BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2011/TT-BTP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2011 |
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC BAN HÀNH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BIỂU MẪU VÀ MẪU SỔ LÝ
LỊCH TƯ PHÁP
____________
Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm
2009;
Căn cứ Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23
tháng 11 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Lý lịch tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng
8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tư pháp;
Để bảo đảm quản lý, sử dụng thống nhất các biểu mẫu và mẫu
sổ lý lịch tư pháp, Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn việc sử dụng biểu mẫu và mẫu
sổ lý lịch tư pháp như sau:
Thông tư
này ban hành các loại biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp; quy định thẩm quyền
in, phát hành, đối tượng sử dụng và cách sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.
Điều 2. Đối tượng sử
dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp
1. Công dân
Việt Nam, người nước ngoài có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Cơ quan
tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều
tra, truy tố, xét xử.
3. Cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có yêu cầu cấp Phiếu lý
lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh,
thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
4. Sở Tư pháp
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tư pháp).
5. Trung
tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
Điều 3. Ban hành biểu mẫu
và mẫu sổ lý lịch tư pháp
1. Ban hành
08 loại biểu mẫu và 05 mẫu sổ lý lịch tư pháp kèm theo Thông tư này (Phụ lục số 01).
2. Kích cỡ
của 08 loại biểu mẫu và 05 mẫu sổ lý lịch tư pháp được thống nhất sử dụng khổ giấy
A4 (210 mm x 297mm).
3. Hệ thống
biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp được lưu trữ bằng giấy và lưu trữ dưới dạng
điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP
ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp (sau đây gọi là Nghị định số 111/2010/NĐ-CP).
Hệ thống biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp được lưu trữ dưới dạng điện tử có
giá trị sử dụng như biểu mẫu, mẫu sổ lý lịch tư pháp bằng giấy.
Điều 4. Thẩm quyền in,
phát hành biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp
1. Bộ Tư pháp
in và phát hành 02 loại giấy in màu có hoa văn để Trung tâm Lý lịch tư pháp
quốc gia, Sở Tư pháp (sau đây gọi là cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp)
in nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2 theo mẫu
ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Lập mã số Lý
lịch tư pháp
1. Nguyên
tắc lập mã số Lý lịch tư pháp:
a) Mã số Lý
lịch tư pháp được lập trên cơ sở Bảng mã cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch
tư pháp;
b) Trong cơ
sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp mỗi người chỉ có duy nhất một mã số
Lý lịch tư pháp;
c) Trung
tâm Lý lịch tư pháp quốc gia sử dụng chính mã số Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp
lập để lưu trữ và quản lý Lý lịch tư pháp trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
2. Cách lập
mã số Lý lịch tư pháp:
a) Mã số Lý
lịch tư pháp bao gồm: mã cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, năm lập
Lý lịch tư pháp, số thứ tự lập Lý lịch tư pháp;
b) Mã Trung
tâm Lý lịch tư pháp quốc gia bao gồm: số thứ tự 01, tên viết tắt của Trung tâm
Lý lịch tư pháp quốc gia (TT) được quy định trong Bảng mã cơ quan quản lý cơ sở
dữ liệu lý lịch tư pháp;
c) Mã của
Sở Tư pháp bao gồm: số thứ tự của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo bảng
chữ cái tiếng Việt bắt đầu từ số thứ tự 02 và tên viết tắt của tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương nơi có Sở Tư pháp được quy định trong Bảng mã cơ quan
quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;
d) Số thứ
tự lập Lý lịch tư pháp gồm 05 chữ số, bắt đầu từ số 00001.
Ví dụ: Mã
số Lý lịch tư pháp của Nguyễn Văn A được lập: 25HN2010/00001, trong đó:
- “25HN” là
mã Sở Tư pháp thành phố Hà Nội;
- “2010” là
năm lập Lý lịch tư pháp cho Nguyễn Văn A;
- “00001”
là số thứ tự lập Lý lịch tư pháp của Nguyễn Văn A.
3. Ban hành
kèm theo Thông tư này Bảng mã cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp quy
định tại điểm a khoản 1 Điều này (Phụ lục 02).
Điều 6. Ghi thông tin
chung về án tích trong Lý lịch tư pháp
1. Thông
tin chung về án tích là thông tin tóm tắt về các bản án được cập nhật trong Lý
lịch tư pháp và ghi theo thứ tự thời gian nhận được trích lục bản án hoặc bản
án.
2. Mã số
bản án được lập gồm mã số Lý lịch tư pháp/số thứ tự cập nhật bản án tại phần
Thông tin chung về án tích.
Ví dụ:
Nguyễn Văn A có mã số Lý lịch tư pháp là 25HN2010/00001, bản án đầu tiên được
cập nhật trong Lý lịch tư pháp của Nguyễn Văn A có mã số là 25HN2010/00001/01,
tương tự bản án tiếp theo nếu được cập nhật có mã số là 25HN2010/00001/02.
3. Thời điểm
được xóa án tích cập nhật trong các trường hợp nhận được quyết định xóa án tích
của Tòa án, giấy chứng nhận xóa án tích của Tòa án hoặc có kết quả xác minh đủ điều
kiện đương nhiên được xóa án tích.
4. Kết quả
Giám đốc thẩm/Tái thẩm:
a) Trường
hợp giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì ghi “Giữ nguyên
bản án, quyết định”;
b) Trường
hợp hủy bỏ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì ghi “Hủy bản án,
quyết định”.
Điều 7. Ghi thông tin
về án tích trong Lý lịch tư pháp
1. Thông
tin về án tích là nội dung của từng bản án đã được đánh mã số ở Phần I. “Thông
tin chung”. Mỗi bản án được cập nhật có 04 phần chính bao gồm:
a) Nội dung
bản án;
b) Tình
trạng thi hành bản án: cập nhật nội dung của các quyết định, giấy chứng nhận, giấy
xác nhận, văn bản thông báo (sau đây gọi chung là quyết định, giấy chứng nhận)
liên quan đến quá trình thi hành bản án;
c) Giám đốc
thẩm/Tái thẩm: cập nhật nội dung của 02 loại quyết định;
d) Xoá án
tích: cập nhật nội dung của quyết định xóa án tích, giấy chứng nhận xoá án tích
và kết quả xác minh điều kiện đương nhiên được xoá án tích.
2. Cập nhật
nội dung mục “Tình trạng thi hành bản án”:
a) Mục
Quyết định miễn chấp hành án phạt tù có thời hạn/ phạt cải tạo không giam giữ:
chỉ cập nhật 01 trong 02 loại quyết định;
b) Mục Giấy
chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù/ án phạt cải tạo không giam giữ/ thời
gian thử thách án treo: chỉ cập nhật 01 trong 03 loại giấy chứng nhận;
c) Mục
Quyết định miễn chấp hành án phạt cấm cư trú, án phạt quản chế: cập nhật 01
hoặc cả 02 loại quyết định;
d) Mục
Quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù/ án phạt cải tạo không giam giữ;
Quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ
thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước và mục Giấy xác nhận kết
quả thi hành án dân sự: có thể được cập nhật nhiều lần.
3. Ghi nội
dung Kết quả xác minh trong mục “Xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án
tích”:
a) Nếu
người bị kết án thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản
1 Điều 18 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP thì ghi là “đã được xóa án tích”;
b) Nếu
người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị
định số 111/2010/NĐ-CP thì ghi là “có án tích”.
c) Nếu
người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị
định số 111/2010/NĐ-CP thì chưa cập nhật thông tin về đương nhiên xóa án
tích trong Lý lịch tư pháp của người đó mà chờ kết quả xét xử của Tòa án.
4. Cơ quan
quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cập nhật các quyết định, giấy chứng nhận
theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này khi nhận được các quyết định, giấy
chứng nhận đó hoặc văn bản chứa đựng thông tin liên quan đến các quyết định, giấy
chứng nhận đó do các cơ quan, tổ chức cung cấp theo quy định của Luật Lý lịch
tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp
Lý lịch tư pháp của một người đã được lập mà sau đó bị kết án bằng bản án khác
thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ghi mã số bản án đó vào Phần
II. “Thông tin chung”, cập nhật thông tin của bản án đó vào mục “Nội dung bản
án”. Mục “Tình trạng thi hành bản án” được cập nhật tương tự như cách ghi thông
tin của bản án đầu tiên.
Thông tin
về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được ghi
theo thứ tự thời gian cập nhật thông tin. Nội dung thông tin về cấm đảm nhiệm
chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã ghi theo quyết định tuyên
bố phá sản của Tòa án.
Điều 10. Gửi thông tin
sau khi lập Lý lịch tư pháp
1. Sau khi
Lý lịch tư pháp được lập, Sở Tư pháp gửi một bản cho Trung tâm Lý lịch tư pháp
quốc gia kèm theo Công văn. Trường hợp Sở Tư pháp gửi nhiều bản Lý lịch tư pháp
thì gửi kèm theo danh sách Lý lịch tư pháp ghi rõ họ, tên, mã số Lý lịch tư pháp
của người đó.
2. Trường
hợp Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở bản án, Sở Tư pháp gửi cho Trung tâm Lý
lịch tư pháp quốc gia một bản Lý lịch tư pháp có các nội dung: Phần I. “Thông
tin về cá nhân”, Phần II. “Thông tin chung về án tích” và mục “Nội dung bản án”
trong Phần III. “Thông tin về án tích”.
3. Trường
hợp Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở Quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án,
Sở Tư pháp gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia một bản Lý lịch tư pháp
có các nội dung: Phần I. “Thông tin về cá nhân” và Phần IV. “Thông tin về cấm
đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Điều 11. Gửi thông tin
lý lịch tư pháp bổ sung
1. Trường
hợp Lý lịch tư pháp được cập nhật thông tin theo quy định tại Điều
27, Điều 28, khoản 1 Điều 30 và Điều 33 của Luật Lý lịch tư pháp, căn cứ
vào nội dung thông tin được cập nhật trong Lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp gửi cho
Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ
sung kèm theo bản sao các quyết định, giấy chứng nhận liên quan đến thông tin
lý lịch tư pháp bổ sung.
2. Trường
hợp nhận được các quyết định, giấy chứng nhận của người đã có Lý lịch tư pháp
do cơ quan có thẩm quyền cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều
18 và Điều 19 của Luật Lý lịch tư pháp thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc
gia gửi cho Sở Tư pháp Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung kèm
theo bản sao quyết định, giấy chứng nhận đó.
1. Trường
hợp cập nhật đối với những bản án tiếp theo quy định tại Điều 29
của Luật Lý lịch tư pháp, căn cứ vào Lý lịch tư pháp đã được cập nhật, Sở
Tư pháp ghi các thông tin về bản án đó vào Phiếu cung cấp thông tin lý
lịch tư pháp bổ sung bao gồm các nội dung tại mục “Nội dung bản án” trong Phần
III “Thông tin về án tích” trong Lý lịch tư pháp và gửi cho Trung tâm Lý lịch
tư pháp quốc gia.
2. Trường
hợp cập nhật đối với quyết định tuyên bố phá sản tiếp theo, căn cứ vào Lý lịch
tư pháp đã được cập nhật, Sở Tư pháp ghi các thông tin về quyết định tuyên bố
phá sản đó vào Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung bao gồm các
nội dung trong Phần IV “Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý
doanh nghiệp, hợp tác xã” trong Lý lịch tư pháp và gửi cho Trung tâm Lý lịch tư
pháp quốc gia.
Mục “Nội
dung bổ sung thông tin lý lịch tư pháp” trong Phiếu cung cấp thông tin lý lịch
tư pháp bổ sung phải ghi rõ thông tin về bản án có liên quan: số bản án, ngày
tháng năm tuyên án, Tòa án đã tuyên bản án; loại quyết định, giấy chứng nhận và
thông tin về các quyết định, giấy chứng nhận đã được cập nhật trong Lý lịch tư pháp,
cụ thể như sau:
1. Trường
hợp cập nhật quyết định thi hành bản án hình sự thì ghi rõ: số quyết định, ngày
tháng năm ra quyết định, Tòa án ra quyết định, nội dung quyết định, thời điểm
chấp hành hình phạt chính.
2. Trường
hợp cập nhật quyết định miễn chấp hành án phạt tù có thời hạn, quyết định miễn
chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, quyết định miễn chấp hành án phạt cấm
cư trú, quyết định miễn chấp hành án phạt quản chế thì ghi rõ: số quyết định,
ngày tháng năm ra quyết định, Tòa án ra quyết định, án phạt được miễn chấp
hành, ngày được miễn, ngày quyết định có hiệu lực.
3. Trường
hợp cập nhật quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, quyết định tạm đình chỉ chấp
hành án phạt tù thì ghi rõ: số quyết định, ngày tháng năm ra quyết định, Tòa án
ra quyết định, thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ, ngày quyết định có
hiệu lực, cơ quan, tổ chức theo dõi, quản lý.
4. Trường
hợp cập nhật quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, quyết định giảm
thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thì ghi rõ: số quyết định,
ngày tháng năm ra quyết định, Tòa án ra quyết định, hình phạt được giảm thời
hạn chấp hành, thời gian được giảm, ngày quyết định có hiệu lực.
5. Trường
hợp cập nhật quyết định rút ngắn thời gian thử thách án treo thì ghi rõ: số
quyết định, ngày tháng năm ra quyết định, Tòa án ra quyết định, thời gian được
rút ngắn, ngày quyết định có hiệu lực.
6. Trường
hợp cập nhật văn bản thông báo kết quả thi hành án phạt trục xuất, giấy chứng
nhận đã chấp hành xong án phạt cư trú, án phạt quản chế, án phạt tước một số
quyền công dân, quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu
nộp ngân sách nhà nước, quyết định đình chỉ thi hành án dân sự, văn bản xác
nhận đã chấp hành xong hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ
dân sự khác trong bản án hình sự thì ghi rõ: số văn bản, ngày tháng năm ra văn
bản, cơ quan ra văn bản, nội dung chính của văn bản, ngày chấp hành xong án
phạt.
7. Trường
hợp cập nhật quyết định ân giảm án phạt tử hình thì ghi rõ: số quyết định, ngày
tháng năm ra quyết định, cơ quan ra quyết định, nội dung chính của quyết định,
ngày quyết định có hiệu lực.
8. Trường
hợp cập nhật quyết định thi hành án phạt tiền, án phạt tịch thu tài sản, án phí
và nghĩa vụ dân sự khác thì ghi rõ: số quyết định, ngày tháng năm ra quyết
định, cơ quan ra quyết định, các khoản phải thi hành, ngày quyết định có hiệu
lực.
9. Trường
hợp cập nhật giấy xác nhận kết quả thi hành án dân sự thì ghi rõ: số văn bản,
ngày tháng năm ra văn bản, cơ quan cấp giấy xác nhận, nội dung xác nhận (toàn
bộ, một phần); nghĩa vụ dân sự còn phải thi hành (nếu có).
10. Trường
hợp cập nhật giấy chứng nhận đặc xá thì ghi rõ: số giấy chứng nhận, ngày tháng
năm ra văn bản, cơ quan cấp giấy chứng nhận, số quyết định đặc xá, ngày được
đặc xá tha tù trước thời hạn, nơi cư trú sau khi được đặc xá, hình phạt bổ sung
tiếp tục phải chấp hành (nếu có).
11. Trường
hợp cập nhật giấy chứng nhận đại xá thì ghi rõ: số giấy chứng nhận, ngày tháng
năm ra văn bản, cơ quan cấp giấy chứng nhận, số quyết định đại xá, ngày được
đại xá tha tù, nơi cư trú sau khi được đại xá.
12. Trường
hợp cập nhật quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, giấy chứng nhận xóa
án tích, quyết định xóa án tích thì ghi rõ: số văn bản, ngày tháng năm ra văn
bản, Tòa án ra quyết định hoặc Tòa án cấp giấy chứng nhận, nội dung quyết định
hoặc nội dung chứng nhận.
13. Trường
hợp cập nhật kết quả xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì ghi
rõ: ngày tháng năm xác minh, nơi thực hiện việc xác minh, kết quả xác minh.
Điều 14. Ghi Phiếu lý
lịch tư pháp
1. Cách ghi
mục Tình trạng án tích trong Phiếu lý lịch tư pháp số 1:
a) Đối với
người không bị kết án, người đã bị kết án nhưng được xóa án tích, người được
đại xá thì ghi “Không có án tích”; trường hợp người nước ngoài đã cư trú tại
Việt Nam thì ghi “Không có án tích trong thời gian cư trú tại Việt Nam”. Các ô,
cột trong mục này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Cách ghi
mục Tình trạng án tích trong Phiếu lý lịch tư pháp số 2:
a) Đối với
người không bị kết án thì ghi là “Không có án tích”; trường hợp người nước
ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì ghi “Không có án tích trong thời gian cư trú
tại Việt Nam”. Các ô, cột trong mục này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
Trường hợp
người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó
được ghi theo thứ tự thời gian.
Án tích nào
không có các nội dung tại các mục hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự, án phí
thì ghi dấu “//” vào các mục đó.
Ví dụ: Ghi Phiếu
lý lịch tư pháp số 2 của Nguyễn Văn A:
Tình trạng
án tích của Nguyễn Văn A là: có án tích. Trong Lý lịch tư pháp của Nguyễn Văn A
tại thời điểm yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được cập nhật đến “Quyết định
hoãn chấp hành án phạt tù” thì trong mục “Tình trạng thi hành án” ghi là: Hoãn
chấp hành án phạt tù theo Quyết định số…, ngày….tháng…năm…, của Tòa án nhân
dân….
d) Cách ghi
mục “Xóa án tích”: Đối với những án tích đã được xóa thì ghi là “Đã được xóa án
tích ngày tháng năm”. Đối với những án tích chưa được xóa thì ghi là “Chưa được
xóa án tích”.
3. Cách ghi
mục “Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp
tác xã”:
a) Đối với
người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập,
quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì ghi “Không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành
lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”, các ô, cột trong mục này không ghi vào Phiếu
lý lịch tư pháp.
b) Trường
hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập,
quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn
không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
c) Trường
hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 không yêu cầu
xác nhận nội dung về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp,
hợp tác xã thì mục “Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý
doanh nghiệp, hợp tác xã” không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1.
4. Trường
hợp thông tin về nơi cư trú, họ tên cha, mẹ, vợ, chồng trong Phiếu lý lịch tư pháp
không đầy đủ thì ghi kí hiệu “//” vào mục những thông tin còn thiếu.
Điều 15. Thẩm quyền ký Phiếu
lý lịch tư pháp và Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung
Giám đốc
Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy
quyền có thẩm quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp, Phiếu cung cấp thông tin lý lịch
tư pháp bổ sung và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp, Phiếu
cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung.
Điều 16. Sử dụng và bảo
quản sổ lý lịch tư pháp
1. Việc ghi
sổ lý lịch tư pháp được thực hiện như sau:
a) Sổ lý
lịch tư pháp phải viết liên tục từng trang, không bỏ trống. Số thứ tự trong các
sổ phải liên tục đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm, bắt đầu từ số 01. Trường
hợp chưa hết năm mà đã viết đến trang cuối cùng của sổ thì sử dụng sang sổ
khác, lấy số thứ tự tiếp theo từ sổ trước; trường hợp đã hết năm mà sổ chưa sử
dụng hết thì tiếp tục sử dụng cho năm sau, lấy số thứ tự bắt đầu từ số 01. Số
thứ tự đầu tiên của năm sử dụng sổ phải ghi rõ 01/năm sử dụng sổ.
Ví dụ: Số
thứ tự đầu tiên trong năm 2010 là 01/2010.
b) Ngoài
bìa sổ, quyển số là số thứ tự của quyển sổ đó trong năm, ghi rõ ngày tháng năm
mở sổ và khóa sổ.
Ví dụ 1:
Trong năm 2010 chỉ ghi hết 01 quyển sổ, thì ngoài bìa sổ ghi rõ:
- Quyển số:
01/2010;
- Mở sổ:
ngày 01 tháng 01 năm 2010;
- Khóa sổ:
ngày 31 tháng 12 năm 2010.
Ví dụ 2:
Trong năm 2010 phải sang quyển thứ 02 mà chưa sử dụng hết thì tiếp tục sử dụng
cho năm 2011, bắt đầu từ số thứ tự 01, ngoài bìa sổ ghi rõ:
- Quyển số:
02/2010, 01/2011;
- Mở sổ:
ngày 01 tháng 10 năm 2010;
- Khóa sổ:
ngày 31 tháng 12 năm 2011.
2. Sổ lý
lịch tư pháp phải được đóng dấu giáp lai giữa các trang, từ trang đầu đến trang
cuối của sổ. Khi sử dụng hết sổ lý lịch tư pháp thì thực hiện việc khóa sổ. Khi
khóa sổ lý lịch tư pháp thì phải ghi rõ vào trang cuối tổng số trang và tổng số
loại việc đã được ghi trong sổ. Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý
lịch tư pháp ký xác nhận và đóng dấu.
3. Bìa sổ
phải sử dụng loại giấy bìa cứng, chất lượng giấy tốt. Sổ lý lịch tư pháp phải
được lưu trữ, bảo quản để sử dụng lâu dài, phục vụ cho hoạt động quản lý lý
lịch tư pháp.
4. Cơ quan
quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp
phòng, chống côn trùng, nấm mốc, khử a xít và các tác nhân khác gây hư hỏng sổ
lý lịch tư pháp.
1. Nội dung
ghi trong các biểu mẫu và sổ lý lịch tư pháp phải chính xác, rõ ràng, viết cùng
một loại mực, màu đen, không tẩy xóa.
2. Trường
hợp có sai sót khi ghi chép hoặc in ấn nội dung trong Phiếu lý lịch tư pháp thì
hủy bỏ và ghi lại hoặc in ấn lại Phiếu lý lịch tư pháp đó.
3. Trường
hợp sửa chữa, đính chính nội dung trong Lý lịch tư pháp phải được sự phê duyệt
của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy
quyền. Sau khi được phê duyệt, cán bộ được giao nhiệm vụ cập nhật, xử lý thông
tin tiến hành gạch bỏ phần sai sót, ghi rõ nội dung đã sửa chữa, đính chính, ký
và ghi rõ họ tên người sửa chữa, đính chính vào cột “người cập nhật”.
Trường hợp
có sai sót về nội dung trong sổ lý lịch tư pháp thì phải gạch bỏ phần sai sót,
ghi rõ nội dung đã sửa chữa vào phần ghi chú, ký, ghi rõ họ tên người đã sửa
chữa và có xác nhận của người phụ trách bộ phận đó.
4. Nghiêm
cấm việc tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung thông tin đã ghi
trong biểu mẫu và sổ lý lịch tư pháp.
1. Thông tư
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 8 năm 2011.
2. Bãi bỏ mẫu
Đơn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và mẫu Phiếu lý lịch tư pháp ban hành kèm
theo Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08/02/1999 của Bộ Tư pháp
và Bộ Công an quy định việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
3. Trong quá trình thực
hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân
phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, hướng dẫn giải
quyết./.
|
KT.BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC BIỂU MẪU VÀ MẪU
SỔ LÝ LỊCH TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13 /2011/TT-BTP
ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
1. Danh mục biểu mẫu lý lịch tư pháp
STT |
Ký hiệu |
Tên biểu mẫu |
1 |
Lý lịch tư pháp |
|
2 |
Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
bổ sung |
|
3 |
Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư
pháp dùng cho cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 |
|
4 |
Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư
pháp dùng cho cá nhân trong trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý
lịch tư pháp số 1 |
|
5 |
Mẫu văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
số 1 dùng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội |
|
6 |
Mẫu văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
số 2 dùng cho cơ quan tiến hành tố tụng |
|
7 |
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 |
|
8 |
Phiếu lý lịch tư pháp số 2. |
2. Danh mục mẫu sổ lý lịch tư pháp
STT |
Ký hiệu |
Tên mẫu sổ |
1 |
Sổ
tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp; |
|
2 |
Sổ
cung cấp thông tin lý lịch tư pháp; |
|
3 |
Sổ
cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1; |
|
4 |
Sổ
cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 |
|
5 |
Sổ
lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp |
BẢNG MÃ CƠ QUAN QUẢN LÝ
CƠ SỞ DỮ LIỆU LÝ LỊCH TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13 /2011/TT-BTP
ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
1. Mã Trung
tâm Lý lịch tư pháp quốc gia: 01TT
2. Mã của
63 Sở Tư pháp:
Mã số |
Tên Sở Tư pháp |
Mã số |
Tên Sở Tư pháp |
02AG |
An Giang |
20ĐN |
Đồng Nai |
03BR |
Bà Rịa - Vùng Tàu |
21ĐT |
Đồng Tháp |
04BL |
Bạc Liêu |
22GL |
Gia Lai |
05BC |
Bắc Cạn |
23HG |
Hà Giang |
06BG |
Bắc Giang |
24HN |
Hà Nam |
07BN |
Bắc Ninh |
25HN |
Hà Nội |
08BT |
Bến Tre |
26HT |
Hà Tĩnh |
09BD |
Bình Dương |
27HD |
Hải Dương |
10BĐ |
Bình Định |
28HP |
Hải Phòng |
11BP |
Bình Phước |
29HG |
Hậu Giang |
12BT |
Bình Thuận |
30HB |
Hoà Bình |
13CM |
Cà Mau |
31HM |
TP. Hồ
Chí Minh |
14CB |
Cao Bằng |
32HY |
Hưng Yên |
15CT |
Cần Thơ |
33KH |
Khánh Hoà |
16ĐN |
Đà Nẵng |
34KG |
Kiên Giang |
17ĐL |
Đắc Lắc |
35KT |
Kon Tum |
18ĐN |
Đắc Nông |
36LC |
Lai Châu |
19ĐB |
Điện Biên |
37LĐ |
Lâm Đồng |
38LS |
Lạng Sơn |
52ST |
Sóc Trăng |
39LC |
Lào Cai |
53SL |
Sơn La |
40LA |
Long An |
54TN |
Tây Ninh |
41NĐ |
Nam Định |
55TB |
Thái Bình |
42NA |
Nghệ An |
56TN |
Thái Nguyên |
43NB |
Ninh Bình |
57TH |
Thanh Hoá |
44NT |
Ninh Thuận |
58TH |
Thừa Thiên - Huế |
45PT |
Phú Thọ |
59TG |
Tiền Giang |
46PY |
Phú Yên |
60TV |
Trà Vinh |
47QB |
Quảng Bình |
61TQ |
Tuyên Quang |
48QN |
Quảng Nam |
62VL |
Vĩnh Long |
49QN |
Quảng Ngãi |
63VP |
Vĩnh Phúc |
50QN |
Quảng Ninh |
64YB |
Yên Bái |
51QT |
Quảng Trị |
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét