BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2015/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 22 tháng
05 năm 2015 |
Căn cứ
Luật Công đoàn năm 2012;
Căn cứ
Luật Công an nhân dân năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Công an;
Căn cứ
Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của người lao động (Nghị định số 43/2013/NĐ-CP);
Căn cứ
Nghị định số 200/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 quy định chi tiết Điều 11 Luật Công
đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;
Theo đề
nghị của Tổng cục trưởng Tổng
cục Chính trị Công an nhân dân;
Bộ
trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về quyền, trách nhiệm của
công đoàn trong đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, lao động hợp đồng và
tham gia quản lý cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp trong Công an nhân dân.
Chương I
Thông tư
này quy định về quyền, trách nhiệm của công đoàn các cấp trong việc đại diện,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
đoàn viên, công nhân, lao động hợp đồng (sau đây gọi chung là đoàn viên công
đoàn) và tham gia quản lý cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp trong Công an nhân dân.
Thông tư
này áp dụng đối với:
1. Các tổng
cục, bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ, Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa
cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sử dụng lao động hợp đồng (sau
đây gọi chung là Công an các đơn vị, địa phương).
2. Công
đoàn các cấp trong Công an nhân dân gồm:
a) Công
đoàn Công an nhân dân;
b) Công
đoàn các tổng cục, bộ tư lệnh, Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là công đoàn cấp trên cơ sở trực tiếp);
c) Công
đoàn cơ sở trực thuộc Công
đoàn Công an nhân dân: công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở).
3. Sĩ quan,
hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, lao động hợp đồng có liên quan đến việc thực
hiện quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và hoạt động
công đoàn trong Công an nhân dân.
1. Công an
các đơn vị, địa phương phối hợp với tổ
chức công đoàn cùng cấp xây dựng và tổ
chức thực hiện quy chế phối hợp thực hiện các công tác có liên quan đến
công đoàn.
2. Thủ
trưởng Công an các đơn vị, địa phương, các tổ chức đoàn thể, quần chúng trong
đơn vị, địa phương tôn trọng quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
của đoàn viên công đoàn theo Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và quy
định của Bộ Công an; tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức công đoàn hoạt
động.
3. Đoàn
viên công đoàn phải chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh Công an nhân dân, nội quy, quy chế
của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
Chương II
Điều 4. Quyền, trách nhiệm của Ban Chấp hành
Công đoàn Công an nhân dân
1. Hướng
dẫn, hỗ trợ, kiểm tra công đoàn cấp
trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc thực hiện quyền, trách nhiệm
trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên
công đoàn theo quy định tại Thông tư này.
2. Kiểm
tra, xác minh nội dung đơn, thư khiếu nại, tố cáo theo hệ thống công đoàn; tham
gia với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn trong
Công an nhân dân.
3. Đề xuất
Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Công an
nhân dân điều chỉnh, bổ sung,
xây dựng các quy định về chế độ, chính sách tiền lương, bảo hộ lao động, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác liên quan quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của
đoàn viên công đoàn; tham gia xây dựng quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cấp công đoàn
trong Công an nhân dân, xây dựng các quy định bảo đảm hoạt động cho cán bộ công
đoàn các cấp trong Công an nhân
dân.
1. Thực
hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ
sở quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở khi có yêu cầu.
2. Hỗ trợ
công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm quy định tại Điều
6, Điều 7 Thông tư này.
3. Tham dự
các hội nghị giao ban, hội đồng thi đua và tham gia tổ tư vấn cho Công an các
đơn vị, địa phương về việc thực hiện các chế độ, chính sách khác có liên quan
đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn; tham gia giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo hệ thống công đoàn.
Điều
6. Quyền, trách nhiệm của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp Công an nhân dân
1. Hướng
dẫn, tư vấn cho đoàn viên công đoàn về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao
động, hợp đồng làm việc với doanh nghiệp sử dụng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP.
2. Đại diện
cho đoàn viên công đoàn thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa
ước lao động tập thể theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định
số 43/2013/NĐ-CP.
3. Tham gia
với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương,
bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao
động theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP.
4. Tổ chức
hoạt động tư vấn pháp luật cho đoàn viên công đoàn về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành Công an về lao động, trọng tâm là các
nội dung về công đoàn, bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế và pháp luật khác có liên quan đến quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn thông qua hoạt động của các cấp công đoàn.
5. Tham gia
với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại khoản 1,
khoản 2 Điều 8 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP.
6. Kiến
nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và công đoàn cấp trên xem xét, giải
quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức
công đoàn hoặc đoàn viên công đoàn bị xâm phạm theo quy định tại khoản
1 Điều 9 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP.
1. Hướng
dẫn, tư vấn cho đoàn viên công đoàn về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi
giao kết, thực hiện hợp đồng
lao động, hợp đồng làm việc với
doanh nghiệp sử dụng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định
số 43/2013/NĐ-CP.
2. Tổ chức
hoạt động tư vấn pháp luật cho đoàn viên công đoàn về chủ trương, đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành Công an về lao động, trọng tâm
là các nội dung về công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và pháp luật khác
có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn thông qua hoạt động của các cấp
công đoàn.
3. Tham gia
với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo
quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP.
4. Kiến
nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và công đoàn cấp trên xem xét, giải
quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức công đoàn hoặc đoàn viên công đoàn bị xâm phạm theo
quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP.
Chương III
Điều 8. Quyền, trách nhiệm của Ban chấp hành
Công đoàn Công an nhân dân
1. Tham
gia, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an trong việc tham mưu xây
dựng các quy định pháp luật, chế độ, chính sách lao động, tiền lương, bảo hộ
lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác liên
quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đảng của đoàn viên công đoàn; tham gia
ý kiến về vấn đề xây dựng, củng cố, chuyển đổi, cơ cấu lại hoạt động của các doanh nghiệp Công an nhân dân.
2. Xây dựng
kế hoạch, tham mưu giúp Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Tổng
cục Chính trị Công an nhân dân tổ chức
triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động đoàn viên
công đoàn thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành Công an.
3. Giám sát
việc thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của đoàn viên công đoàn; tham mưu, đề xuất, kiến nghị với Đảng ủy
Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân và
lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương bổ
sung, sửa đổi và giải quyết chế độ, chính sách có liên quan đến quyền,
lợi ích của đoàn viên công đoàn phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của ngành Công an.
4. Tham gia
các hội đồng có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên
công đoàn; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức
các phong trào thi đua cho đoàn viên công đoàn theo quy định của Bộ Công an.
1. Tham
mưu, đề xuất với cấp ủy, lãnh đạo
cơ quan quản lý cung cấp về xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị chỉ đạo
tăng cường hiệu quả công tác quản lý cơ quan, đơn vị, đoàn viên công đoàn và
các vấn đề về việc làm, đời sống, chế độ, chính sách đối với đoàn viên công
đoàn thuộc phạm vi quản lý, chỉ đạo.
2. Tham gia
với cấp ủy, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách có
liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn; tham mưu, đề xuất, kiến nghị với
cấp ủy, lãnh đạo cùng cấp bổ sung,
sửa đổi và giải quyết chế độ, chính sách có liên quan đến quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn.
3. Tham gia
với cấp ủy, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện quy chế dân chủ
trong cơ quan, đơn vị và tổ chức
các phong trào thi đua yêu nước của
đoàn viên công đoàn thuộc phạm vi quản lý, chỉ đạo.
4. Tham gia
tư vấn cho cấp ủy, lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương xét, giải quyết các
vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn.
1. Tham gia
với người đứng đầu doanh nghiệp trong việc xây dựng chính sách pháp luật, tuyên
truyền, giáo dục, vận động đoàn viên công đoàn thực hiện chính sách pháp luật,
thực hiện thỏa ước lao động tập thể và các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
liên quan đến đoàn viên công đoàn nhằm ổn định và phát triển doanh nghiệp.
2. Tham gia
với người đứng đầu doanh nghiệp về chủ
trương phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thực hiện
ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật, bảo hộ lao động; xây dựng các tiêu chuẩn
quy phạm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng ngừa
bệnh nghề nghiệp, bảo vệ môi trường; tổ chức mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
3. Kiểm tra
thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động; an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống
cháy nổ; bảo vệ môi trường; kiến nghị người đứng đầu doanh nghiệp hoặc người có
trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; phòng,
chống cháy nổ; trường hợp cần thiết, yêu cầu tạm dừng sản xuất để bảo đảm an toàn; cử cán bộ tham gia điều tra
tai nạn lao động, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết hậu quả, xử lý sai
phạm.
4. Tham gia
với người đứng đầu doanh nghiệp có chính sách bảo đảm việc làm, đời sống của
đoàn viên công đoàn; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định; thực hiện quy
chế dân chủ trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; chủ động triển khai, hướng dẫn thực hiện các
phong trào thi đua yêu nước, phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo và các
phong trào khác do Bộ Công an, công đoàn cấp trên phát động.
5. Tham gia
các hội đồng xét và giải quyết
các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn.
1. Tham gia
với cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức cải tiến lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành
chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; cải thiện điều kiện làm việc;
xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hài hòa trong cơ quan, đơn vị; thực
hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện ứng dụng khoa học, công nghệ vào
công tác.
2. Tham gia
các hội đồng xét và giải quyết các vấn đề có liên quan đến chế độ, chính sách,
quyền lợi của đoàn viên công đoàn
trong cơ quan, đơn vị.
3. Tham gia
với cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai thực hiện các
phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng
tạo; tổ chức tuyên truyền,
vận động đoàn viên công đoàn chấp hành nghiêm kỷ luật lao động, kỷ luật công
tác, chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; giáo
dục tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công an, nội quy,
quy chế làm việc của đơn vị.
Chương IV
BẢO
ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN
Điều 12. Bảo đảm về tổ chức, cán bộ
1. Công
đoàn các cấp trong Công an nhân dân được bảo đảm về tổ chức
và số lượng biên chế cán bộ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo
quy định của pháp luật.
2. Căn cứ
vào yêu cầu nhiệm vụ của
từng cấp công đoàn và số lượng đoàn viên công đoàn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách hoặc kiêm
nhiệm theo hướng dẫn của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân.
Điều
13. Bảo đảm điều kiện hoạt động
1. Cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm bảo đảm trụ sở nơi làm việc, phương tiện
làm việc cần thiết cho công đoàn cùng cấp hoạt động theo đúng quy định về chế
độ, chính sách đối với cán bộ và tổ chức
công đoàn trong Công an nhân dân.
2. Cán bộ
công đoàn các cấp trong Công an nhân dân được hưởng phụ cấp chức vụ, phụ cấp
trách nhiệm theo quy định của Bộ
Công an; cán bộ công đoàn kiêm nhiệm được nghỉ làm việc chuyên môn để tham gia
hội họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập, thời gian thực hiện nhiệm vụ
công đoàn được tính như thời gian thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
3. Thủ
trưởng các đơn vị dự toán (nơi có tổ chức
công đoàn) cần tạo mọi điều kiện giúp đỡ tổ
chức công đoàn trong công tác quản lý thu, chi kinh phí công đoàn ở đơn
vị.
Lãnh đạo
công đoàn cấp trên có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc trích nộp và chi tiêu
kinh phí công đoàn theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định hiện
hành và chịu trách nhiệm về quyết
định của mình trước Bộ Công
an, cơ quan tài chính và công đoàn cấp
trên.
Điều
14. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Đoàn
viên công đoàn, Ban chấp hành công đoàn các cấp trong Công an nhân dân có thành
tích trong hoạt động công đoàn được đề nghị xem xét, khen thưởng theo Luật Công
đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Quy định về tổ chức
và hoạt động của Công đoàn Công an nhân dân.
2. Đoàn
viên công đoàn vi phạm các quy định về hoạt động công đoàn hoặc lợi dụng hoạt
động công đoàn để có hành vi tuyên truyền trái chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đơn thư khiếu nại, tố cáo trái quy định; gây
mất đoàn kết nội bộ hoặc vi phạm pháp luật khác thì tùy theo tính chất mức độ
để đề nghị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn
Việt Nam, quy định của Bộ Công an hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật.
3. Ban chấp
hành công đoàn các cấp trong Công an nhân dân không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gây bức xúc trong dư luận hoặc thiệt
hại về kinh tế cho tập thể hoặc cá nhân thì xem xét trách nhiệm của người đứng đầu hoặc người tổ chức điều hành tổ chức công đoàn đó để đề nghị bồi thường, xử lý kỷ luật
hoặc xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật.
Chương V
Điều 15. Hiệu lực thi hành
Thông tư
này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2015. Các quy định trước đây
của Bộ Công an trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
1. Thủ
trưởng Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của
Thông tư này; cung cấp thông tin, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công
đoàn các cấp thực hiện quyền, trách nhiệm trong việc đại diện, bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp, chính đáng của
đoàn viên công đoàn theo quy định tại Thông tư này.
2. Tổng cục
Chính trị Công an nhân dân có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
3. Cục Tài
chính có trách nhiệm phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn Công an nhân dân đề xuất những vấn đề về quản lý, sử dụng
tài chính công đoàn trong Công an nhân dân theo quy định của Luật Công đoàn.
Quá trình
thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo Bộ
(qua Tổng cục Chính trị Công an nhân dân) để kịp thời hướng dẫn./.
Nơi
nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét