, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu
quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.
Để triển khai thực
hiện thống nhất trong toàn lực lượng Công an nhân dân từ 1/10/2004, Bộ Công an
hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm
2004 liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng hình sự của các cơ quan điều tra
và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong
Công an nhân dân như sau:
I. VỀ NHIỆM VỤ,
QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
1.1. Về nhiệm vụ,
quyền hạn của các cơ quan Cảnh sát điều tra
a)
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
Cơ quan Cảnh sát
điều tra Bộ Công an có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tiến hành điều
tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc
thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét
thấy cần trực tiếp điều tra, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự
quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ
sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ
quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa;
- Giúp Bộ trưởng
Bộ Công an thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn, chỉ dạo nghiệp vụ điều tra và kiểm
tra việc thực hiện pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm đối với
các cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, cấp huyện trong cả nước; hướng
dẫn các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra thực hiện thẩm quyền điều tra theo quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004;
- Nghiên cứu, tổng
hợp tình hình tội phạm và công tác điều tra, xử lý các tội phạm thuộc thẩm
quyền điều tra của cơ quan Cách sát điều tra trong Công an nhân dân; thực hiện
công tác thống kê hình sự theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức nghiên
cứu sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý các tội phạm thuộc thẩm quyền
điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân;
- Quản lý các trại
tạm giam thuộc cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm
tra công tác tạm giữ, tạm giam đối với các trại tạm giam, Nhà tạm giữ thuộc
Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể của các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
- Nhiệm vụ, quyền
hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội:
+ Tiến hành điều
tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc
thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại
các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật hình sự (sau đây gọi
chung là tội phạm về trật tự xã hội) nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;
+ Sơ kết, tổng kết
công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội.
- Nhiệm vụ, quyền
hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ:
+ Tiến hành điều
tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc
thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại
các Chương XVI, XVII, XXI của Bộ luật hình sự (sau đây gọi chung là tội phạm về
trật tự quản lý kinh tế và chức vụ) nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;
+ Sơ kết, tổng kết
công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ.
- Nhiệm vụ, quyền
hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý:
+ Tiến hành điều
tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc
thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại
Chương XVIII của Bộ luật hình sự nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;
+ Sơ kết, tổng kết
công tác điều tra, xử lý tội phạm về ma tuý.
- Nhiệm vụ, quyền
hạn của Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an:
Văn phòng cơ quan
Cảnh sát điều tra Bộ Công an có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Trực ban hình
sự, tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, phân loại và chuyển ngay cho các đơn
vị có thẩm quyền giải quyết;
+ Quản lý con dấu
của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an;
+ Kiểm tra, hướng
dẫn việc thực hiện pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm theo sự
phân công của Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;
+ Giúp Thủ trưởng
cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra một số vụ án thuộc thẩm
quyền của cơ quan Cảnh sát điều tra khi thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ
Công an thấy cần thiết.
+ Giúp Thủ trưởng
cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thẩm định hồ sơ một số vụ án do các Cục
Cảnh sát điều tra tiến hành điều tra trước khi chuyển Viện kiểm sát nhân dân;
+ Giúp Thủ trưởng
cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an giải quyết khiếu nại về quyết định, hành
vi tố tụng hoặc tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, phó Thủ
trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an theo quy định của Bộ luật Tố tụng
hình sự.
+ Tổng hợp, theo
dõi chung về công tác truy nã;
+ Tổng kết, sơ kết
công tác điều tra hình sự và thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực quản lý
nhà nước của cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; thực hiện công tác thống kê
hình sự theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý các trại
tạm giam thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; hướng dẫn, chỉ đạo công
tác tạm giam, tạm giữ đối với các Trại tạm giam, Nhà tạm giữ ở Công an cấp
tỉnh, Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật.
b. Nhiệm vụ, quyền
hạn của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh
Cơ quan Cảnh sát
điều tra Công an cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tiến hành điều
tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định từ Chương XII đến Chương XXII
của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhân
dân cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân
dân) hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra, áp dụng mọi biện pháp
do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện
hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện
phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc
phục, ngăn ngừa;
- Giúp Giám đốc
Công an cấp tỉnh kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với các cơ
quan Cảnh sát điều tra cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan khác của lực lượng Cảnh
sát nhân dân ở địa bàn cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra thực hiện thẩm quyền điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và Bộ Công an.
- Nghiên cứu, tổng
hợp tình hình tội phạm và công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội,
trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm về ma tuý, thực hiện công tác
thống kê hình sự trên địa bàn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức nghiên
cứu sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý các tội phạm về trật tự xã hội,
trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm về ma tuý trên địa bàn cấp tỉnh;
- Kiểm tra, hướng
dẫn công tác tạm giữ, tạm giam đối với các Trại tạm giam, Nhà tạm giữ ở Công an
cấp tỉnh, Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
Nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể của các đơn vị trong Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh
- Nhiệm vụ, quyền
hạn của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội:
+ Tiến hành điều
tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các Chương XII, XIII, XIV,
XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét
xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của
cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra
trong Công an nhân dân) hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan
cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;
+ Sơ kết, tổng kết
công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn cấp tỉnh.
- Nhiệm vụ, quyền
hạn của Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ:
+ Tiến hành điều
tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương XVI, XVII, XXI
của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân
dân cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh
điều tra trong Công an nhân dân) hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra
của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp
điều tra;
+ Sơ kết, tổng kết
công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ trên
địa bàn áp tỉnh.
- Nhiệm vụ, quyền
hạn của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý:
+ Tiến hành điều
tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XVIII của Bộ luật
hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp
tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an cấp huyện nhưng xét thì cần trực tiếp điều tra;
+ Sơ kết, tổng kết
công tác điều tra, xử lý các tội phạm về ma túy trên địa bàn cấp tỉnh.
- Nhiệm vụ, quyền
hạn của Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh:
Văn phòng Cơ quan
cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Trực ban hình
sự, tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, phân loại và chuyển ngay cho các đơn
vị có thẩm quyền giải quyết.
+ Quản lý con dấu
của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;
+ Kiểm tra, hướng
dẫn việc thực hiện pháp luật trong hoạt động điều tra theo sự phân công của Thủ
trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;
+ Giúp Thủ trưởng
cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh tiến hành điều tra một số vụ án
thuộc thẩm quyền khi Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh thấy
cần thiết.
+ Giúp Thủ trưởng
cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh thẩm định hồ sơ một số vụ án do các
phòng Cảnh sát điều tra tiến hành điều tra trước khi chuyển Viện kiểm sát nhân
dân;
+ Giúp Thủ trưởng
cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh giải quyết khiếu nại về quyết định,
hành vi tố tụng hoặc tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, Phó
Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh theo quy định của Bộ luật
tố tụng hình sự,
+ Tổng hợp, theo
dõi chung về công tác truy nã trên địa bàn cấp tỉnh;
+ Tổng kết, sơ kết
công tác điều tra hình sự và thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực quản ]ý
nhà nước của cơ quan Cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh; thực hiện công tác
thống kê hình sự theo quy định của pháp luật;
+ Kiểm tra, hướng
dẫn công tác tạm giữ, tạm giam đối với các Trại tạm giam, nhà tạm giữ ở Công an
cấp tỉnh, Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
c.
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện
Cơ quan Cảnh sát
điều tra Công an cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau sau:
- Tiến hành điều
tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến
Chương XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
toà án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ
quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan An ninh điều tra trong
Công an nhân dân, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để
xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị
truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức
hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa;
- Nghiên cứu, tổng
hợp tình hình tội phạm và công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội,
trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm về ma tuý; thực hiện công tác thống
kê tội phạm trên địa bàn cấp huyện theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức nghiên
cứu sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý các tội phạm về trật tự xã hội,
trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm về ma tuý trên địa bàn cấp huyện;
- Kiểm tra, hướng
dẫn công tác tạm giữ, tạm giam của Nhà tạm giữ ở Công an cấp huyện theo quy
định của pháp luật và của Bộ Công an.
Nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể của các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện
- Nhiệm vụ, quyền
hạn của Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội:
+ Tiến hành điều
tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương XII, XIII, XIV,
XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét
xử của Toà án nhân dân cấp huyện trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của
cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra
trong Công an nhân dân;
+ Sơ kết, tổng kết
công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn cấp huyện.
- Nhiệm vụ, quyền
hạn của Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ:
+ Tiến hành điều
tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương XVI, XVII, XXI
của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân
dân cấp huyện trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan An ninh
điều tra trong Công an nhân dân;
+ Sơ kết, tổng kết
công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ trên
địa bàn cấp huyện.
- Nhiệm vụ, quyền
hạn của Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý:
+ Tiến hành điều
tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XVIII của Bộ luật
hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp
huyện;
+ Sơ kết, tổng kết
công tác điều tra, xử ]ý tội phạm về ma tuý trên địa bàn cấp huyện.
- Nhiệm vụ, quyền
hạn của Đội điều tra tổng hợp cơ quan Cánh sát điều tra Công an cấp huyện
+ Trực ban hình
sự, tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, phân loại và chuyển ngay cho các đơn
vị có thẩm quyền giải quyết;
+ Quản lý con dấu
của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện;
+ Giúp Thủ trưởng
cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện thẩm định hồ sơ một số vụ án do các
đội Cảnh sát điều tra tiến hành điều tra trước khi chuyển Viện kiểm sát nhân
dân;
+ Giúp Thủ trưởng
cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện giải quyết khiếu nại về quyết định,
hành vi tố tụng hoặc tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, Phó
Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện theo quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự.
+ Tổng kết, sơ kết
công tác điều tra hình sự và thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực quản lý
nhà nước của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện; thực hiện công tác
thống kê hình sự theo quy định của pháp luật;
+ Tổng hợp, theo
dõi chung về công tác truy nã trên địa bàn cấp huyện;
+ Kiểm tra, hướng
dẫn công tác tạm giữ, tạm giam của Nhà tạm giữ ở Công an cấp huyện theo quy
định của pháp luật và của Bộ Công an.
d. Giải quyết
tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều
tra
Khi có tranh chấp
về thẩm quyền điều tra giữa các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công
an thì Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định; khi có tranh
chấp về thẩm quyền điều tra giữa các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an cấp tỉnh thì Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh
quyết đinh; khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các đơn vị trong cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện thì Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an cấp huyện quyết định.
1.2. Về nhiệm vụ,
quyền hạn của các cơ quan An ninh điều tra.
1.2.1. Nhiệm vụ,
quyền hạn điều tra tội phạm của cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an
Cơ quan an ninh
điều tra Bộ Công an có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tiến hành điều
tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc
thẩm quyền điều tra của cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh được quy định
tại Điều 12 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, áp dụng mọi biện pháp
do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện
hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện
phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc
phục, ngăn ngừa;
- Giúp Bộ trưởng
Bộ Công an kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với các cơ quan
An ninh điều tra cấp tỉnh; hướng dẫn các cơ quan khác của lực lượng An ninh
nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện thẩm
quyền điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức
điều tra hình sự;
- Nghiên cứu, tổng
hợp tình hình tội phạm và công tác điều tra, xử lý các tội phạm quy định tại
chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 22l,
222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự; thực
hiện công tác thống kê tội phạm theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức nghiên
cứu sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về các tội phạm quy định
tại chương XI, chương XXIV và các tội phạm quy định lại các Điều 180, 181, 221,
222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự;
- Quản lý các trại
tạm giam thuộc cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
1.2.2. Nhiệm vụ,
quyền hạn điều tra tội phạm của cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh
Cơ quan An ninh
điều tra Công an cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tiến hành điều
tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XI, Chương XXIV và
các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 232, 236,
263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền
xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng
hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội,
lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu
các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa.
- Giúp Giám đốc
Công an cấp tỉnh hướng dẫn các cơ quan khác của lực lượng An ninh nhân dân
thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
thực hiện thẩm quyền điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp
lệnh tổ chức điều tra hình sự và của Bộ Công an;
- Nghiên cứu, tổng
hợp tình hình tội phạm và công tác điều tra, xử lý các tội phạm quy định tại
Chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221,
222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự; thực
hiện công tác thống kê tội phạm theo quy định của pháp luật trên địa bàn cấp
tỉnh;
- Tổ chức nghiên
cứu sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về các tội phạm quy định
tại Chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221,
222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự trên địa
bàn cấp tỉnh.
II. VỀ NHIỆM
VỤ, QUYỀN HẠN ĐIỀU TRA CỦA CÁC CƠ QUAN KHÁC TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN ĐƯỢC GIAO
NHIỆM VỤ TIẾN HÀNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA
Theo quy định của
Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và Nghị quyết số 727/2004/NQ-UBTVQH11 ngày
20/8/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004,
Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục cảnh sát giao thông đường
thuỷ, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về
trật tự xã hội, Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, phòng Cảnh sát giao
thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Phòng Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội,
Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, trại tạm giam, Trại giam là các cơ
quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra. Các đơn vị này có nhiệm vụ, quyền hạn điều tra, cụ thề như
sau:
a. Cục Cảnh sát
giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt
trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy
định lại các điều 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 209, 210 và 211 của Bộ
luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt,
Trưởng phòng Cánh sát giao thông đường bộ - đường sắt ra quyết định khởi tố vụ
án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo
quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho
Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ
chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi
tố vụ án.
b. Cục cảnh sát
giao thông đường thủy, Phòng cảnh sát giao thông đường thuỷ trong khi làm nhiệm
vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều
212. 213, 214 và 215 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông
đường thuỷ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ ra quyết định khởi tố
vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo
quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho
Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra
quyết định khởi tố vụ án.
c. Cục cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy trong khi làm nhiệm
vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều
232, 234, 238, 239 và 240 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ra quyết định khởi
tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiên trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và
bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án
cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 11 Pháp
lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết
định khởi tố vụ án.
d. Cục Cảnh sát
quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật
tự xã hội trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội
phạm quy định tại các điều 230, 232, 233, 234, 240, 245, 257, 266, 267, 268 và
273 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát quản ]ý hành chính về trật
tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội ra quyết
định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ,
tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển
hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều
11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra
quyết định khởi tổ vụ án.
đ. Cục Cảnh sát
bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp trong khi làm
nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các
điều 245, 257, 305, 306, 31l và 312 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh
sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp ra
quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu
giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án,
chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định
tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bẩy ngày, kề từ
ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
e) Trại tạm giam,
Trại giam trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện can, phạm nhân đang bị
tạm giam, tạm giữ, thi hành án phạt tù có hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền
điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh tổ
chức điều tra hình sự thì Giám thị Trại tạm giam, Giám thị Trại giam ra quyết
định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ,
tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển
hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều
11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kề từ ngày ra
quyết định khởi tố vụ án. Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án phạt tù ở trại
giam bỏ trốn thì Giám thị Trại giam ra quyết định truy nã.
g) Pháp lệnh tổ
chức điều tra hình sự năm 2004 giao việc thực hiện thẩm quyền điều tra tố tụng
hình sự cho cấp trưởng các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Cục trưởng, Trưởng phòng,
Giám thị Trại tạm giam, Giám thị Trại giam). Trong trường hợp cấp trưởng vắng
mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng và
phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao. Khi được phân
công điều tra vụ án hình sự, cấp phó có quyền áp dụng các biện pháp điều tra
như cấp trưởng.
Để thực hiện có
hiệu quả hoạt động điều tra tội phạm theo những quy định trên, Bộ lưu ý các cơ
quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng
Cảnh sát nhân dân trong những trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu phạm lội
cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc vụ việc xảy ra gần cơ quan điều tra
thì phải báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để xem xét quyết định việc
khởi tố, điều tra.
2.2. Nhiệm vụ,
quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng An ninh nhân dân được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
a) Theo quy định
của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, tổ chức các cơ quan khác của lực lượng
An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vẫn giữ
nguyên như hiện hành, bao gồm các cục An ninh, các Phòng An ninh ở Công an cấp
tỉnh trực tiếp đấu tranh phòng, chống các tội phạm quy định tại Điều 12 của
Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.
b) Về nhiệm vụ,
quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng An ninh nhân dân được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Pháp lệnh Tổ chức điều tra
hình sự đã quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 24. Các cục An ninh ở Bộ và các
Phòng An ninh ở Công an cấp tỉnh trực tiếp đấu tranh phòng, chống các tội phạm
quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự cần nghiên cứu nắm
vững và thực hiện nghiêm chỉnh.
2.3. Về việc xử lý
tố giác hoặc tin báo về tội phạm của các cơ quan khác trong Công an nhân dân
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
Việc xử lý tố giác
hoặc tin báo về tội phạm của các cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được thực hiện theo quy định tại
Điều 101 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, cụ thể như sau: khi tiếp nhận tố
giác hoặc tin báo về tội phạm (kể cả khi tự phát hiện dấu hiệu của tội phạm),
các cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra có trách nhiệm báo ngay bằng văn bản cho Cơ quan điều tra
hữu quan kèm theo các lài liệu có liên quan. Trường hợp tố giác hoặc tin báo về
tội phạm thuộc thẩm quyền xác minh, khối tố, điều tra của cơ quan mình thì
không phải gửi các tài liệu có liên quan kèm theo.
III. VỀ VIỆC BỔ
NHIỆM THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA, ĐIỀU TRA VIÊN; VỀ CON DẤU
CỦA CƠ QUAN ĐLỀU TRA
3.1. Về bổ nhiệm
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra và Điều tra viên
Các cán bộ Công an
đã được bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra hoặc Điều tra
viên trước ngày 1/10/2004 nay vẫn trong biên chế của cơ quan điều tra tiếp tục
làm nhiệm vụ được giao cho đến khi Bộ có hướng dẫn mới về việc bổ nhiệm Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên theo quy định của Pháp
lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.
3.2. Về con dấu
của cơ quan điều tra
Để phân biệt giữa
hoạt động tố tụng hình sự và các hoạt động hành chính khác của cơ quan điều
tra, Bộ quy định:
a) Cơ quan Cảnh
sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an có con dấu riêng dùng trong
hoạt động tố tụng hình sự với tên gọi là: Bộ Công an - Cơ quan Cảnh sát điều
tra hoặc Cơ quan An ninh điều tra.
b) Cơ quan Cảnh
sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh có con dấu riêng dùng
trong hoạt động tố tụng hình sự với tên gọi là: Công an tỉnh hoặc Công an thành
phố (tên đơn vị quản lý) - Cơ quan Cảnh sát điều tra hoặc Cơ quan An ninh điều
tra.
c) Cơ quan Cảnh
sát điều tra Công an cấp huyện có con dấu riêng dùng trong hoạt động tố tụng
hình sự với tên gọi là: Công an huyện hoặc Công an quận hoặc Công an thị xã
hoặc Công an thành phố thuộc tỉnh (tên đơn vị quản lý) - Cơ quan Cảnh sát điều
tra.
d) Do trước đây Cơ
quan điều tra Công an cấp huyện không có con dấu riêng để sử dụng trong hoạt
động tố tụng hình sự nên cho khắc con dấu mới để Cơ quan điều tra Công an cấp
huyện sử dụng trong hoạt trong tố tụng hình sự. Con dấu của Cơ quan điều tra
Công an cấp huyện là hình tròn, đường kính 32 mm, vành ngoài phía trên đề Công
an huyện hoặc Công an quận hoặc Công an thị xã hoặc Công an thành phố thuộc
tỉnh (đơn vị quản lý), phía dưới đề tên đơn vị dùng dấu (Cơ quan cảnh sát điều
tra) có hai hình sao nhỏ ở đầu và cuối tên đơn vị quản lý, ở giữa con dấu có
hình Công an hiệu.
Đối với con dấu
của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan
Cánh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh đã được sửa theo
Quyết định số 262/BNV(V19) ngày 27/5/1993 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ
Công an) vẫn còn phù hợp nên không phải thay đổi. Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ
quan an ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh
điều tra Công an cấp tỉnh tiếp tục sử dụng con dấu này trong hoạt động tố tụng
hình sự.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều tra tội phạm
là một công tác khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải có tổ chức bộ máy được xây dựng
hoàn chỉnh, khoa học và hợp lý. Từng Cơ quan điều tra, sau khi được phân công
nhiệm vụ, quyền hạn sẽ có điều kiện chuyên sâu vào các biện pháp nghiệp vụ của
mình theo loại tội, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa
điều tra trinh sát và điều tra tố tụng hình sự, chống bỏ lọt tội phạm và làm
oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân.
Ban chỉ đạo thi
hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 của Bộ Công an có trách nhiệm
giúp Bộ trưởng tổ chức, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra Công an các đơn vị, địa
phương thi hành Thông tư này.
Thông tư này có
hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước
đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện Thông tư này
nếu có gì vướng mắc, khó khăn, Công an các đơn vị địa phương phản ảnh về Bộ
(qua V11) để có hướng dẫn kịp thời.
|
BỘ TRƯỞNG (Đã ký) Lê Hồng Anh |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét